Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4

Tiết: 16, 17

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích Truyền kì mạn lục)

 - Nguyễn Dữ -

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.

- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kỳ.

- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

- Kể lại được truyện.

 

doc 22 trang phuongnguyen 28/07/2022 23040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4
TUẦN 4
Ngày soạn: 05/09/2019 Ngày dạy:
Tiết: 16, 17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
 - Nguyễn Dữ - 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kỳ.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ, phẩm chất
- Thấu cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Lên án, tố cáo xã hội phong kiến và chiến tranh
4. Định hướng năng lực
- NL xử lí thông tin
- NL tự học
- NL cảm thụ tác phẩm văn học
- NL giao tiếp
- NL giải quyết vấn đề
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Cuộc sống thực tế của trẻ em là gì? Đ.k thuận lợi hiện nay để chăm sóc trẻ em?
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, tự học
- PC: chăm chỉ
- TG: (5 phút)
 (?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ?
G.v hướng dẫn hs đọc: to, rõ ràng, chú ý phân biệt lời thoại của nhân vật. Đặc biệt là lời của Vũ Nương ở một số đoạn
+ G.V đọc mẫu
+ Hs đọc và giáo viên có nhận xét
Hs kể tóm tắt nội dung cốt truyện
Hs đi tìm hiểu một số từ khó
(?) Văn bản thuộc thể truyện nào?
- Truyền kì: loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình.
- Truyền kì mạn lục: tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử VNTác phẩm gồm 20 truyện với nhiều đề tài: chế độ phong kiến suy thoái, bọn tham quan vô lại, hôn quân bạo chúa, tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng Hầu hết các nhân vật đều là người nước ta, hầu hết các sự việc đều diễn ra ở nước ta. Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tâm tư, tình cảm, nhận thức của người tri thức có lương tri vào những vấn đề lớn của thời đại.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC: nhân ái
- TG: (30 phút)
 (?) Mở đầu đoạn trích, nhà văn Nguyễn Dữ giới thiệu Vũ Nương là người như thế nào?
Thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp
(?) Qua đó em có nhận xét gì về Vũ Nương?
Vũ Nương là một người con gái đẹp người đẹp nết
+ Tư dung tốt đẹp: vẻ đẹp bên ngoài
+ Thùy mị nết na: vẻ đẹp tâm hồn
à Vẻ đẹp bên ngoài ta có thể cảm nhận bằng trực giác, còn vẻ đẹp tâm hồn ta chỉ có thể cảm nhận qua những thử thách của cuộc đời nàng
- Thử thách thứ 1: Khi lấy Trương Sinh
(?) Trương Sinh được giới thiệu là người như thế nào?
- Tuy con nhà hào phú nhưng lại thất học, cộng thêm tính hay ghen và đa nghi
(?) Qua đó em có nhận xét gì về Trương Sinh?
- Một người chồng như thế hẳn là một chở ngại lớn đối với hạnh phúc gia đình
(?) Sống với một người chồng như vậy, Vũ Nương đã có những thái độ và hành động gì?
- Vũ Nương đã biết giữ gìn khuôn phép, chưa từng để vợ chồng phải xảy ra mối thất hòa
(?) Qua đó em thấy Vũ Nương là một người vợ ntn?
- Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, dịu dàng
G.V: Nếu ở tình huống thứ nhất, nhà văn Nguyễn Dữ cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền dịu dàng thì ở tình huống thứ hai ông cho người đọc hiểu thêm những phẩm chất gì của nàng? Ta đi tìm hiểu tình huống thứ 2: Khi tiễn Trương Sinh ra trận.
(?) Khi tiễn Trương Sinh ra trận, Vũ Nương đã dặn dò chồng điều gì? Thái độ của nàng khi dặn ra sao?
Vũ Nương dặn dò chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu.chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên”
(?) Em có nhận xét gì về lời dặn dò của nàng?
(?) Lời dặn ấy cho ta thấy khát khao lớn nhất của Vũ Nương là gì?
Vũ Nương ước mơ được sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình chứ không phải là tiền tài danh vọng.
