Giáo án Bài tập Ngữ văn 8 - Học kì 2

Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn thơ sau:

a. Đoạn trường thay lúc phân kì

 Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.

(Nguyễn Du)

b. Dưới cầu nước chảy trong veo

 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

 (Nguyễn Du)

c. Đứng chéo trong theo cảnh hắt heo

 Đứng đi thiên thẹo quán cheo leo.

(Hồ Xuân Hương)

 d. Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì

Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.

(Hồ Xuân Hương)

Gợi ý: Xem lại khái niệm từ tượng thanh, tượng hình.

 

doc 170 trang phuongnguyen 25/07/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bài tập Ngữ văn 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bài tập Ngữ văn 8 - Học kì 2

Giáo án Bài tập Ngữ văn 8 - Học kì 2
Tuần 20
Tiết 1, 2, 3
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ.
- Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ.
2
Kĩ năng
- Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản
- Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản 
- Viết đoạn văn tích hợp cảm thụ, yêu cầu tiếng Việt. 
3
Thái độ
- Tự giác, tích cực ôn tập
- Sử dụng các biện pháp tu từ thích hợp trong giao tiếp hằng ngày.
4
Năng lực
- Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Đối tượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động 
của HS
Kiến thức
Nhóm Khá+ TB
HĐ1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức cần nhớ 
H: Thế nào là trợ từ, thán từ? Thán từ có các loại nào?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi bài
I. Kiến thức cần nhớ
1. Trợ từ
- Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái dộ đánh giá sự vật, sự việc trong câu. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.
+ Trợ từ để nhấn mạnh như: những, cái, thì, mà, là.
+ Trợ từ để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc như: có, chính, ngay, đích thị... 
2. Thán từ
- Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
H: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Tác dụng của nó?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi bài
3. Nói quá là gì 
- Là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương.
H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nó?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi bài
4. Nói giảm, nói tránh
a. Khái niệm: Nói giảm, nói tránh là BPTT dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
b. Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
H: Thế nào là nói quá? Tác dụng của nó?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi bài
5. Nói quá
a. Khái niệm: Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
b. Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
H: Thế nào là câu ghép? Tác dụng của nó?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi bài
6. Câu ghép
a. Đặc điểm: Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao nhau tạo thành
b. Cách nối: có 2 cách nối:
- Dùng từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp hô ứng)
- Không dùng từ nối: giữa các vế câu có dấu (, : ;)
c. Quan hệ ý nghĩa
- Nguyên nhân - kết quả
- Điều kiện - giả thiết
........
Nhóm Khá+ TB
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: Điền từ ngữ thích hợp để tạo thành câu có trợ từ:
a Chị học đến trình độ cao rồi, nên mua .......một quyển từ điển lớn cho tiện.
b. - Nhà câu có gần đây không?
- Không nhà tớ xa lắm  Gia Lâm cơ.
c. Sáng nay trời mưa, chiều .. nắng. 
d. Bạn không có bút à? Lấy bút của tớ  viết. Tớ còn  bốn cái cơ.
e. Tôi  tôi chúa ghét những người ngồi lê đôi mách.
f. Hôm qua,  11giờ đêm tôi mới về đến nhà.
g. Cậu đi .. đâu mà lâu thế? Tớ đã bảo cậu mua .. ở hàng tạp hóa đầu ngõ cơ mà.
- HS làm bài cá nhân
II. Luyện tập
Bài tập 1:
a. Hẳn
b. Mãi, tận
c. Lại
d. Mà, những
e. Là, thì
f. Mãi, tận
g. Tận, ngay
Bài tập 2: Xác định tình thái từ trong các câu sau:
