Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, Tiết 117: Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được:

 1/ Về kiến thức :

-Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc chân thành tha thiết sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.

-Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài.

2/ Về kĩ năng:

-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.

-Có khả năng trình bày những suy nghĩ cảm nhận về 1 h/a thơ, 1 khổ thơ

3/ Về thái độ:

 GD lòng kính yêu lãnh tụ, lòng biết ơn chân thành.

 

doc 10 trang phuongnguyen 25440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, Tiết 117: Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, Tiết 117: Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, Tiết 117: Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)
Tuần: 25 Ngày soạn: 15/ 02 / 2019
Tiết: 117 Ngày dạy: 19/ 02 / 2019
	 Văn bản: 
Viếng Lăng Bác
 	 ( Viễn Phương )
_________G _________ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh nắm được: 
 1/ Về kiến thức : 
-Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc chân thành tha thiết sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.
-Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài.
2/ Về kĩ năng: 
-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.
-Có khả năng trình bày những suy nghĩ cảm nhận về 1 h/a thơ, 1 khổ thơ
3/ Về thái độ:
 GD lòng kính yêu lãnh tụ, lòng biết ơn chân thành.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
1/ Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo chủ tịch HCM
3/ Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
1/ Động não: Suy nghĩ, trình bày cảm nhận về ước muốn của tác giả, từ đó liên hệ với bản thân để thể hiện ý thức phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
2/ Trình bày một phút: trình bày những cảm nhận, ấn tượng sâu đậm của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	Bảng phụ 
V. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Tham khảo SGV + Sách thiết kế bài giảng + đọc đoạn trích ở SGK, bảng phụ.
	- Soạn giáo án
 2- Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà 
- Đọc, học thuộc lòng bài thơ “ Viếng Lăng Bác”, chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập các kiến thức đã học
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	ª Hoạt động 1: Khởi động (5’)
	 * Mục tiêu: : On lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”- Giá trị NT và ND của bài thơ ?
 3/ Bài mới: Có lẽ hơn một thế kỉ qua những vần thơ hay nhất, đẹp nhất, những lời ngợi ca thành kính nhất của tất cả các nghệ sĩ đều dành cho Bác Hồ kính yêu của chúng ta-Người là hiện thân của đất trời hoa trái cho mãi muôn đời sau. Người mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn của dân tộc ta và cho cả nhân loại. Vẫn nằm trong mạch cảm xúc ấy nhà thơ Viến Phương đã rất thành công với bài thơ “Viếng lăng Bác” bởi đã nói lên được tất cả cảm xúc của người dân VN đối với Bác Hồ kính yêu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: HD đọc- hiểu chú thích 
Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Hỏi: Những hiểu biết của em về tác giả Viễn Phương?
GV giới thiệu: 
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và mơ mộng, ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ở chiến trường 
- Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VH NT 2001.
- Hỏi: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-GV: Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.
- Các tác phẩm chính:
 + Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
 + Như mây mùa xuân (thơ, 1978) 
 + Phù sa quê mẹ (thơ, 1991). 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản 
 Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, tìm bố cục, phân tích văn bản.
GVHD đọc: nhịp chậm, lắng sâu, khổ cuối đọc nhanh hơn một chút và giọng hơi cao hơn. 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc. GV nhận xét
- Hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Hỏi: Phương thức biểu đạt chính là gì ?
