Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 - Dự án tiết kiệm trong sử dụng điện - Trường THCS Lữ Gia

- Dựa vào tên các đồ dùng điện trong Bảng 1, HS tìm các đồ dùng điện thế hệ mới có chức năng gần giống với đồ dùng điện đang sử dụng nhưng có công suất tiêu thụ nhỏ hơn và điền vào Bảng 2

- Tính toán mức chênh lệch công suất giữa đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới là bao nhiêu W và điền vào Bảng 3

- Mỗi loại đồ dùng điện được sử dụng bao nhiêu giờ mỗi tháng (Giả sử tháng có 30 ngày)?

Giả sử giá tiền của một số điện là 1 856 đồng. Nếu thay thế đồ dùng điện đang sử dụng (Bảng 1) bằng đồ dùng điện thế hệ mới (Bảng 2) thì mỗi tháng (30 ngày) gia đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?

 

docx 13 trang quyettran 14/07/2022 20760
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 - Dự án tiết kiệm trong sử dụng điện - Trường THCS Lữ Gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 - Dự án tiết kiệm trong sử dụng điện - Trường THCS Lữ Gia

Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 - Dự án tiết kiệm trong sử dụng điện - Trường THCS Lữ Gia
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THCS LỮ GIA
Họ và tên giáo viên:
Tổ: .
..
 TÊN CHỦ ĐỀ: .
TÊN BÀI DẠY: DỰ ÁN TIẾT KIỆM TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN
Môn Công nghệ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học về đồ dùng điện và lựa chọn đồ dùng tiết kiệm điện để đánh giá các loại đồ dùng điện tiết kiệm điện năng;
- Đề xuất được phương án sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm
- Phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính tự lực và năng lực hợp tác nhóm trong việc cùng xây dựng phương án sử dụng đồ dùng tiết kiệm điện năng;
- Hình thành ý thức tiết kiệm điện trong sử dụng đồ dùng điện tại gia đình.
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
2. Về năng lực
2.1.1. Năng lực công nghệ
Nhận thức công nghệ
Nhận biết các yêu cầu khi đề xuất đồ dùng điện đáp ứng yêu cầu tiết kiệm điện năng
[a2.1]
Giao tiếp công nghệ
Biểu diễn được ý tưởng lựa chọn đồ dùng tiết kiệm điện
[b2.1]
Sử dụng công nghệ
Đọc được các tài liệu thể hiện thông số kỹ thuật của sản phẩm điện gia dụng
[c2.1]
Đánh giá công nghệ
Nhận xét, đánh giá công suất tiêu thụ của các đồ dùng điện
[d2.2]
Thiết kế kĩ thuật
Xây dựng được phương án sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm điện năng
[e2.2]
2.1.2. Năng lực chung 
Năng lực Tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện những công việc thuộc nhiệm vụ bản thân để góp phần hoàn thành dự án; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng về lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện năng theo chủ đề của dự án
[TCTH.1]
Năng lực Giao tiếp và hợp tác
Biết trình bày ý tưởng cho việc đề xuất các đồ dùng tiết kiệm điện; thảo luận những vấn đề của dự án, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm;
[GTHT1.3]
Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Phân tích được tình huống đã cho để đề xuất các đồ dùng tiết kiệm điện; lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động; đánh giá được kế hoạch và thực hiện kế hoạch
[GQST.2]
3. Về phẩm chất
Phẩm chất Chăm chỉ
Có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng về đồ dùng điện để thực hiện dự án
[CC1.3]
Phẩm chất Trách nhiệm
Có trách nhiệm với gia đình, có ý thức tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng điện của gia đình
[TN2.1]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Khởi động
- Bảng
-
- SGK
- 
Hoạt động 2. Khám phá
- Bảng nhóm
- 
- 
- 
Hoạt động 3. Luyện tập
- máy chiếu
- 
- sưu tầm hình ảnh
- tài liệu liên quan
- 
Hoạt động 4. Vận dụng
- máy chiếu
- 
- bảng trình bày kết quả
- 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 
( phút)
Giới thiệu dự án, nhiệm vụ dự án
Vấn đáp