a. Trang còn nhớ chùm ổi này không? Không à? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi!
(Ngữ văn 8, tập 1)
b. Chợt trông thấy một cái hố dài để tập nhảy, vương cười và hỏi:
	- Ngắn thế này thôi ư?
(Nguyễn Huy Tưởng)
c. Hoài Văn chỉ vào mặt tên tướng giặc: - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quy hàng, thì còn được toàn tính mạng.
(Nguyễn Huy Tưởng)
d. “Em thân yêu, thân yêu!” Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “ Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
(Ngữ văn 8, tập 1)
- Thảo luận bàn
Bài tập 2: Xác định tình thái từ trong các câu sau:
a. Trang còn nhớ chùm ổi này không? Không à? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi!
(Ngữ văn 8, tập 1)
b. Chợt trông thấy một cái hố dài để tập nhảy, vương cười và hỏi:
	- Ngắn thế này thôi ư?
(Nguyễn Huy Tưởng)
c. Hoài Văn chỉ vào mặt tên tướng giặc: - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quy hàng, thì còn được toàn tính mạng.
(Nguyễn Huy Tưởng)
d. “Em thân yêu, thân yêu!” Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “ Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Bài tập 3: Giải thích nghĩa của các tình thái từ in nghiêng trong các câu dưới đây
a. Tuần sau, chúng ta thi tiếng Anh nhỉ?
- Không, tuần sau nữa chứ!
b. Tôi nghe nói cậu vừa bị ngã xe máy. Không sao chứ?
c. Lần này lớp mình đi Tam Đảo. Cậu đi được không?
- Đi chứ!
- Thảo luận bàn
Bài tập 3:
a. Biểu thị ý bác bỏ của người nói đối với điều vừa được nói ra trước đó “không phải chúng ta thi tiếng Anh vào tuần sau “đồng thời khẳng định” chúng ta thi tiếng Anh vào tuần sau nữa”.
b. Biểu thị ý mong muốn, hi vọng của người rằng với điều mà người nói vừa nói ra là đúng như thế.
c. Biểu thị ý khẳng định chắc chắn của người nói đối với điều mình nói ra.
Bài tập 4: Diễn đạt lại các từ ngữ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng các từ ngữ dùng lối nói quá.
a. Anh lúc nào cũng nói to thế, nhưng thực ra thì rất hiền.
b. Cháu gái tôi trông gầy thế nhưng ăn khỏe lắm đấy.
c. Trời nắng nóng thế này mà cô ấy vẫn phải mặc áo len.
- Làm bài cá nhân
Bài tập 4:
a. Anh lúc nào cũng nói như hét (nói như quát)thế, nhưng thực ra thì rất hiền.
b. Cháu gái tôi trông gầy thế nhưng ăn như voi ( ăn như hoẵng) lắm đấy.
c. Trời nóng chảy mỡ (nóng như cái lò thiêu) thế này mà cô ấy vẫn phải mặc áo len.
Bài tập 5: 
Xác định các từ, cụm từ được dùng theo lối nói giảm nói tránh trong các câu sau:
a. Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
b. Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
	Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
c. Ai đi đường ấy hỡi ai!
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn bể Bắc, anh tìm bể Đông.
(Ca dao)	
d. Em là con giá trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
(Nguyễn Bính)
e.  Từ ngày tôi cầm cọ thì tôi đến nhà anh nhiều hơn. Tôi thích xem những bức tranh mới của anh và những họa sĩ khác. Đặc biệt là tranh của những họa sĩ trẻ chưa thành danh mà anh tìm thấy và coi như một phát hiện của riêng mình.
f. Nếu so với một số người được coi là cùng trang lứa, như nhà văn Nguyễn Đình Thi, họa sĩ Dương Bích Liên, cha tôi còn chênh tuổi hơn. Hai ông nghệ sĩ cũng sinh năm Tý nhưng kém cha tôi vừa tròn một giáp.
- HS làm bài cá nhân
Bài tập 5: 
a. Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
b. Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
	Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
c. Ai đi đường ấy hỡi ai!
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn bể Bắc, anh tìm bể Đông.
(Ca dao)	
d. Em là con giá trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
e.  Từ ngày tôi cầm cọ thì tôi đến nhà anh nhiều hơn. Tôi thích xem những bức tranh mới của anh và những họa sĩ khác. Đặc biệt là tranh của những họa sĩ trẻ chưa thành danh mà anh tìm thấy và coi như một phát hiện của riêng mình.
