Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 6

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1

XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT

Trường:.

Tổ:.

Họ và tên giáo viên:

BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT

Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

– Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;

– Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.

 

docx 80 trang phuongnguyen 27/07/2022 21040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 6

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 6
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: MĨ THUẬT 
LỚP: 6
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT 6
TT
Nội dung
Số tiết
1
Chủ đề 1: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác mĩ thuật 
Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật
Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề
4
2
2
2
Chủ đề 2: Ngôi nhà yêu thương 
Bài 3: Tạo hình ngôi nhà
Bài 4: Thiết kế quà lưu niệm
4
2
2
3
Chủ đề 3: Hoạt động trong trường học
Bài 5: Tạo hình hoạt động trong trường học 
Bài 6: Thiết kế, tạo dáng đồ chơi
4
2
2
4
Chủ đề 4: Mĩ thuật thời kì tiền sử
Bài 7: Mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử 
Bài 8: Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử
4
2
2
5
Kiểm tra/ đánh giá học kì I
1
6
Chủ đề 5: Trò chơi dân gian
Bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian 
Bài 10: Thiết kế thiệp chúc mừng
4
2
2
7
Chủ đề 6: Sắc màu lễ hội
Bài 11: Hoà sắc trong tranh chủ đề lễ hội
Bài 12: Màu sắc lễ hội trong thiết kế lịch treo tường
4
2
2
8
Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày
Bài 13: Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống 
Bài 14: Thiết kế thời gian biểu
4
2
2
9
Chủ đề 8: Mĩ thuật thời kì cổ đại
Bài 15: Mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại 
Bài 16: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại
4
2
2
10
Kiểm tra/ đánh giá học kì II
1
11
Trưng bày cuối năm
1
Tổng cộng
35 tiết
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;
− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.
2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;
–	Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;
–	Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
– Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
-	Biết được tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng (trong phạm vi THCS).
-	Biết được một số đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng. 
b. Nội dung 
-	GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoạ thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có);
-	HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.
c. Sản phẩm học tập
-	Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.
-	Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.
d. Tổ chức thực hiện
- GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất,...
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề:
+ Em biết mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào? (Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng)
+ Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại nào? (Hội hoạ; Đồ hoạ tranh in; Điêu khắc: tượng, phù điêu)
+ Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại nào? (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang,)
- GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá).
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 5 – 6, quan sát tranh, ảnh, tìm hiểu một số TPMT và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.
–	GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật tạo hình:
+ Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in có đặc điểm gì về hình, màu, diễn tả trên không gian nào?
+ Điêu khắc có đặc điểm gì về khối, diễn tả trong không gian nào?
+ TPMT trong không gian 2D (Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in) có đặc điểm gì khác với TPMT trong không gian 3D (Điêu khắc)?
–	GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
–	GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật ứng dụng:
+ Qua sản phẩm minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm Thiết kế thời trang?
+ Qua sản phẩm minh hoạ, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì so với Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in?
–	Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:
+ Hình, màu, khối và sự sắp xếp các yếu tố này là đặc điểm nhận biết của mĩ thuật;
+ Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
+ Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống như các sản phẩm: thời trang, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng,
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6 theo gợi ý:
- Các thể loại mĩ thuật tạo hình đều sử dụng nhữn yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục... để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
 + Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
 + Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gianh hai chiều như chạm khắc, gò đồng,...
 + Đồ hoạ tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoạ tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.
- Các thể loại mĩ thuật ứng dụng sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng....Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang...
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
Thể hiện được một SPMT (tạo hình hoặc ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.
b. Nội dung 
-	GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.
-	HS thực hiện SPMTtheo thể loại, chất liệu và cách thực hiện vẽ hoặc nặn.
c. Sản phẩm học tập
SPMT theo thể loại mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
d. Tổ chức thực hiện
– Qua phần chốt ý ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một SPMT, có thể trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
–	GV đưa câu hỏi gợi ý:
+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực nào?
+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ, xé, dán, nặn, kết hợp đa chất liệu, sử dụng vật liệu tái sử dụng,)
– HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6.
Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
Từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/ nhóm.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
-	HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập
- Chia sẻ được cảm nhận về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.
- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.
d. Tổ chức thực hiện
–	Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
Lưu ý: Tùy vào số HS thực tế của lớp học, GV Tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách:
–	Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS).
–	HS phát biểu theo nhóm (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS).
–	HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm/ SPMTtrong cuộc sống.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
-	HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập
Nhận biết được một số tác phẩm/ sản phẩm thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoạ trong sách (hoặc tác phẩm/ SPMTdo GV chuẩn bị).
d. Tổ chức thực hiện
–	Trong hoạt động này, GV giúp HS sử dụng các yếu tố nhận biết về các thể loại mĩ thuật đã học ở các hoạt động trên để xác định những sản phẩm/ TPMT trong đời sống.
–	GV có thể sử dụng hình và câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8, hoặc sử dụng hình minh hoạ những sản phẩm/ TPMT tiêu biểu ở địa phương đã chuẩn bị. Điều này giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, hình thành khả năng tự học, tìm hiểu gắn với môi trường sống của mình ở mỗi địa phương.
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
–	 Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng và thực hiện SPMT; 
–	Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.
 2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Xác định được nội dung của chủ đề;
–	Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện về chủ đề;
–	Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và đánh giá được yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm.
 3. Phẩm chất
–	 Nhận biết sự phong phú trong xây dựng và khai thác chất liệu từ cuộc sống trong sáng tạo SPMT;
–	Có ý thức khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo;
–	Có hiểu biết hơn về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
–	Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc;
–	Một số SPMT như: tranh, tượng, phù điêu, về cảnh vật gần gũi ở địa phương, để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
− Biết khai thác ý tưởng và mối quan hệ giữa tên chủ đề và nội dung cần thể hiện;
− Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS tìm hiểu hình ảnh và một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác ở SGK Mĩ thuật 6, trang 9 – 10.
-	HS quan sát, tìm hiểu hình minh hoạ trang 9 − 10 và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10.
c. Sản phẩm học tập
