Kế hoạch bài dạy minh hoạ môn Ngữ văn 6 - Bài học: Truyện (Ngữ liệu: Thạch Sanh)

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5p)

1. Mục tiêu: (1)

2. Tổ chức hoạt động

 Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số tranh minh họa về nhân vật Thạch Sanh.

 Nhiệm vụ: Qua quan sát tranh và bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết: nhân vật được minh họa trong bức tranh là ai? Nhân vật đó xuất hiện trong truyện cổ tích nào?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

˗ HS quan sát, huy động vốn hiểu biết để thực hiện yêu cầu

˗ GV quan sát, nhắc nhở HS thực hiện

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

˗ GV gọi từ 1 – 2 HS trình bày kết quả

˗ GV tổ chức cho HS nhận xét

˗ GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:

 * Nhân vật: Thạch Sanh

 

docx 10 trang phuongnguyen 23360
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy minh hoạ môn Ngữ văn 6 - Bài học: Truyện (Ngữ liệu: Thạch Sanh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy minh hoạ môn Ngữ văn 6 - Bài học: Truyện (Ngữ liệu: Thạch Sanh)

Kế hoạch bài dạy minh hoạ môn Ngữ văn 6 - Bài học: Truyện (Ngữ liệu: Thạch Sanh)
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ
BÀI HỌC: TRUYỆN
(Ngữ liệu:Thạch Sanh)
Thời lượng: 2 tiết
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
STT
của YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC)
NĂNG LỰC ĐỌC
 Nêu được ấn tượng chung về văn bản qua tranh minh họa;
 Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật
trong tính chỉnh thể tác phẩm.
(1)
Nhận biết được chủ đề của văn bản.
(2)
 Đọc phân vai, tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
(3)
Nhận biết được một số yếu tố của truyện Cổ tích như: cốt truyện, kiểu nhân vật
(4)
Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật.
(5)
Rút ra được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của
cá nhân do VB đã đọc gợi ra.
(6)
Đọc mở rộng 1 – 3 truyện cổ tích
(7)
NĂNG LỰC CHUNG
TỰ CHỦ
VÀ TỰ HỌC
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
(8)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
TRUNG THỰC, NHÂN ÁI
Sống trung thực, yêu thương con người
(9)
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: máy chiếu, bảng, phấn, giấy A0, giấy A4, bút lông.
Học liệu: ngữ liệu đọc, hình ảnh về truyện cổ tích Thạch Sanh, phiếu học tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Số thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/ KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1 Khởi động (5p)
(1) Kích hoạt kiến thức nền; nêu được ấn tượng chung về văn bản.
Giới thiệu tranh minh họa về truyện cổ tích Thạch Sanh
Trực quan Đàm
thoại gợi mở
Đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
- (1) Nêu được ấn tượng chung
1.Tìm	hiểu cốt truyện 2.Tìm	hiểu
nhân vật Thạch Sanh
3.Tìm hiểu chủ đề
Dạy	học hợp tác Đàm
thoại gợi mở
Chia nhóm
Mảnh ghép
Đánh giá trực tiếp phần phát biểu và phiếu học tập của HS.
về văn bản (truyện cổ tích về người dũng sĩ)
 nhận biết được các chi tiết
tiêu biểu (Thạch Sanh diệt chằn tinh, diệt đại bàng, lập nhiều chiến công)
- (2) Nhận biết được chủ đề của
văn bản (ngợi ca người dũng sĩ
Hoạt động 2
Khám phá kiến thức (50p)
- (3) Tóm tắt được văn bản một
cách ngắn gọn.
-(4) Nhận biết được một số đặc điểm của truyện cổ tích như: cốt
truyện liên quan đến kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- (5) Nhận biết và phân tích được
đặc điểm nhân vật thể hiện qua
Nguồn gốc xuất thân kì lạ, cử chỉ, hành
động dũng cảm (đánh chằn tinh, diệt đại bàng) của nhân vật.
- (2) Nhận biết được chủ đề
Khái quát những vấn đề trọng tâm của tác phẩm
Dạy học hợp tác Kĩ thuật sơ đồ tư duy
HS tự đánh giá sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của GV
(ngợi ca người dũng sĩ diệt chằn tinh)
- (4) Nhận biết được một số đặc điểm của truyện cổ tích như:
 cốt truyện ca ngợi người dũng
Hoạt động 3
sĩ, nhân vật có hành động dũng mãnh, có yếu tố kì ảo.
Luyện tập
- (8) Nhận ra và điều chỉnh được
(20p)
những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được giáo viên góp ý.
Liên hệ với
Dạy	học
Gv đánh 
- (6) Rút ra được bài học về cách
thực	tế	đời
giải quyết
giá trực tiếp
nghĩ và cách ứng xử của cá nhân
sống để làm
vấn đề
qua sản phẩm của HS
do VB đã đọc gợi ra: niềm tin thiện thắng ác (phải biết sống trung thực, thật thà, dũng cảm.)
rõ	thêm
Vẽ tranh
.
Hoạt động 4 Vận dụng (10p)
thông điệp dân gian gửi gắm trong tác