Hoạt động 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
( phút)
Hướng dẫn HS lạp kế hoạch thực hiện dự án
Xây dựng kế hoạch
Hoạt động nhóm
Vấn đáp
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Hoạt động 2.1. Phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký
( phút)
Thực hiện biểu mẫu báo cáo
Hoạt động nhóm
Vấn đáp
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Hoạt động 2.2. Thảo luận nhóm lập kế hoạch thực hiện
( phút)
- Nghiên cứu các loại đồ dùng điện theo yêu cầu của dự án
- Lập kế hoạch thời gian, mốc thời gian cho từng công việc
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
- Liệt kê các dụng cụ, vật liệu cần thiết
Hoạt động nhóm
Vấn đáp
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Hoạt động 3. THỰC HIỆN DỰ ÁN
( phút)
Hướng dẫn HS thực hiện dự án
HS thảo luận hoàn thành dự án
Hoạt động nhóm
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Hoạt động 4. BÁO CÁO DỰ ÁN 
( phút)
Cho các nhóm HS báo cáo kết quả dự án, đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá
- Báo cáo đề xuất loại đồ dùng điện thế hệ mới và số tiền tiết kiệm được nếu sử dụng các đồ dùng điện này (Bảng 3)
Hoạt động nhóm
Vấn đáp
Tiêu chí đánh giá trình bày nhóm
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng
Nội dung
 phút
Hoạt động 1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 
* Giáo viên đặt tình huống :
Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người	 dùng điện phải biết sử dụng hợp lí điện năng.
Hơn nữa điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh hiện đại. Ngày nay, điện đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng to lớn của điện năng đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước nếu chúng ta sử dụng điện năng không thích hợp dễ dẫn tới xây dựng nhiều các nhà máy điện tràn lan tác động tiêu cực tới môi trường.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì để sử dụng điện một cách tiết kiệm cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- HS đọc thông tin trong SGK 
- Gắn bìa tên chủ đề
Lựa chọn chủ đề : Tiết kiệm trong sử dụng điện
Phút
Hoạt động 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
Hoạt động 2.1. Phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký
Hỏi: Với chủ đề tiết kiệm điện năng theo các em, chúng ta cần tìm hiểu những nội dung gì? 
- Ghi kết quả trả lời của HS 
- Gọi HS nhận xét về các ý kiến đã nêu. 
- Tổ chức cho HS phát triển mạng ý tưởng.
- Thảo luận với HS để lược bớt các ý kiến trùng nhau và hình thành các nhiệm vụ của dự án.
- HS trả lời 
- HS nhận xét, trả lời 
- Trao đổi theo cặp, ghi nội dung vào bảng nhóm và gắn lên bảng
- Cùng GV chọn lọc những nội dung để thực hiện dự án.
- Bảng nhóm
Xây dựng các nội dung dự án
 phút
- Phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký
- Cho HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án.
- GV phân nhóm và phân công nhiệm vụ: 
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 2
+ Nhiệm vụ 3 : Nhóm 3
+ Nhiệm vụ 4: Nhóm 4
- Hướng dẫn các nhóm phân công nhiệm vụ trong nhóm và lập kế hoạch.
- Theo dõi, giúp đỡ
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Theo dõi và nhận xét, bổ sung 
- Hướng dẫn thực hiện một số kĩ năng (giao tiếp, tìm kiếm trên mạng internet, trình bày trên giấy Ao , sưu tầm tranh ảnh ..)
Các nhiệm vụ của dự án:
1. Tìm hiểu các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng
2. So sánh các loại đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới
3. Các biện pháp tiết kiệm điện năng
4. Tóm tắt nội dung trọng tâm của dự án bằng sơ đồ tư duy
- Ngồi theo nhóm
- Lắng nghe và cùng tham gia 
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm 
- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế hoạch của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cùng tham gia hỏi và trả lời. 