Nhận biết được cách thể hiện ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề thông qua việc khai thác chất liệu từ cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt vào bài học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, khối, để tạo nên những SPMT theo ý thích, cũng như một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng sẽ là nội dung mà HS sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp THCS để thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ đề cụ thể. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề:
+ Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong môn Mĩ thuật, điều đầu tiên em làm là gì?
+ Khi có ý tưởng để thực hiện một chủ đề, em sẽ làm gì để cụ thể hoá ra thành SPMT?
- GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá).
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 9, tìm hiểu cách khai thác cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng.
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 10, tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp, sinh hoạt trong cuộc sống và chuyển thể thành SPMT và trả lời câu hỏi cuối trang.
–	GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
–	Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số cách xây dựng ý tưởng để thể hiện theo chủ đề như sau:
+ Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
+ Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, Internet,.
+ Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề.
+ Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
- Biết được các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua phân tích sơ đồ;
- Biết cách tìm ý tưởng và thể hiện qua một SPMT cụ thể.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua sơ đồ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10.
-	HS tìm hiểu quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT và thực hành tạo sản phẩm mình yêu thích.
c. Sản phẩm học tập
SPMTvề chủ đề mình yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện
–	Qua phần tóm tắt ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS xây dựng ý tưởng và vẽ một bức tranh về chủ đề mà em yêu thích.
–	GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em lựa chọn chủ đề nào?
+ Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng,)
– HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6.
Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
–	Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn;
–	Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
b. Nội dung 
- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
d. Tổ chức thực hiện
–	Căn cứ vào SPMT học sinh vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
–	Căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm:
+ Những sản phẩm thể hiện nhân vật, khung cảnh gắn liền với tên chủ đề.
+ Những sản phẩm có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề.
– Qua việc sắp xếp này nhằm giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi chủ đề theo những hình thức khác nhau.
– GV cho HS thảo luận về sơ đồ quá trình xây dựng ý tưởng để thực hiện SPMT.
Lưu ý:
–	Đây là hình thức chốt ý theo cách sơ đồ hoá, cũng như hệ thống lại kiến thức đã thực hiện ở các hoạt động trên.
–	Một số HS có thể theo cách này qua việc thảo luận GV giúp HS có cái nhìn tổng thể, khái quát từ việc xây dựng ý tưởng cho đến cụ thể hoá ra bằng SPMT. Từ đó, HS sẽ điều chỉnh cho sản phẩm của mình hiệu quả nhất.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Biết cách sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được học trong chủ đề để tìm hiểu, thưởng thức vẻ đẹp của TPMT được giới thiệu trong sách, hình thành kĩ năng thường thức mĩ thuật.
b. Nội dung 
- GV hướng dẫn HS quan sát TPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
- HS thảo luận và trả lời theo định hướng gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của TPMT.
d. Tổ chức thực hiện
–	Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thường thức mĩ thuật có hiệu quả, ở chủ đề này là tìm ý tưởng thể hiện ở SPMT.
–	GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11 hoặc SPMT đã chuẩn bị từ trước để khai thác nội dung chính của hoạt động này.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 2
NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG 
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 3: TẠO HÌNH NGÔI NHÀ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
–	Giới thiệu vẻ đẹp và tạo hình ngôi nhà; 
–	Giới thiệu tác giả Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phố”;
–	Cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in độc bản;
–	Tìm hiểu một số TPMT khai thác hình ảnh ngôi nhà trong xây dựng bố cục,
