Kế hoạch bài dạy thơ năm chữ Lớp 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

- Biết yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, vẻ đẹp của cố đô Huế.

- Có ý thức bảo vệ di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

- Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.

- Thích đọc sách báo, tìm tư liệu để mở rộng hiểu biết.

2.Năng lực

a.Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về bài thơ, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu của tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà bài thơ muốn gửi đến bạn đọc.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của bài thơ.

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Thể hiện thái độ đồng tình đối với tình cảm và cách giải quyết của tác giả; nêu được lí do.

 

doc 9 trang phuongnguyen 25180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy thơ năm chữ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy thơ năm chữ Lớp 7

Kế hoạch bài dạy thơ năm chữ Lớp 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
THƠ NĂM CHỮ ( Lớp 7 )
MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải)
(Thời gian: 8 – 10 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
- Biết yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, vẻ đẹp của cố đô Huế.
- Có ý thức bảo vệ di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
- Thích đọc sách báo, tìm tư liệu để mở rộng hiểu biết.
2.Năng lực
a.Năng lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về bài thơ, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà bài thơ muốn gửi đến bạn đọc.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của bài thơ.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Thể hiện thái độ đồng tình đối với tình cảm và cách giải quyết của tác giả; nêu được lí do.
- Đọc thuộc một đoạn thơ yêu thích nhất và một bài thơ có dung lượng tương đương.
- Biết làm một đoạn, bài thơ năm chữ.
- Biết thể hiện trôi chảy, có cảm xúc bài thơ, đoạn văn của mình hoặc nhóm mình.
- Biết lắng nghe, trao đổi ý kiến.
b.Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động và tích cực thực hiện công việc của bản thân trong học tập: đọc trước ngữ liệu, tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác phẩm, làm chủ tình cảm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày, thảo luận ý kiến, nhận xét phiếu bài tập của nhóm bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Phương tiện
-Máy tính, điện thoại kết nối internet, máy chiếu.
-Ngữ liệu: bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một số đoạn thơ năm chữ.
-Bài viết về nhà thơ Thanh Hải (https://vietjack.com/van-mau-lop-9/gioi-thieu-ve-thanh-hai-va-bai-tho-mua-xuan-nho-nho.jsp)
-Video bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” do ca sĩ Anh Thơ thể hiện (https://www.nhaccuatui.com/video/mot-mua-xuan-nho-nho-anh-tho.Id8SRNbTYS.html)
-Một số làn điệu dân ca Huế (https://nhac.vn/nhung-bai-hat-hay-nhat-cua-lan-dieu-dan-ca-hue-caO1Jb)
-Phiếu học tập, giấy Ao, bút lông.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Yêu cầu cần đạt 
và kết quả dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5 tiết)
MÙA XUÂN NHO NHỎ
*Kết quả dự kiến:
- Nêu được một số hiểu biết: là cố đô của đất nước, trung tâm văn hóa , du lịch, mang vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng, con người hiền hòa
- Biết được những thông tin qua sách báo, truyền thông, mạng internet
Khởi động 
1.Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời:
- Em đã từng đến Huế chưa? 
- Em có những hiểu biết gì về địa danh Huế của nước ta? 
- Em biết được những thông tin này qua những phương tiện nào?
2.GV dẫn dắt vào bài:
 Xứ Huế mộng mơ thật biết cách gieo nỗi nhớ nhung, sự vấn vương khó dứt cho du khách không chỉ bởi tinh hoa văn hóa, lịch sử mà còn vì vẻ đẹp nên thơ của cảnh quan, cảm xúc dịu dàng, thân thiện của con người. Hãy đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để hiểu thêm vì sao mà con người lại dành cho Huế một tình yêu tha thiết như vậy.
3.GV chia lớp thành các nhóm để học tập. 
Yêu cầu dụng cụ học tập của học sinh:
- Ngữ liệu: bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Giấy Ao, bút lông
Đọc, nghe, xem được thông tin liên quan đến tác phẩm, nhớ được những thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, ý nghĩa nhan đề, chủ đề của bài thơ.
Kết quả dự kiến
- Bài thơ sáng tác tháng 11-1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì nhà thơ qua đời. Điều đó cho thấy Thanh Hải là con người trần đầy tình yêu, niềm lạc quan và khát vọng sống. Cũng chình vì thế mà bài thơ có ý nghĩa đặc biệt đối với tác giả , với cuộc đời.
- Nhan đề: danh từ mùa xuân kết hợp vói tính từ nho nhỏ làm cho hình ảnh mùa xuân vốn trừu tượng trở nên hữu hình. Đây là hình ảnh ẩn dụ nói về vẻ đẹp mà mỗi con người có thể cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất nước. Do đó chủ đề của bài thơ là khát vọng dâng hiến để làm đẹp cho đời. 
- Thể thơ năm chữ.
Đọc hiểu khái quát văn bản
1.HS làm việc cá nhân, đọc bài thơ, tìm hiểu một số thông tin về tác giả, tác phẩm.
2.HS xem, nghe bài giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải: Bài viết về nhà thơ Thanh Hải (https://vietjack.com/van-mau-lop-9/gioi-thieu-ve-thanh-hai-va-bai-tho-mua-xuan-nho-nho.jsp)
- Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Từ đó nêu cảm nhận, ấn tượng ban đầu về tác giả và tác phẩm.
- Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Qua phân tích ý nghĩa nhan đề em hãy cho biết chủ đề của bài thơ. 
- Nêu tên gọi thể thơ, chỉ ra những đặc điểm về số câu, số chữ, vần, nhịp của bài thơ.
- Nhận biết và phân tích được đặc trưng của thơ trữ tình; chỉ ra được mối quan hệ của ngôn ngữ nghệ thuật với nội dung của tác phẩm.
- Nhận biết, nhận xét được các tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu, đặc biệt là các biện pháp tu từ trong bài thơ và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
- Nhận biết được cách dùng số từ, ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng trong việc thể hiện cảm xúc.
Kết quả dự kiến
(1)
- Bố cục 4 phần:
P1: Khổ 1 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.
P2: Khổ 2,3 - Vẻ đẹp mùa xuân đất nước.
P3: Khổ 5,6 - Khát vọng được hòa nhập dâng hiến mùa xuân nho nhỏ cho cuộc đời.
P4: Khổ cuối - Khúc hát ca ngợi mùa xuân. 
- Mạch cảm xúc: Từ mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước tác giả thể hiện khát vọng được hòa nhập dâng hiến cho đời và cất lên tiếng hát ca ngợi mùa xuân.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
(2)
- Chi tiết: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang.
- Giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.
- Biện pháp tu từ: đảo trật tự cú pháp (câu 1,2), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (câu 5,6).
- Từ một là số từ
- Ý nghĩa của các số từ trong câu:
một: vừa mới bắt đầu, tinh khôi;
bốn ngàn năm: lịch sử lâu bền; một (cành hoa, nốt trầm, mùa xuân): nhỏ bé, ít ỏi; hai mươi: tuổi trẻ.
- Cảm xúc yêu thiên nhiên, say sưa trước vẻ đẹp đất trời vào xuân, yêu quê hương nồng nàn và khát vọng sống mãnh liệt
- Chi tiết thể hiện cảm xúc: Từ cảm thán ơi, giọng hỏi hót chi mà, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác.
- Phương thức biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp.
(3)
- Mùa xuân đất nước được thể hiện qua:
 + người cầm súng: những con người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ người ra đồng: những con người lao động xây dựng, phát triển đất nước.
 + lộc: sức sống mới đang vươn lên, đang mơn mởn khắp đất trời Tổ quốc.
- Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, nhân hóa, so sánh
- Từ láy: hối hả, xôn xao
- Nhịp thơ: nhanh, khẩn trương, sôi động.
- Tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật: Thể hiện niềm vui rạo rực của con người , niềm tự hào về chiều dài lịch sử của đất nước vè niềm tin về sức sống trường tồn của Tổ quốc.
(4)
- Đại từ tôi - ta: nguyện ước của cá nhân đã trở thành nguyện ước chung, tiếng lòng của nhà thơ cũng là tiếng lòng của mọi người.
- Ẩn dụ: nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.
 Hoán dụ: tuổi hai mươi, tóc bạc.
- Thông điệp: “Mỗi cuộc đời chính là một mùa xuân và hãy góp phần làm cho mùa xuân của đất nước mãi mãi tười đẹp”.
(5) 
- Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca.
- Khổ thơ cho ta thêm yêu Huế, yêu đất nước, ý thức trách nhiệm bảo tồn các làn điệu dân ca Huế - di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Đọc hiểu chi tiết văn bản
1.GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu trên phiếu học tập.
- Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
- Chỉ ra mạch cảm xúc để thấy tính mạch lạc của tác phẩm.
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác được kết hợp trong văn bản.
PHIẾU HỌC TẬP THEO NHÓM : PHIẾU SỐ 1
Bố cục
Mạch cảm xúc
Phương thức biểu đạt
P1:
Phương thức chính
P2:
P3:
P4:
Phương thức khác
P5:
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
HS thực hiện đúng 1 trong 3 yêu cầu
HS thực hiện đúng 2 trong 3 yêu cầu
HS thực hiện đúng cả 3 yêu cầu
2.GV yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ đầu, làm việc theo nhóm, cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:
- Vẻ đẹp mùa xuân xứ Huế được thể hiện qua những chi tiết và bằng những giác quan nào?
- Tìm những biện pháp tu từ có trong khổ thơ và phân tích tác dụng của chúng.
- Từ một thuộc từ loại nào? Tìm thêm một số từ trong bài thơ cùng từ loại ấy. Nêu ý nghĩa của chúng trong từng câu thơ.
- Cảm xúc của nhà thơ trong khổ đầu là gì? Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc ấy. Phương thức biểu cảm của đoạn thơ là gì?
PHIẾU HỌC TẬP THEO NHÓM: PHIẾU SỐ 2
VẺ ĐẸP MÙA XUÂN XỨ HUẾ
Sự vật
Tính chất
Giác quan cảm nhận
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
HS tìm được 1/3 yêu cầu
HS tìm được 2/3 yêu cầu
HS tìm được đầy đủ yêu cầu
3.GV yêu cầu học sinh đọc kĩ khổ 2,3, làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
- Mùa xuân đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào?
- Nêu ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh ấy.
- Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ. Nhận xét về hiệu quả của chúng trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của đoạn thơ.
- Ngoài các phép tu từ, tác giả còn sử dụng những từ láy nào để thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đất nước? 
- Nhận xét về kết cấu, nhịp thơ của cả đoạn.
PHIẾU HỌC TẬP THEO NHÓM: PHIẾU SỐ 3
NHỮNG TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT TRONG KHỔ 2,3
Biện pháp nghệ thuật
Minh chứng
Hiệu quả diễn đạt
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
HS tìm được các phép tu từ, chưa nêu được đầy đủ minh chứng.
HS tìm được các phép tu từ và chỉ ra được minh chứng cụ thể; chưa nhận xét đầy đủ về hiệu quả diễn đạt.
HS tìm được các phép tu từ và chỉ ra được minh chứng; nhận xét chính xác về hiệu quả diễn đạt.
4.GV yêu cầu học sinh đọc kĩ khổ 4,5, làm việc cá nhân để thực hiện các yêu cầu:
- Giải thích vì sao ở khổ đầu tác giả dùng từ tôi mà đến khổ này lại dùng từ ta?
- Chỉ ra các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong hai khổ thơ và tìm hiểu thông điệp mà tác giả thể hiện trong đó.
- Tìm một số câu thơ cũng thể hiện thông điệp trên.
5.GV yêu cầu học sinh đọc kĩ khổ cuối làm việc cá nhân để thực hiện các yêu cầu:
- Khổ thơ cho em hiểu thêm gì về xứ Huế?
- Nếu được,em hãy hát hoặc giới thiệu một làn điệu dân ca Huế.
- Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ di sản (các làn điệu dân ca Huế) được thể hiện qua những hành động nào?
Thể hiện thái độ đồng tình đối với tình cảm và cách giải quyết của tác giả; nêu được lí do.
Kết quả dự kiến
- Giống: cùng vẽ nên bức tranh xuân với những hính ảnh con chim, bông hoa, màu xanh, cùng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết.
- Khác: hoa lê trắng - hoa tím
 chim én - chiền chiện
 xanh cỏ - sông xanh
 hình ảnh - âm thanh
 thơ năm chữ - thơ lục bát
- Lí giải được cảm xúc của bản thân, miễn là phù hợp.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Học sinh làm việc cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhà thơ Nguyễn Du viết :
 “ Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 Truyện Kiều 
Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn thơ trên. Em thích đoạn thơ nào? Vì sao?
- Khái quát được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Hệ thống được bài học theo sơ đồ tư duy.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm để tổng kết, củng cố bài học .
- Vẽ sơ đồ khái quát bài học.
- Trình bày kết quả nhóm mình.
HS nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” do ca sĩ Anh Thơ thể hiện (https://www.nhaccuatui.com/video/mot-mua-xuan-nho-nho-anh-tho.Id8SRNbTYS.html)
- Đọc thuộc một đoạn thơ yêu thích nhất và một bài thơ có dung lượng tương đương.
- Thích đọc sách báo, tìm tư liệu để mở rộng hiểu biết.
Đọc mở rộng
- Học thuộc một khổ thơ em yêu thích nhất trong bài.
- Chọn đọc một bài thơ có độ dài tương đương.
- Nghe những làn điệu dân ca Huế.
VIẾT (3 tiết)
LÀM THƠ NĂM CHỮ
- Biết cách làm một khổ, bài thơ năm chữ đúng vần, nhịp.
- Biết tham khảo thông tin trên sách báo, internetđể hỗ trợ cho quá trình viết
Kết quả dự kiến
- Nhận diện được thể thơ năm chữ.
- Viết được một đoạn thơ, bài thơ năm chữ đơn giản.
- Nhận biết những lỗi của bài làm
của mình, của bạn và sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Khởi động:
GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời:
- Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc dành cho quê hương, đất nước, cho cuộc đời, nhà thơ Thanh Hải đã làm như thế nào?
- Em có muốn ghi lại cảm xúc của mình theo cách nhà thơ đã làm không?
(Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt đến mục đích của giờ viết: sáng tác một bài thơ năm chữ)
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để nhận diện thể thơ năm chữ.
- Tìm hiểu luật thơ năm chữ về số câu, số chữ, vần, nhịp qua một số ngữ liệu chuẩn bị sẵn.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhóm thực hành sáng tác một đoạn, bài thơ năm chữ.
 Yêu cầu: Sáng tác một đoạn thơ năm chữ với chủ đề tự chọn.
- Xác định đề tài, chủ đề.
- Xác định cảm xúc muốn thể hiện.
- Làm thơ.
- Trao đổi với các thành viên trong nhóm sản phẩm của mình, tự sửa bài.
- Nộp bài cho giáo viên đánh giá.
GV yêu cầu HS về nhà làm một đoạn, bài thơ để chuẩn bị trình bày trước lớp.
NÓI VÀ NGHE (2 tiết)
- Trình bày đoạn thơ, bài thơ của mình có cảm xúc.
- Nghe và cảm nhận được cái hay trong các đoạn thơ, bài thơ của bạn.
- Biết lắng nghe góp ý, tiếp thu ý kiến của người khác, biết nhận xét, góp ý cho bạn.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm
- Đọc đoạn thơ, bài thơ của mình cho cả nhóm nghe.
- Góp ý và tiếp thu ý kiến nhận xét.
- Chọn đoạn thơ, bài thơ hay nhất của nhóm để trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bài đoạn thơ, bài thơ hay nhất của nhóm mình.
- Nhận xét về cái hay trong từng đoạn, từng bài thơ của nhóm.
GV đánh giá các hoạt động của học sinh, khích lệ học sinh sáng tác thơ năm chữ.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tho_nam_chu_lop_7.doc