Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân năm học 2020-2021 - Khối 7

- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.

- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

- HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.

-HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.

- Học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.

- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.

 

doc 6 trang quyettran 18/07/2022 22340
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân năm học 2020-2021 - Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân năm học 2020-2021 - Khối 7

Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân năm học 2020-2021 - Khối 7
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN: GDCD.
Năm học 2020 - 2021
KHỐI 7
Cả năm: 35 tuần = 35 tiết (1 tiết/1 tuần)
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết = 18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết = 17 tiết
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết
Tên bài
Thời lượng dạy học
Yêu cầu cần đạt
Hình thức tổ chức dạy học
Điều chỉnh thực hiện
1
1
Bài 1: Sống giản dị.
1
- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.
- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
2
2
Bài 2: Trung thực.
1
- HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.
-HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
3
3
Bài 3: Tự trọng.
1
- Học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
Câu hỏi gợi ý b phần Truyện đọc: Không yêu cầu học sinh trả
4-5-6
4-5-6
Chủ đề: Quan hệ với mọi người ( Yêu thương con người , đoàn kết tương trợ).
3
- HS hiểu thế nào là yêu thương, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau với mọi người xung quanh và ý nghĩa của việc đó.
- HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
7-8
7-8
Bài 6: Tôn sư trọng đạo.
2
- HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
 - HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
Câu hỏi gợi ý c phần Truyện đọc: Không yêu cầu học sinh trả lời.
9
9
Thực hành: Làm bài tập
1
Tổng hợp và ôn tập kiến thức
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
10
10
Kiểm tra giữa HK1
1
- HS nắm chắc các kiến thức đã học.
- Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ
Cả lớp, hoạt động cá nhân
11
11
Bài 8: Khoan dung.
1
- Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan dung.
- Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
- Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
12-13
12-13
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa.
2
- Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 
- HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá.
- Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
14
14
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
1
- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìnvà phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
15
15
Bài 11: Tự tin.
1
- Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa thế nào là tự tin trong cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin.
-Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh; biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc của bản thân.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
16
16
Thực hành ngoại khóa.
1
- Củng cố các kiến thức đã học
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
17
17
Ôn tập học kì I.
1
- HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng.
 - Rèn luyện cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát.
 - HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
18
18
Kiểm tra học kì I.
1
Nhận biết, nhận xét, đánh giá các vấn đề liên quan các chuẩn mực dạo đức đã học.
Giải quyết được một số tình huống đạo đức thường gặp trong cuộc sống.
Cả lớp, hoạt động cá nhân
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết
Tên bài
Thời lượng dạy học
Yêu cầu cần đạt
Hình thức tổ chức dạy học
Điều chỉnh thực hiện
19-20
19-20
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch.
2
HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của 1 bản kế hoạch; 
- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
1. Thông tin: Hướng dẫn HS tự đọc.
2. Nội dung bài học: Mục b, c, d:Tích hợp thành một mục: Rèn luyện lối sống và làm việc có kế hoạch.
- Hướng dẫn HS thực hành
21
21
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
1
HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó:
- Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
- Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận của mình
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
22-23
22-23
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2
- HS hiểu khái niệm môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, XH.
- Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
1. Thông tin: Cập nhật thông tin, số liệu mới; Hướng dẫn HS tự đọc.
2. Nội dung bài học: Mục c: KK HS tự học.
- GDQP: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường.
24-25
24-25
Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa.
2
- HS hiểu, phân biệt các khái niệm về di sản văn hoá, bao gồm: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng; 
- HS có kỹ năng nhận biết, phân tích, so sánhvề các loại hình khác nhau thuộc di sản văn hoá;
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
1. Thông tin: Hướng dẫn HS tự đọc.
2. Nội dung bài học: Mục c: KK HS tự học.
- GDQP: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ DSVH
26
26
Thực hành: Làm bài tập
1
Tổng hợp và ôn tập kiến thức 
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
27
27
Kiểm tra giữa HK2
1
HS hệ thống được các kiến thức đã học về sống và làm việc có kế hoạch, quyền và nghĩa vụ của trẻ em, bảo vệ m.trường và TNTN, bảo vệ di sản văn hoá một cách khoa học, chính xác.
Cả lớp, hoạt động cá nhân
28-29
28-29
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
2
HS hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, mê tín là gì? Tác hại của mê tín dị đoan; Sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
 + HS phân biệt được tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín.
 + Giúp HS có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
I. Thông tin: Cập nhật thông tin, số liệu mới; Hướng dẫn HS tự đọc.
- GDQP: Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng
30-32
30-32
Chủ đề: Bộ máy nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3
HS hiểu được bộ máy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? 
 - Giúp và giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.
- Hình thành ở HS tính tự giác trong công việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
Tích hợp bài 17+18 thành một chủ đề:Thông tin 2 phần Thông tin, sự kiện: Đọc thêm.
- Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước: Đọc thêm.
- Câu hỏi gợi ý b, c, d, đ phần Sơ đồ phân cấp Bộ máy nhà nước: Không yêu cầu HS trả lời.
 - Lấy dẫn chúng bộ máy nhà nước cấp cơ sở (bài 18) làm ví dụ phân tích cho bài 17
- GDQP: Hình ảnh về CMT8, Quốc khánh, Chiến thắng ĐBP.
33
33
Ôn tập học kì II.
1
HS nắm được nội dung các bài ở kì II
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
34
34
Kiểm tra học kì II.
1
HS nắm được nội dung các bài ở kì II
Cả lớp, hoạt động cá nhân.
35
35
Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương liên quan đến nội dung đã học.
1
- Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước.
- HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân
Hợp Tiến, ngày tháng 9 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
Đặng Vũ Trường
TỔ TRƯỞNG
Hoàng Thị Tư
NGƯỜI LẬP
Nguyễn Thị Phương Mai

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_giao_duc_cong_dan_nam_hoc_2020_2021_kh.doc