f. Nếu so với một số người được coi là cùng trang lứa, như nhà văn Nguyễn Đình Thi, họa sĩ Dương Bích Liên, cha tôi còn chênh tuổi hơn. Hai ông nghệ sĩ cũng sinh năm Tý nhưng kém cha tôi vừa tròn một giáp.
Bài tập 6: Xác định các từ dùng sai trong các câu ghép sau và sửa lại cho đúng.
a. Mùa hè cá sông vả lại mùa đông cá bể. (Tục ngữ)
b. Vì cơm treo và mèo nhịn đói. (Tục ngữ)
c. Tuy trâu bò húc nhau nên ruồi muỗi chết. (Tục ngữ)
d. Vì biết thì thưa thốt nhưng không biết thì dựa cột mà nghe. (Tục ngữ)
e. Tuy em muốn ăn cơm trắng canh cần nhưng về Đồng Lãng đan giần với anh
(Ca dao)
- Thảo luận bàn
Bài tập 6: 
a. Mùa hè cá sông vả lại mùa đông cá bể. 
-> Mùa hè cá sông còn mùa đông cá bể.
b. Vì cơm treo và mèo nhịn đói. 
-> Tuy cơm treo nhưng mèo nhịn đói.
c. Tuy trâu bò húc nhau nên ruồi muỗi chết. 
-> Vì trâu bò húc nhau nên ruồi muỗi chết.
d. Vì biết thì thưa thốt nhưng không biết thì dựa cột mà nghe. 
-> Nếu biết thì thưa thốt còn không biết thì dựa cột mà nghe.
e. Tuy em muốn ăn cơm trắng canh cần nhưng về Đồng Lãng đan giần với anh
-> Nếu em muốn ăn cơm trắng canh cần thì về Đồng Lãng đan giần với anh
Dành riêng cho HS KHÁ
Bài tập 7 
Chọn các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ để cấu tạo các câu cho sẵn thành câu ghép.
a. Tôi rất chăm chỉ tập thể dục./ Cả bố mẹ tôi cũng thế.
b. Bạn Hoa thông minh nhất lớp./ Bạn Hoa rất cởi mở nên ai cũng quý.
c. Đây có phải là núi Nùng đâu./ Chị em bảo đấy là núi Nùng.
d. Trời bắt đầu mùa hè./ Trời nóng quá thể.
e. Mẹ tôi mắt to, đen./ Mắt tôi cũng giống mắt mẹ tôi.
f. Diễn viên đó rất đẹp./ Cô ấy được nhiều người hâm mộ.
- HS làm
- Nhận xét
- Chữa bài
Bài tập 7 
a. Tôi rất chăm chỉ tập thể dục và bố mẹ tôi cũng thế.
Bài tập 8 
Dựa vào văn bản “Tôi đi học”, Em hãy viết đoạn văn (8-10 câu) về học tập. Trong đoạn văn có sử dụng nói quá và câu ghép.
- HS viết đoạn
- Đọc
- Nhận xét
- Chữa bài
Bài tập 8 
a. ND: Dựa vào văn bản “Tôi đi học”
- Có thể nói về việc học tập của một số bạn chưa chăm chỉ (trong giờ sinh hoạt em có nhận xét về bạn)
- Bình bầu hạnh kiểm (khi có ý kiến về các bạn vi phạm kỉ luật của lớp....
b. HT: 
- Đoạn văn 8-10 câu, 
- Có sử dụng nói quá và câu ghép
- Chỉ ra nói quá và câu ghép 
HĐ3: Dặn dò, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà 
Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn thơ sau:
a. Đoạn trường thay lúc phân kì
 Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
(Nguyễn Du)
b. Dưới cầu nước chảy trong veo
 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
 (Nguyễn Du)
c. Đứng chéo trong theo cảnh hắt heo
 Đứng đi thiên thẹo quán cheo leo.
(Hồ Xuân Hương)
	d. Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
(Hồ Xuân Hương)
Gợi ý: Xem lại khái niệm từ tượng thanh, tượng hình.
Bài tập 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
a. Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chếch đầu chúi xuống đất.
b. Bà ta một hôm đi chợ qua thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.
c. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
Gợi ý: Xem lại khái niệm câu ghép.
Không phải câu ghép: 
b. Bà ta một hôm đi chợ qua thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.
*Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 21
Tiết 1
LUYỆN TẬP - CẢM THỤ VĂN BẢN 
NHỚ RỪNG
(Thế Lữ)
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về tác giả Thế Lữ, nội dung và nghệ thuật văn bản “Nhớ rừng”
- Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức tác giả Thế Lữ, nội dung và nghệ thuật văn bản “Nhớ rừng”
2
Kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ các chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ các chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Nêu cảm nghĩ, đánh giá qua viết đoạn văn cảm nhận
3
Thái độ
- Tự giác, tích cực ôn tập
- Sử dụng các biện pháp tu từ thích hợp trong giao tiếp hằng ngày.
4
Năng lực
- Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Đối tượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động 
