Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Công văn 5512) - Tuần 23 - Vũ Thị Ánh Tuyết
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: RÈN CHÍNH TẢ
Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1
Thời gian thực hiện: 1 (89)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm vững lỗi chính tả về phụ âm đầu mà bản thân và những người ở địa phương Hải Phòng thường mắc; giải thích được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi.
- Bước đầu biết vận dụng quy tắc chính tả, nắm vững nghĩa của từ để sửa lỗi và viết đúng
- Vận dụng :viết đúng chính tả bằng hình thức nghe viết, nhớ- viết
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Công văn 5512) - Tuần 23 - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Công văn 5512) - Tuần 23 - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Tổ: KHXH Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Ánh Tuyết NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: RÈN CHÍNH TẢ Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1 Thời gian thực hiện: 1 (89) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm vững lỗi chính tả về phụ âm đầu mà bản thân và những người ở địa phương Hải Phòng thường mắc; giải thích được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi. - Bước đầu biết vận dụng quy tắc chính tả, nắm vững nghĩa của từ để sửa lỗi và viết đúng - Vận dụng :viết đúng chính tả bằng hình thức nghe viết, nhớ- viết 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ... 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, có ý thức phát huy sự giàu đẹp của TV, vận dụng lối so sánh ví von, giàu hình ảnh của ông cha, tình yêu thiên nhiên, đất nước . - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. -Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0... 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận bài mới bằng cách chơi trò chơi “ Đoán ý đồng đội” để xác định vấn đề cần giải quyết: chương trình địa phương: rèn chính tả c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Đoán ý đồng đội” Luật chơi: * Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên, diễn tả từ khóa mà GV đã chuẩn bị * Yêu cầu: Không sử dụng hình ảnh, không nói tiếng Anh, không nói lên công dụng của nó mà chỉ dùng lời để diễn tả. Thời gian chuẩn bị: 1 phút. Thời gian trình bày: dưới 2 phút. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt diễn tả từ khóa của cô giáo, học sinh còn lại đoán từ. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Tiếng Việt rất giàu và đẹp, tuy vậy, để nói đúng, viết đúng Tiếng Viêt thì người viết, người nói cần phải có vốn từ Tiếng Việt và sử dụng phù hợp với văn cảnh Tiếng Việt cụ thể. Muốn vậy, người tham gia giao tiếp cần phải đọc đúng, viết đúng trong khi sử dụng tiếng Việt và tiếng địa phương. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu và khắc phục một số lỗi trong khi sử dụng ngôn ngữ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Nắm vững lỗi chính tả về phụ âm đầu mà bản thân và những người ở địa phương Hải Phòng thường mắc; giải thích được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi. - Bước đầu biết vận dụng quy tắc chính tả, nắm vững nghĩa của từ để sửa lỗi và viết đúng - Vận dụng :viết đúng chính tả bằng hình thức nghe viết, nhớ- viết b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá nội dungbài học bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. *GV: yêu cầu hs chuẩn bị tốt các công việc sau trước khi đến lớp: 1- Thống kê lỗi chính tả về phụ âm đầu mà bản thân và người cùng ở địa phương em thường mắc 2- Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi trong các trường hợp kể trên 3- Trong các từ ngữ thường viết sai chính tả, từ ngữ nào do viết sai chính tả mà dẫn đến hiểu sai về nghĩa 4- Nêu hướng sửa chữa các lỗi c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ? Gọi HS tìm một số lỗi chính tả rồi chữa lại. - Cho 2 hs lên bảng làm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Nấp nánh- Lấp lánh