Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Bộ 2

HỌC KỲ I

Ngày soạn: Ngày dạy:

BUỔI 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945

Ôn tập văn bản: “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh

Ôn tập Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Khái quát về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

- Học sinh nắm được kiến thức đã học về các tác phẩm truyện và kí Việt

Nam giai đoạn 1930-1945.

- Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về tác giả Thanh Tịnh với truyện

ngắn “Tôi đi học” .

- Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về chủ đề của một VB cụ thể và trình

bày được 1 VB có sự thống nhất về chủ đề.

 

pdf 50 trang phuongnguyen 01/08/2022 21580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Bộ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Bộ 2

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Bộ 2
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
1 
HỌC KỲ I 
Ngày soạn: Ngày dạy: 
BUỔI 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945 
Ôn tập văn bản: “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh 
Ôn tập Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: 
- Khái quát về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 
- Học sinh nắm được kiến thức đã học về các tác phẩm truyện và kí Việt 
Nam giai đoạn 1930-1945. 
- Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về tác giả Thanh Tịnh với truyện 
ngắn “Tôi đi học” . 
- Ôn tập, củng cố lại những kiến thức về chủ đề của một VB cụ thể và trình 
bày được 1 VB có sự thống nhất về chủ đề. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc- hiểu các văn bản truyện – kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 
- Luyện tập làm các đề phân tích và cảm nhận về tác phẩm, nhân vật trong 
tác phẩm “Tôi đi học”. 
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua tác phẩm “Tôi đi học”. 
- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục của VB và sắp xếp các đoạn văn trong bài 
theo một bố cục nhất định. 
3. Thái độ, phẩm chất; 
- Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc 
biệt là ngày đầu tiên tới trường. 
- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè. 
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạ, giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: ngôn ngữ, năng lực văn học. 
II.CHUẨN BỊ: 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
2 
1. Giáo viên: 
- Sách GK, giáo án, một số bài tập – đáp án. 
2. Học sinh: 
- Ôn lại bài, soạn bài,SGK. 
III. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: Giới thiệu tổng quan về văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
H: Em hãy nêu những nét 
khái quát về hoàn cảnh xã 
hội Việt Nam 1930-1945? 
GVgiảng: Khái niệm hiện 
đại hoá: được hiểu là 
quá trình làm cho văn 
học thoát ra khỏi hệ 
thống thi pháp văn học 
trung đại và đổi mới 
theo hình thức của văn 
học phương Tây, có thể 
hội nhập với nền văn 
học trên thế giới. 
H: Các giai đoạn văn học 
trong thời kỳ này? 
I. Khái quát về truyện- kí Việt Nam 1930-
1945. 
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa 
+ Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược 
và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, 
làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: 
xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, 
nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi. 
+ Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh 
hưởng của văn học Trung Hoa và dần 
hội nhật với nền văn học phương Tây mà 
cụ thể là nền văn học nước Pháp. 
+ Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ 
Hán và chữ Nôm. 
=> Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa 
được chia thành 3 giai đoạn. 
a. Giai đoạn 1: 1930 - 1935 
b. Giai đoạn 2: Từ 1936 đến 1939 
c. Giai đoạn 3: Từ 1940 đến 1945 
Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt 
là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình ra 
đời và đạt được nhiều thành tựu 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
3 
H: Các bộ phận văn học nào 
được phát triển? 
H : Văn học hợp pháp phát 
triển ntn? 
- Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn. 
- Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, 
Nam Cao, 
- Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng 
Phụng,... 
- Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn 
Tuân, 
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân 
hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với 
nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát 
triển 
2.1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp 
pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính 
quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm 
này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh 
nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần 
chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. 
Phân hóa thành nhiều xu hướng: 
- Xu hướng (dòng) văn học lãng mạn 
Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và thơ mới 
+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm 
xúc, những khát vọng và ước mơ. 
+Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo 
+Thể loại: văn xuôi trữ tình. 
- Xu hướng(dòng) văn học hiện thực: 
+Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua 
những hình tượng điển hình. 
+Đề tài: Những vấn đề xã hội 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
4 
H: Tình hình của bộ phận 
văn học bất hợp pháp? 
H: Nhận xét về tốc độ phát 
triển của văn học? 
+Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự. 
2.2. Bộ phận văn học không công khai là văn 
học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ 
phận của văn học cách mạng và nó trở thành 
dòng chủ của văn học sau này. 
3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh 
chóng 
- Văn học phát triển nhanh chóng cả về số 
lượng và chất lượng 
- Nguyên nhân: 
 +Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là 
lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ 
nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng 
Việt và văn chương Việt. 
 + Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá 
nhân của tầng lớp trí thức Tây học. 
 + Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách 
của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một 
thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể 
kiếm sống). 
H: Văn học 1930-1945 đạt 
được những thành tựu gì? 
H: Thành tựu về mặt nội 
dung, tư tưởng? 
II.Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam 
từ 1930 đến cách mạng tháng 8/1945: 
1. Về nội dung, tư tưởng 
Văn học Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy 2 
truyền thống lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa 
yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo. 
=> Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ. 
Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, 
trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi 
cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu 
nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ 
nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
5 
H: Thành tựu về mặt nghệ 
thuật? 
nhân của người cầm bút. 
2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học 
- Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là 
tiểu thuyết và truyện ngắn. 
+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến 
những năm 30 được đẩy lên một bước mới. 
+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và 
vững chắc. 
+Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát 
triển mạnh. 
+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát 
triển. 
=> Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn 
học trước đó. 
- Mở ra một thời kì văn học mới: Thời kì văn 
học hiện đại. 
Tiết 2: Văn bản: “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
H: Nêu nét khái quát về tác 
giả Thanh Tịnh? 
HS:Thanh Tịnh ( 1911-
1988), tên khai sinh là Trần 
Văn Ninh. Lên 6 tuổi được 
đổi thành Trần Thanh Tịnh. 
Quê ở Thành phố Huế. 
Năm 1933 ông đi làm ở các 
cơ sở tư rồi vào nghề dạy 
học và bắt đầu viết văn, 
làm thơ. 
H:Nêu xuất xứ, thể loại của 
tác phẩm? 
I.Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm 
1.Tác giả : 
- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, 
thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập truyện 
ngắn"Quê mẹ" và tập truyện thơ "Đi từ giữa 
một mùa sen". 
- Phong cách sáng tác của Thanh Tịnh đậm 
chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ 
nhàng mà lắng sâu, êm dịu. 
2. Tác phẩm: 
- “ Tôi đi học” là tác phẩm được in trong tập 
“ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
6 
H: Xác định đề tài của 
truyện ? 
- Thể loại : Truyện ngắn 
- Đề tài:Hồi tưởng về kỷ nệm ngày đầu tiên đi 
học. 
H : Nêu nội dung chính của 
truyện ngắn “ Tôi đi học”? 
H: Nghệ thuật của truyện 
ngắn có gì đặc sắc? 
II. Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “ Tôi 
đi học” 
a. Nội dung: 
- Cảm giác mới mẻ, trang trọng, tâm trạng náo 
nức, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” được khơi nguồn 
theo trình tự thời gian và không gian của buổi 
tựu trường.Cảm xúc được khơi nguồn từ không 
khí mùa thu tới con đường đi học, trường học, 
thầy chủ nhệm,bạn bè, lớp học và bài học đầu 
tiên. 
b. Nghệ thuật: 
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật nhẹ 
nhàng, tinh tế và vô cùng sâu sắc. 
- Phương thức tự sự đan xen miêu tả và biểu 
cảm. 
- Sử dụng nhiều từ láy để miêu tả tâm trạng, 
ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi. 
- Nghệ thuật so sánh đặc sắc. 
- Tình huống truyện: Truyện không xây dựng 
theo mô hình cốt truyện với hệ thống các sự 
kiện, các nhân vật kể theo dòng hồi tưởng của 
nhân vật “ tôi” về “những kỉ niệm mơ man của 
buổi tựu trường”. Từ hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè 
núp dưới nón mẹ khi lần đầu tiên đến trường, 
nhân vật “ tôi” nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường 
đầu tiên của mình. 
- Cảm xúc diễn tả theo trình tự thời gian,dòng 
hồi tưởng của nhân vật “tôi”. 
Bài tập : Phân tích diễn biến 
tâm trạng của nhân vật “tôi” 
trong truyện ngắn “ Tôi đi 
học”. 
Bài tập : Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân 
vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. 
HD: HS làm bài cần bám sát các ý chính theo bố 
cục của truyện.Đảm bảo đủ các nội dung sau: 
Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
7 
HS dựa vào phần bố cục của 
văn bản để phân tích. 
GV hướng dẫn- HS về nhà 
hoàn thành bài tập 
“ Tôi đi học”được diễn tả theo trình tự thời gian 
và theo dòng hồi tưởng: 
*Trên đường tới trường: 
+ Hình ảnh, kí ức về buổi sớm mai. 
 + Hình ảnh con đường quen mà thấy lạ: “ Tôi 
đang có sự thay đổi lớn”. 
+Thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn trong 
chiếc áo vải dù đen. 
+Muốn thử sức mình, tự cầm thử bút thước. 
->Tâm trạng háo hức , bâng khuâng, hồi hộp 
* Trên sân trường: 
+Cảm thấy ngôi trường xinh sắn, oai nghiêm, 
trong lòng lo sợ vẩn vơ. 
 +Khi nhìn mọi người, các bạn: 
-> Tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, hồi hộp 
* Khi xếp hàng vào lớp và được ông đốc gọi 
tên: 
+ Tiếng trống vang dội : cảm thấy mình bơ vơ. 
+Thấy các bạn cũng rụt rè và lúng túng. 
 + Nghe gọi tên : tim như ngừng đập, gọi tên 
mình: giật mình, lúng túng. 
 + Dúi đầu vào lòng mẹ,khóc nức nở khi thấy 
các bạn khóc. 
*Khi vào lớp: 
+Chưa lần nào cảm thấy xa mẹ như lần này. 
+Thấy lớp học cái gì cũng lạ 
+ Nhìn xung quanh: bạn chưa quen nhưng không 
cảm thấy xa lạ chút nào. 
 + Bắt đầu giờ học đầu tiên, chăm chỉ học bài. 
->Nhân vật “tôi” vừa cảm thấy xa lạ, ngỡ ngàng 
vừa gần gũi, tự tin, nghiêm trang bước vào giờ 
học đầu tiên. 
=> “Tôi đi học” là một trang văn đầy chất thơ, 
thấm đẫm cảm hứng trữ tình về những kỉ niệm 
của một thời mãi mãi in đậm trong tâm hồn mỗi 
người trong cảm xúc trong trẻo, bâng khuâng 
nhất. 
Tiết 3: Tổng quát về văn bản: 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
8 
A.Lý thuyết 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
H: Em hãy trình bày hểu biết của mình 
về khái niệm văn bản? 
 H: Em hiểu giao tiếp là gì? 
HS suy nghĩ – trả lời 
GV chốt:Giao tiếp là hoạt động truyền 
đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng 
phương tiện ngôn từ. 
I.Khái niệm văn bản: 
- Văn bản là hoạt động giao tiếp được 
thể hện dưới 2 dạng bằng chuỗi lời nói 
miệng( động) hay bài viết(tĩnh) có chủ 
đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, 