của HS
Kiến thức
Nhóm Khá+ TB
HĐ1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức cần nhớ 
H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời
I. Kiến thức cần nhớ
1. Tác giả
- Thế Lữ (1907-1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (bút danh Lê Ta)
- Quê Bắc Ninh 
- Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934), Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937)
- Phong cách sáng tác: Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới (1932-1945) chặng đầu (32-35)
H: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “Nhớ rừng” 
Thế Lữ vẫn mang nặng tự sự thời thế đất nước, bài thơ “Nhớ rừng” diễn tả tâm sự u uất của con hổ bị sa cơ – của người anh hùng chiến bại – nhưng vẫn đẹp.
Hàng ngày đi làm qua vườn bách thú có lần ông trêu con hổ 
“Chú ta trong nắng hè uể oải 
Cũng chẳng buồn thương nhớ cảnh rừng xưa” 
- Trả lời
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Thể loại: thơ 8 chữ
c. Xuất xứ:
d. Chủ đề: 
e. Nhan đề văn bản:
g. Một số tác phẩm có nét tương đồng:
- Muốn làm thằng Cuội.
- Ông đồ
k.Nội dung
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
l. Nghệ thuật
- Cảm hứng lãng mạn tràn ngập bài thơ:
- Mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn
- Biểu tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú phù hợp về người anh hung chiến bại mang tâm sự u uất.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú
Nhóm Khá+ TB
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: 
Tại sao tác giả lấy nhan đề “Nhớ rừng”? Từ đó thể hiện tư tưởng bài thơ như thế nào?
- Đọc
- Phát hiện và trình bày
- Nhận xét
II. Luyện tập
Bài tập 1
Ý nghĩa nhan đề
- Thể hiện tâm trạng của:
+ Con hổ bị tù hãm, mất tự do -> nhớ về những năm tháng oanh liệt...
+ Người dân Việt Nam mất nước phải sống cảnh nô lệ -> nhớ thời oanh liệt
Bài tập 2: 
Hãy xác định hình tượng trung tâm của bài thơ. Để khắc hoạ chân dung của con hổ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tương phản. Hãy chỉ ra các tương quan đối lập ấy.
Bài tập 2: 
- Biện pháp lãng mạn: lấy tâm trạng con hổ -> tâm trạng của con người
- Hình tượng trung tâm của tác phẩm là con hổ/ nhưng đó là con hổ đã bị sa cơ thất thế (đang bị nhốt ở vườn bách thú). Để khắc hoạ hình tượng chúa sơn lâm, Thế Lữ đã sử dung thành công bút pháp tương phản, đối lập. Có hai cảnh tượng đối lập chính chi phối cấu trúc bài thơ:
Hiện tại
(đoạn 1 và 4)
Quá khứ
(đoạn 2 và 3)
Vườn bách thú, bị giam cầm
Thưc tại tầm thường, nhân tạo
-> Thái độ: chán ghét
Núi non hùng vĩ, tự do vùng vẫy
Gắn với mộng tưởng về thế giới đẹp đẽ của thiên tạo
-> Khao khát, ước mơ
Bài tập 3:
Cho câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"
a. Chép những câu thơ tiếp câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ 10 câu.
b. Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai, trình bày hiểu biết của em về tác giả?
c. PTBĐ chính của khổ thơ trên là gì?
d. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
- HS chép
Bài tập 3:
a. "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
b. Nhớ rừng - Thế Lữ.....
c. PTBĐ chính: biểu cảm
d. BPNT: 
- Câu cảm thán
- Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc
- Điệp từ: nào đâu, đâu những
=> Sự nuối tiếc, nhớ thời oanh liệt ở rừng...
Dành riêng cho HS KHÁ
Bài tập 4:
Em có nhận xét gì về sự thay đổi giọng điệu trong các đoạn thơ? Sự thay đổi giọng điệu ấy có ảnh hưởng đến giọng điệu chủ yếu của thi phẩm không?
Bài tập 4:
Giọng điệu chủ đạo của tác phẩm: khúc trường ca dữ dội và bi tráng. Tuy nhiên, mỗi đoạn thơ lại có sư thay đổi về giọng điệu khiến cho hơi thơ vang lên nhịp nhàng, vừa diễn tả được sự oai phong lẫm liệt của Chúa Rừng vừa nói lên được nỗi khổ đau, uất hận/ niềm ngao ngán bất lực của kẻ anh hùng sa cơ, thất thế. Như vậy, sự thay đổi giọng điệu trong từng đoạn, một mặt góp phần tạo nên sự hoà hợp với cảm xúc chủ đạo, mặt khác, làm cho hơi thơ biến hoá, sinh động.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là niềm khát khao tự do của kẻ anh hùng thất thế qua hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Toàn bộ bài thơ làm hiện lên chân dung tinh thần và bi kịch củạ một cái tôi kì vĩ - con hổ. Tư duy nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa chi phối bài thơ rất rõ qua sự phân cực/ đối lập giữa các giá trị cao cả - thấp hèn; tư do - tù túng,... Tuy nhiên, tâm sự của con hổ trong bài thơ này lại có nét gần gũi với tâm trạng của người dân mất nước lúc bây giờ. Ở đây, có sự đồng vọng giữa khát vọng tự do toát ra từ bài thơ và người tiêp nhận. Vì thế, tình yêu nước kín đáo không phải là lớp nghĩa nổi bật nhất nhưng đó là lớp nghĩa được nảy sinh từ tính đa nghĩa của hình tượng thơ. Chính lớp nghĩa này đã góp phần tăng thêm về đẹp của thi phẩm.
Bài tập 5: 
Em nêu cảm nhận của mình về khổ 3 bài thơ “Nhớ rừng”. (Trình bày bằng đoạn văn quy nạp 8-10 câu. Trong đoạn văn có thành phần tình thái từ)
- HS viết 
- Đọc 
- Nhận xét
- Chữa bài
Bài tập 5: 
- ND: nói về cảnh gì? cảnh đó như thế nào?
- NT: từ ngữ, BPNT....-> tác dụng của BPNT
Khổ 3: bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy:
- Bốn cảnh: cảnh núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi - chúa tể:
+ Đêm vàng bên bờ suối/ say mồi....
+ Ngày mưa.../lặng ngắm...
+ Bình minh..../ giấc ngủ...
+ Chiều..../đợi chết...
-> Tư thế lẫm liệt, kiêu hùng -> chúa sơn lâm đầy uy lực
- Câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ: "nào đâu..."
=> nuối tiếc
HĐ3: Dặn dò, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà 
Bài thơ “Nhớ rừng” được xem là bài thơ mới tiêu biểu. Bài thơ “mới” ở những điểm nào?
Gợi ý: - Mới hình thức nghệ thuật nào?
	- Mới ở nội dung nào?
*Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 21
Tiết 2
	 LUYỆN TẬP CÂU NGHI VẤN
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về câu nghi vấn: khái niệm, vai trò, đặc điểm hình thức, câu nghi vấn với chức năng khác ngoài chức năng chính là hỏi.
- Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức về câu nghi vấn: khái niệm, vai trò, đặc điểm hình thức, câu nghi vấn với chức năng khác ngoài chức năng chính là hỏi.
2
Kĩ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết, dùng câu nghi vấn vào đúng mục đích
- Rèn kỹ năng nhận biết, dùng câu nghi vấn vào đúng mục đích
- Viết đoạn văn tích hợp cảm thụ, yêu cầu tiếng Việt. 
3
Thái độ
- Sử dụng trong giao tiếp
- Có ý thức sử dụng tốt câu nghi vấn trong giao tiếp tạo quan hệ XH tốt với
4
Năng lực
- Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Đối tượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động 
của HS
Kiến thức
Nhóm Khá+ TB
HĐ1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức cần nhớ 
I. Kiến thức cần nhớ
1. Câu nghi vấn
a. Khái niệm: 
- Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn: (ai, gì, tại sao, bao giờ, à, ừ, hả, chứ,...) hoặc có từ “hay” ( nối các vế có quan hệ lựa chọn)
H: Câu nghi vấn có đặc điểm gì về chức năng, hình thức?
- HS trả lời
- Nhận xét
- Ghi bài
b. Đặc điểm
*. Chức năng
- Chức năng trực tiếp: dùng để hỏi 
- Chức năng gián tiếp:
+ Dùng để cầu khiến
+ Khẳng định
+ Phủ định
+ Đe doạ
+ Biểu lộ tình cảm, cảm xúc... mà không yêu cầu người đối thoại trả lời.
H: Theo em, câu nghi vấn dùng để hỏi có thể chuyển sang kiểu câu khác được không mà vẫn giữ được ý nghĩa của câu?
*. Hình thức
- Có từ: nghi vấn 
- Dấu chấm hỏi
- Trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng. Ví dụ :
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy! (Tạ Duy Anh)
- Những câu nghi vấn không dùng để hỏi là những câu có thể thay thế bằng những câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương.
Ví dụ: Bài này chưa học lí thuyết làm thế nào được? 
có thể thay bằng: 
Bài này chưa học lí thuyết thì không làm được.