- máy chiếu
- Bảng phân công nhiệm vụ nhóm
Lập kế hoạch thực hiện dự án
Hoạt động 2.2. Thảo luận nhóm lập kế hoạch thực hiện
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi, thu thập thông tin)
- Thực hiện theo kế hoạch: 
+ Nhóm 1: 
*sưu tập hình ảnh và tư liệu về ô nhiễm môi trường do hoạt động của các nhà máy điện.
*xây dựng hệ thống câu hỏi : ? Em hãy cho biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
. Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có một số lợi ích dưới đây:
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
	+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
	+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại.
	+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
	+ Giảm việc gây ô nhiễm môi trường.
	+ Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
 ? giải thích vì sao sử dụng tiết kiệm điện năng lại giảm việc gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên
? Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với lợi ích quốc gia?
+ Nhóm 2: 
- Liệt kê tối thiểu 5 đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng, điền vào Bảng 1
- Dựa vào tên các đồ dùng điện trong Bảng 1, HS tìm các đồ dùng điện thế hệ mới có chức năng gần giống với đồ dùng điện đang sử dụng nhưng có công suất tiêu thụ nhỏ hơn và điền vào Bảng 2
- Tính toán mức chênh lệch công suất giữa đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới là bao nhiêu W và điền vào Bảng 3
- Mỗi loại đồ dùng điện được sử dụng bao nhiêu giờ mỗi tháng (Giả sử tháng có 30 ngày)?
Giả sử giá tiền của một số điện là 1 856 đồng. Nếu thay thế đồ dùng điện đang sử dụng (Bảng 1) bằng đồ dùng điện thế hệ mới (Bảng 2) thì mỗi tháng (30 ngày) gia đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?
HS điền kết quả vào Bảng 3
 + Nhóm 3: 
?Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào?
? Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện hay không? Vì sao?
? học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào ở gia đình và ở nhà trường, lớp học?
 + Nhóm 4: Tóm tắt nội dung trọng tâm của dự án bằng sơ đồ tư duy
- Các em chọn đúng cụm từ “tiết kiệm điện” làm trung tâm.
- Các em vẽ được 2 nhánh cấp 1 là: lợi ích tiết kiệm điện, các biện pháp tiết kiệm điện
 - Từ nhánh cấp 1 là lợi ích tiết kiệm điện vẽ tiếp các nhánh cấp 2 là: Giảm chi tiêu, giảm các sự cố, giảm việc gây ô nhiễm môi trường., tương tự với nhánh cấp 3, 4 
 - Từ nhánh cấp 1 là các biện pháp tiết kiệm điện vẽ tiếp các nhánh cấp 2 là: lựa chọn đồ dùng điện, cài đặt hẹn giờ cho đồ dùng điện., tương tự với nhánh cấp 3, 4 
-Mạng Internet, các bài báo.
- Hình ảnh
- Câu hỏi 
Lập kế hoạch thực hiện dự án
Hoạt động 3. THỰC HIỆN DỰ ÁN
Theo dõi, giúp đỡ (xử lý thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. 
- Xây dựng báo cáo/sản phẩm của nhóm.
Giấy, bút, giấy màu, máy tính
Tổng hợp thông tin và hoàn thành báo cáo của nhóm
 phút 
Hoạt động 4. BÁO CÁO DỰ ÁN 
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi.
- Nhận xét, bổ sung 
- Tổ chức cho HS thực hiện
- Kết luận, tuyên dương nhóm, cá nhân 
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Nhóm 1: Trình bày sản phẩm 
+ Nhóm 2: Trình bày sản phẩm 
+ Nhóm 3: Trình bày sản phẩm 
+ Nhóm 4: Trình bày sản phẩm
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. 
