Phân phối chương trình Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo)

Bài 1. Tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc

– Chỉ ra được sự biểu cảm của nét, chấm, màu trong tranh.

– Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu của âm nhạc.

– Cảm nhận được sự tương tác của âm nhạc với hội hoạ.

Bài 2:

Tranh tĩnh vật màu

- Nêu được biểu cảm của hoà sắc trong tranh tĩnh vật.

- Vẽ được bức tranh tĩnh vật màu có ba vật mẫu trở lên.

- Phân tích được nét đẹp về bố cục, tỉ lệ, màu sắc trong tranh. Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trái trong đời sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

 

docx 4 trang phuongnguyen 23880
Bạn đang xem tài liệu "Phân phối chương trình Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân phối chương trình Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo)

Phân phối chương trình Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo)
Tuần
Tên bài học
Số tiết
Mục tiêu bài học
HỌC KÌ I
CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU
1 - 2
Bài 1.
Tranh vẽ theo 
giai điệu âm nhạc
2
– Chỉ ra được sự biểu cảm của nét, chấm, màu trong tranh.
– Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu của âm nhạc.
– Cảm nhận được sự tương tác của âm nhạc với hội hoạ.
3 - 4
Bài 2: 
Tranh tĩnh vật màu
2
- Nêu được biểu cảm của hoà sắc trong tranh tĩnh vật.
- Vẽ được bức tranh tĩnh vật màu có ba vật mẫu trở lên.
- Phân tích được nét đẹp về bố cục, tỉ lệ, màu sắc trong tranh. Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trái trong đời sống và trong tác phẩm mĩ thuật.
5 - 6
Bài 3: 
Tranh in 
hoa, lá
2
- Chỉ ra được một số kĩ thuật in từ các vật liệu khác nhau.
- Tạo được bức tranh in hoa lá. 
- Nhận biết được biểu cảm và nét đẹp tạo hình của hoa lá trong sản phẩm in.
7 - 8
Bài 4: 
Bưu thiếp 
chúc mừng
2
- Chỉ ra được cách kết hợp chữ và hình có sẵn tạo sản phẩm bưu thiếp.
- Tạo được bưu thiếp chúc mừng với hình có sẵn.
- Phân tích được vai trò của chữ, hình, màu trong bưu thiếp chúc mừng và sản phẩm mĩ thuật.
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TIỀN SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
9 - 10
Bài 1:
Những hình vẽ trong hang động 
2
- Nêu được cách mô phỏng hình vẽ theo mẫu.
- Mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của mĩ thuật thời tiền sử.
11 - 12
Bài 2:
Thời trang với 
hình vẽ thời tiền sử
2
– Quan sát và chỉ ra được cách sử dụng nguyên lí đối xứng,cân bằng của hình, màu trong sản phẩm thời trang.
– Tạo được sản phẩm thời trang có hình vẽ thời tiền sử.
– Nhận biết được nguyên lí cân bằng và tỉ lệ hài hoà của hình, màu trên sản phẩm thời trang. Phát huy giá trị mĩ thuật của thời tiền sử trong cuộc sống.
13 - 14
Bài 3: 
Túi giấy 
đựng quà tặng
2
– Chỉ ra được cách thiết kế tạo dáng và trang trí một chiếc túi đựng quà đơn giản.
– Thiết kế được chiếc túi đựng quà bằng giấy bìa có trang trí hoạ tiết thời tiền sử.
– Phân tích được vai trò, chức năng của thiết kế mẫu sản phẩm công nghiệp.
– Nhận biết được quy trình thiết kế tạo dáng và trang trí một sản phẩm phục vụ đời sống.
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG
15 - 16
Bài 1: Nhân vật 3D từ dây thép
2
– Chỉ ra được kĩ thuật kết hợp dây thép và giấy để tạo hình nhân vật 3D.
– Tạo được hình dáng của nhân vật 3D bằng dây thép và giấy.
– Bước đầu nhận biết được tỉ lệ, sự cân đối của hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
17 - 18
Bài 2: Trang phục trong lễ hội
2
– Chỉ ra được cách lựa chọn vật liệu và thiết kế trang phục cho nhân vật 3D.