(?) Khi Trương Sinh ra trận, Vũ Nương ở nhà một mình làm những công việc gì?
- Vũ Nương ở nhà một mình sinh con, nuôi con và chăm sóc mẹ chồng
+ Khi bà ốm, nàng hết lòng lo thuốc thang, khấn vái thần phật, lựa lời khuyên nhủ động viên
+ Khi bà qua đời, nàng lo ma chay chu tất
(?) Trước lúc mất, mẹ của Trương Sinh đã trăn trối lại với Vũ Nương ntn?
“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời.Cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
G.V: lời trăn trối của người trước lúc sắp phải từ giã cõi đời là lời thiêng liêng và chân thành nhất.
(?) Lời trăn trối của mẹ chồng nàng càng chứng tỏ mỗi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu của nàng ra sao?
Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu của nàng tốt đẹp
G.V: Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn là một mối quan hệ khá nhạy cảm (kể cả thời nay). Trong xã hội P.K thì đây lại là một mối quan hệ không dễ gì hòa hợp.
(?) Qua những tình huống ta vừa đi phân tích, em thấy Vũ Nương là người phụ nữ ntn?
Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo.
(?) Khi rơi vào nối oan thất tiết, Vũ Nương đã làm gì?
(?) Em hãy đọc những lời thoại của Vũ Nương ở đoạn này?
(?) Em có nhận xét gì về những lời nói của Vũ Nương? Qua đó em thấy nàng là người như thế nào?
(?) Khi ở dưới thủy cung Vũ Nương đã sống cuộc sông ntn?
(?) Qua đó em hiểu thêm phẩm chất gì ở nàng?
(?) Nỗi oan của Vũ Nương được giải khi nào và ra sao?
(?) Qua đó em thấy truyện phản ánh hiện thực ntn?
(?) Nêu những giá trị nghệ thuật và nội dung tiêu biểu của truyện?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Người huyện Trường Tân – Thanh Miện – Hải Dương.
- Sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, học trò của Tuyết Giang Phu Tử ( Nguyễn Bỉnh Khiêm).
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Đọc, kể và tóm tắt
- Tìm hiểu chú thích:
+ Truyền kì mạn lục: tác phẩm viết bằng chữ Hán, có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì TQ.
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
- Thể loại: truyền kì mạn lục
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Bố cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu  “cha mẹ đẻ mình” à Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
+ P2: tiếp “việt trót đã qua” à Nỗi oan khuất và cái chết bi thương của Vũ Nương
+ P3: còn lại à Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương ở động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Giới thiệu chung
- Thùy mị nết na
- Tư dung tốt đẹp
à đẹp người, đẹp nết
a) Cuộc sống của Vũ Nương
Khi lấy Trương Sinh
- Trương Sinh:
+ Con nhà hào phú
+ Thất học
+ Hay ghen
+ Đa nghi
à người chồng vũ phu
- Vũ Nương:
+ Giữ gìn khuôn phép
+ Chưa từng để vợ chồng thất hòa
à người vợ ngoan hiền, dịu dàng
Khi Trương Sinh đi lính
* Lúc tiễn:
- Vũ Nương ứa hai hàng nước mắt
- Nàng dặn dò chồng:
+ Không mong vinh hiển, áo gấm, phong hầu.
+ Mong chồng được bình an trở về
+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng
+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình.
à không coi trọng tiền tài danh vọng, khao khát hạnh phúc gia đình
* Trương Sinh ra trận
- Vũ Nương ở nhà một mình sinh con, nuôi con và chăm sóc mẹ chồng
+ Khi bà ốm, nàng lo thuốc thang, khấn vái thần phật, lựa lời động viên
+ Khi bà qua đời, nàng lo ma chay chu tất
à người phụ nữ đảm đang, con dâu hiếu thảo
- Cuộc sống tuy vất vả, nhưng lúc nào cũng nhớ và yêu thương chồng
à người vợ thủy chung
Khi rơi vào nỗi oan thất tiết
- Vũ Nương đã thanh minh với chồng
+ Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó.cho thiếp”
à Ý thức thân phận mình, khẳng định tấm lòng thủy chung, cầu xin chồng đừng nghi oan
Hết lòng hàn gắn hp gia đình 
+ Lời thoại 2: “Thiếp sở dĩVọng Phu kia nữa”
à Nỗi đau đớn tuyệt vọng
- Vũ Nương tìm đến cái chết để minh oan
+ Nàng tắm gội chay sạch
+ Ra bến sông Hoàng Giang thề
+ Gieo mình xuống sông tự vẫn
à Người phụ nữ hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, có đức hạnh nhưng lại phải sống cam chịu.