- Cùng tham gia và đưa ra các hoạt động tiếp nối của dự án:
+ Tuyên truyền mọi người về việc tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường
- Bản trình bày kết quả của các nhóm, hình ảnh
- Máy chiếu
 Máy vi tính, 
Báo cáo kết quả
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1.Các nhóm hoàn thành bài tập về nhà theo phiếu được giao
2. Trả lời câu hỏi bài ôn tập chương 4 trang 82 SGK
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
BẢNG 1. Các đồ dùng điện đang sử dụng trong gia đình
Số thứ tự
Tên đồ dùng điện trong gia đình
Công suất tiêu thụ
1
2
3
4
5
BẢNG 2. Đồ dùng điện thế hệ mới thay thế đồ dùng điện đang sử dụng trong gia đình
Số thứ tự
Tên đồ dùng điện mới thay thế cho đồ dùng điện đang sử dụng
Công suất tiêu thụ
1
2
3
4
5
BẢNG 3. Bảng so sánh mức chênh lệch công suất tiêu thụ giữa đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới
STT
Tên đồ dùng điện đang sử dụng
Tên đồ dùng điện thế hệ mới
Chênh lệch công suât tiêu thụ (W)
Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng
Tên đồ dùng điện
Công suất tiêu thụ (W)
Tên đồ dùng điện
Công suất tiêu thụ (W)
1
2
3
4
5
CÂU HỎI GỢI Ý- NHÓM 1
*sưu tập hình ảnh và tư liệu về ô nhiễm môi trường do hoạt động của các nhà máy điện.
? Em hãy cho biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
? giải thích vì sao sử dụng tiết kiệm điện năng lại giảm việc gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên
? Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với lợi ích quốc gia?
CÂU HỎI GỢI Ý- NHÓM 2
- Liệt kê tối thiểu 5 đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng, điền vào Bảng 1
- Dựa vào tên các đồ dùng điện trong Bảng 1, HS tìm các đồ dùng điện thế hệ mới có chức năng gần giống với đồ dùng điện đang sử dụng nhưng có công suất tiêu thụ nhỏ hơn và điền vào Bảng 2
- Tính toán mức chênh lệch công suất giữa đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới là bao nhiêu W và điền vào Bảng 3
- Mỗi loại đồ dùng điện được sử dụng bao nhiêu giờ mỗi tháng (Giả sử tháng có 30 ngày)?
Giả sử giá tiền của một số điện là 1 856 đồng. Nếu thay thế đồ dùng điện đang sử dụng (Bảng 1) bằng đồ dùng điện thế hệ mới (Bảng 2) thì mỗi tháng (30 ngày) gia đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?
HS điền kết quả vào Bảng 3
CÂU HỎI GỢI Ý- NHÓM 3
?Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào?
? Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện hay không? Vì sao?
? học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào ở gia đình và ở nhà trường, lớp học?
CÂU HỎI GỢI Ý- NHÓM 4
Tóm tắt nội dung trọng tâm của dự án bằng sơ đồ tư duy
- Các em chọn đúng cụm từ “tiết kiệm điện” làm trung tâm.
- Các em vẽ được 2 nhánh cấp 1 là: lợi ích tiết kiệm điện, các biện pháp tiết kiệm điện
 - Từ nhánh cấp 1 là lợi ích tiết kiệm điện vẽ tiếp các nhánh cấp 2 là: Giảm chi tiêu, giảm các sự cố, giảm việc gây ô nhiễm môi trường., tương tự với nhánh cấp 3, 4 
 - Từ nhánh cấp 1 là các biện pháp tiết kiệm điện vẽ tiếp các nhánh cấp 2 là: lựa chọn đồ dùng điện, cài đặt hẹn giờ cho đồ dùng điện., tương tự với nhánh cấp 3, 4
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1/ Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện?