vận dụng phương thức biểu đạt phù 
hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 
-> Văn bản là một chỉnh thể thống nhất 
về nội dung và trọn vẹn về hình thức 
H:Em hãy kể tên các thành phần của 
văn bản? 
H:Chủ đề của văn bản là gì? 
H: Em hãy xác định chủ đề của văn 
bản “Tôi đi học”? 
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc n
trong thơi thơ ấu của mình? 
Tác giả viết văn bản nhằm mục đích gì? 
H:Tính thống nhất về chủ đề của văn 
bản “Tôi đi học” được thể hiện ntn? 
H: Để tái hiện được những kỉ niệm về 
 ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt 
 nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, 
từ ngữ như thế nào? 
H: Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy 
 nở trong lòng nhân vật " Tôi " trong 
II. Các thành phần của văn bản: 
( Chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết 
đoạn) 
1.Chủ đề của văn bản:Là đối tượng 
và vấn đề chính mà văn bản đề cập tới. 
VD: Văn bản “Tôi đi học” 
- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học.
- " Tôi " Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc 
của mình về một kỉ niệm sâu sắc về 
 thủa thiếu thời. 
=> Đây chính là chủ đề của văn bản 
“Tôi đi học”. 
2.Tính thống nhất về chủ đề của văn 
bản: 
- Nhan đề: Có ý nghĩa tường minh 
giúp ta hiểu ngay nội dung của văn bản 
 là nói về chuyện đi học của nhân vật 
“tôi”. 
- Các từ: Những kỉ niệm mơn man của 
 buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến 
trường, đi học, 2 quyển vở và đại từ 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
9 
 ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các 
 từ ngữ, chi tiết như thế nào? 
H:Thế nào là tính thống nhất về chủ đề 
 của văn bản? 
H:Tính thống nhất này thể hiện ở những
 phương diện nào? 
" Tôi ". 
- Câu: Hằng năm .....tựu trường; Hôm 
nay tôi đi học, hai quyển vở........nặng. 
 + Trên đường đi học: Con đường 
quen.....bỗng đổi khác, mới mẻ. Hoạt động lội 
qua sông....đổi thành việc đi học thật thiêng 
liêng, tự hào. 
 + Trên sân trường: Ngôi trường cao ráo, 
xinh xắn -> lo sợ. Đứng nép bên những ng
thân. 
 + Trong lớp học: Bâng khuâng, thấy xa 
mẹ, nhớ nhà. 
-> Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến cảm xúc 
của tác giả thể hiện trong văn bản. 
- Thể hiện: + Nhan đề. 
 +Quan hệ giữa các phần, 
 từ ngữ chi tiết. 
 + Đối tượng. 
B. Luyện tập : 
Bài tập: Đọc kĩ đoạn văn sau: 
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám 
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ nhàng(1). Họ như con chim non đứng bên 
bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ (2). Họ thèm 
vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi 
phải rụt rè trong cảnh lạ(3). 
Yêu cầu trả lời các câu hỏi: 
Câu 1.Đoạn văn trên trích trong văn 
bản nào?Ai là tác giả? 
Câu 2. Đoạn văn trên có nội dung gì? 
Hướng dẫn trả lời: 
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn 
bản “Tôi đi học” - Tác giả Thanh Tịnh 
Câu 2. Nội dung của đoạn văn: Tâm 
trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của nhân 
vật “tôi” và các bạn cùng tuổi khi ở 
sân trường trong ngày khai giảng đầu 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
10 
Câu 3. Trong câu văn “Họ như con 
chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng 
trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập 
ngừng e sợ” tác giả sử dụng phép tu từ 
nào? Tác dụng của phép tu từ đó? 
Câu 4. Đối với mỗi học chúng ta kỉ 
niệm về ngày khai trường đầu tiên 
luôn để lại những ấn tượng sâu đậm. 
Bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 
câu, em hãy kể lại về kỉ niệm về ngày 
khai trường đầu tiên của mình trong đó 
có sử dụng một câu bị động và một 
câu có sử dụng từ tượng thanh (gạch 
chân dưới câu bị động và câu có dùng 
từ tượng thanh). 
tiên. 
Câu 3. 
- Phép tu từ so sánh 
- Ý nghĩa của phép so sánh: Hình ảnh 
chim con được dùng để diễn tả tâm 
trạng của “tôi” và các cô cậu lần đầu 
tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, 
mỗi cô câu học trò như cánh chim non 
đang ước mơ được khám phá chân trời 
kiến thức nhưng cũng rất lo lắng trước 
chân trời kiến thức mênh mông, bao la 
bất tận ấy. 
