Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 59, 60: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Hoạt động 1: Khởi động:
Gv cho HS xem hình ảnh đoán chủ đề nghị luận
HS quan sát nhận xét
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Giới thiệu bài: Tiết học này cô trò ta sẽ vận dụng kiến thức đã học nnghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí vào bài làm cụ thể.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
1. Khái niệm, đặc điểm chung đoạn văn nghị luận xã hội
Đoạn văn nghị luận xã hội là: đoạn văn trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề xã hội
Đâu là hình thức của một đoạn văn?
Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Biểu đạt ý hoàn chỉnh, làm rõ chủ đề.
Một đoạn văn cần:
- Mở đoạn và kết đoạn ngắn gọn
- Chọn hình thức đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
- Chọn một hoặc nhiều nhất là hai dẫn chứng tiêu biểu
Một đoạn văn tránh:
- Kể lể, lan man, loanh quanh với ngữ liệu
- Hứng thú mà quên đi dung lượng thời gian
- Nêu quá nhiều dẫn chứng
2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2.1 Khái niệm
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
2.2 Đặc điểm
* Những vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được thể hiện:
- Qua những câu ca dao, tục ngữ, câu danh ngôn của các danh nhân, những câu nói có ý nghĩa…
VD: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm: “Sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công ” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).
* Những vấn đề thường đưa vào đề thi:
- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống.
- Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách, lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm, chăm chỉ, thói ba hoa, ích kỷ…
- Vấn đề quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em…
- Vấn đề quan hệ xã hội: tình thầy trò, tình bạn…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Tiết 59, 60: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Tuần 32 Tiết 59,60 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Về kỹ năng: Luyện tập rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3. Về thái độ: GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề tư tưởng đạo lí - Suy nghĩ, sáng tạo trong bài viết của mình - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh - Năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp - Năng lực thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: Soạn giáo án, SGK, SGV. 2. HS: Soạn bài, ôn phương pháp, SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động: Gv cho HS xem hình ảnh đoán chủ đề nghị luận HS quan sát nhận xét Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. Giới thiệu bài: Tiết học này cô trò ta sẽ vận dụng kiến thức đã học nnghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí vào bài làm cụ thể. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới 1. Khái niệm, đặc điểm chung đoạn văn nghị luận xã hội Đoạn văn nghị luận xã hội là: đoạn văn trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề xã hội Đâu là hình thức của một đoạn văn? Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Biểu đạt ý hoàn chỉnh, làm rõ chủ đề. Một đoạn văn cần: - Mở đoạn và kết đoạn ngắn gọn - Chọn hình thức đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp. - Chọn một hoặc nhiều nhất là hai dẫn chứng tiêu biểu Một đoạn văn tránh: - Kể lể, lan man, loanh quanh với ngữ liệu - Hứng thú mà quên đi dung lượng thời gian - Nêu quá nhiều dẫn chứng 2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 2.1 Khái niệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. 2.2 Đặc điểm * Những vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được thể hiện: - Qua những câu ca dao, tục ngữ, câu danh ngôn của các danh nhân, những câu nói có ý nghĩa VD: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm: “Sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công ” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ). * Những vấn đề thường đưa vào đề thi: ▪ Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống. ▪ Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách, lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm, chăm chỉ, thói ba hoa, ích kỷ ▪ Vấn đề quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em ▪ Vấn đề quan hệ xã hội: tình thầy trò, tình bạn * Các bước triển khai đề bài Ví dụ: Nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ? (Một khúc ca xuân). Quan niệm của Anh/chị về câu nói trên Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận. ❖ Trước tiên bạn cần phân tích đề bài, tìm chủ đề cho bài viết : Xác định từ khóa/ hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ. ❖ Tìm ý, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề bài viết. + Từ ý tưởng trung tâm, triển khai ý tưởng này thành các nhánh. + Mỗi nhánh thể hiện một khía cạnh, vấn đề cụ thể hóa cho trung tâm điểm. Bước 2. Hướng dẫn tìm ý Bước 3. Từ mỗi ý lớn tìm được, hãy phát triển thành các ý nhỏ cụ thể hơn. Luyện đề Đề 1: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống. Mở bài: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết lên những nốt nhạc Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. Đây là những dòng tâm sự rất đời, rất người của nhạc sĩ về tấm lòng của con người trong xã hội này. Chúng ta cùng chung sống dưới một bầu trời, trong một thể thống nhất là xã hội. Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau. Thân bài: a. Giải thích - Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng. - Sẻ chia là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt. - Đồng cảm và sẻ chia là biểu hiện của lối sống nghĩa tình, nhân ái của con người với nhau trong xã hội. b. Bàn luận - Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua. + Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất nhường cơm sẻ áo lẫn chia sẻ về mặt tinh thần: động viên, thăm hỏi, lắng nghe. + Đồng cảm và sẻ chia tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. + Thời nay, đồng cảm sẻ chia lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo (Cơn sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 khiến thế giới chấn động và mọi người từ khắp nơi đều cầu nguyện lẫn giúp đỡ các nạn nhân để họ vượt qua nỗi mất mát lớn). * Tại sao con người cần biết đồng cảm và chia sẻ với nhau trong cuôc sống ? - Tại sao con người cần biết đồng cảm và chia sẻ với nhau sống. Con người sống chung trong xã hội có mối quan hệ gắn bó về lịch sử, về cội nguồn dân tộc, về tình cảm, về quyền lợi và nghĩa vụ chung. Tình cảm yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ, tinh thần đoàn kết là yếu tố quyết định sự tồn vong và phát triển của loài người - Do đó đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống phải được coi là nguyên tắc ứng xử, là quy tắc đạo đức xã hội mà mọi người cần tuân theo - Đối với dân tộc ta đồng cảm và sẻ chia trở thành một truyền thống tốt đẹp được ghi nhận trong văn học dân gian: một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, lá lành đùm lá rách * Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của việc đồng cảm và sẻ chia - Đồng cảm và sẻ chia luôn quan hệ với nhau. Từ sự cảm thông, thấu hiểu sẽ đưa đến việc chia sẻ nỗi đau, hành động giúp con người gần nhau hơn và giúp nhau thành công hơn - Đồng cảm và sẻ chia là biểu hiện của lối sống tình nghĩa, của xã hội văn minh, của dân tộc có truyền thống văn hóa. Đó là tinh thần nhân ái, nhân đạo rất thiêng liêng và cao quý của con người Việt Nam c. Phê phán: - Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ. - Liên hệ bản thân: Biết sống đẹp, đồng cảm với gia đình, bạn bè, mọi người. Kết bài: - Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp. - Cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay Đề 2: Anh/chị suy nghĩ điều gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay. Dựa vào sơ đồ tư duy, viết thành bài hoàn chỉnh Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Câu hỏi thảo luận: ?Nêu bố cục chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ? Bước 2 : HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn và tìm ra câu trả lời Bước 3 - Đại diện các nhóm HS trình bày - Các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến: Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, đạo lý cần + Thân bài: - Giải thích, CM, nội dung của tư tưởng, đạo - Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới. Hoạt động 4: Vận dụng Trò chơi tìm lỗi Luật chơi như sau: - Mỗi nhóm sẽ tìm những lỗi thường xuyên mắc phải khi viết đoạn văn. - Trong vòng 4p sẽ luân phiên nhau đưa ra câu trả lời. Đội chiến thắng sẽ là đội trả lời đúng và nhiều đáp án nhất. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG GẶP KHI VIẾT ĐOẠN VĂN - Lạc đề. - Kể quá nhiều. - Viết lan man, dài dòng. - Viết quá ngắn vì không có ý tưởng. - Không có dẫn chứng (dẫn chứng tiêu biểu) - Không sáng tạo. - Lặp từ - Không biết cách triển khai luận điểm, không có lĩ lẽ, lập luận lộn xộn Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triên ý tưởng sáng tạo. - Viết bài văn hoàn chỉnh đề bài luyện tập. IV. Rút kinh nghiệm ......................................................................................................................................... .................................................................................................................................
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_ngu_van_9_tiet_59_60_cach_lam_bai_nghi_luan.docx
KN Nghi luan ve tu tuong dao ly.pptx