phẩm.
- (9) Có ý thức gìn giữ văn hóa dân gian
Liên hệ mở
Giao việc
GV sử dụng
Hoạt động 5 Mở rộng (5p)
(7) Đọc mở rộng 1- 3 truyện cổ tích với dung lượng tương đương VB học chính thức.
rộng với các tác phẩm khác để củng cố, hệ thống
kiến thức
rubric	đánh
B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5p)
Mục tiêu: (1)
Tổ chức hoạt động
 Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số tranh minh họa về nhân vật Thạch Sanh.
 Nhiệm vụ: Qua quan sát tranh và bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết: nhân vật được minh họa trong bức tranh là ai? Nhân vật đó xuất hiện trong truyện cổ tích nào?
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS quan sát, huy động vốn hiểu biết để thực hiện yêu cầu
GV quan sát, nhắc nhở HS thực hiện
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 1 – 2 HS trình bày kết quả
GV tổ chức cho HS nhận xét
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
 * Nhân vật: Thạch Sanh
 * Truyện cổ tích: Thạch Sanh
 3. Sản phẩm học tập: HS biết được tên nhân vật Thạch Sanh và có ấn tượng bước đầu về truyện.
 4. Phương án đánh giá: HS tự đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV.
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (50 phút)
 I. Tìm hiểu cốt truyện. (20p)
Mục tiêu: (3,4)
Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV HD, tổ chức cho HS đọc đọc phân vai, sau đó nêu nhiệm vụ phiếu học tập 1.
Phiếu học tập 1:
Nhiệm vụ: Hãy liệt kê các sự việc chính của truyện Thạch Sanh và tóm tắt truyện một cách ngắn gọn.
..
..
..
..
- Sau khi hoàn thành Phiếu học tập 1, GV yêu cầu HS 
 Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoàn thiện phiếu học tập cá nhân đã được giao thực hiện ở nhà
GV quan sát, kiểm tra, nhắc nhở HS xem lại và hoàn thiện phiếu (2 phút).
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 1 – 3 HS trình bày kết quả
GV tổ chức cho HS nhận xét
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
 3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập liệt kê được các sự việc chính và tóm tắt truyện.
 * Các sự việc chính:
 - Nguồn gốc xuất thân.
 - Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
 - Thạch Sanh bị lừa đi canh miếu thờ và lập chiến công giết chằn tinh.
 - Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, bị LT lấp cửa hang.
 - Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù và bị bắt vào ngục.
 - Thạch Sanh cứu được công chúa, lên ngôi vua.
 - Dẹp yên quân mười tám nước chư hầu.
 * Tóm tắt truyện:
 Truyện kể về nhân vật Thạch Sanh, chàng vốn là thái tử, được Ngọc hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi một mình dưới gốc cây đa. Thạch Sanh gặp và kết nghĩa với Lí Thông nhưng bị hắn lợi dụng. Chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu được con vua Thủy Tề, chàng có cây đàn thần rồi được giải oan, Lí thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới công chúa và được nối ngôi vua.
 4. Phương án đánh giá: HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV. (GV chốt ý bằng cách đánh giá trực tiếp)
II. Tìm hiểu nhân vật. (30 phút)
1. Mục tiêu: (4,5)
 2. Tổ chức hoạt động.
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Nhân vật Thạch Sanh.
Nhiệm vụ 1:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ (HS làm phiếu học tập cá nhân)
 - GV HD, tổ chức cho HS xem lại và hoàn thiện phiếu học tập 2.(2 phút)
Phiếu học tập 2
Nhiệm vụ nhóm 1: Tìm các chi tiết về sự ra đời bình thường và khác thường của nhân vật Thạch Sanh, nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
 Sự ra đời của Thạch Sanh
Bình thường
Khác thường
Chi tiết
Ý nghĩa
Nhiệm vụ nhóm 2: Liệt kê những thử thách Thạch Sanh phải trải qua và những chiến công.
Những thử thách và chiến công
Những thử thách
Những chiến công
 Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoàn thiện phiếu học tập cá nhân đã được giao thực hiện ở nhà
GV quan sát, kiểm tra, nhắc nhở HS xem lại và hoàn thiện phiếu (2 phút).
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV mời các nhóm trình bày kết quả
GV tổ chức cho HS nhận xét
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
Phiếu học tập 2
 Sự ra đời của Thạch Sanh
Bình thường
Khác thường
Chi tiết
+ Con một gia đình nông dân.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
+ Là con trai Ngọc Hoàng đầu thai.
+ Mẹ mang thai nhiều năm.
+ Được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.
Ý nghĩa
Thạch Sanh có cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho truyện.