 2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Nhận biết hình dáng, đặc điểm của ngôi nhà và có ý tưởng, lựa chọn chất liệu để thể hiện;
–	Biết và sử dụng các yếu tố tạo hình như: nét, hình khối, màu sắc để thể hiện SPMT về ngôi nhà;
–	Biết và phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D.
 3. Phẩm chất
–	 Nhận biết sự phong phú của các hình ảnh ngôi nhà ở một số vùng, miền và có ý thức quan sát, khai thác hình ảnh ngôi nhà thân quen ở địa phương trong thực hành, sáng tạo SPMT;
–	Yêu quý môi trường sống và ý thức về vẻ đẹp của ngôi nhà mình ở. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
–	Một số ảnh chụp ngôi nhà tiêu biểu kiến trúc vùng, miền tại địa phương và ngôi nhà đại diện cho các vùng, miền khác trong thực tế cuộc sống;
–	TPMT về ngôi nhà có nội dung liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh, video clip về ngôi nhà).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
 a. Mục tiêu
–	Quan sát các hình ảnh minh hoạ thấy được sự phong phú của tạo hình ngôi nhà.
–	Tìm hiểu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và tác phẩm hội hoạ thể hiện về đề tài “Phố” của ông.
 b. Nội dung 
–	 HS quan sát các hình ảnh minh hoạ về ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị). Qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà.
–	Tìm hiểu về ngôi nhà được thể hiện trong TPMT của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
–	GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13.
 c. Sản phẩm học tập
–	 HS nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện về ngôi nhà.
–	Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà.
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12, hoặc ảnh đã sưu tầm, gợi ý HS tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong các bộ phận cấu thành ngôi nhà ở các vùng, miền. GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK, có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến đặc trưng vùng miền:
+ Loại cây nào gắn với nhà vùng miền nào?
+ Tìm sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền. 
GVcho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12 theo gợi ý:
+ Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm gì?
 ∙ Các ngôi nhà đều có kết cấu bao gồm: mái, tường, cửa sổ, cửa ra vào.
 ∙ Về hình dáng: nhà sàn, nhà rông được xây dựng trên các cây cột cao; nhà rường và nhà cổ (tỉnh Đồng Tháp) xây dựng trên mặt đất và có hình dáng thấp.
 ∙ Tỉ lệ mái nhà cũng cao thấp khác nhau để phù hợp với dáng chung của ngôi nhà
+ Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào? 
Ngôi nhà gắn bó, hài hoà với cảnh quan xung quanh như cây, hồ nước,... tạo nên không gian cho con người sống khoẻ mạnh.
- GV tiếp tục triển khai hoạt động quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh: nhà trong phố qua loạt tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và gợi ý cho HS trả lời câu hỏi về những hiểu biết của HS về tác phẩm và tác giả Bùi Xuân Phái theo hệ thống câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13.
- Trong tranh “ Phố “ của họa sĩ Bùi Xuân Phái có hình ảnh những ngôi nhà; con đường; góc phố; bầu trời, con người, cây cột điện... Những hình ảnh đó dược thể hiện bằng nét viền thẳng, đậm và mảng màu khỏe, dứt khoát. 
- Tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được diễn tả bằng gam màu nâu đỏ nhiều sắc thái phong phú diễn tả vẻ thâm nghiêm của những ngôi nhà cổ Hà Nội.
– GV hướng dẫn cho các nhóm HS viết đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái. Nếu còn thời gian, GV có thể chọn một nhóm trình bày bài giới thiệu của nhóm mình.
Lưu ý: GV cần gợi mở cho HS rõ thêm nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nhấn mạnh thể loại tranh vẽ về phố cổ làm nên nét đặc trưng của hoạ sĩ; Động viên HS sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để mô tả vẻ đẹp trong tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái; Có thể tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc nhóm tuỳ theo điều kiện thực tế.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
	 a. Mục tiêu
–	Tìm hiểu cách thể hiện ngôi nhà qua SPMT tranh in độc bản.
–	Biết cách thể hiện một SPMT có tạo hình ngôi nhà.
 b. Nội dung 
–	 HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT tranh in độc bản trong SGK Mĩ thuật 6, trang 14;
–	HS thực hiện SPMTcó tạo hình ngôi nhà;
 c. Sản phẩm học tập
–	 SPMT có tạo hình ngôi nhà theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in.
 d. Tổ chức thực hiện
–GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 14, cho HS quan sát và đặt câu hỏi về các chất liệu sử dụng, về các bước thực hiện một SPMT tranh in. GV giúp HS phát hiện ván in cần lựa chọn chất liệu không thấm nước và dễ tìm như: mica, kính hoặc giấy bóng kính,
–	GV tổ chức cho HS thực hành sản phẩm tranh vẽ hoặc tranh in theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn đã chuẩn bị.
–	GV lựa chọn trưng bày sản phẩm lên bảng (theo nhóm hoặc sản phẩm cá nhân), và đặt câu hỏi để HS chia sẻ, thảo luận về việc sử dụng các yếu tố tạo hình đã được học: hình, nét, màu,
Lưu ý:
–	GV tổ chức thực hiện thực hành phù hợp với điều kiện học tập và sự chuẩn bị của của HS, có thể cho HS thực hành theo hình thức cá nhân hoặc nhóm đôi nếu muốn tạo SPMT tranh in.
–	Tuỳ vào trình độ và khả năng của HS, GV có thể gợi ý hoặc thị phạm đối với những HS thực hiện sản phẩm ở các chất liệu khó như: tranh in, xé − dán, để quan sát, gợi mở, tạo hứng thú, hấp dẫn HS.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
–	Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
–	Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
 b. Nội dung 
–	 GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm;
–	HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 16.
 	c. Sản phẩm học tập
–	 Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
 d. Tổ chức thực hiện
– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện từ tiết trước để trưng bày theo hình thức nhóm chất liệu hoặc nhóm HS.
– GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 16, và trả lời các câu hỏi:
+ Những hình ảnh, màu sắc nào được sử dụng để thể hiện bài thực hành?
+ Bạn thích bài thực hành nào nhất? Vì sao?
- GV giải thích câu hỏi rõ hơn và gợi mở, giúp HS nhận biết những biểu hiện của nguyên lí tương phản trong mĩ thuật thể hiện ở các đặc điểm cụ thể nào trong phần Em có biết. Qua đó, GV chốt kiến thức mới đã học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để mô tả tạo hình ngôi nhà trong những bức tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh.
 b. Nội dung 
–	 GV hướng dẫn HS quan sát tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh.
–	HS thảo luận và trả lời theo gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 17.
 	c. Sản phẩm học tập
–	 Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp ngôi nhà trong TPMT.
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 17, xem hai tranh: Auvers-sur-Oise street (Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise); và Thatched cottages at Cordeville, Auvers-sur-Oise (Nhà tranh ở làng Cordeville, vùng Auvers sur Oise) hoặc tranh, ảnh, clip đã sưu tầm (nếu có) và nêu các gợi ý để HS nhận biết về cách sử dụng nét, hình, màu sắc, màu đậm, màu nhạt và nguyên lí tương phản trong tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh.
–	GV hướng dẫn HS phân tích nguyên lí tương phản trong hai bức tranh của hoạ sĩ Van Gogh.
+ Tương phản về đường nét: Trong cả hai bức tranh, hoạ sĩ Van Gogh đều sử dụng tương phản về đường nét: đường cong, cuộn xoáy diễn tả mây, bầu trời, con đường tương phản với những nét thẳng, khoẻ thể hiện ngôi nhà.
+ Tương phản về màu sắc trong tranh “Con đường ở vùng Auvers- sur-Oise”: Hoạ sĩ đã sử dụng cặp màu tương phản đỏ - xanh lá cây trên những mái nhà; màu xanh trời tương phản với màu vàng rực của con đường.
+ Tương phản về đậm nhạt trong bức tranh “Nhà tranh ở làng Cordeville, vùng Auvers- sur- Oise”: Những mảng đậm nhạt mạnh, tương phản trên bầu trời, giữa cây và nhà, giữa nhà và con đường.
Lưu ý:
–	GV có thể chủ động phân bổ thời gian tổ chức các hoạt động cho phù hợp điều kiện địa phương (đối với trường bố trí dạy tiết đôi hoặc tiết đơn).
–	Tùy theo điều kiện thực tế và tùy năng khiếu của mỗi HS, GV có thể gợi ý cho HS thực hiện thêm hoạt động luyện tập bằng cách mô phỏng cách vẽ của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh để vẽ một ngôi nhà yêu thích.
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 4: THIẾT KẾ QUÀ LƯU NIỆM 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
–	Tìm hiểu về lĩnh vực Thiết kế công nghiệp qua cách thiết kế và trang trí món quà lưu niệm;
–	Gắn kết kiến thức, kĩ năng môn học đối với tính ứng dụng qua sản phẩm cụ thể, quà lưu niệm;
–	Làm quen với khái niệm Thiết kế công nghiệp với những sản phẩm cụ thể.
 2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Xác định được mục đích sử dụng của SPMT có tính ứng dụng;
–	Có ý thức sử dụng những vật liệu sẵn có để tạo thành sản phẩm món quà lưu niệm tạo hình ngôi nhà tặng bạn và người thân trong gia đình;
–	Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về sản phẩm món quà lưu niệm đã làm trong chủ đề.