- Hỏi: Cho biết bố cục của bài thơ.
GV nhận xét: Thể hiện theo mạch vận động của cảm xúc, theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác gồm có 3 phần
® Chiếu bố cục
- Định hướng phân tích
- GV chiếu khổ thơ đầu- Gọi HS đọc. 
- Hỏi: Mở đầu bài thơ tác giả xưng hô với Bác như thế nào?
® Xưng con với Bác
- Hỏi: Xưng hô như vậy có ý nghĩa gì? 
- GV: Cách dùng từ xưng hô con - Bác của tác giả mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tạo sự gần gũi thân thương và kính trọng. Câu thơ “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác
- Hỏi: Tại sao nhan đề bài thơ là Viếng lăng Bác nhưng câu mở đầu lại “ra thăm lăng Bác”? Ý nghĩa của cách nói đó?
* Y.cầu HS thảo luận nhóm nhỏ
GVG: 
- Viếng: chia buồn với thân nhân người đã mất.
- Thăm : là gặp gỡ trò chuyện với người đang sống.
- Nhan đề: thể hiện sự trang trọng và khẳng định sự thật Bác đã ra đi.- Câu thơ dùng từ “thăm” ngụ ý nói giảm đi. Bác như còn sống mãi với nhân dân Việt Nam
- Hỏi: Nơi lăng Bác hình ảnh đầu tiên nhà thơ thấy là hình ảnh gì? 
- Hỏi: Hình ảnh hàng tre được miêu tả như thế nào? 
- Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh trên? 
Bình giảng: “ Tre” từ lâu đời là hình ảnh biểu tượng của dân tộc VN. Từ cảm xúc thực tế “ hàng tre bát ngát” trong sương sớm mặc cho bão táp mưa sa là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc® Liên tưởng đến con người Việt Nam thủy chung luôn bên Bác.
- Hỏi: Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ qua khổ thơ 1 như thế nào?
GV nhận xét, chuyển ý:
Đứng trước lăng Bác nhà thơ tiếp tục có những dòng cảm xúc nào ® hai khổ thơ tiếp theo ?
- Gọi đọc khổ thơ 2 ( GV chiếu)
- Hỏi: Hình ảnh mặt trời ở hai câu thơ đầu khổ 2 được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật gì ? 
* GV: Tạo ra hình ảnh thực và ẩn dụ với những hình ảnh sóng đôi, gợi liên tưởng sâu xa: so sánh ngầm Bác với mặt trời, ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác đối với dân tộc. Bác cũng như vầng mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân
 - Hỏi: Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
- GV nhận xét, ghi bảng
- Hỏi: Tiếp theo trong mạch cảm xúc trước lăng Bác, nhà thơ bắt gặp hình ảnh gì?
- Hỏi: Hai câu thơ được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Gợi lên một cảnh tượng như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung:
Điệp từ ngày ngày thể hiện cái hiện tượng đã trở thành quy luật bình thường, đều đặn diễn tiến trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam: Xếp hàng vào lăng viếng Bác. Dòng người như vô tận về thăm Bác, dòng người đi trong một không gian đặc biệt, đó là đi trong tình thương nỗi nhớ. Kết những tấm lòng thành tràng hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân của Bác.
- Hỏi: Qua đó cho các em thấy tình cảm gì của nhà thơ nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung với Bác như thế nào? 
Gv cho HS thảo luận nhóm nhỏ thời gian 2 phút 
- GV nhận xét, ghi bảng
- GV chuyển ý: Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một cảm nhận khác. Đó là cảm nhận như thế nào?
- Gọi đọc tiếp khổ thơ thứ 3
- Hỏi: Giấc ngủ bình yên của Bác là giấc ngủ như thế nào?
- GV: Chúng ta cần lưu ý cách dùng từ của tác giả: Mở đầu bài thơ dùng cách nói giảm nói tránh: viếng- thăm, khi nói về sự ra đi của Bác, tác giả vẫn dùng biện pháp đó: Bác đi vào giấc ngủ nhằm làm giảm bớt nỗi đau trong lòng
- Hỏi: Hai câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
- Hỏi: Hình ảnh Bác và trăng gợi sự liên tưởng nào?
Gv nhận xét, ghi bảng
- GV: Như vậy chỉ với 2 câu thơ đã diễn tả tinh tế chính xác không khí trang nghiêm yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vầng thơ tràn đầy ánh trăng của Người, như nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã viết trong bi Vấng trăng Ba Đình: “Trong lăng Bác vừa chợt nghỉ, ghi sâu mỗi việc làm/ Trăng ơi trăng biết thế, nên trăng bước nhẹ nhàng”. Ở đây nhà thơ có sự liên tưởng rất đẹp, phải chăng theo quan niệm dân gian: Cha là mặt trời, mẹ là vầng trăng đã khẳng định một điều: Bác Hồ của chúng ta vừa vĩ đại thiêng liêng ,vừa gần gũi như người cha,người mẹ, Bác sẽ còn sống mãi như trời xanh còn mãi trên đầu như 2 câu thơ tiếp theo