Những thử thách và chiến công
Những thử thách
Những chiến công
- Bị lừa đi canh miếu thờ.
- Xuống hang đại bàng, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù
-> bị bắt hạ ngục.
- Bị mười tám nước chư hầu sang đánh.
- Giết chằn tinh.
- Diệt đại bàng, cứu được công chúa, cứu con vua Thuỷ tề.
- Dùng tiếng đàn để giải oan và lấy được công chúa.
- Dùng chiếc niêu cơm thần để hàng phục quân các nước chư hầu.
 Nhiệm vụ 2: Câu hỏi thảo luận (5 phút): 
 Từ những thử thách phải trải qua, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi, mỗi thành viên trong nhóm ghi câu trả lời của mình vào một góc 
GV phát giấy A0, bút dạ
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân HS hoàn thiện nhiệm vụ học tập vào góc khăn trải bàn
Cả nhóm thảo luận, thống nhất nội dung trả lời chung và ghi vào vị trí giữa khăn trải bàn.
GV quan sát, kiểm tra, giúp đỡ HS hoàn thiện nội dung học tập
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
GV tổ chức cho HS nhận xét
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt kiến thức. 
 * Phẩm chất của Thạch Sanh
 - Thật thà, chất phác.
 - Dũng cảm, tài năng.
 - Giàu lòng nhân đạo, bao dung và tinh thần yêu chuộng hoà bình.
Sản phẩm học tập: Phiếu học tập và đáp án câu hỏi thảo luận.
Đánh giá: GV đánh giá trực tiếp qua lời phát biểu và phiếu học tập của HS.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10p)
 1. Mục tiêu: (2,4,8)
Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu các nhóm HS (4-6 HS) dùng 
sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua tác phẩm và ghi vào giấy A0.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS tổng hợp phần tìm hiểu về đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua tác 
phẩm bằng sơ đồ tư duy
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét 
đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau:
Chủ đề: Ngợi ca người dũng sĩ.(Thạch Sanh) 
Yêu chuộng hòa bình
Niềm tin, mơ ước thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Cốt truyện:
Chứa đựng yếu tố thần kì và tái hiện cuộc đời của người dũng sĩ (đặc biệt là quá trình làm nên thành quả/ chiến công): ra đời kì lạ – chiến công lẫy lừng.
Nhân vật:
Ngôn ngữ, lời nói: rất ấn tượng, lạ
Ngoại hình: có sự phát triển thần kì, đặc biệt
Hành động: dũng cảm phi thường
→ Gây ấn tượng với những chi tiết thần kì: Niêu cơm: đã hàng binh, 
ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư 
duy.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm 
3.Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy
 4. Phương án đánh giá: HS tự đánh giá sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của GV.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (10p) 
1. Mục tiêu: (6, 9)
Tổ chức hoạt động
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	GV cho HS vẽ tranh theo chủ đề theo gợi ý: Các em có thể vẽ các bức tranh tùy theo ý thích của mình, nên có những chi tiết hay và gây ấn tượng như:
 - Thạch Sanh với túp lều tranh dưới gốc đa.
 - Thạch Sanh diệt chằn tinh
 - Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS vẽ tranh theo nhóm
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - GV gọi đại diên các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - GV tổng kết và đánh giá trực tiếp qua tranh vẽ của HS.
	3. Sản phẩm học tập: Tranh vẽ theo chủ đề
4.Phương án đánh giá: GV đánh giá trực tiếp qua tranh vẽ của HS.
HOẠT ĐỘNG 5. MỞ RỘNG (5p) 
1. Mục tiêu: (7)
 2.Tổ chức hoạt động
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	PHIẾU HỌC TẬP (HĐ 5)
Nhiệm vụ: Đọc mở rộng 1- 3 truyện cổ tích, sau đó hoàn thành bảng sau:
STT
Tên văn bản
Nhân vật chính
Các sự việc chính
Ý nghĩa
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS về nhà làm.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS báo cáo vào tiết học sau, trong phần kiểm tra bài cũ
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào rubric.
	3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS
4. Phương án đánh giá: GV sử dụng rubric đánh giá trực tiếp phiếu học tập của HS.
 RUBIC 
Hoạt động
Mức 1
Mức 2
Mức 3
HĐ tìm tòi, mở rộng
Kể được tên truyện và nhân vật chính
Kể được tên truyện, nhân vật chính, kể được các sự việc chính trong mỗi truyện
Kể được tên truyện, nhân vật chính, kể được các sự việc chính và được ý nghĩa trong mỗi truyện.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_minh_hoa_mon_ngu_van_6_bai_hoc_truyen_ngu_l.docx