- Qua đó, ta cảm thấy được tấm lòng 
mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, 
thầy cô, bạn bè của nhà văn. 
Câu 4 : 
 *Về hình thức : 
- Đúng hình thức đoạn văn, dung 
lượng khoảng 10 -12 câu. 
 - Đủ ý, hành văn mạch lạc, rõ 
ràng. 
 - Có sử dụng một câu bị động và 
từ tượng thanh ( gạch chân). 
*Về nội dung : Cần đảm bảo các ý cơ 
bản sau: 
 - Giới thiệu về ngày đi học đầu 
tiên đáng nhớ. 
 - Cảm xúc, ấn tượng chung. 
 - Chuẩn bị tới trường. 
 - Trên đường tới trường. 
 - Bước vào sân trường, lớp học. 
 - Tâm trạng, cảm xúc của em 
trước những điều mới lạ 
*Lưu ý: Giáo viên có thể cho học sinh 
viết đoạn văn trên lớp hoặc hướng dẫn 
HS về nhà viết nếu không còn thời 
gian. 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
11 
III. Củng cố - Dặn dò 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của buổi học. 
Bài tập về nhà: Viết một bài văn ngắn kể lại kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên 
của em . 
- Hoàn thành bài tập trên. 
-Về ôn tập lại bài thơ “Tôi đi học” ( Đọc kĩ bài + nội dung + nghệ thuật) 
-Nắm được vài nét về tác giả Thanh Tịnh. 
- Chuẩn bị ôn tập tiếp bài: “Trong lòng mẹ” ( Trích trong “Những ngày thơ ấu” – 
Nguyên Hồng) 
( Đọc kỹ bài + nội dung + nghệ thuật) 
+Nắm được vài nét về tác giả Nguyên Hồng 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
12 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BUỔI 2: 
Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 
Văn bản : Trong lòng mẹ 
Từ vựng: Trường từ vựng 
Các thành phần của văn bản: Bố cục của văn bản 
I, Mục tiêu cần đạt 
1, Kiến thức 
- Học sinh nắm được tiểu sử của tác giả Nguyên Hồng và hoàn cảnh ra đời của văn 
bản “ Thời thơ ấu” cũng như đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Tóm tắt được đoạn 
trích, nắm được giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”. 
- HS nắm được khái niệm trường từ vựng; bước đầu biết vận dụng kiến thức về 
trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. 
- HS nắm được bố cục của văn bản, nhiệm vụ của các phần trong văn bản và biết 
cách sắp xếp các ý trong bài đạt hiệu quả cao. 
2, Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học. Kĩ năng viết 1 đoạn văn. 
- Rèn kĩ năng làm bài tập về từ vựng, viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng. 
- Rèn kĩ năng làm bài tập về bố cục của văn bản để nâng cao kĩ năng làm bài tập 
làm văn. 
3, Thái độ, phẩm chất 
- Có ý thức cao trong học tập. 
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. 
- Biết yêu thương, thông cảm, sẻ chia với những người xung quanh. 
4, Năng lực 
Bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp 
tác, năng lực giải quyết vấn đề. 
II, Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: Trong lòng mẹ 
A, Hệ thống lại kiến thức đã học 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
13 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 Nêu những nét chính về tác giả 
Nguyên Hồng. 
- Hoạt động cá nhân 3' 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm 
vụ: đọc kĩ SGK kết hợp hiểu biết của 
bản thân nêu những nét chính về tiểu 
sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và 
tác phẩm chính của Nguyên Hồng. 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
-Các HS khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
I, Những nét chính về tác giả, tác 
phẩm 
1. Tác giả 
-Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 
1982, tên thật Nguyễn Nguyên Hồng, 
quê ở Nam Định lớn lên ở Hải Phòng, 
ông sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần 
gũi những người nghèo khổ. 
-Ông được coi là nhà văn của những 
người lao động cùng khổ, lớp người 
“dưới đáy” xã hội. Sáng tác của ông 
hướng về họ với tình yêu thương mãnh 
liệt, trân trọng. 
-Ông được Nhà nước truy tặng giải 
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - 
Nghệ thuật năm 1996. 
- Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Những 
ngày thơ ấu, Cửa biển, 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Nêu hiểu biết của em về tác phẩm 
“Những ngày thơ ấu” và đoạn trích 
“Trong lòng mẹ”. 
+ Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”. 