- Hỏi: Tìm hình ảnh ẩn dụ, trong hai câu thơ và nêu tác dụng?
- Hỏi : Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? “nhói” nghĩa là gì? Tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
*Bình giảng: Dẫu biết rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất nước, cùng muôn vạn cháu con, nhưng khi đứng đối diện với sự thật – Bác đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, tấm lòng nhà thơ thổn thức, quặn đau. Một nỗi đau nhức nhối tận tâm can! Nỗi đau của nhà thơ cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Bác ơi:
“ Bác Hồ ơi những xế chiều,
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!”
- Gọi đọc khổ thơ 4( GV chiếu)
- Hỏi: Nghĩ đến ngày về miền Nam, ngày xa Bác, cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào?
- Hỏi: Trong niềm thương trào nước mắt ấy, nhà thơ ước nguyện điều gì?
- Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu thơ này? Nhận xét giọng điệu câu thơ?
- Hỏi: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật?
* GV: Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác.
- Câu cuối bài nhắc lại hình ảnh “cây tre” đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì của hình ảnh cây tre Việt Nam?
GV chốt ý và giảng bổ sung: Cây tre trung hiếu: Việc lặp lại hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương xứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn
- Hỏi: Phát biểu chủ đề bài thơ
® Niềm xúc động thành kính thiêng liêng của tác giả, của nhân dân đối với Bác Hồ
- Hỏi: Còn các em, các em đang ngồi trên ghế nhà trường, các em đã làm những gì để thể hiện lòng kính yêu của mình với Bác? 
* GV: Chúng ta vừa thấy được niềm kính yêu của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung đối với Bác- vị cha già của dân tộc, người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Bởi thế, chúng ta phải thể hiện tình cảm của mình đối với Bác bằng cách cố gắng học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
* HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết 
Mục tiêu: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
-Hỏi: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
(giọng điệu, hình ảnh, thể thơ)
- Hỏi: Khái quát lại nội dung của bài thơ?
- Hỏi: Qua tìm hiểu văn bản, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản
GV nhận xét, chốt ý, chiếu phần tổng kết. Yêu cầu HS đọc
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
 *Mục tiêu:Rèn kĩ năng viết đoạn văn bình .
- Đọc diễn cảm
- Xem lại nội dung( phân tích), viết đoạn văn bình khổ 2,3. ( Về nhà thực hiện)	
 5’
 23’
5’
3’
- Trả lời theo sự chuẩn bị
- HS nghe
- Phát biểu 
- HS nghe
- Đọc văn bản
- TL: tám chữ ( nhưng có những dòng bảy chữ hoặc 9 chữ, 
- TL: biểu cảm kết hợp với miêu tả
- Trả lời
- Nghe
- HS quan sát
- Đọc diễn cảm
- Phát biểu
- TL: Thể hiện sự gần gũi thân thương và kính trọng
- Nghe, cảm nhận
- HS thảo luận nhóm nhỏ- Trả lời
- TL: Hàng tre xanh xanh Việt Nam - Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
- Suy nghĩ trả lời
- Nghe, cảm nhận
- TL : Nỗi xúc động bồi hồi khi được vào lăng viếng Bác
- Đọc diễn cảm
-TL: + Mặt trời 1: 
(mặt trời) của thiên nhiên, mang lại ánh sáng cho muôn loài
+ Mặt trời 2: Hình ảnh ẩn dụ® ca ngợi công lao trời biển của Bác đối với dân tộc
- HS nghe
- HS suy nghĩ trả lời 
- TL: Ngày ngày  bảy mươi chín mùa xuân
- TL: Ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ ® Cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân
 - Lắng nghe
- HS thảo luận -Trả lời
- HS nghe
- Đọc diễn cảm
- TL: Bác đang trong giấc ngủ yên, giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước.
- HS nghe
- Trả lời
+ Tâm hồn Bác, trong sáng, hiền hoà, bao dung .
 + Tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của Bác . 
