Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
TUẦN 26
Tiết 125 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu bài học
1) Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững yêu cầu các b¬ước để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về cách làm kiểu bài này đặc biệt cách triển khai luận điểm.
2) Kỹ năng: Rèn cho học sinh:
- Kỹ năng nhận diện và phân tích đề văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Cách triển khai các luận điểm khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3) Thái độ:
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi vận dụng làm bài kiểm tra, bài khảo sát. Tuân thủ trình tự các bước, đặc biệt là bước lập dàn bài, viết bài khi cần bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm trữ tình.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26, Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
GIÁO ÁN THAM DỰ VÒNG THỰC HÀNH HỘI THI GVDG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018-2019 Ngày soạn: 26 tháng 02 năm 2019 Ngày dạy: 01 tháng 03 năm 2019 Lớp 9B trường THCS Trí Quả, huyện Thuận Thành TUẦN 26 Tiết 125 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A. Mục tiêu bài học 1) Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Nắm vững yêu cầu các bước để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về cách làm kiểu bài này đặc biệt cách triển khai luận điểm. 2) Kỹ năng: Rèn cho học sinh: - Kỹ năng nhận diện và phân tích đề văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. - Cách triển khai các luận điểm khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3) Thái độ: - Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi vận dụng làm bài kiểm tra, bài khảo sát. Tuân thủ trình tự các bước, đặc biệt là bước lập dàn bài, viết bài khi cần bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm trữ tình. B. Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, bảng phụ, đề bài, tư liệu tham khảo. 2) Học sinh: Học kỹ kiến thức nghị luận về đoạn thơ, bài thơ và xem trước bài mới C. Tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (4’) GV trình chiếu tình huống: Do buổi học trước bị ốm phải nghỉ học nên Bình chưa hiểu được thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? Đến lớp, Bình có hỏi các bạn thì mỗi người lại đưa ra một câu trả lời khác nhau khiến Bình rất lúng túng? An cho rằng: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về tác giả và hoàn cảnh xuất xứ của đoạn thơ, bài thơ ấy. Bảo thì nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Chi khẳng định: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung của đoạn thơ, bài thơ ấy. Đạt lại khăng khăng: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Em hãy giúp Bình tìm ra câu trả lời đúng nhất để giải đáp thắc mắc cho bạn? - Đáp án: Câu trả lời của Bảo là đầy đủ và đúng nhất. 2. Tổ chức các hoạt động (41’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *HĐ1 (1’) Tạo tình huống vào bài - Quan sát, lắng nghe Các em thân mến, trong tình huống trên, bạn Bảo mới là người có câu trả lời đầy đủ, chính xác kiến thức lý thuyết của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Điều đó chứng tỏ bạn Bảo là học sinh hiểu bài, nắm chắc được kiến thức. Cùng với kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích thì nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là một kiểu bài tập làm văn quan trọng đối với HS lớp 9 trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Các em ạ! Thơ ca vốn là tiếng nói tình cảm, cảm xúc của con người. .Bài học hôm nay sẽ rèn cho các em những kĩ năng cơ bản đó. *HĐ2 (25’) Hình thành kiến thức mới I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Giao nhiệm vụ tìm hiểu đề bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. HS quan sát đề bài 1. Các đề bài mẫu Các đề bài mẫu trong SGK GV chiếu đề bài mẫu trên bảng phục, yêu cầu HS quan sát, đọc các đề mẫu HS đọc và quan sát, tìm hiểu 2. Nhận xét ? Các đề bài trên có đặc điểm gì giống nhau? Hs bộc lộ cá nhân - Đều là đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - Kiểu đề: Nghị luận về thơ ? Dựa vào phạm vi nghị luận, hãy xác định đâu là đề nghị luận về đoạn thơ đâu là đề nghị luận về bài thơ? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? (Trình chiếu) HS quan sát, tư duy và bộc lộ cá nhân - Đề nghị luận về đoạn thơ: 1, 2, 6 (dấu hiệu: đoạn thơ, đoạn kết, khổ đầu) - Đề nghị luận về bài thơ: 3,4,5,7,8 (dấu hiệu: bài thơ, bài) - Phạm vi nghị luận: + Đề 1,2,6 nghị luận về một đoạn thơ + Đề 3,4,5,7,8 nghị luận về một bài thơ GV hướng dẫn HS kỹ năng nhận diện đề. ? Tiếp tục quan sát đề mẫu và xác định những đề nào đã đưa ra yêu cầu cụ thể cho người viết? Yêu cầu ấy thể hiện bằng những từ ngữ nào? ? Những đề nào không đưa ra yêu cầu cụ thể? Hướng giải quyết của người viết như thế nào? HS quan sát, tư duy và bộc lộ cá nhân - Đề có yêu cầu: + Đề 1, 6: phân tích + Đề 3: cảm nhận + Đề 5: suy nghĩ + Đề 2,8: cảm nhận và suy nghĩ - Các đề 4, đề 7 không có định hướng cụ thể, rõ ràng (không có yêu cầu cụ thể). + Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe + Đề 7: Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác. - Yêu cầu nghị luận: + Đề 1,2,3,5,6,8 có yêu cầu định hướng cụ thể: phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, cảm nhận và suy nghĩ + Đề 4,7 không có yêu cầu: chỉ nêu ra vấn đề nghị luận GV định hướng, phân biệt, khắc sâu cho HS: - Các đề có định hướng cách làm thường có các từ chỉ lệnh như phân tích, suy nghĩ, cảm nhận để biểu thị những yêu cầu cụ thể đối với bài làm. + Phân tích: yêu cầu hướng về phương pháp nghị luận. Phân tích là yêu cầu người viết phải chia nhỏ, phân tách, xem xét vấn đề nghị luận (đối tượng nghị luận) dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh để từ đó đi đến nhận xét, đánh giá toàn diện, khách quan nhất. + Cảm nhận và suy nghĩ: yêu cầu hướng về cảm thụ, bộc lộ ấn tượng của người viết về vấn đề nghị luận vì vậy những nhận định, đánh giá sẽ mang tính chủ quan của người viết nhiều hơn. - Cả ba dạng đề khi làm học sinh đều phải kết hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau: phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ để làm sáng tỏ nội dung tác phẩm, vẻ đẹp hoặc thông điệp của tác giả gửi tới người đọc là gì. Đặc biệt là thao tác lập luận phân tích, khi làm cả ba dạng đề học sinh bắt buộc phải sử dụng thao tác phân tích là thao tác quan trọng nhất, từ đó bám sát vào văn bản, phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, các giá trị đặc sắc để làm rõ chủ đề, nội dung tác phẩm. 3. Kết luận ? Dựa vào kiến thức về đề nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích kết hợp phần tìm hiểu các đề mẫu, theo em cấu tạo đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thông thường sẽ có mấy phần, là những phần nào? ? Đâu là phần trọng tâm của đề? Phần nào có thể lược bỏ? HS quan sát lại các đề mẫu, tư duy và bộc lộ cá nhân - Phần trọng tâm: Vấn đề nghị luận - Phần yêu cầu: có thể bị lược bỏ *Cấu tạo đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ: - Gồm 2 phần: + Phần đưa ra yêu cầu: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, cảm nghĩ... + Phần đưa ra vấn đề cần nghị luận: Nội dung, nghệ thuật, một phương diện, một hình tượng...của một đoạn hoặc cả bài thơ. ? Qua việc phân tích đề bài mẫu, em có nhận xét gì về đặc điểm của đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? HS bộc lộ cá nhân - Đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ rất phong phú, đa dạng GV tổ chức cho HS tập lấy ví dụ các đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (Tạo lập đề nhanh) GV đưa ra các đề bài chưa có yêu cầu HS quan sát, lắng nghe yêu cầu bài tập - Tình đồng chí của người lính nông dân trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. - Tình cảm bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. - Khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ HS thực hiện theo dãy bàn, thêm các từ phân tích, cảm nhận, suy nghĩ GV chốt mục I: Như vậy đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ khá phong phú và đa dạng. Phạm vi của đề có thể nghị luận về một đoạn, có thể nghị luận cả bài thơ. Về vấn đề nghị luận (đối tượng nghị luận) có thể là một hình ảnh đặc sắc, một hình tượng thơ, một nghệ thuật tiêu biểu.Về yêu cầu có đề nêu ra yêu cầu định hướng rõ ràng, có đề không nêu ra yêu cầu mà chỉ có vấn đề nghị luận. GV chuyển mục II HD cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1. Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương”của Tế Hanh Gv chiếu đề bài và bài thơ Quê hương trên bảng phụ HS quan sát đề bài và bài thơ ? Để làm một bài tập làm văn có mấy bước? Đó là những bước nào? GV chốt trên bảng phụ HS tư duy, tái hiện trả lời cá nhân - Có 4 bước + Bước 1. Tìm hiểu đề, tìm ý + Bước 2. Lập dàn bài + Bước 3. Viết bài + Bước 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài và thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập theo nhóm Thảo luận cặp đôi theo dãy bàn (3 phút) Phiếu số 1: Nêu các thao tác tìm hiểu đề và tìm ý Phiếu số 2. Nêu các thao tác và yêu cầu khi lập dàn bài Phiếu số 3. Những yêu cầu khi thực hiện bước viết bài; đọc lại bài và sửa chữa. GV tổ chức trình bày sản phẩm hoạt động Cách nhóm trình bày kết quả Nêu các thao tác tìm hiểu đề và tìm ý ? Khi tìm hiểu đề, cần xác định những nội dung gì? Hãy vận dụng tìm hiểu đề cho đề bài trên? Các nhóm dãy bàn 1 HS vận dụng kiến thức ở bài cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trình bày kết quả a) Tìm hiểu đề, tìm ý: *Tìm hiểu đề: + Kiểu đề: Nghị luận về bài thơ. + Yêu cầu nghị luận: Phân tích. + Vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương. + Phạm vi dẫn chứng: bài thơ quê hương. GV chốt trên bảng chiếu Tìm hiểu đề cần xác định: - Kiểu đề - Yêu cầu nghị luận - Vấn đề nghị luận - Phạm vi dẫn chứng HS quan sát, lắng nghe, ghi vở ? Nhắc lại vấn đề nghị luận của đề bài trên? Để làm rõ được vấn đề đó, người viết cần làm gì và huy động những kiến thức nào từ bài thơ Quê hương? HS tư duy trình bày kết quả - Vấn đề nghị luận: những biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương. - Cần đọc kỹ bài thơ, tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và những nội dung, nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ. *Tìm ý: GV phát vấn đề HS trình bày kết quả ? Trong xa cách nhà thơ nhớ về quê hương như thế nào? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh có những đặc điểm và vẻ đẹp gì? HS trình bày kết quả hoạt động trên phiếu học tập - Trong xa cách nhưng nhà thơ luôn nhớ về quê hương của mình bằng tất cả tình cảm thiết tha, trong sáng, nồng hậu. - Hình ảnh về quê hương hiện lên qua ký ức của Tế Hanh là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động của làng chài ven biển với cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh đánh cá trở về và nỗi nhớ quê hương tha thiết. ? Bài thơ Quê hương có những đặc sắc gì về hình ảnh thơ, ngôn từ, giọng điệu? - Hình ảnh mộc mạc, gần gũi, ngôn từ bình dị, giọng điệu thiết tha, giàu cảm xúc. ? Vậy trong phần tìm hiểu để cần thực hiện những thao tác nào? Trong phần tìm ý, cần thực hiện thao tác nào? (Trình chiếu) HS tư duy, tái hiện trình bày - Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để xác định đúng: Kiểu đề nghị luận, yêu cầu nghị luận, vấn đề nghị luận và phạm vi dẫn chứng. - Tìm ý: Đặt câu hỏi và trả lời để xác định được những ý khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật nhằm làm rõ trọng tâm vấn đề nghị luận của đoạn thơ, bài thơ. GV chốt: Việc tìm hiểu đề và tìm ý là bước quan trọng đề xác định đúng các yêu cầu và nội dung nghị luận. Đây là bước tiền đề cho việc lập dàn bài. Nêu các thao tác và yêu cầu khi lập dàn bài Các nhóm dãy bàn 2 b) Lập dàn bài: ? Bố cục thông thường của một bài tập làm văn gồm mấy phần? Là những phần nào? Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Bố cục thông thường gồm 3 phần: + Mở bài + Thân bài + Kết bài GV tổ chức cho dãy bàn 2 trình bày kết quả hoạt động Dãy bàn 2 lần lượt trình bày kết quả hoạt động *Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh và nêu khái quát về tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Xác định hệ thống luận điểm của phần thân bài? HS trình bày kết quả hoạt động *Thân bài: - Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn. - Luận điểm 1: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, hăng say giàu sức sống và khí thế vượt trường gian. - Luận điểm 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí đông vui, no đủ, bình yên. - Luận điểm 3. Nỗi nhớ quê hương tha thiết của nhà thơ Xác định nhiệm vụ của phần kết bài? HS trình bày kết quả hoạt động *Kết bài - Đánh giá khái quát khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ quê hương. - Liên hệ tình yêu quê hương, đất nước, con người. ? Qua dàn bài trên, hãy nêu khái quát dàn bài của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ HS trình bài cá nhân *Dàn bài chung GV chốt trên bảng phụ HS quan sát Dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ *Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả; về hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (nếu nghị luận về đoạn thơ thì nên nêu rõ vị trí đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ đó). *Thân bài: - Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ bằng cách xây dựng những luận điểm, xác định luận cứ và lấy dẫn