Khi ở dưới thủy cung
- Sống trong mối quan hệ người với người tốt đẹp
- Nhớ chồng, con và gia đình
- Muốn tìm về trần gian
à Thủy chung, nhân hậu, vị tha.
à Nguyễn Dữ là một nhà văn nhân đạo
Nỗi oan được giải
- Cu Đản chỉ cái bóng của Trương Sinh trên vách và nói đó là người đàn ông vẫn đến đêm đêm
- Trương Sinh biết nỗi oan của vợ và lập đàn tràng giải oan
- Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa và nói “Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”
à Nỗi đau đớn không thể trở về làm vợ, làm mẹ
à Có giá trị tố cáo sâu sắc
III. TỔNG KẾT
 Ghi nhớ SGK
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
? Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện và phân tích ý nghĩa của những chi tiết ấy?
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
? Trong một nhóm bạn chơi, em có nghe bạn A nói với em rằng bạn B nói không tốt về em? Trong tình huống ấy em sẽ xử lí như thế nào?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
Về nhà học nội dung của bài học hôm nay
Đọc và chuẩn bị trước bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
*****************************
Ngày soạn: 05/09/2019 Ngày dạy:
Tiết: 18_ Tiếng Việt
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
2. Kỹ năng
- Phân tích để thấy rõ quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
3. Thái độ
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Giao tiếp
- Tự học
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Khi giao tiếp, cần tuân thủ những phương châm hội thoại ntn? Trong trường hợp nào thì ta không cần tuân thủ phương châm hội thoại?
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho hs hát bài hát đồng dao “Có con chim vành khuyên nhỏ”
? Trong lời bài hát, chim Vành Khuyên đã sử dụng những từ ngữ xưng hô ntn?
à GV dẫn vào bài học
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
- PC: yêu nước
- TG: (15 phút)
G.V: Tổ chức trò chơi tiếp sức
(?) Trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? 
- Hs 2 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ xưng hô ra phần bảng của nhóm (Thời gian 3 phút)
- G.V chốt và đếm từ để tuyên bố đội nào th	
(?) Cách sử dụng những từ ngữ xưng hô trên? 
- Ngôi giao tiếp
- Quan hệ trong giao tiếp
- Vai giao tiếp
(?) Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh (các em đang học) và cho nhận xét? \
Ngôi
 Tiếng Việt
Tiếng Anh
1
Tôi, tao, chúng tao, chúng tôi
I, We.
2
Mày, mi, anh, cậu
you
3
Nó, họ, anh ấy, chú ấy, cô ấy
It, they, he, she 
à Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú và tinh tế hơn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh
G.V: Chính sự phong phú của từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt mà có những tình huống ta không biết phải xưng hô thế nào cho phải, em đã gặp những tình huống tương tự như thế chưa? Nêu ra cho cả lớp cùng thỏa luận
Ví dụ: Về quê chơi, em gặp rất nhiều anh, em họ hàng, có người em họ (tuổi như bố mẹ em) chào em rất lễ phép: “Anh (chị) mới về chơi ạ! Lát nữa em mời anh (chị) tới nhà em chơi với các cháu”
à Trong tình huống này, tuy hơi khó giao tiếp nhưng theo văn hóa của người Việt “bằng củ khoai cứ vai mà gọi” thì em cứ xưng hô đúng với vai của mình.