- Trả lời
- TL : “nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt
+ cảm xúc trào dâng “ nghe nhói ở trong tim”. diễn tả một cảm xúc đau đớn buốt nhói nơi trái tim mình.
-Nghe, cảm nhận
- Đọc khổ thơ 4
 - TL: Thương trào nước mắt
- TL: Muốn làm: con chim để dâng tiếng hót ; bông hoa để tỏa ngát hương thơm ; cây tre trung hiếu để canh giữ nơi Bác ngủ
- TL: Điệp ngữ 
“ muốn làm” ; ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi.
® thể hiện ước nguyện của tác giả muốn hóa thân vào cảnh vật ở bên lăng Bác, để được gần bên Bác, làm đứa con trung hiếu canh giữ giấc ngủ cho Người.
- Nghe, ghi nhận
- TL: cây tre trung hiếu như tấm lòng thành kính thiêng liêng của người dân đối với Bác
- HS nghe
- Phát biểu 
-TL: Ra sức học tập; Rèn luyện đạo đức, học theo 5 điều Bác dạy; Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.
- Nghe
- Trả lời:
- Trả lời:
- Trả lời:
- HS đọc
- Về nhà thực hiện
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả:
- Viễn Phương sinh năm 1928
- Tên thật: Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang
- Cây bút có mặt sớm của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ viết năm 1976, khi nhà thơ được ra miền Bắc viếng lăng Bác.
- Trích trong tập thơ “ Như mây mùa xuân”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc
 2. Bố cục: 3 phần
Đoạn 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.(khổ 1 và 2)
 Đoạn 2: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng. (khổ 3)
 Đoạn 3: Cảm xúc khi ra về (khổ 4)
3. Tìm hiểu văn bản
 a. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác
 - Dùng đại từ xưng hô 
“ Con- Bác”
® Gần gũi, thân thương và kính trọng. 
 - Hình ảnh hàng tre: tả thực + ẩn dụ
® Tượng trưng cho dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, kiên cường
 Þ Xúc động bồi hồi khi được vào lăng viếng Bác
b. Cảm xúc của tác giả khi vào viếng lăngBác:
“ Ngày ngày
 trong lăng rất đỏ”
- Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi 
® Sự vĩ đại của Bác, niềm tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
“ Ngày ngày 
 bảy mươi chín mùa xuân”
- Ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.
® Tấm lòng thành kính, tình cảm tha thiết biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác
- “ Bác nằm trong
  sáng diệu hiền”
- Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” 
® Tượng trưng, gợi tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác.
- “Vẫn biết trời xanh
  nghe nhói ở trong tim” 
- Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh” 
® Bác còn sống mãi với non sông đất nước.
Þ Xúc động không nói được, lòng thổn thức trào dâng, bàng hoàng
d. Cảm xúc khi rời lăng Bác
- Điệp ngữ, miêu tả hình ảnh, ngôn ngữ tạo hình 
® Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn hóa thân vào cảnh vật ở lăng.
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật:
Bài thơ có giọng điệu nghiêm trang thành kính và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị và cô đúc
2/ Nội dung:
 Lòng thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác Hồ
3/ Ý nghĩa: 
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính của tác giả khi vào lăng viếng Bác
IV. LUYỆN TẬP
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn văn bình khổ 2,3
* GV: Qua văn bản, chúng ta đã tìm thấy một âm điệu ngọt ngà trìu mến thể hiện niềm kính yêu của nhà thơ nói riêng và nhân dân nói chung đối với Bác. Để lắng đọng lại, xin mời các em lắng nghe giai điệu bài hát Viếng lăng Bác do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thơ Viễn Phương sáng tác.
 Mở băng hoặc giáo viên hát minh hoạ
VII. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (4 phút)
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đẹp trong bài thơ
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 + Đọc ví dụ. Trả lời câu hỏi SGK
 + Thực hiện phần luyện tập.
VIII. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_25_tiet_117_van_ban_vieng_lang_bac_vi.doc
  • docPHIẾU HỌC TẬP.doc