- Hoạt động cá nhân 5' 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm 
vụ: đọc kĩ SGK, đọc kĩ đoạn trích tìm 
những sự việc chính và tóm tắt một 
cách ngắn gọn bằng lời văn của mình 
nhưng vẫn đảm bảo nội dung của đoạn 
trích “Trong lòng mẹ” 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
-Các HS khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
2, Văn bản 
-Xuất xứ: Những ngày thơ ấu là tập hồi 
kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. 
Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên 
báo năm 1938. Đoạn trích “Trong lòng 
mẹ” là chương IV của tác phẩm. 
-Ý nghĩa nhan đề: 
+Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả 
thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng 
được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, 
được mẹ yêu thương, âu yếm. 
+Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa 
tượng trưng: “trong lòng mẹ” cũng là 
trong tình thương của mẹ. 
+Từ nhan đề văn bản, người đọc đã 
phần nào hiểu được tình yêu thương 
mẹ tha thiết, sự khao khát được sống 
trong tình mẹ của chú bé Hồng, một 
chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng. 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
14 
-Thể loại: Hồi kí (Là những sự kiện đã 
xảy ra trong quá khứ mà tác giả là 
người tham dự hoặc chứng kiến.) 
- Tóm tắt: 
Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất 
hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ 
cùng túng quá phải bỏ đi tha hương cầu 
thực, chú sống với bà cô cay nghiệt. 
Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi 
có muốn vào Thanh Hóa với mẹ không. 
Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc 
ác của bà cô, Hồng đã nén lại niềm 
thương nhớ mẹ và trả lời không muốn 
vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể 
chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con 
với người khác làm cho Hồng đau đớn, 
thương mẹ và căm phẫn những cổ tục 
đã đầy đọa mẹ mình. Gần đến ngày giỗ 
bố, trên đường đi học về, Hồng thấy 
bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ 
nên đã đuổi theo. Khi được mẹ đón lên 
xe, Hồng òa khóc nức nở. Hồng cảm 
thấy sung sướng và hanh phúc vô ngần 
khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy 
mẹ vẫn đẹp như thuở nào, chú sung 
sướng tận hưởng tình mẫu tử bấy lâu bị 
xa cách. Và chú đã quên hết mọi lời 
xúc xiểm của người cô. 
B, Luyện tập 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 Nêu cảm nhận của em về nhân vật 
người cô qua đoạn trích “Trong lòng 
mẹ”. 
- Hoạt động cặp đôi 5' 
Bài 1 
- Người cô là người có tâm địa độc ác, 
cay nghiệt, tàn nhẫn: 
+ Bên ngoài, bà đóng vai là người cô 
tốt, quan tâm tới cháu: hỏi có muốn 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
15 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm 
vụ: đọc kĩ những câu văn nói về nhân 
vật người cô (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, 
hành động, việc làm) từ đó cảm nhận 
được bản chất của nhân vật này. Sau 
đó viết thành một đoạn văn cảm nhận 
về nhân vật này (đoạn văn gồm có mở 
đoạn, thân đoạn và kết đoạn). 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả 
trước lớp. 
-Các CĐ khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
vào Thanh Hóa chơi với mẹ không, hứa 
lo cho tiền tầu xe, vào đòi hỏi quyền lợi 
vì mẹ bé phát tài và để thăm em bé, tỏ 
vẻ ngậm ngùi thương xót cho bé Hồng 
và người anh trai quá cố. 
+ Thực chất bà cố ý chia rẽ tình cảm 
của mẹ con bé Hồng: nói xấu mẹ bé 
Hồng để bé khinh miệt và ruồng rẫy 
mẹ, đem nỗi khổ của bé Hồng ra để 
giễu cợt và làm trò vui cho mình. 
=> Bà tiêu biểu cho hạng người cổ hủ, 
lạc hậu trong xã hội phong kiến đến 
mức khô héo tình máu mủ ruột rà. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé 
Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. 
- Hoạt động cặp đôi 7' 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm 
vụ: đọc kĩ những câu văn nói về nhân 
vật bé Hồng (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, 
hành động, việc làm) từ đó cảm nhận 
được bản chất của nhân vật này. Sau 
đó viết thành một đoạn văn cảm nhận 
về nhân vật này (đoạn văn gồm có mở 
đoạn, thân đoạn và kết đoạn). 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả 
