Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

(Huy Cận)

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lơn và cuộc sống của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Đọc – hiểu một tac phẩm thơ hiện đại

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động được tác giả đè cập đến trong bài.

* Kỹ năng sống: Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động

- GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

=> giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- GD bảo vệ môi trường: Môi trường biển cần được bảo vệ

 

doc 8 trang phuongnguyen 29/07/2022 9760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Ngày soạn :............................
Ngày giảng :.........................
Tiết 49 	
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I. Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lơn và cuộc sống của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng bài học:
- Đọc – hiểu một tac phẩm thơ hiện đại
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động được tác giả đè cập đến trong bài. 
* Kỹ năng sống: Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động 
- GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. 
=> giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...
- GD bảo vệ môi trường: Môi trường biển cần được bảo vệ
4.Phát triển năng lực: 
- Năng lực tự xác định mục tiêu học tập.
- Năng lực thu thập thông tin về tác giả, tác phẩm về bối cảnh đất nước ta đang xây dựng CNXH ở miền Bắc. 
- Năng lực trình bày: sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết
- Năng lực tạo lập văn bản viết về vẻ đẹp của biển đảo quê hương
- Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản.
- Năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
- Năng lực cảm thụ văn học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: trình chiếu bài giới thiệu về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Quảng Ninh.
 II. Chuẩn bị 
1. GV: Tranh ảnh, clip về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở Hạ Long, về công cuộc xây dựng miền bắc XHCN.
2. HS: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp 
1. Phương pháp : Thảo luận, phân tích, bình giảng, vấn đáp
2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp (1’) . Kiểm tra sĩ số
 	2. KTra bài cũ 
3.Bài mới Hoạt động 1: Khởi động : 3’
- Mục tiêu: Định hướng và tiếp cận bài học
- PP: thuyết trình 
- Kĩ thuật động não
- Hình thức: hoạt động cá nhân.	
* Đvđ: Hôm nay, trước khi vào bài mới, cô mời các em cùng xem một video clip ngắn về một bài hát
GV chiếu video về bài hát "Tình ta biển bạc đồng xanh" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương.
? Video trên là lời của bài hát nào ? Của ai ? Nêu cảm nhận của em về bài hát ?
- Gv : Bối cảnh lịch sử Việt Nam Miền Bắc năm 1958: Đất nước chia làm hai miền Nam- Bắc. Miền Bắc bước vào XDCNXH làm hậu phương cho Miền Nam tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước
Các em thân mến, thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam chúng ta một Biển Đông xinh đẹp, trù phú với rất nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, quốc phòng an ninh, chính trị...Trong đoạn clip ngắn thôi mà bờ biển dài với nhiều vịnh biển, nhiều bãi biển đẹp, mặt nước trong xanh gợn sóng, những hòn đảo nhấp nhô giữa trùng khơi đã được tái hiện rõ nét. Có thể nói, bằng sự phát triển của công nghệ thông tin, clip vừa rồi đã tạo ấn tượng với tất cả chúng ta, song để mỗi người trong thỏa sức liên tưởng, tưởng tượng, để đắm mình trong một không gian bao la, rộng lớn của biển cả và sự hòa hợp giữa biền khơi với con người lao động thì Huy Cận mới làm được điều đó trong thi phẩm « Đoàn thuyền đánh cá ». Vậy bài thơ đưa chúng ta đến thế giới xinh đẹp nào của biển, ở đó con người hiện lên ra sao và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hđ của gv – hs
Ghi bảng 
* HĐ2: Giới thiệu chung (5’): 
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ
- PP: vấn đáp, thuyết trình
- KT: động não
- Phương tiện: SGK
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Gv gới thiệu chân dung nhà thơ Huy Cận
? Nhóm 1 trình bày những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Huy Cận?
- Hs trả lời, GV chốt ý và bổ sung ý kiến của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
- Gv chiếu hình ảnh những tác phẩm chính của Huy Cận, gọi 1 hs đọc.
- Phong phú và đa dạng.
*Gvbs: Trước CMT8 năm 1945, với tập “Lửa thiêng”, Huy Cận được coi là 1 trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Đó là 1 tiếng thơ “ảo não”, “1 khối sầu thiên cổ”. Sau CMT8, Huy Cận là 1 trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học cách mạng. Thơ ông giai đoạn này tràn đầy niềm lạc quan, tin yêu cuộc đời mới, đánh dấu bằng tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
? Bài thơ “Đoàn thuyến đánh cá được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Sáng tác năm 1958, sau chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả tại vùng mỏ Quảng Ninh.
