Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 121: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Tiết 121 Văn bản: SANG THU (Hữu Thỉnh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy ngẫm mang tính triết lí của tác giả.

- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

2. Kĩ năng cần rèn:

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.

3. Giáo dục tư tưởng:

- Biết thể hiện những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

- Biết quan sát, cảm nhận trước những thay đổi của thiên nhiên.

- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước

 

doc 8 trang phuongnguyen 25261
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 121: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 121: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 121: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)
GIÁO ÁN THI GIẢNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG THỰC HÀNH 
Năm học 2015-2016
Người soạn: Nguyễn Phương Bắc – Giáo viên trường THCS Lâm Thao – Lương Tài
 Lớp giảng dạy: 9B trường THCS Suối Hoa – Thành phố Bắc Ninh
Ngày soạn: 01 tháng 03 năm 2016
Ngày dạy: 03 tháng 03 năm 2016
TUẦN 26 
 Tiết 121 Văn bản: SANG THU (Hữu Thỉnh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy ngẫm mang tính triết lí của tác giả. 
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
2. Kĩ năng cần rèn: 
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Biết thể hiện những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 
- Biết quan sát, cảm nhận trước những thay đổi của thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. 
II. TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục 4. Tìm hiểu chi tiết
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh minh họa, bảng phụ, máy chiếu
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) GV yêu cầu HS quan sát bảng phụ
- Câu hỏi kiểm tra: Đọc thuộc lòng khổ cuối trong bài thơ “Viếng lăng Bác”? Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc và những ước nguyện của nhà thơ ?
- Gợi ý trả lời
Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ”
- Nhà thơ đã thể hiện tình cảm lưu luyến không muốn rời xa và bộc lộ những ước nguyện chân thành. Tác giả muốn được hóa thân vào thiên nhiên để được ở gần Bác, được góp phần tôn lên vẻ đẹp giản dị thiêng liêng và gìn giữ sự bình yên cho lăng Bác. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một nén nhang thơm thành kính thiêng liêng, thể hiện lòng kính yêu, tự hào, biết ơn, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân Việt Nam với Bác.
B/Bài mới (36’)
1. Vào bài (1’) Các em ạ! Một năm miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong đó mùa thu đã trở thành đề tài cho nhiều nhà thơ thử bút. Mùa thu đã in đậm dấu ấn của mình trong những trang thơ xưa trong trẻo của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến; hay những bài thơ viết về mùa thu trong thơ mới của Xuân Diệu, Lưu Trọng LưMỗi bài thơ viết về mùa thu đều trở thành những mảnh ghép tạo nên một bức tranh thu tươi đẹp. Song có lẽ bức tranh thu ấy sẽ đẹp hơn, hoàn thiện nếu có thêm một khoảnh khắc lúc giao mùa của nhà thơ Hữu Thỉnh. Vậy khúc giao mùa sang thu ấy đặc sắc như thế nào? Cảm nhận của Hữu Thỉnh có gì mới lạ? Câu trả lời sẽ có trong bài học hôm nay. 
2. Nội dung bài dạy (35’)
Tg
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung kiến thức
5’
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
I. Đọc tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích sgk, sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu hiểu biết của mình về nhà thơ Hữu Thỉnh ?
Gv mở rộng trên máy chiếu: 
- Hữu Thỉnh chủ yếu làm thơ. Ngoài ra còn viết nhiều bút ký văn học, viết báo.
- Giới thiệu một số tập thơ tiêu biểu của Hữu Thỉnh
1. Tác giả : Hữu Thỉnh sinh năm 1942.
- Bút danh khác : Vũ Hữu
- Tên thật : Nguyễn Hữu Thỉnh
- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc
- Giọng thơ trong sáng, sâu lắng và giàu chất suy tưởng.
- Tác phẩm tiêu biểu : “Âm vang chiến hào”, “Đường tới thành phố”, “Từ chiến hào tới thành phố”, “Trường ca biển”, “Thư gửi mùa đông”....