trước lớp. 
-Các CĐ khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
Bài 2 
- Bé Hồng là một chú bé thông minh, 
giàu lòng yêu thương mẹ, có tấm lòng 
nhân hậu, biết thông cảm với nỗi khổ 
của mẹ mình: lấy dẫn chứng trong cuộc 
trò chuyện với người cô. 
- Bé Hồng rất yêu thương mẹ, khao 
khát tình mẫu tử , luôn tin tưởng vào 
người mẹ thân yêu của mình: lấy dẫn 
chứng trong đoạn bé Hồng gặp mẹ và ở 
trong lòng mẹ. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Bài 3 
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
16 
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy 
viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) 
bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. 
- Hoạt động cá nhân 7' 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm 
vụ: HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội 
dung của đoạn trích, trình bày suy nghĩ 
của em về vai trò của người mẹ trong 
cuộc sống. Về hình thức phải có mở 
đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các 
câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về 
nội dung và hình thức. 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả 
trước lớp. 
-Các CĐ khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
-Giải thích: mẹ là người phụ nữ đã có 
công sinh thành, dưỡng dục cho con 
thành người. Mẹ có vai trò quan trọng 
trong gia đình, trong cuộc đời của mỗi 
người con. 
-Bàn luận: 
+Mẹ là người vô cùng quan trọng trong 
gia đình và đối với các con. Đó là 
người có công sinh thành, dưỡng dục 
để chúng ta trưởng thành. 
+Vai trò của người mẹ trong gia đình là 
không thể thay thế: chăm sóc chồng
con, quán xuyến gia đình, nuôi dạy các 
con; mẹ giáo dục uốn nắn nhân cách 
của các con ngay từ khi còn nhỏ; mẹ 
còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc 
không biết mệt mỏi, có thể hi sinh mọi 
thứ, thậm chí cả bản thân mình vì con 
vì gia đình; mẹ nhen nhóm cho con 
những ước mơ, hoài bão trong tương 
lai; mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay 
che chở cho con, mẹ luôn ở bên cạnh 
con bất cứ lúc nào khi con cần, là 
người an ủi khi con vấp ngã, động viên 
khi gặp gặp khó khăn, bất hạnh. 
+Gia đình có hạnh phúc, con cái trưởng 
thành đều cần có sự chăm lo của người 
mẹ trong gia đình. 
+Tình yêu của mẹ là vô điều kiện sẽ 
không bao giờ mất đi dù cho con có 
làm bất cứ điều gì mẹ cũng không 
trách. 
-Nâng cao:Bày tỏ lòng cảm thông với 
những số phận không may mắn có mẹ 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
17 
đồng hành trong cuộc sống. Phê phán 
một bộ phận nhỏ những người mẹ chưa 
làm tròn trách nhiệm. 
-Bài học nhận thức và hành động: 
+Nhận thức rõ vai trò quan trọng của 
người mẹ trong gia đình và trong cuộc 
sống. 
+Giúp đỡ mẹ làm công việc nhà những 
lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực 
học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, 
nhân cách, 
Tiết 2: Trường từ vựng 
A, Hệ thống lại kiến thức đã học 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ 
minh họa. 
- Hoạt động cá nhân 3' 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
-GV hướng dẫn HS cách tạo lập trường 
từ vựng 
-Các HS khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
I, Lý thuyết 
1. Khái niệm 
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít 
nhất một nét chung về nghĩa. 
- Ví dụ: Trường từ vựng “trường học”: 
học sinh, giáo viên, lớp học, bàn 
ghế, 
2, Cách tạo ra trường từ vựng 
-Cần lựa chọn 1 danh từ làm trung tâm, 
sau đó tìm những từ ngữ có liên quan 
đến sự vật đó. 
-Ví dụ: Danh từ “người” 
(1) TTV chỉ người nói chung 
+Xét về giới tính: nam, nữ, trai, gái, 
+Xét về tuổi tác: nhi đồng, thiếu niên, 
thanh niên, trung niên, 
+Xét về nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, 
y tá, học sinh, 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
18 
(2)TTV chỉ các bộ phận của cơ thể con 
người: tay, chân, mắt, mũi, tai, 
(3)TTV chỉ hoạt động của con người: 
chạy, nhảy, đi, đứng, 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 Cần phải lưu ý điều gì khi tìm hiểu về 
trường từ vựng? 
- Hoạt động cá nhân 3' 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