? Em biết gì về đặc điểm bối cảnh lịch sử của đất nước ta trong thời điểm bài thơ ra đời.
* Gvbs:
- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc để sống và để viết: miền núi, hải đảo, nhà máy, nông trườngHuy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự  nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Đây là một trong những sáng tác xuất sắc nhất viết về cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
=> Bài thơ đã góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
- Để giúp các em hình dung rõ hơn về không khí hồ hởi ấy của nhân dân miền Bắc, cô mời các em theo dõi một vài hình ảnh.(gv chiếu và thuyết minh)
* HĐ3: Đọc hiểu văn bản(28’): 
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu nội dung, bố cục của VB, giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường.
- PP: vấn đáp, nêu vấn đề,đọc sáng tạo, thuyết trình, phân tích;
- KT động não
- Phương tiện: máy chiếu, SGK 
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
? Bài thơ cần đọc với giọng ntn?
- Đọc bài thơ với giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải. ở những khổ thơ 2, 3 giọng đọc cần cao lên một chút và nhịp cũng nhanh hơn. 
- G đọc tham khảo 2 khổ thơ đầu, 1 hs đọc đến hết, hs khác nhận xét, bổ sung.
? Giải thích chú thích: cá bạc, cá thu, cá song
? Dựa vào dấu hiệu hình thức, theo em bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào.
- Thể thơ 7 chữ
? Hãy xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng
- Phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. 
? Theo dõi toàn bài thơ, hãy phát hiện cho cô cảm hứng và hình ảnh chủ đạo được thể hiện ở tác phẩm này.
- Hs trả lời, gv chốt: bao trùm bài thơ là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ bao la, rộng lớn và con người lao động mới. Hai hình ảnh thiên nhiên và con người cũng là hình ảnh chủ đạo trong thi phẩm.
? Mạch cảm hứng ấy được triển khai như thế nào.
- Cảm xúc được triển khai dọc theo chuyến hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền từ lúc hoàng hôn buông xuống. đoàn thuyền ra khơi cho đến khi bình minh lên, đoàn thuyền trở về.
? Dựa vào mạch cảm xúc cho biết bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và nd của mỗi phần?
- Bố cục: 3 phần
- Khổ 1, 2: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- 4 khổ tiếp theo: cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời trong đêm
- Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh.
* GV chuyển ý: Từ những hiểu biết sơ bộ về tác phẩm, chúng ta hãy cùng khám phá thiên nhiên vùng biển tổ quốc qua phần
? 2 khổ thơ đầu tái hiện hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Vậy khung cảnh thiên nhiên lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi được tác giả miêu tả bằng những câu thơ nào?
 - Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
GV chiếu ảnh và giới thiệu: đây là hình ảnh buổi chiều trên biển:
? Có ý kiến cho rằng: “cảnh hoàng hôn trên biển thật rực rỡ, tráng lệ” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em hãy chứng minh?
- Hs1: Không gian biển khơi bao la, kì vĩ lúc hoàng hôn buông xuống, cả mặt biển rực đỏ lên như một một hòn lửa lớn.
? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh biển lúc hoàng hôn ?
Hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa thú vị: vũ trụ bao la như một ngôi nhà lớn, ngôi nhà ấy được bước vào thời kì nghỉ ngơi mà sóng làm hành động “cài then”, còn đem thi “sập cửa”, khép lại không gian của một ngày và mở ra không gian của màn đêm.
? Hai động từ “cài, sập” diễn tả sự chuyển dịch như thế nào của không gian, thời gian.
- Từ lúc hoàng hôn cho đền khi màn đêm buông xuống rất nhanh chóng.
? Theo em, tác giả đang đứng ở vị trí nào để quan sát cảnh hoàng hôn trên biển. Vì sao em biết?
? Em hãy nêu vị trí và giới thiệu đôi nét về tỉnh Quảng Ninh ?
- HS thuyết trình →GV chiếu video thuyết minh giới thiệu.
Gv: Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển Hạ Long thuộc Biển Đông nên thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy mặt trời nặn xuống biển. Thực ra, hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ 1 hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua 1 khoảng biển thì vẫn có thể thấynhư mặt trời xuống biển. Dựa vào kiến thức Địa lí chúng ta sẽ lí giải được rất rõ.
- Gv bình: Cảnh hoàng hôn thường gợi buồn, nhưng trong thi phẩm này, nhà thơ lại mang tới cho chúng ta một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn mà vô cùng gần gũi, ấm áp.
- Gv chiếu hình ảnh hoàng hôn.
? Quan sát bức tranh, em có nhận xét gì về khung cảnh hoàng hôn đước tái hiện trong hội họa và trong bài thơ
- Hội họa: khoảnh khắc, thơ ca là sự chuyển dịch của không gian, thời gian.-> Sự kì diệu của ngôn từ.
? Lúc này hình ảnh con người được miêu tả ra sao ?
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi...
? Tai sao ở đạy tác giả không viết đoàn thuyền “đi” ra khới mà lại là “lại ra khơi”. Chữa “ lại” nói lên điều gì.