– Thiết kế được trang phục thể hiện đặc điểm của nhân vật theo ý tưởng.
– Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình khối, màu sắc trên trang phục của nhân vật và nhận biết được nét đặc trưng văn hóa truyền thống trong các lễ hội.
HỌC KÌ II
19 - 20
Bài 3: Hoạt cảnh trong ngày hội
2
– Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
– Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội.
– Phân tích được hình khối, không gian, nhịp điệu và sự hài hoà trong sản phẩm mĩ thuật.
21 - 22
Bài 4: Hội xuân quê hương
2
– Chỉ ra được cách bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh.
– Vẽ được bức tranh theo đề tài lễ hội quê hương.
– Phân tích được nhịp điệu của nét, hình, màu và không gian trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
– Nhận biết được cách diễn tả không gian trong tranh dân gian.
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
23 - 24
Bài 1: 
Ai Cập cổ đại 
trong mắt em
– Chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật cổ đại và cách vẽ tranh qua ảnh.
– Vẽ được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật cổ đại.
– Phân tích được nét độc đáo, giá trị của nghệ thuật cổ đại thế giới và nhận biết được một số hình ảnh tiêu biểu của thời kì này.
25 - 26
Bài 2: 
Họa tiết trống đồng 
2
- Chỉ ra được cách tạo hình bằng kĩ thuật in.
- Mô phỏng được họa tiết trống đồng bằng in.
- Phân tích được vẻ đẹp của họa tiết trống đồng qua hình in. Có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát triển di sản nghệ thuật dân tộc.
27 - 28
Bài 3: 
Thảm trang trí với hoạ tiết trống đồng
2
– Chỉ ra được cách vận dụng nguyên lí lặp lại, cân bằng và nhịp điệu trong trang trí thảm hình vuông.
– Trang trí được thảm hình vuông với hoạ tiết trống đồng.
– Phân tích được nhịp điệu và sự cân bằng trong bài vẽ. Có ý thức giữ gìn nét đẹp di sản nghệ thuật của dân tộc.
CHỦ ĐỀ: VẬT LIỆU HỮU ÍCH
29 - 30
Bài 1: 
Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
2
– Nêu được một số cách thức tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.
– Tạo hình và trang trí được sản phẩm ứng dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.
– Nhận ra được ý nghĩa của việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và trong cuộc sống.
– Khuyến cáo: Chỉ sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn, vệ sinh cho học sinh
31 - 32
Bài 2: 
Mô hình ngôi nhà 3D
2
– Nêu được cách kết hợp các vật liệu, hình, khối để tạo mô hình ngôi nhà.
– Tạo được mô hình ngôi nhà 3D từ các vật liệu đã qua sử dụng.
– Phân tích được tỉ lệ, sự hài hoà về hình khối, màu sắc, vật liệu của mô hình ngôi nhà. Nhận biết được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng; có ý thức bảo vệ môi trường.
33 - 34
Bài 3: 
Khu nhà tương lai
2
– Chỉ ra được sự kết hợp hài hoà của các hình khối, đường nét, màu sắc để tạo mô hình khu nhà.
– Tạo được mô hình khu nhà với cảnh vật mong muốn.
– Phân tích được nhịp điệu, sự hài hoà của hình khối, đường nét, màu sắc, không gian trong mô hình khu nhà. Có ý thức giữ gìn vệ sinh và xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
35
Bài tổng kết: 
Các hình thức 
mĩ thuật
1
– Chỉ ra được những bài học thuộc các thể loại: hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc.
– Làm được sơ đồ (hoặc bảng thống kê) các bài học thuộc các nhóm: Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng, Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật.
– Tự đánh giá được quá trình và kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân.

File đính kèm:

  • docxphan_phoi_chuong_trinh_mi_thuat_6_chan_troi_sang_tao.docx