-Các HS khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
3, Lưu ý 
-Tùy theo ý nghĩa khái quát mà 1 
trường từ vựng có thể bao hàm nhiều 
trường từ vựng nhỏ hơn. 
-Các trường từ vựng nhỏ hơn trong 
trường từ vựng lớn hơn có thể thuộc 
nhiều từ loại khác nhau như danh từ, 
động từ, tính từ, 
VD: TTV "mắt" gồm: 
. Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng 
trắng, con ngươi, lông mày, lông mi,... 
. Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, 
tinh anh, toát, mù, lòa,... 
. Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, 
cộm,... 
. Bệnh về mắt: quáng gà, thong manh, 
cận thị, viễn thị, loạn thị,... 
. Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, 
ngó, liếc, dòm, nhòm,... 
-Một trường từ vựng có thể tham gia 
vào nhiều trường từ vựng khác nhau. 
-Trong nhiều trường hợp, người ta 
chuyển trường từ vựng cho từ ngữ để 
tăng hiệu quả diễn đạt thông qua các 
phép tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, 
hoán dụ, 
B, Luyện tập 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu 
Bài 1 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
19 
hỏi bên dưới: 
a. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống 
hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở 
cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì 
thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà 
chửa đẻ với người khác mà tôi có cảm 
giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, 
tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi 
những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh 
em tôi để sinh nở một cách dấu diếm. 
b. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây 
cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để 
quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt 
giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để 
gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá 
cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất 
khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi 
rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy 
quanh gốc cọ về om. 
c. Càng đến gần, những đàn chim đen 
bay kín trời, cuốn theo sau những 
luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả 
mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng 
chim kêu náo động như tiếng xóc 
những rổ tiền đồng. Chim đậu chen 
nhau trắng xoá trên những cây chà là , 
chim cồng cộc đứng trong tổ vươn 
cánh, chim gà đẩy đầu hói như những 
ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống 
chân .Nhiều con chim lạ rất to đậu đến 
quằn nhánh cây . 
(1) T×m c¸c tõ cïng trưêng nghÜa víi 
tõ ®au ®ín. Gäi tªn nh÷ng tõ nµy. 
(2) Tìm các từ ngữ thuộc hai trường 
(1) Các từ cùng trường nghĩa với từ 
đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - 
trường tâm trạng, tình cảm của con 
người . 
(2) Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là: 
Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ 
(3) Các từ thuộc trường nghĩa hoạt 
động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, 
chen, vươn, rụt cổ, nhìn, đứng 
Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 
20 
nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây 
cọ. 
(3) Tìm các từ thuộc trường nghĩa chỉ 
hoạt động của chim. 
- Hoạt động cặp đôi 5' 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả 
trước lớp. 
 -Các CĐ khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Xác định trường từ vựng cho những từ 
gạch chân trong những câu sau: 
a) Nhà ai vừa chín quả đầu 
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm 
lừng. 
b) Nghe xao động nắng trưa 
 Nghe bàn chân đỡ mỏi 
 Nghe gọi về tuổi thơ. 
- Hoạt động cặp đôi 5' 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần. 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả 
trước lớp. 
-Các CĐ khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt kiến thức 
Bài 2 
a) TTV khứu giác 
b) TTV thị giác 
 TTV cảm giác 
 TTV cảm giác 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Lập trường từ vựng cho những từ sau: 
cá, cây, m

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_phu_dao_ngu_van_8_bo_2.pdf