Nhóm Khá+ TB
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: 
Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a. Tôi hỏi cho có chụyện:
- Thế nó cho bắt à?
(Nam Cao)
b. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Nguyên Hồng)
c. Vua hỏi: "Còn nàng út đâu?". Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Truyền thuyết Hùng Vương)
d. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
(Tạ Duy Anh)
e. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Nam Cao)
Hs thảo luận nhóm đôi.
Trả lời
Chữa bài theo đáp án cô giáo chữa.
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
a. Thế nó cho bắt à?
à: tình thái từ.
b. Sao lại không vào?
sao: đại từ nghi vấn.
c. Còn nàng út đâu?"
đâu: đại từ nghi vấn.
d. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
có... không: cặp phụ từ.
e. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
chăng: tình thái từ.
Bài tập 2: Trong các câu sau, những câu nào dùng để hỏi:
a. Mẹ đi chợ chưa ạ?
b. Ai là tác giả bài này?
c. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
d. Bao giờ bạn về?
HS làm BT cá nhân.
Bài tập 2: 
- Câu dùng để hỏi: a, b, d
Bài tập 3: 
Cho các đoạn trích sau:
1. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót tôi, cô tôi chộp chừng nói tiếp:
Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
(Nguyên Hồng)
2. Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra:
Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa.
(Ngô Tất Tố)
3. Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?
(Nguyễn Du)
4. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:	ỉại	phán	:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được?
(Еm bé thông minh)
5. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
a. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích trên.
b. Thay thế các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên bằng những câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương.
HS làm BT cá nhân.
Hs lên bàng trình bày
Chữa bài
Bài tập 3:
a. Chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích:
1. Khẳng định, biểu cảm 
2. Phủ đính, biểu cảm
3. Cảm thán	
4. Phủ định, cảm thán
5. Đe doạ
b. Thay thế các câu
1. ... để cho người ta hỏi đến.
2. Mày đừng tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày.
3. Không biết ăn gì mà rất to lớn đẫy đà.
4. ... giống đực không thể đẻ được.
5. Mày không được cãi. Mày không được phép cãi một bà nhất phẩm phu nhân.
Bài tập 4: Các câu sau có phải câu nghi vấn không? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu.
a. Vua hỏi:
- Còn nàng út đâu ( )
b. Vua hỏi nàng út đâu ( )
HS làm BT cá nhân
Bài tập 4:
- Câu nghi vấn : Câu a – dấu (?)
- Câu b: câu trần thuật – dấu (.)
Bài tập 5: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì?
	a. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu! Mau! 
(Ngô Tất Tố)
	b. Tôi quắc mắt:
	- Sợ gì? [...] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
(Tô Hoài)
c. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
(Tô Hoài)
d. Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
(Nguyễn Duy)
e. Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác...
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm.
HS thảo luân nhóm 4, cử đại diện trinh bay
Các nhóm nhận xét chữa bài.
Bài tập 5: 
- Câu a: à hỏi để khẳng định vấn đề.
- Câu b: Câu nghi vấn : Dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ.
- Câu c: Dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Câu d: Hỏi để khẳng định, bộc lộ cảm xúc.
-Câu e: Hỏi để phủ đinh, bộc lộ cảm xúc.
Dành riêng cho HS KHÁ
Bài tập 6:
Viết một đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn.
HS viết đoạn văn, đọc, chữa.
Bài tập 6: 
HS viết đoạn văn chủ đề tự chọn. Lưu ý:
- Hình thức:
+ Kiểu đoạn văn: diễn dịch
+ Số câu: 8-10 câu.
- Nội dung: trong sáng, đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng.