? Quan sát cuối văn bản, hãy cho biết bài thơ được viết năm nào ? In trong tập thơ nào ?
Gv. Khi nhà thơ đang tham gia trại sáng tác tại làng Khương Hạ - Thanh Xuân - HN
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được sáng tác năm 1977 và in lần đầu trên báo văn nghệ
- In trong tập: “Từ chiến hào tới thành phố” NXB Văn học, Hà Nội 1991
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì ?
Gv: Thơ 5 chữ các em đã được làm quen ở lớp 6 qua các văn bản như : Đêm nay Bác không ngủ....
b. Thể loại : thơ 5 chữ
PTBĐ : miêu tả kết hợp biểu cảm
7’
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Đọc - tìm hiểu từ khó
Gv yêu cầu: đọc diễn cảm, chậm rãi, những câu cuối trầm lắng suy tư thể hiện đúng mạch cảm xúc của tác giả, ngắt nhịp: 1/2/2; 3/2; 2/3 
Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu
Hs đọc tiếp. Gv, lớp nhận xét 
*Đọc
? Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sang thu”. Nhan đề ấy cho biết nhà thơ đã miêu tả thời điểm nào của thời gian?
*Từ khó:
- Sang thu: Thời điểm chuyển mùa của thời gian từ hạ sang mùa thu.
? Nội dung chính của văn bản là cảm nhận của nhà thơ trước hiện tượng nào của thiên nhiên?
2. Đại ý : Những cảm nhận của nhà thơ về cảnh vật lúc sang thu 
? Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ ta có thể chia bài thơ làm ba phần, tương ứng với ba khổ thơ? Em hãy xác định nội dung tương ứng cho từng khổ thơ: 
(chiếu lên bảng phụ)
a. Những biến đổi trong lòng cảnh vật và suy ngẫm của nhà thơ 
b. Những tín hiệu báo thu về
c. Quang cảnh đất trời sang thu
3. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Những tín hiệu báo thu về 
- Khổ 2 : Quang cảnh đất trời sang thu
- Khổ 3 : Những biến đổi trong lòng cảnh vật và suy ngẫm của nhà thơ.
20’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Yêu cầu hs đọc lại khổ 1
4. Tìm hiểu chi tiết
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
7’
? Sự biến đổi của thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện qua những hình ảnh nào? 
- hương ổi, gió se, sương
a) Những tín hiệu báo thu về
? Nếu cảm nhận bằng thính giác “hương ổi” có đặc điểm gì? Hình ảnh “hương ổi” gợi cho em liên tưởng đến không gian ở đâu, cảnh vật ở vùng miền nào? 
- Không gian nhỏ hẹp gần gũi, thân thuộc.
- Hương ổi : thơm mát ngọt giòn, dịu nhẹ
=> Không gian vườn cây nơi làng quê đồng bằng bắc bộ
? Bằng kiến thức về địa lý tự nhiên theo mùa, em hiểu gì về tính chất, đặc điểm của gió se?
- gió se: gió nhẹ, khô, hơi lạnh (gó heo may)
=> Dấu hiệu đặc trưng của mùa thi miền bắc
? Để miêu tả trạng thái của “hương ổi” trong gió, nhà thơ sử dụng động từ nào? Giá trị biểu đạt của từ đó ?
- Phả: hương ổi chủ động tỏa ra thành luồng mạnh mẽ, nồng nàn hòa vào trong gió, lan tỏa khắp không gian.
? Theo em, có thể thay từ “phả” bằng các từ: bay, hòa, lan, tỏa,.. được không? Vì sao?
(HS thảo luận theo bàn, trả lời)
Gv: có thể thay bằng các từ khác như: hòa, trộn, lan, tỏa...nhưng giá trị biểu đạt không đặc sắc, không gợi tả hết sự chủ động, mức độ nồng nàn mạnh mẽ của mùi hương ổi chín đầu mùa trong gió se. 
GV bình..
? Cách miêu tả hình ảnh sương có gì đặc biệt ? Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nào ? 
? Dựa vào phần chú thích (*) em hiểu gì về trạng thái của sương ?
Gv: Cách miêu tả của Hữu Thỉnh thật độc đáo bằng nhiều giác quan, từ thính giác, xúc giác đến thị giác..
- sương chùng chình : sương chuyển động chậm chạp qua ngõ xóm.
- Nghệ thuật : nhân hóa, từ láy gợi hình
=> Sương như đang lưu luyến, bịn rịn chia tay mùa hạ bước sang thu
? Phát hiện ấy của nhà thơ được bộc lộ qua từ ngữ nào diễn tả thái độ thái độ gì?
- Bỗng: sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của cảnh vật
? Từ sự phát hiện bất ngờ, ngỡ ngàng, Hữu Thỉnh đã đưa ra lời phán đoán như thế nào về khoảnh khắc giao mùa ? Qua đó em nhận xét về trạng thái cảm xúc của nhà thơ ?
- Hình như: sự phán đoán mơ hồ, chưa thực sự chắc chắn, cảm nhận chưa thực sự rõ ràng.
Gv tích hợp: thành phần biệt lập tình thái (độ tin cậy thấp).