* Gv:Phản ánh nhịp sống thường nhật, Hoàng hôn buống xuống, con người bắt đầu cuộc hành trình công việc đánh cá.
? Trong câu thơ "Câu hát căng buồm..." tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào ? Chữ “cùng” có ý nghĩa gì.
- Tg’ sử dụng bút pháp lãng mạn tạo ra 1 h/ảnh thơ khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết của 3 sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi, câu hát. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của l lao động như có sức mạnh để càng tăng thêm khí thế lao động của con người đầy hăng say, hồ hởi, phấn khởi.
? Theo em, thiên nhiên và con người ở đây có gì khác nhau. Nó gợi tả tính chất công việc như thế nào của người lao động.
- Đối lập: Thiên nhiên nghỉ ngơi, con người bước vào một ngày lao động
- Thiên nhiên và con người có sự tương phản đối lập gợi tính chất vất vả, hiểm nguy trong công việc, song những người dân làng chài vẫn ra khơi trong niềm vui, niềm phấn khởi, lạc quan. Phải chăng đó chính là tình yêu với biển, là sự gắn bó máu thịt với biển cả, với nghề chài lưới trên những con thuyền lênh đênh giữa trùng khơi của người lao động nơi đây.
 ? Gọi H đọc khổ thơ 2
- Gv: Khổ thơ 2 vang lên như một khúc hát, vẫn là khúc hát ra khơi hồ hởi. Trong khúc hát ấy xuất hiện những hình ảnh nào?
- Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ. Tác dụng
- Biện pháp liệt kê, so sánh, nhân hóa -> Ca ngợi sự trù phú của biển cả và khát vọng về một chuyến ra khơi bội thu.
 *Gv:Những loài cá biển trong thơ Huy Cân hiện lên thật thi vị: " Cá bạc" :vẩy cá lấp lánh ánh bạc, cá thu như đoàn thoi Nhà thơ đã hoá thân trong những người dân chài ra khơi phơi phới niềm tin yêu cuộc sống ngày càng đổi mới. Và phải có vốn sống, vốn hiểu biết về những loài hải sản quý hiếm của vùng biển Hạ Long thì nhà thơ mới viết lên được những hình ảnh vừa thực, vừa đẹp đến như vậy. 
? Qua đây, em thấy được những tiềm năng to lớn nào của biển? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy những tiềm năng to lớn đó?
- Chính những hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được tiềm năng to lớn của vùng biển quê hương. Có lẽ vì thế, nghề đánh bắt hải sản ở Quảng Ninh với những địa danh như: Hạ Long, Vân Đồn, Hải Hà, Móng Cái...vẫn luôn được duy trì và không ngừng phát triển đã trở thành một thế mạnh trong kinh tế biển của chúng ta.
 - Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. 
=> giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...
- Chung tay bảo vệ môi trường biển.
? Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu.
- Hs trả lời, gv chốt ý và ghi bảng
I. Giới thiệu chung
 1.Tác giả(1919 – 2005)
- Tên thật là Cù Huy Cận,
quê: Hà Tĩnh.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1958.
- In trong tập “Trời mỗi ngày 1 sáng”.
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc, chú thích 
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: Thơ 7 chữ
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
- Cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ bao la, rộng lớn và con người lao động mới
- Bố cục: 3 phần
 3. Phân tích 
 a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
Với những hình ảnh thơ đẹp và nhiều biện pháp nghệ thuật, tác giả đã tái hiện cảnh biển về đêm thật đẹp, thật ấm áp và khí thế lao động đầy hăng say, niềm lạc quan, yêu đời của con người.
4. Củng cố(2’)
? Qua hai khổ thơ đầu, em thấy được những giá trị nào của biển Hạ Long quê hương?
- Biển đẹp và trù phú với nhiều hải sản quý. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long của chúng ta không chỉ là Di sản thiên nhiên mà còn là Kì quan thiên nhiên của cả thế giới.
? Vậy em thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào.
- Bảo vệ nguồn lợi của biển, không vứt rác ra biển, tuyên truyền để mọi người thấy được giá trị to lớn của biển...
- Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của biển đảo quê hương...
-> Gv: Các em thân mến, giữ gìn và phát huy giá trị biển đảo, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam. Vì thế, trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD – 981 vào vùng biển nước ta, nhân dân cả nước đặc biệt là những người dân đi biển luôn ngày đêm bám biến, đánh bắt cá trên khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam – Đó chính là biểu hiện cụ thể, rõ nét nhất về lòng yêu biển, yêu đất nước. Và làm sao để biển Đông nói chung, biển Quang Ninh – Hạ long nói riêng mãi giàu và đẹp là trách nhiệm của cô, của các em, của tất cả chúng ta.
5. HDVN(3’)
- Gv chiếu nội dung:
- Tiếp tục tìm hiểu cảnh đoàn thuyền đánh cá ở trên biển và khi trở về:
+ Khung cảnh thiên nhiên
+ Hình ảnh và hoạt động của con người
+ Tình cảm của tác giả
+Những đặc sắc nghệ thuật.
- Sưu tầm những bài thơ, bài hát viết về biển Hạ Long.
V.RKN

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_49_doan_thuyen_danh_ca_huy_can.doc
  • mpgdoan 1 (9'18-10'07).mpg
  • mpgdoan 2 ( noi 11'05-11'38,12'18-12'36).mpg
  • pptDoan thuyen danh ca (day chuan).ppt