Ví dụ (SGK 38, 39):
(?) Em hãy xác định từ ngữ xưng hô ở hai đoạn trích?Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô ở hai đoạn hội thoại? Vì sao lại có sự thay đổi như vậy?
a. Dế Choắt xưng hô: Anh – em
 Dế Mèn xưng hô: Ta – chú mày
à Xưng hô của hai nhân vật khác nhau (Vai giao tiếp trên – dưới)
+ Dế Choắt: ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác.
+ Dế Mèn: vở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch
b. Cả Dế Choắt và Dế Mèn đều xưng hô: tôi – anh 
+ Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa. Dế Choắt nói với Dế Mèn lời trăn trối với tư cách là một người bạn. Cách xưng hô bình đẳng giữa hai nhân vật
+ Dế Mèn cũng nhận ra lỗi lầm .
à Xưng hô của hai nhân vật giống nhau (Vai giao tiếp ngang nhau)
(?) Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ xưng hô của cả hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt?
(?) Qua đó em rút ra kết luận gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô?
- Việc sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp (phù hợp với tính cách của nhân vật và hoàn cảnh, địa điểm của tình huống giao giếp)
- Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Bởi vậy người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
HS đọc Ghi nhớ
HĐ 3: Luyện tập (20 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
Bài tập 4:
- Cách dùng xưng hô:
+ Danh tướng: 1. Thầy – con ; 2. Thầy – con 
+ Thầy giáo già: ngài
- Người học trò: thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo mình.
à Chúng ta cần nói theo tinh thần tôn sư trọng đạo.
Bài tập 5:
- Trước năm 1945: nước ta là một nước phong kiến, đứng đầu nhà nước là vua: xưng hô với dân là “Trẫm”
- Bác – Người đứng đầu nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa xưng “tôi” gọi dân là “đồng bào”, tạo cảm giác gần gũi với người nghe. Đánh dấu một bước quan trọng giữa nhân dân với lãnh tụ trong một nước dân chủ.
Bài tập 6:
- Cai lệ: thằn kia ôngmày.
- Người nhà Lý trưởng: Chịchịchị.
- Chị Dậu: nhà cháucháuhai ôngcháu.
- Cai lệ: màymày
- Chị Dậu: nhà cháucháu
- Cai lệ: ôngmày.
- Chị Dậu: cháuôngnhà cháu
- Chị Dậu: tôiông
- Chị Dậu: màybà
à Cai lệ: kẻ có quyền lực, cho nên cách xưng hô thể hiện trịch thượng, hống hách.
à Chị Dậu: lúc đầu hạ mình, nhẫn nhục vì là người dân bị áp bức. Nhưng sau thay đổi hoàn toàn: “tôi – ông”, thậm chí “bà – mày” thể hiện thái độ phẫn uất, căm tức à cách phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng
Thể hiện rõ nhan đề văn bản “Tức nước” thì ắt sẽ “vỡ bờ”.
(*) Qua đoạn trích này, các em cần chú ý: khi phaan tích nhân vật, nên lưu ý tới việc làm, hành động của nhân vật cùng với việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Vì qua đây thể hiện rõ diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật.
I. TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ
1. Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, nó, họ, hắn, gã, anh ấy, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy, cô ấy, chú ấy.
2. Cách sử dụng
a. Ngôi giao tiếp
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, con, chúng tôi, chúng tao, chúng con, chúng tớ
- Ngôi thứ 2: mày, cậu, bạnchúng mày, các cậu, các bạn.
- Ngôi thứ 3: nó, hắn, chúng nó, họ
b. Quan hệ giao tiếp
- Suồng sã: mày, tao
- Thân mật: anh, chị, em.
