Phiếu ôn tập giữa kì I môn Ngữ văn 6

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

- Bạn làm ơn .cảm hóa mình đi!

- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.

- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!

- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.

- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn

 Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo .

(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

 

docx 4 trang phuongnguyen 23220
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập giữa kì I môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu ôn tập giữa kì I môn Ngữ văn 6

Phiếu ôn tập giữa kì I môn Ngữ văn 6
PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ I
Đề 1
	PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới
- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!
- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.
- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóaNếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!
- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.
- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn
 Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo.
(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Em hiểu “Cảm hóa “ nghĩa là gì?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Từ câu chuyện “cảm hóa” nhau của cáo và hoàng tử bé trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về tình bạn của hoàng tử bé và con cáo.
PHẦN II: Tập làm văn (6 điểm). Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
-------------HẾT--------------
ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
	“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 ( Ngữ văn 6- Tập 1)
	Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
	Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
	Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
	Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
	Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
	PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
 Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đề 3
	PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
 Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”
 (Ngữ văn 6 - tập 1, trang 18, NXB GD 2021)
Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?
PHẦN II: Tập làm văn (6 điểm). Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
-------------HẾT----------
ĐỀ 4
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu cần bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!
 (Trích “Bắt nạt”, Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
Câu 3. Câu thơ “Vì bắt nạt rất hôi!” sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Tác giả gửi lời nhắn nhủ gì đến những người bị bắt nạt?
 	PHẦN II: Tập làm văn (6 điểm). Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_giua_ki_i_mon_ngu_van_6.docx