chứng phù hợp. *Kết bài: - Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ - Liên hệ: cảm xúc, suy nghĩ, bài học cho bản thân. GV tổ chức cho dãy bàn 3 trình bày sản phẩm thảo luận nhóm đôi HS dãy bàn 3 báo cáo kết quả hoạt động c) Viết bài: - Triển khai các luận điểm đã xác lập trong phần dàn bài. - Bố cục ba phần. Mỗi luận cứ viết thành một đoạn văn. HS dãy bàn 3 báo cáo kết quả hoạt động d) Đọc lại bài viết và sửa chữa - Đọc lại bài viết để soát các lỗi diễn đạt, chính tả và sửa chữa (nếu có). GV trình chiếu chốt vấn đề HS quan sát GV hướng dẫn HS cách tổ chức một luận điểm HS quan sát văn bản gốc ở SGK 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm Văn bản này được viết dựa vào dàn bài đã lập ở trên a) Văn bản mẫu: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ ? Xác định bố cục của văn bản? HS tư duy trình bày kết quả - Mở bài: Đoạn 1 “từ đầu” đến “khởi đầu rực rỡ”. - Thân bài: Từ “Nhà thơ đã viết” đến “tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”. - Kết bài: Đoạn cuối từ “Quê hương của Tế Hanh” đến “tình yêu quê hương thắm thiết”. GV Trong phần mở bài, bài văn đã chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh, trong đó bài thơ Quê hương là thành công xuất sắc và mở đầu cho dòng cảm xúc mãnh liệt ấy. HS lắng nghe ? Phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương của Tế Hanh? HS bộc lộ cá nhân - Những cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu tinh tế khi nhà thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên, cuộc sống lao động của làng chài ven biển. Phần kết bài, bài văn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương và ý nghĩa giáo dục, bồi đắp tâm hồn con người. ? Theo em những suy nghĩ, ý kiến ấy trong bài văn được dẫn dắt, giới thiệu từ mở bài, được làm rõ ở thân bài và khẳng định ở kết bài đã có sự liên kết với nhau chưa? HS bộc lộ cá nhân - Các phần đã có sự liên kết chặt chẽ ? Các tổ chức triển khai luận điểm trong bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ như thế nào? HS bộc lộ cá nhân - Các luận điểm phải sắp xếp khoa học, mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ với nhan ? Từ đó em rút ra nhận xét về các triển khai luận điểm trong bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? HS bộc lộ cá nhân trình bày - Bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung hàm xúccủa tác phẩm. GV chốt trên bảng phụ 3. Kết luận: Ghi nhớ sgk ? Thế nào là cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? HS trình bày (Trình chiếu) GV chuyển mục *HĐ3 (14’) Giao nhiệm vụ luyện tập III. Luyện tập GV định hướng và đưa ra yêu cầu luyện tập HS thực hiện theo gợi dẫn bằng cách tham gia trò chơi đoán ô chữ Đề bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề, tìm ý HS thực hiện để tìm ý cho đề bài *Tìm hiểu đề, tìm ý - Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ - Yêu cầu nghị luận: phân tích - Vấn đề nghị luận: cảm xúc trước những tín hiệu báo thu về - Phạm vi nghị luận: Khổ đầu bài Sang thu GV chốt kiến thức phần tìm hiểu đề và tìm ý HS lắng nghe *Lập dàn bài GV gợi mở hướng dẫn HS phần lập dàn bài HS quan sát, lắng nghe, trình bày kết quả - Mở bài - Thân bài - Kết bài GV chốt dàn bài hoàn chỉnh a) Mở bài: Nêu vấn đề: - Giới thiệu: Đề tài mùa thu trong thi ca và bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. - Khổ đầu: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm. - Trích dẫn khổ thơ. b) Thân bài: Trình bày suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ. - Luận điểm 1: Tín hiệu báo thu về + Nội dung: Tín hiệu thu sang nhẹ nhàng, mơ hồ. + Nghệ thuật: Hình ảnh: "hương ổi", gió, sương". Từ ngữ gợi tả, biểu cảm "phả, se, chùng chình“, nhân hóa “sương chùng chình”. - Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ + Nội dung: Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng. + Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm “bỗng, hình như”. c) Kết bài: Đánh giá chung về khổ thơ - Nội dung: Đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. - Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm. GV nhấn mạnh các thao tác khi lập dàn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. *HĐ4 (1’) Hướng dẫn về nhà - Xem lại phần lý thuyết. - Luyện viết một luận điểm theo dàn bài của phần luyện tập - Rèn cách lập dàn bài chuẩn bị cho tiết luyện nói. - Soạn bài: Mây và Sóng HS lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_tuan_26_tiet_125_cach_lam_bai_nghi_luan_ve.doc