 3. Phẩm chất
–	 Nhận biết sự phong phú của lĩnh vực mĩ thuật trong cuộc sống.
–	Thêm yêu thích môn Mĩ thuật bởi sự xuất hiện đa dạng của lĩnh vực này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
–	Hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6 hoặc SPMT ứng dụng có tạo hình ngôi nhà (nếu có) về nội dung liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
	Tìm hiểu mối liên hệ giữa SPMT và quà lưu niệm, một dạng sản phẩm trong lĩnh vực Thiết kế công nghiệp.
 b. Nội dung 
–	 GV hướng dẫn HS quan sát một số SPMT quà lưu niệm 3D minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 18.
–	HS tìm hiểu và bước đầu nhận biết được chất liệu của SPMT.
 	c. Sản phẩm học tập
–	 Cảm nhận, hiểu được ý nghĩa và hình thức tạo hình một món quà lưu niệm.
 d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về SPMT có tạo hình ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 18, hoặc SPMT ứng dụng đã chuẩn bị (nếu có) và gợi ý cho HS trả lời câu hỏi về:
–	Cách thức tạo hình sản phẩm, lựa chọn chất liệu là gì?
–	Các yếu tố tạo hình (đường nét, hình, khối, màu sắc) và nguyên lí tạo hình nào (nguyên lí cân bằng, tương phản) được sử dụng trong sản phẩm như thế nào?
–	Ý tưởng của cá nhân trong tạo sản phẩm ngôi nhà như thế nào?
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
− Tìm hiểu các bước thực hiện quà lưu niệm hình ngôi nhà.
− Thiết kế và trang trí quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.
 b. Nội dung 
–	HS quan sát các bước thực hiện tạo sản phẩm, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 19.
–	HS thực hiện thiết kế và trang trí quà lưu niệm có tạo hình ngôi nhà.
 	c. Sản phẩm học tập
–	 SPMT quà lưu niệm có tạo hình ngôi nhà.
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV hướng dẫn HS quan sát các bước thiết kế quà lưu niệm hình ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 19, và trả lời câu hỏi: Để làm một món quà lưu niệm từ vật liệu tái sử dụng, em cần thực hiện những bước nào?
–	GV gợi ý cho HS phát hiện các bước thực hiện qua trả lời các câu hỏi gợi ý:
+ Ngôi nhà được thiết kế từ chất liệu nào?
+ Các bộ phận nào của ngôi nhà được thiết kế trước?
+ Để trang trí và làm đẹp cho ngôi nhà, cần bổ sung thêm những hình ảnh nào?
+ Cách bố trí, sắp xếp đồ vật trong nhà như thế nào để tạo thành SPMT ứng dụng 3D?
–	GV cho HS quan sát một số SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 20 và trả lời câu hỏi:
+ Để sử dụng hình ảnh ngôi nhà trong trang trí quà lưu niệm, các sản phẩm nào hay được thể hiện?
+ Em có ý tưởng về thiết kế quà lưu niệm như thế nào?
–	GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết và GV dành thời gian cho HS thực hiện sản phẩm: tạo dáng và trang trí quà lưu niệm có sử dụng hình ngôi nhà.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
–	Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
–	Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
 b. Nội dung 
–	GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm.
–	HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21.
 	c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn thực hiện trong bài.
 d. Tổ chức thực hiện
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện theo cá nhân/ nhóm hoặc có thể lựa chọn một số sản phẩm tiêu biểu để trưng bày ở vị trí HS dễ quan sát và gợi ý HS trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21.
Lưu ý: Tùy vào điều kiện thực tế, GV có thể tạo tình huống để HS trả lời về vật liệu lựa chọn sử dụng, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tạo SPMT,
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết và cảm nhận vẻ đẹp tạo hình ngôi nhà được thể hiện trong SPMT
 b. Nội dung 
–	GV hướng dẫn HS quan sát SPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21.
–	HS thảo luận và chia sẻ về câu lệnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21.
 	c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của SPMT minh hoạ trong SGK (hoặc do GV chuẩn bị).
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV cho HS quan sát SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21 hoặc các sản phẩm do GV chuẩn bị liên quan đến nội dung bài học và đặt câu hỏi gợi ý về các hình thức của quà lưu niệm phù hợp tặng người thân như: bưu thiệp, thiệp mừng, hộp đựng quà, Từ đó, gợi ý các cách tạo hình theo chủ đề ngôi nhà để trang trí cho quà lưu niệm.
–	GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã làm theo cá nhân/ nhóm để chia s

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_mi_thuat_lop_6.docx