? Qua khổ thơ đầu, em có nhận xét gì về những tín hiệu báo thu sang và sự cảm nhận của nhà thơ?
=> Những tín hiệu mơ hồ, biến chuyển nhẹ nhàng khiến con người ngỡ ngàng trước cảnh vật
Gv : Chúng ta hãy lắng lại để cùng nhau liên tưởng về những điều mà nhà thơ cảm nhận được trong khổ thơ đầu tiên. Phải chăng với nhà thơ thu đã đến nhưng chưa đến hẳn. Từ không gian nhỏ bé nơi vườn cây ngõ xóm tác giả nhận ra 
Chuyển ý : Cảm nhận về mùa thu không có lá rụng như trong thơ cổ, không có lá vàng như trong thơ mới..... 
7’
Hs đọc khổ thơ thứ 2
b) Quang cảnh đất trời sang thu.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
? Trong khổ thơ thứ 2, cảnh đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận thông qua những hình ảnh nào ?
? Phạm vi không gian có đặc điểm gì ?
- Sông, Chim, đám mây 
=> Không gian đất trời cao rộng
Gv : Từ không gian nhỏ hẹp của vườn cây làng quê bắc bộ tác giả hướng tầm mắt ngắm nhìn cảnh đất trời sang thu để khẳng định cho lời phán đoán sau giây phút ngỡ ngàng.
? Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh “sông” và “chim” bằng các từ ngữ nào ? Em hiểu gì về giá trị biểu đạt của các từ ngữ đó ?
- Sông dềnh dàng: nước chảy chậm, êm đềm, hiền hòa, lững lờ
- Chim vội vã: bay nhanh, bay gấp, khẩn trương, hối hả
? Bằng những hiểu biết về tính chất đặc điểm thiên nhiên theo mùa ở miền bắc. Em có thể lý giải hiện tượng “sông được lúc dềnh dàng”, “chim bắt đầu vội vã” lúc giao mùa từ hạ sang thu? (Thảo luận nhóm đôi)
Gv định hướng: 
- Sông dềnh dàng :..
- Chim bắt đầu vội vã :..
? Theo em, từ “dềnh dàng” và “vội vã” thuộc loại từ nào? Quan hệ ý nghĩa ra sao? 
Sự chuyển biến của cảnh vật lúc này có đặc điểm gì?
- Dềnh dàng và vội vã là hai từ láy tạo thành một cặp đối lập. Chính sự đối lập ấy đã khiến nhà thơ cảm nhận được sự vận động rõ ràng hơn của cảnh vật sang thu.
- Nghệ thuật : từ láy gợi hình, nhân hóa, đối lập
=> Cảnh vật có sự vận động rõ ràng từ hạ sang thu
Gv liên tưởng : Hình ảnh sông dềnh dàng, chim vội vã từ hạ sang thu khiến chúng ta liên tưởng đến con người khi từ tuổi thanh niên bước sang tuổi trung niên..
? Hình ảnh “đám mây” được miêu tả có gì độc đáo? Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu” ? 
Chuyển động chậm rãi của không gian và thời gian
- đám mây mùa hạ: đám mây còn sót lại trên bầu trời chuyển dần từ hạ sang thu.
- Phép liên tưởng độc đáo, nhân hóa.
=> Cảnh vật di chuyển nhẹ nhàng, sinh động, đám mây trở thành dấu gạch nối giữa khoảnh khắc giao mùa
Gv : Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu là hình ảnh đặc biệt, độc đáo nhất bài thơ. Đây có lẽ là hai câu thơ hay và đặc sắc nhất. Tại sao lại vắt nửa mình sang thu ?......
? Để có được những miêu tả độc đáo như thế, em hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ trước cảnh vật lúc này ?
- Quan sát tỉ mỉ, say sưa ngắm cảnh vật đất trời sang thu
? Em có nhận xét gì về cảnh vật đất trời sang thu và tâm trạng của nhà thơ ?
Gv : Khổ thơ đã cho chúng ta cảm nhận rõ hơn một bức tranh mùa thu vùng đồng bằng bắc bộ. Đó là bức tranh có không gian dài theo con sông, rộng theo cánh chim, cao của bầu trời. Đất trời sang thu nhẹ nhàng mà vẫn rõ rệt. Hữu Thỉnh đã vẽ một bức tranh thu hoàn chỉnh bằng nghệ thuật ngôn từ và những cảm xúc vô cùng tinh tế.
Chuyển ý
=> Cảnh vật đất trời sang thu chuyển biến nhẹ nhàng mà vẫn rõ rệt khiến con người ngây ngất, say sưa
8’
Hs đọc khổ 3
b. Những biến đổi trong lòng cảnh vật và suy ngẫm của nhà thơ.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
? Thu đã sang. Nhà thơ còn phát hiện ra sự biến đổi nào của những hiện tượng : nắng và mưa lúc sang thu ?
- Nắng : vẫn còn
- Mưa : đã vơi dần
? Em có nhận xét gì về vị trí các phó từ trong hai câu thơ ? Sự sắp xếp từ ngữ đó cho thấy điều gì về mức độ của các hiện tượng ? 
Gv : Nắng của mùa thu không còn là ánh nắng gay gắt như của mùa hạ nữa, mưa cũng giảm dần không nhiều và nặng hạt như mưa mùa hạ. Dường như, tác giả có thể đong, đếm được độ đậm nhạt, nhiều ít của nắng, của mưa lúc giao mùa
- Các phó từ được đảo lên đầu câu : Vẫn còn ; đã vơi dần
- Đặc điểm thời tiết của mùa hạ vẫn còn nhưng mức độ giảm dần khi sang thu 