- Tiếng việt: Sử dụng câu nghi vấn đúnghinh thức mục đích, gạch chân chú thích.
Bài tập 7:
Cho biết sự khác nhau giữa các đại từ in đậm trong các câu sau:
a. – Ai đấy?
- Anh cần ai thì anh gọi người ấy.
b. – Cái này giá bao nhiêu?
- Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu.
c. – Mai, anh đi đâu?
- Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy.
III. Bài tập về nhà 
	Hãy đặt câu nghi vấn dùng để chào. Đưa câu nghi vấn em vừa đặt vào một tình huống cụ thể để sử dụng câu đó.
Bài tập 7: 
A, Ai – để hỏi / để trỏ
B, Bao nhiêu: để hỏi/ trỏ số lượng
C, Đâu: hỏi/ trỏ
III. BTVN:
HS đặt câu và đưa vào tình huống cụ thể: 
Ví dụ: Đang ở nhà , bố mẹ đi làm về: 
- Bố mẹ mới đi làm về ạ?
.....
HS đặt câu với nhiều tình huống, trường hợp khác nhau.HĐ3: Dặn dò, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà (2 phút)
Nắm vững kiến thức cần nhớ.
Hoàn thành BTVN,đoạn văn.
Chuẩn bị bài sau: Cảm thụ VB: Tức cảnh Pác pó ( chuẩn bị phiếu 10 ND thơ ), 
*Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 21
Tiết 3:
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài dạy: 
HS Trung bình
HS Khá
1
Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh.
- Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức về văn thuyết minh.
2
Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
- Rèn kĩ năng biết nhận xét, phát hiện và sửa lỗi.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
3
Thái độ
- Trung thực, thẳng thắn trong tiếp thu, sửa chữa và góp ý.
4
Năng lực
- Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não 
D. Tiến trình dạy - học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Đối tượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Nhóm Khá+ TB
HĐ 1: HD nhắc lại kiến thức cơ bản của văn bản
- GV nêu câu hỏi: 
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo bàn và trả lời.
- GV chốt, ghi bảng.
- HS lắng nghe
- HS trao đổi theo bàn, đại diện HS trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét
- HS nghe, quan sát và ghi bài vào vở
I. Kiến thức cần nhớ 
-Bài văn thuyết minh gồm có các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là bộ phậncủa bài văn thuyết minh .
- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ , ngắn gọn ý chủ để; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lý( theo cấu tạo của sự vật; theo thứ tự nhận thức ; theo thứ tự diễn biến sự việc hoặc theo thứ tự chính phụ).
-Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh: giới thiệu được về đối tượng một cách chính xác, khách quan.
Nhóm Khá+ TB
HĐ 2: HD làm các bài tập theo các dạng bài
* Tổ chức cho HS làm BT1:
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Yêu cầu HS dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
 + Hãy nêu yêu cầu của bài tập?
-GV yêu cầu hs trả lời.
-HS nhận xét.
- GV chốt, cho HS làm bài vào vở và kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV kiểm tra bài làm của HS
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp lắng nghe và theo dõi vào đề
- HS dùng bút gạch vào đề bài
-HS đọc
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nhận xét.
- HS làm bài.
II.Luyện tập:
 Bài tập 1: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần lưu ý điều gì?
- Tương tự như văn nghị luận, đoạn văn trong bài văn TM thường có TN chủ đề hoặc câu CĐ mở đoạn và tiếp sau là những câu gt, bổ sung cho chủ đề. Mỗi đoạn văn thường trình bày một phần kiến thức về sv, hiện tượng phải thuyết minh.
- Đoạn văn TM thường dùng phép diễn dịch, ngoài ra còn dùng phép quy nạp, song hình
- Các câu trong đoạn văn hoặc theo trình tự cấu tạo chi tiết của sự việc hoặc theo trình tự nhận thức về sự viêc, hiện tượng.
* Tổ chức cho HS làm BT2:
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập 2 .
- Yêu cầu HS dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
 + Hãy nêu yêu cầu của bài tập?
-GV yê

File đính kèm:

  • docgiao_an_bai_tap_ngu_van_8_hoc_ki_2.doc