- Trang trọng: quí ông, quí bà, quí vị, quí khách.
c. Vai giao tiếp
- Ngang hàng: cậu, tớ, bạn, đằng ấy, nó
- Trên – dưới: ông, cháu, bố, con, chú
3. Tình huống giao tiếp
- Ví dụ: 
a. Dế Choắt xưng hô: Anh – em
 Dế Mèn xưng hô: Ta – chú mày
à Xưng hô khác nhau (vai giao tiếp trên – dưới)
b. Cả Dế Choắt và Dế Mèn đều xưng hô: tôi – anh 
à Xưng hô của hai nhân vật giống nhau (Vai giao tiếp ngang nhau)
 4. Ghi nhớ (SGK)
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”
à Lời mời có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ:
+ Chúng ta dùng từ xưng hô chỉ ngôi gộp (bao gồm cả người nói và người nghe)
- Có nhầm lẫn vì cô ta là người nước ngoài mới học Tiếng Việt, chưa nắm vững vì vậy còn có thói quen trong ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ
- Cô cần dùng từ: “chúng tôi” hoặc “chúng em” (Từ xưng hô chỉ một nhóm ít nhất hai người, trong đó có người nói nhưng không có người nghe – Trong Tiếng Việt xếp những từ ngữ xưng hô này vào “ngôi trừ”
Bài tập 2: Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người, nhưng vẫn xưng hô chúng tôi chứ không xưng tôi. Vì văn bản khoa học là những văn bản trình bày về các nội dung khoa học: bao gồm văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học và văn bản khoa học phổ cập.
- Việc dùng “chúng tôi” thay cho “tôi” nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra việc dùng từ ngữ xưng hô như vậy còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
- Song, trong những tình huống nhất định cần nhấn mạnh thì dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn.
Bài tập 3:
- Từ xưng hô mà cậu bé dùng với mẹ: - Mẹ (thông thường)
- Từ xưng hô mà Thánh Gióng dùng với sứ giả: ta – ông (xưng hô khác thường, thể hiện vai trên – dưới vì Gióng là người trời, là một vị thánh)
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
Hàng ngày, các em vẫn xưng hô với nhau như thế nào? (Mày – tao)
Trong giờ sinh hoạt, cô giáo hỏi các em thì các em vẫn giữ nguyên cách xưng hô đó hay các em sẽ xưng hô với nhau ntn?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà tìm đọc thêm tài liệu về cách xưng hô trong Tiếng Việt
- Học nội dung bài học hôm nay và chuẩn bị trước bài “ Cách dẫn trực tiếp”
********************************
Ngày soạn: 05/09/2019 Ngày dạy:
Tiết: 19_TLV
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng cách dẫn trực tiếp và sử dụng một cách có hiệu quả 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giao tiếp
- NL giải quyết vấn đề
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Tìm những từ ngữ xưng hô ở ngôi thứ 1 và ngôi thứ 3 (Vừa số ít và vừa số nhiều). Đặt câu với những từ ngữ ấy.
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: chăm chỉ
- TG: (10 phút)
- NL, PC: Giao tiếp
(?) Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
a. “ Đấy bác cũng chẳng thèm người là gì?”
à lời nói của nhân vật
+ Trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. 
+ Được tách ra phần câu đứng trước bằng dấu (:) và dấu (“”).
(?) Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
b. “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”
à Suy nghĩ của nhân vật
+ Trước đó có từ “nghĩ thầm” trong phần lời của người dẫn. 
+ Được tách ra phần câu đứng trước bằng dấu (:) và dấu (“”).
(?) Trong cà hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và với bộ phận đứng trước nó được không?Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
- Có thể thay đổi vị trí được
- Nếu thay đổi thì hai bộ phạn ấy ngăn cách với nhau bằng dấu (“”) và dấu ( - ).
a. “Đấy, bác cũng.là gì?” – Cháu nói
b. “Khách tới.chẳng hạn” – Họa sĩ nghĩ thầm 
G.v: Bộ phận in đậm ở hai đoạn trích (a); (b) được trích dẫn trực tiếp. 
(?) Theo em thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- Hs đọc ghi nhớ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: chăm chỉ
- TG: (10 phút)
 (?) Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
- Bộ phận in đậm là lời nói của Lão Hạc
+ Trước đó có từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. 
+ không có dấu hiệu ngăn cách
(?) Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì?Có thể thay từ đó bằng từ nào?
- Bộ phận in đậm là suy nghĩ của nhân vật
+ Trước đó có từ “hiểu” trong phần lời của người dẫn. 
+ Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ “rằng”. 
+ Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là”
G.v: Bộ phận in đậm ở hai đoạn trích (a); (b) được trích dẫn trực tiếp. 
(?) Theo em thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- Hs đọc ghi nhớ
HĐ 3: Luyện tập (15 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT: kĩ thuật đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
- G.V yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Gọi từng hs lên làm
- Cho Hs nhận xét
- G.v chốt lại
 Bài tập 2: (Tiếp theo)
b)
- Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minhthời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sốnglàm được”
- Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minhthời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị trong đời sốnglàm được.
c) 
- Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách “Tiếng Việtdân tộc”, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai viết: “Người Việt Nam tiếng nói của mình”
- Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách “Tiếng Việtdân tộc”, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam tiếng nói của mình.
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
1. Xét VD
a. “Đấy bác cũng chẳng thèm người là gì?” : lời nói 
à Được tách ra phần câu đứng trước bằng dấu (:) và dấu (“”).
b. “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” : suy nghĩ 
à Được tách ra phần câu đứng trước bằng dấu (:) và dấu (“”).
2. Ghi nhớ:
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật
- Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Xét VD
a. “hãy dằn lòngmà sợ : lời nói
à không có dấu hiệu ngăn cách
b. “ Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hànhẩn dật” : suy nghĩ 
à Không có dấu hiệu ngăn cách
2. Ghi nhớ
- Dẫn trực tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp
- Lời dẫn trực tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
a. Lời dẫn “A! Lão già tệ lắm!..này à?”: Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán cho nó 
Lời dẫn trực tiếp
b. Lời dẫn “ Cái vườn nàycòn rẻ cả”: ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có từ ngữ “Lão tự bảo rằng”)
Lời dẫn trực tiếp
Bài tập 2:
a)
- Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớdân tộc anh hùng”
- Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớdân tộc anh hùng.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Vận dụng vào việc chuyển lời của nhân vật thành cách dẫn trực tiếp và ngược lại
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về học nội dung bài học hôm nay
- Chuẩn bị trước bài “ Sự phát triển của từ vựng”
******************************
Ngày soạn: 05/09/2019 Ngày dạy:
Tiết: 20_TLV
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,)
- Yêu cầu cần đạt của văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng
- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. Thái độ
- Thấy được sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giao tiếp
- NL thực hành
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Những yêu cầu về việc tóm tắt văn bản tự sự
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: chăm chỉ
- TG: (7 phút)
HS đọc 3 tình huống trong SGK
G.V: trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản tự sự 
(?) Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự?
(?) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: chăm chỉ
- TG: (8 phút)
 (?) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa?
Khá đầy đủ
(?) Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Đó là sự việc gì?
- Thiếu sự việc: khi vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra là vợ mình đã bị nghi oan. Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau khi vợ vừa chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan. Như vậy việc thứ 7 trong SGK đã nêu lên. Đấy chính là sự việc chưa hợp lí cần bổ sung, điều chỉnh trước khi viết VB tóm tắt.
(?) Sắp xếp lại các sự việc?
- Sắp xếp các sự việc từ 1 – 6 – 7 và 8.
(?) Từ đó em rút ra yêu cầu gì khi tóm tắt văn bản tự sự?
- Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, những chi tiết, sự kiện được lựa chọn phải được tổ chức thành chỉnh thể thống nhất.
HĐ 3: Luyện tập (20) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Đọc các tình huống trong SGK_T58
2. Nhận xét
- Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra. Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do được tước đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
II. THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Đọc các sự việc trong SGK_T58
- Các sự việc khá đầy đủ
2. Nhận xét:
- Các sự việc tương đối đầy đủ
- Thiếu chi tiết Trương Sinh biết vợ oan vào một đêm sau khi nàng mất( sự việc số 7)
- Đẩy sự việc 7 xuống thành sự việc số 8.
3. Ghi nhớ: SGK
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: SGK trang 58
Mời hai em trình bày, nhận xét:
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
Bài tập 2: 
Hs tóm tắt
G.v nhận xét
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Tóm tắt một văn bản tự sự mà em đã học
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
- Mục tiêu: Giớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van9_tuan_4.doc