Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Cánh diều)

NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6

I. HỌC ĐỌC

Câu hỏi trang 8 SGK: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.

Trả lời:

- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.

- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:

+ Văn bản truyện:

Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.

Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.

Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.

Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.

Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác.

 

docx 142 trang phuongnguyen 27/07/2022 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Cánh diều)

Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Cánh diều)
BÀI MỞ ĐẦU
Yêu cầu cần đạt:
* Bài học này giúp các em hiểu được:
- Những nội dung chính của sách Ngữ văn 6.
- Cấu trúc của sách và các bài học trong sách
NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6
I. HỌC ĐỌC
Câu hỏi trang 8 SGK: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.
Trả lời: 
- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
+ Văn bản truyện:
Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.
Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.
Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác.
Bức tranh của em gái tôi: Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư.
Điều không tính trước: Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.
Chích bông ơi!: Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần
Dế Mèn phiêu lưu kí: Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.
+ Văn bản thơ:
À ơi tay mẹ: Ghi lại những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ.
Về thăm mẹ: Đầy ắp những cảm xúc nghẹn ngào.
Những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ,
Đêm nay Bác không ngủ: Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác.
Lượm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
 Gấu con chân vòng kiềng: Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước.
+ Văn bản kí:
Trong lòng mẹ: Ghi lại tình mẫu tử sâu nặng.
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Ghi chép về cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng đất phương Nam.
Thời thơ ấu của Hon-đa: Những dòng hồi ức về tuổi thiếu niên với những kỉ niệm đầy thú vị của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.
Câu hỏi trang 9 SGK: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?
Trả lời: 
Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần:
- Đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Giải thích vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp dân nghèo.
+ Vẻ đẹp của một bài ca dao: Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
+ Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Phân tích ý nghĩa của truyện Thánh Gióng – một trong những tác phẩm hay nhất thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước.
+ Tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.
+ Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.
+ Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.
- Đọc hiểu văn bản thông tin:
+ Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh 2-9-1945.
+ Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
+ Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
+ Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự kiện khoa học thú vị.
+ Giờ Trái Đất: Sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.
Câu hỏi trang 10 SGK: Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và trả lời câu hỏi:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Trả lời: 
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
- Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
- Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
- Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
II. HỌC VIẾT
Câu hỏi trang 11 SGK: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:
a) Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản là gì?
Trả lời: 
a) 
- Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản:
- Tự sự: 
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biểu cảm: 
+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
- Thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
- Nhật dụng:
+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
Câu hỏi trang 12 SGK: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác là gì?
b) Liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
Trả lời: 
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng:
- Nói: 
+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.
+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe:
+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.
+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác:
+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 6
Câu hỏi trang 13 SGK: Đọc phần Cấu trúc của sách và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?
b) Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học?
Trả lời: 
a) 
- Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có 7 phần chính: Yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn học.
- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:
+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
+ Làm bài tập thực hành viết.
+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.
 - Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:
+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.
+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.
+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,
+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
+ Đọc định hướng viết.
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.
+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.
================
BÀI 1: TRUYỆN
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyên, nhân vật, yếu tố hoang đường....), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết, cổ tích
- Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
- Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe,) bằng các hình thức nói và viết
- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh có tài
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
THÁNH GIÓNG
Phần Chuẩn bị
Xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thánh Gióng.
Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:
1) Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?
2) Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tưởng tượng hoang đường kì ảo?
3) Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
Trả lời: 
1) Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?
+ Thời điểm xảy ra: vào đời Hùng Vương thứ sáu
+ Kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp sạch quân thù.
+ Nhân vật nổi bật: Thánh Gióng
2) Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tưởng tượng hoang đường kì ảo?
+ Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
+ Những chi tiết có yếu tố kì ảo:
Bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.
Mang thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.
Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.
Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...
3) Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
- Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
=> Để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai, bài học về giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước
Phần Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1?
Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?
Những ai đã góp phần nuôi chú bé?
Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?
Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?
Trả lời: 
Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1?
Chi tiết khác thường là:
Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?
Câu nói đâu tiên:” Mẹ ra mời sứ giả vào đây”
Những ai đã góp phần nuôi chú bé?
Những người góp phần nuôi chú bé: cha mẹ cậu bé và bà con, làng xóm góp gạo nuôi chú bé.
Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tân với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tắm áo giáp! sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.=> Phẩm chất con người: con sàn chiến đấu, yêu nước, sẵn sàng hi sinh.
Chi tiết roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi đánh giặc, càng khẳng khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, đồng thời là chi tiết thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của bậc anh hùng trong chiến đấu.
Đánh giặc xong cưỡi ngựa về trời => Phẩm chất: trong sạch, không màng vật chất, không màng danh dự
Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời, là niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng giết giặc, trở thành một vẻ đẹp tinh thần sâu sắc trong tâm hồn của nhân dân. Nhấn mạnh một điều rằng, người anh hùng bảo vệ đất nước vĩnh viễn còn sống mãi trong tâm trí của nhân dân, được nhân dân đời đời ghi ơn, tưởng nhớ. Đồng thời cũng là bài học quý giá có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường, bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
* Câu hỏi cuối bài:
1. Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.
2. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?
3. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.
4. Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
5. Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?
6. Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đồng?
Trả lời: 
 1. Sự việc chính:
(1) Sự ra đời của Gióng;
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;
(3) Gióng lớn nhanh như thổi;
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.
2. Phẩm chất: phẩm chất của người anh hùng chống ngoại xâm, bảo vệ mùa màng, được nhân dân tôn là vị thần đứng đầu trong "Tứ bất tử".
3. Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở đời Hùng Vương Thứ sáu, ở làng Gióng
– Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.
– Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.
– Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chông giặc ngoại xâm.
4. Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
=> Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
5. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chông giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.
6. Lí do đặt tên:
– Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
– Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
– Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
THẠCH SANH
Phần Chuẩn bị
- Xem lại khái niệm truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thạch Sanh.
- Khi đọc hiểu truyện có tích, các em cần chú ý:
+ Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.
+ Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?
+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả đân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
+ Những chỉ tiết nào trong truyện là chỉ tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thẻ hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
Trả lời: 
+ Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện:
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
- Đi canh miếu và diệt chằn tinh.
- Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn đại bàng và chằn tinh báo oán, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.
- Thạch Sanh đối với 18 nước.
- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.
+ Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?
- Truyện kể về Thạch Sanh. Thạch Sanh là nhân vật nổi bật.
- Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:
Thạch Sanh: cưới công chúa, lên ngôi vua
Mẹ con Lí Thông: bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung
+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả đân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
Ước mơ lớn nhất của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội, phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa
Điều đó có liên quan tới cuộc sống ngày nay bởi cuộc sống này thiện ác phân minh, con người ta luôn hướng tới sự công bằng trong xã hội, sống nghĩa tình, ý nghĩa
+ Những chi tiết nào trong truyện là chỉ tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
- Những chi tiết kì ảo trong truyện “Thạch Sanh” là:
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già.
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.
+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ , chết để lại bộ cung tên bằng vàng.
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc.
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết.
=> Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người xem, đọc
Phần Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?
Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?
Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lí Thông sẽ làm gì?
Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?
Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?
Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?
Trả lời: 
Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Là thái tử, con trời hạ phàm đầu thai xuống gia đình nọ.
Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?
Tính cách: Thật thà, ngay thẳng, dũng cảm, xả thân muốn cứu giúp, giúp đỡ người khác khi người ấy gặp khó khăn.
Từ được lặp lại 2 lần trong phần này: Thật thà
- Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay
- Thạch Sanh thật thà tin ngay.
Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?
Trông thấy đại bàng quắp theo một cô gái bay qua, Thạch Sanh không ngần ngại liền dùng cung tên vàng bắn. Chàng theo vết máu truy tìm chỗ nó ở.
Chàng xung phong xin xuống hang cứu công chúa, bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.
Cứu con trai vuaThủy Tề
Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lí Thông sẽ làm gì?
Lí Thông sẽ giết Thạch Sanh nhằm cướp công về mình
Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?
Không.
Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?
Sau tất cả mọi chuyện, Thạch Sanh không giết họ và cho chúng về quê làm ăn
Kết cục của mẹ con Lý Thông: Đi nửa đường thì bị sét đánh chết rồi hóa thành bọ hung
Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?
Thạch Sanh cầm đàn ra đánh trước quân giặc, khiến cho binh sĩ các nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa.
Thiết đãi họ bằng niêu cơm thần và hứa trọng thưởng cho ai ăn hết nhưng không một ai làm được.
* Câu hỏi cuối bài:
1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (người bất hạnh, người thông minh, người dũng sĩ, người khờ khao)?
2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chỉ tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
4. Hãy chỉ ra các chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
5. Các chỉ tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chần tỉnh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Trả lời: 
1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (người bất hạnh, người thông minh, người dũng sĩ, người khờ khao)?
=>Thuộc kiểu người dũng sĩ
2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
Sự kiện chính:
(1) Sự ra đời, lai lịch của Thạch Sanh .
(2) Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ.
(3) Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
(4) Thạch Sanh diệt chằn tinh, bị Lý Thông cướp công.
(5) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa ,lại bị cướp công.
(6) Thạch Sanh cứu thái tử, được tặng đàn thần,bị vu oan phải vào ngục.
(7) Thạch Sanh được giải oan.
(8) Tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh khiến 18 nước chư hầu xin thua
=> Em thích nhất sự kiện: tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh khiến 18 nước chư hầu xin thua
3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chỉ tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.
VD: Chi tiết Thạch Sanh dù biết được bộ mặt thật của mẹ con nhà Lí Thông nhưng vẫn thả họ về quê
4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng:
- Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh => Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cậu giết chằn tinh và đại bàng => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung => người hiền sẽ gặp lành
- Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh => sức sống dai dẳng của cái ác.
- Niêu cơm thần ăn mãi không hết=> ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.
- Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình => tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa
=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
5. Các chỉ tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
=> Ước mơ của nhân dân ta về công lí, người hiền gặp lành, ác giả ác báo, phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa
6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Ý nghĩa:
Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát, như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1
Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.
(Thánh Gióng)
b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.
(Thạch Sanh)
Trả lời: 
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Vừa, về, tâu, vua
Từ, ngày, bị
Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ
công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng, đau đớn
vội vàng
Câu 2
Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cối, tài giỏi, hiển lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp
a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.
b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.
Trả lời: 
a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm đạp
b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu.
Câu 3
Yếu tổ nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp.
bánh tẻ, bánh tại voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm
a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.
b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.
c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.
d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.
Trả lời: 
a) bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm
b) bánh nướng
c) bánh xốp
d) bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc
Câu 4
Xếp từ láy trong các cân dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Cậu sống lủi thủi trong túp lầu cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)
- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)
- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cảnh cây, thổi sáo cho đản bò gặm có. (Sọ Dừa)
a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.
b) Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.
Trả lời: 
a) lủi thủi, rười rượi, rón rén
b) véo von
Câu 5
Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.
Trả lời: 
(Ví dụ kể lại chuyện Thánh Gióng)
Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, người vợ đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, người vợ bèn đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Chuẩn bị
Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Thánh Gióng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữa thanh gươm mà Rùa vàng nhận từ tay Lê Lợi
Trả lời: 
Có thể tưởng tượng và miêu tả khung cảnh hồ Gươm như sau:
Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ.
Xung quanh hồ là những hàng cây xanh mướt bốn mùa, tỏa bóng xuống hồ. Đặc biệt là hàng liễu rủ xuống như cô thiếu nữ đang soi gương chải tóc.
Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài
1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?
2. Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?
3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.
4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
Trả lời: 
1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?
Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt
2. Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?
Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc (lưỡi gươm thần)
3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.
+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm
+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :" Thuận Thiên"
+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa
+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in
+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.
+ Rùa Vàng lên đòi gươm.
4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thếvang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.
5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
* Câu hỏi cuối bài:
1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
3. Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?
4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: 
1. Sự việc chính:
Quân Minh sang xâm lược nước ta.
Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.
Lê Thận kéo được lưỡi gươm báu.
Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc.
Trong tay Lê Lợi thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía.
Lê Lợi lên ngôi vua.
Một năm sau Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm báu.
Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng.
Hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm
2. Nhân vật vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến chính là gươm thần. Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân, trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên" phát sáng.
3. Chi tiết liên quan tới lịch sử:
- Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu vùng lên chiến thắng giặc Minh vang dội
Chi tiết hoang đường kì ảo:
- Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên".
- Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà.
- Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sgk_ngu_van_6_canh_dieu.docx