Thảo luận nhóm
- Tả thực: hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm.
- Ân dụ: con người từng trải thì càng bĩnh tĩnh, vững vàng trước những biến động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
? Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối ngoài ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa ẩn dụ? 
Gv chia 2 nhóm thảo luận :
+ Nhóm 1 : Nghĩa tả thực của hai câu cuối ?
+ Nhóm 2 : Nghĩa ẩn dụ của hai câu cuối ?
*Ý nghĩa tả thực:
- Sấm là hiện tượng thiên nhiên thường xuất hiện khi có mưa lớn.
- Hàng cây đứng tuổi : hàng cây cổ thụ lâu năm
*Ý nghĩa ẩn dụ :
- Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn, thử thách, trong cuộc sống. 
- Hàng cây đứng tuổi là con người từng trải có nhiều kinh nghiệm sống.
? Ngoài ẩn dụ tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào khác ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật: nhân hóa (hàng cây đứng tuổi)
=> Nhấn mạnh suy ngẫm đầy triết lý của nhà thơ. Từ những biến đổi trong thiên nhiên, trời đất sang thu liên tưởng đến những thay đổi trong cuộc đời con người.
? Khổ thơ thứ 3 cho thấy điều gì trong cách quan sát thiên nhiên của tác giả ? Nhận xét về suy ngẫm gửi gắm của nhà thơ ?
=> Nhà thơ quan sát chăm chú, tinh tế, tỉ mỉ trước sự biến đổi của cảnh vật. Đồng thời bộc lộ suy ngẫm có tính triết lí sâu sắc về cuộc đời con người.
Gv : Hai câu bài thơ với hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng một suy ngẫm đầy triết lí : Hình ảnh hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã trải qua nhiều hạ, ..
- Nếu đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác năm 1976 khi đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh
1’
5. Tổng kết 
? Em hãy tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
a. Nghệ thuật:
- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu suy tưởng đã miêu tả đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, từ láy tượng hình, phép tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, đối lập.
Gv : Các em thấy bài thơ chỉ có một dấu chấm cuối bài.. Không phải vô lí mà tác giả lại sử dụng dấu câu như vậy. Không gian thu cứ ngày càng mở rộng theo từng khổ thơ từ khu vườn nhỏ, dòng sông, bầu trời, cuối cùng là non sông đất nước.
? Những nét nghệ thuật đó đã giúp nhà thơ thể hiện thành công những nội dung nào ?
Gv : Văn học trung đại Nguyễn Khuyến đã rất nổi tiếng với chùm thơ thu, thì hôm nay qua bài học này chúng ta thấy qua đề tài này Hữu Thỉnh cũng có những cảm nhận riêng. Qua bài học hôm nay, mong rằng các em sẽ có thêm cách để cảm nhận những thay đổi của đất trời lúc giao mùa. Hãy ghi lại những cảm nhận tinh tế đó để cùng giao hòa và giữ lại những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên quanh ta.
b. Nội dung: 
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
- Tình cảm thiết tha với cảnh vật của thiên nhiên xứ sở. Đồng thời là những suy nghĩ về đất nước và con người Việt Nam.
C. Luyện tập (3’) Đọc diễn cảm bài thơ ? Cảm nhận về câu thơ em thích nhất ?
GV giới thiệu thêm một số câu thơ viết về mùa thu :
1. 
 “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” (truyện Kiều, Nguyễn Du)
2. 
“Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu, Lưu Trọng Lư)
3. 
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”. (Đây mùa thu tới, Xuân Diệu)
D. Củng cố (1’) Bài thơ đã thể hiện những nội dung nào ?
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
- Tình cảm thiết tha với cảnh vật của thiên nhiên xứ sở. Đồng thời là những suy nghĩ về đất nước và con người Việt Nam.
Gv lưu ý hs khi phân tích tác phẩm thơ cần phân tích hình ảnh tả thực, hình ảnh ẩn dụ(ý nghĩa bài thơ) và tìm mối liên hệ hoàn cảnh, tác giả và ý thơ.
E. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc bài thơ, học bài và làm bài tập phần luyện tập. (Chú ý đây là viết đoạn văn biểu cảm theo dòng cảm xúc của tác giả).
- Sưu tầm thêm những bài thơ viết về mùa thu. 
- Soạn bài : Nói với con của Y Phương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_26_tiet_121_van_ban_sang_thu_huu_thin.doc