Giòng sông- dòng sông Rát bạc- dát bạc Líu no- líu lo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. GV: - Đối với người dân Hải Phòng, hiện tượng lẫn lộn l và n là hiện tượng mắc lỗi trầm trọng nhất cần được khắc phục cả về chính âm và chính tả I. Các lỗi chính tả thường gặp 1- Bài tập 1: Phát hiện lỗi chính tả trong đoạn văn sau, chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và chữa lại cho đúng Nấp nánh- Lấp lánh Giòng sông- dòng sông Rát bạc- dát bạc Líu no- líu lo =>Lỗi thường gặp của người dân Hải Phòng - Lẫn lộn giữa các phụ âm đầu:L và n; tr và ch;s và x; r và d, gi - Lẫn lộn giữa ch và tr - Lẫn lộn giữa s và x Nội dung 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ?Làm thế nào để khắc phục những lỗi chính tả thường gặp? *GV đọc cho hs viết, gọi 2 hs lên bảng làm, ở dưới viết vào vở - GV phát phiếu bài tập cho học sinh làm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 2- Bài tập 2: a- Lỗi thường gặp của người dân Hải Phòng - Lẫn lộn giữa các phụ âm đầu:L và n; tr và ch;s và x; r và d, gi - Lẫn lộn giữa ch và tr - Lẫn lộn giữa s và x b- Nguyên nhân mắc lỗi - Do thói quen khi phát âm không phân biệt được cách phát âm uốn lưỡi và không uốn lưỡi - Do chưa hiểu nghĩa của từ - Do không nắm vững quy tắc chính tả - Do thiếu cân nhắc khi nói và viết c- Tác hại - Viết sai chính tả có thể dẫn đến làm sai nghĩa của từ - Viết sai còn gây phản cảm d- Cách chữa lỗi - Rèn kỹ năng phát âm chuẩn - Nắm vững quy tắc chính tả để viết đúng - Hiểu nghĩa của từ - Tích cực đọc sách báo, có thói quen sử dụng từ điển chính tả 3- Bài tập 3 Đọc và viết đúng chính tả các từ ngữ sau - Lỗi lạc, lộng lẫy, lương tâm.... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. *Nguyên nhân chủ quan: - Không biết phát âm sai. - Chưa biết cách phát âm chuẩn. - Không phân biệt được khi nào phát âm “n”, trường hợp nào phát âm “l”. *Nguyên nhân khách quan: - Do môi trường giao tiếp. II. Cách khắc phục lỗi chính tả. 2- Bài tập 2: Hãy chỉ ra những lỗi chính tả khi viết các phụ âm đầu của học sinh và những người dân Hải Phòng, cho ví dụ minh họa. Phân tích nguyên nhân mắc lỗi và nêu cách chữa lỗi. a- Lỗi thường gặp của người dân Hải Phòng - Lẫn lộn giữa các phụ âm đầu:L và n; tr và ch;s và x; r và d, gi - Lẫn lộn giữa ch và tr - Lẫn lộn giữa s và x b- Nguyên nhân mắc lỗi - Do thói quen khi phát âm không phân biệt được cách phát âm uốn lưỡi và không uốn lưỡi - Do chưa hiểu nghĩa của từ - Do không nắm vững quy tắc chính tả - Do thiếu cân nhắc khi nói và viết c- Tác hại - Viết sai chính tả có thể dẫn đến làm sai nghĩa của từ - Viết sai còn gây phản cảm d- Cách chữa lỗi - Rèn kỹ năng phát âm chuẩn - Nắm vững quy tắc chính tả để viết đúng - Hiểu nghĩa của từ - Tích cực đọc sách báo, có thói quen sử dụng từ điển chính tả 3- Bài tập 3 Đọc và viết đúng chính tả các từ ngữ sau - Lỗi lạc, lộng lẫy, lương tâm.... 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi ô chữ. c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV phát phiếu học tập cho học sinh *GV cho học sinh chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -Học sinh hoàn thành phiếu bài tập -Học sinh chơi trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. IV. Luyện tập 4- Bài tập 4 Phân biệt các từ có phụ âm đầu viết bằng chữ l/n;ch/tr;s/x;r/gi. d và lựa chọn các chữ đó để điền cho đúng (l, n) - ... ụa ... à ... óng ... ánh ... õn ... à ... ói ... ăng ... ịch ... ãm ... ết ... a ... ên người (s, x) - Trời cho ... uân ... ắc ... inh ... inh Lười ... em ách báo, vô tình ... inh hư (tr, ch) - ... ăng ... ê ... ời thấp ... ăng cao ... ời ... ê ... ăng thấp, ... ời ... èo lên ... ên. (d, gi, r) - Dù hoàn cảnh ... a đình rất khó khăn nhưng Giang vẫn ... ành được những kết quả học tập ... ất đáng biểu ... ương. Đó là phần thưởng ... ành cho những ai không ... ễ ... àng ... ao động. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập viết đoạn văn c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV giao bài tập viết đoạn: - Viết đoạn văn "Những động tác... dạ dạ" vào sổ tay chính tả. - Viết đoạn văn "Một hôm có... bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc". Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm bài Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận H trình bày cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. ***************************** TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Tổ: KHXH Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Ánh Tuyết PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1 Thời gian thực hiện: 3 (90+91+92) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được + Yêu cầu của bài văn tả cảnh + Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh. Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. - Vận dụng Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: + Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. +Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. +Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. -Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động rèn kĩ năng nói lưu loát, diễn cảm trước tập thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0... 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá khả năng thuyết trình về văn miêu tả, phương pháp tả cảnh bằng cách chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai giỏi” để xác định vấn đề cần giải quyết: +Yêu cầu của bài văn tả cảnh + Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh, ai giỏi” Luật chơi: +Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình. + Giáo viên đọc câu hỏi. Thời gian chuẩn bị: 1 phút. Thời gian trình bày: dưới 2 phút. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Trong văn miêu tả, người miêu tả cần phải biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét về đối tượng miêu tả. Ngoài các yếu tố trên, người viết cần còn phải biết cách trình bày sắp xếp theo một trình tự hợp lý Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: - Biết được + Yêu cầu của bài văn tả cảnh + Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh. Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập dự án để hướng dẫn cho học sinh biết được yêu cầu của bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh. Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần trình bày của học sinh theo cá nhân, tổ, nhóm. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi. Cho hs đọc 2 đoạn văn đầu(SGK). Mỗi đoạn văn tả cảnh gì? - Tổ chức Gv yc hs thảo luận nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép Vòng 1: N1: Tại sao nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ? N2: Cảnh được miêu tả theo thứ tự nào? ? Tìm những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu mà tác giả chọn để tả cảnh? ? Tả theo trình tự ấy có hợp lý không? Vì sao? - Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau. - Từ gần đến xa. - Từ dưới mặt sông lên trên bờ. - Trình tự hợp lý: Vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông-> cảnh đập vào mắt trước tiên là cảnh dòng sông, nước chảy rồi mới đến cảnh 2 bên bờ. Vòng 2: ? Muốn làm tốt bài văn tả cảnh cần chú ý những gì? Tại sao? - Đọc VD (c). ? Nội dung bài văn? ? Đây là bài văn tả cảnh có 3 phần tương đối trọn vẹn? Chỉ ra và tóm tắt nội dung mỗi phần? ? Bố cục của một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần, nhiệm vụ từng phần? - Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời. - Học sinh làm phiếu bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi, từng nhóm Vượt thác: a) Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ - Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào - Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào. - Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ. S- Dòng sông Năm Căn: - Dòng sông Tả từ gần đến xa - Hai bên bờ b. Luỹ làng - HS nêu ý kiến. GV tổng hợp ghi bảng - MB: + phẩm chất + Hình dáng + Màu sắc => Khái quát chung - TB: Miêu tả cụ thể + Luỹ ngoài + Luỹ giữa + Luỹ trong - KB: cảm nghĩ, nhận xét. Bước 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Muốn viết được một đoạn văn, một bài văn miêu tả hay, ngoài việc quan sát, tưởng tượng được nhiều h/a độc đáo và tiêu biểu thì người viết cần phải biết cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý I. Phương pháp viết văn tả cảnh. 1. Ví dụ: a. Tả hình ảnh Dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. - Người vượt thác phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu với thác dữ. + Hai hàm răng cắn chặt + Quai hàm bạnh ra + Bắp thịt cuồn cuộn + Cặp mắt nảy lửa (Nhờ miêu tả ngoại hình và các động tác). b. Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn. - Trình tự không gian (dưới mặt sông-> bờ từ gần-> xa). c. Luỹ làng. - Mở đoạn: 3 câu đầu: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng. - Thân đoạn: Tả kỹ 3 vòng của luỹ tre. - Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc. => Trình tự tả: Khái quát -> cụ thể. Ngoài-> trong (không gian). 2. Ghi nhớ: (SGK). 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: -HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK. c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các bài tập - HS đọc, xác định yêu cầu. - HS thảo luận theo bàn, phát biểu. - GV cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm việc theo nhóm. ? Rút ra bài học về trình tự miêu tả? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh làm việc cá nhân -> làm việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện trình bày trước lớp - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. III. Luyện tập 1. Bài 1: Xác định đối tượng và trình tự miêu tả. - Lớp học: + Tường vôi + Bàn ghế + Nền lớp => Trình tự trên dưới 2. Bài 3: Rút bài văn thành dàn ý. - HS đọc, nêu ý kiến - Thống nhất đáp án. BIỂN ĐẸP + Buổi sớm; sóng + Buổi chiều: Biển lặng, đỏ đục. + Mưa rào: + Buổi nắng sớm mờ + Buổi chiều lạnh: + Buổi chiều nắng tàn, mát dịu. + Buổi trưa. Bài 2: Tả quang cảnh giờ ra chơi. - Trình tự: thời gian trước- sau. - Miêu tả: + Trước giờ ra chơi + Trong giờ ra chơi + Sau giờ ra chơi 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm bài. c. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh. d. Tiến trình hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Yêu cầu HS tìm ý và lập dàn ý Ví dụ phần mở bài Mỗi lần tết đến ba thường cho em đi chợ tết để chọn hoa cùng ba. Phiên chợ hoa ngày tết rất đẹp và nhộn nhịp. em rất thích đến phiên chợ hoa mỗi dịp tết, em rất thích phiên chợ hoa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: làm việc cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh trình bày ở nhà. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: trao đổi với một số phụ huynh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Bài tập 1 I. Mở bài: giới thiệu phiên chợ hoa ngày tết II. Thân bài: tả phiên chợ hoa ngày tết 1. Tả bao quát phiên chợ hoa ngày tết: -Phiên chợ hoa ngày tết thường vào khoảng 20 tết đến ngày tết -Phiên chợ hoa ngày tết diễn ra ở một bãi đất rộng gần đường -Phiên chợ tết rất nhộn nhịp và xinh đẹp 2. Tả chi tiết phiên chợ hoa ngày tết a. Tả khung cảnh phiên chợ hoa ngày tết -Mặt trời hừng hừng sáng -Trời nhẹ nhẹ sáng, mát lạnh -Những chú chim bay cao hót ríu rít -Những chú buốm bay khắp nơi -Mây trời cao vời vợi -Trên đường đi ai cũng tấp nập đón tết b. Tả hoa tại phiên chợ hoa ngày tết -Phiên chợ có rất nhiều loại hoa -Mỗi chậu hoa có một nét đẹp riêng -Cả một vùng tràn ngập sắc hoa và hương hoa -Các loài hoa đủ màu sắc cùng khoe sắc c. Tả con người trong phiên chợ hoa ngày tết -Mọi người đến phiên chợ hoa rất nhiều -Người đên tấp nập phiên chợ hoa từ trẻ con đến người già -Có những người đến phiên chợ hoa để mua hoa.Hay có những người đến để ngắm hoa,hay đơn giản chỉ đến phiên chợ hoa để chụp ảnh cùng hoa III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ hoa ngày tết *****************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_23_vu_thi_anh_tuyet.docx