 CÂU 2 /SOẠN BÀI KHÁC ĐƠN GIẢN HƠN. KHÔNG CẦN DÙNG CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH
 Câu 2/ Bài toán: 
Một gia đình trước đây sử dụng các loại đồ dùng điện như sau:
Tên đồ dùng điện
Công suất
Số lượng
Đèn sợi đốt
60
3
Quạt điện
45
2
Sau đó, gia đình này đã thay thế bằng các đồ dùng thế hệ mới như sau: 
Tên đồ dùng điện
Công suất
Số lượng
Đèn led tuýp 1.2m
20
3
Quạt điện inverter
30
2
Em hãy cho biết mỗi tháng gia đình trên đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền, biết giá tiền mỗi số điện là 1856 đồng, mỗi đồ dùng sử dụng 240 giờ /tháng?
BÀI LÀM
............
............
V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên nhóm 
Tiêu chí
Tốt
(8-10 điểm)
Khá
(6-8 điểm)
Trung bình (4-6 điểm)
Cần điều chỉnh (0-4 điểm)
Điểm
Trao đổi, lắng nghe
Tất	cả	các
thành	viên
trong nhóm đều chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và đưa ra ý kiến cá nhân.
Hầu hết các thành viên
trong nhóm đều chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người
khác, thỉnh thoảng đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác, hầu như không đưa ra ý kiến cá nhân.
Hợp tác
Tất cả các thành viên đều tôn trọng ý kiến những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung
Hầu hết các thành viên đều tôn trọng ý kiến những
thành viên khác và hợp tác đƣa ra ý kiến chung
Đa phần các thành viên đều đưa ra ý kiến cá nhân nhưng rất khó khăn đưa ra ý kiến chúng.
Chỉ một vài người đưa ra ý kiến cá nhân và xây dựng.
Phân chia công việc
Công	việc
được phân chia đều, dựa theo năng lực phù hợp.
Công việc được phân chia tương đối hợp lí.
Cá nhân có nhiệm vụ nhưng chưa phù hợp năng lực.
Công việc chỉ được tập trung cho một vài cá nhân,
Sắp xếp thời gian
Lựa chọn được thời gian phù hợp để làm việc và đều hoàn thành nhiệm vụ từng buổi.
Lựa chọn được thời gian phù hợp để làm việc nhưng
chưa hoàn thành nhiệm vụ từng buổi.
Sắp xếp được thời gian làm việc nhóm nhưng để lãng phí.
Không sắp xếp được thời gian làm việc nhóm.
Tổng điểm
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH BÀY NHÓM
Tên nhóm đánh giá:
Tên nhóm được đánh giá:
Tiêu chí
Tốt
(8-10 điểm)
Khá
(6-8 điểm)
Trung bình (4-6 điểm)
Cần điều chỉnh (0-4 điểm)
Điểm
Nội dung
Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài trình bày, ngắn gọn, tự phân tích được ưu nhược điểm của hệ thống.
Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài trình bày, ngắn gọn, súc tích.
Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài trình bày (xem ở bản mô tả dự án)
Trình bày được yêu cầu của bài trình bày nhưng còn sơ sài(xem ở bản mô tả dự án)
Ngôn ngữ
Diễn đạt lưu loát, giọng điệu lôi cuốn người
nghe.
Diễn đạt trôi chảy, giọng điệu thu hút sự chú ý
của người nghe.
Diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thu hút được người gnhe.
Giọng đều đều, không mạch lạc.
Phong cách trình bày
Bao quát khán giả, phối hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ cơ thể.
Bao quát khán giả, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Bao quát được khán giả nhưng chưa phối hợp ngôn ngữ cơ thể.
Bao quát khán giả chưa tốt, ngôn ngữ cơ thể chưa phù hợp.
Tranh luận,
trao đổi
Chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến phản biện, góp ý và đưa ra ý kiến của nhóm.
Lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý.
Đôi khi không lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý.
Chưa chú ý lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý.
Tổng điểm

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_cong_nghe_6_du_an_tiet_kiem_trong_su_dung_d.docx