Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả trong việc giảng dạy môn Ngữ văn 6

 I. LÍ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP

Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 với tổng số 70 em học sinh. Qua quá trình lên lớp, tôi nhận thấy một số em chưa hứng thú tham gia bài học. Làm thế nào để tạo hứng thú cho các em qua đó năng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Qua thời gian tìm tòi tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp “ Vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần năng cao hứng thú và hiệu quả trong môn Ngữ văn 6”.

Biện pháp này nhằm giúp học sinh phát huy các năng lực của bản thân.

Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập.

 

docx 11 trang phuongnguyen 23803
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả trong việc giảng dạy môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả trong việc giảng dạy môn Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần nâng cao hứng thú, hiệu quả trong việc giảng dạy môn Ngữ văn 6
MỤC LỤC
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀ KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 6
 I. LÍ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP 
Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 với tổng số 70 em học sinh. Qua quá trình lên lớp, tôi nhận thấy một số em chưa hứng thú tham gia bài học. Làm thế nào để tạo hứng thú cho các em qua đó năng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Qua thời gian tìm tòi tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp “ Vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy để góp phần năng cao hứng thú và hiệu quả trong môn Ngữ văn 6”.
Biện pháp này nhằm giúp học sinh phát huy các năng lực của bản thân.
Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực trạng của vấn đề
1.1. Thuận lợi
- Về phía nhà trường: Trường PTDT nội trú THCS huyện Xín Mần là ngôi trường có truyền thống dạy tốt – học tốt. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện nên môn Văn cũng như những môn học khác luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện một cách thích đáng. Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ sách tham khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học bộ môn. Các khối lớp đều được trang bị máy chiếu, tivi đầy đủ, có kết nối mạng Internet. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Về phía học sinh: Đa số các em có ý thức tìm tòi, say mê học hỏi.
Học sinh ở nội trú, ngoài thời gian học theo phân phối chương trình, các buổi chiều nhà trường tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng nên có tương đối nhiều thời gian để học tập.
1.2. Khó khăn
Nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ dựa vào những kiến thức do giáo viên truyền đạt rồi học thuộc lòng, chưa có sự sáng tạo. Hơn thế nữa học sinh lớp 6 lại là đối tượng mới chuyển lên từ bậc tiểu học, các em vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều từ nếp học tập ở cấp dưới, chưa thể thích nghi ngay được với phương pháp mới nên thời gian đầu các em còn chậm.
Do đặc điểm tâm lý, học sinh trường PTDT Nội trú THCS Huyện hầu hết là con, em người dân tộc địa phương (hs người dân tộc chiếm 95%), nhiều em còn rụt rè, e ngại trong việc trình bày, báo cáo kết quả.
2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.1.Giải pháp 1: Nghiên cứu, xác định rõ những ưu, nhược điểm của phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy
Ưu, nhược điểm
Kỹ thuật sơ đồ tư duy
Phương pháp trò chơi
Ưu điểm
- Khi vẽ sơ đồ tư duy học sinh học được quá trình tổ chức và kết nối thông tin bằng hiểu biết của mình.
- Giúp học sinh hăng hái, dễ hiểu, dễ nhớ các thông tin, biết sắp xếp các ý tưởng khoa học.
- Tạo sự hấp dẫn, chú ý.
- Giảm căng thẳng trong các giờ học.
- Ghi nhớ kiến thức tốt.
Hạn chế
- Không phù hợp để thể hiện những nội dung kiến thức quá phức tạp.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
2.2.Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh làm quen với kỹ thuật sơ đồ tư duy và phương pháp trò chơi
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách thức vẽ sơ đồ tư duy, tổ chức hoạt động nhóm và phổ biến một số luật chơi trong các trò chơi dự định sẽ sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học.
 Cụ thể: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy:
 Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết hoa, in đậm.
Bước 2: Vẽ thêm các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm , nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,  bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. (Luôn sử dụng màu sắc, bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh)
Bước 3: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
 Minh họa cách vẽ sơ đồ tư duy
2.3. Giải pháp 3: Lựa chọn, sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy và phương pháp trò chơi phù hợp với nội dung bài học 
* Đa dạng hình thức vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy qua việc tổ chức các hoạt động dạy học.
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong việc tổ chức các hoạt động học
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố kiến thức
( Cuối giờ học)
Khi dạy tiết: Nhân hóa – Văn 6, kì 2, có thể sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy để khái quát hệ thống kiến thức trên bảng vào cuối tiết học.
Sơ đồ tư duy bài : Nhân hóa
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
Sau khi học xong tác phẩm: “Cây tre Việt Nam” – Ngữ văn 6 kì II, tôi có yêu cầu học sinh về nhà lập dàn ý theo sơ đồ tư duy ghi lại những ý chính cho yêu cầu sau: Nếu phải giới thiệu cho du khách nước ngoài hoặc những người chưa biết về Cây tre Việt Nam, em sẽ nói những gì? (Phần này tôi yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà lên giấy A3 và hôm sau trưng bày sản phẩm và giới thiệu cho các bạn và cô giáo nghe)
Sơ đồ tư duy của học sinh lớp 6A1 thực hiện.
* Lựa chọn trò chơi phù hợp
Để đạt hiệu quả trong sử dụng trò chơi học tập thì việc đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng để các em “chơi mà học”. Vì vậy khi lựa chọn trò chơi học tập, giáo viên cần lưu ý các nguyên tắc sau:
 	- Trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học, phù hợp với bài dạy.
 	- Luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện.
 	- Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
 	- Trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh. 
- Đánh giá kết quả của trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng.
 	Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số trò chơi mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong giảng chương trình Ngữ Văn 6: Trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”, trò chơi “Tiếp sức”, trò chơi “ô chữ”..để đưa vào một số các tiết dạy cụ thể.
 a) Trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”
Trò chơi này dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài.
Giáo viên lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các mảnh giấy úp ngược xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh dán vào chỗ trống cho đúng. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Chữa lỗi dùng từ” SGK Ngữ văn 6, tập 2. Tôi đã cho học sinh củng cố kiến thức bằng cách chơi như sau:
Chuẩn bị: Hai bảng phụ (Giấy A0) có gắn nam châm, những miếng bìa giấy A4 có màu được cắt gắn băng dính hai mặt bên dưới. Với những miếng bìa này tôi đã ghi sẵn các từ ngữ để học sinh lựa chọn.
Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 2 đại diện lên bảng chơi bằng cách chọn trong các từ cho sẵn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Đội nào chọn đúng, nhanh hơn là thắng cuộc.
Qua trò chơi này các em được rèn luyện khả năng quan sát, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em ghi nhớ kiến thức rất tốt.
b) Trò chơi “Tiếp sức”
Tổ chức trò chơi tiếp sức nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần. 
Có thể vận dụng trò chơi này trong nhiều kiểu bài, chẳng hạn như với Hoạt động Ngữ Văn: Thi làm thơ (bốn chữ, năm chữ, lục bát) hoặc các bài Tổng kết phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ở lớp 6.
 Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội (3 tổ), từng thành viên trong đội đều được tham gia trò chơi. Cứ học sinh này xuống thì học sinh khác lên thay thế, sao cho đội của mình hoàn thành bài tập một cách nhanh và chính xác nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ 5 chữ (Kì 2, lớp 6) tôi đã cho học sinh thi đua nhau mỗi người làm 1 câu kế tiếp theo chủ đề Mái trường mến yêu, Đội nào hoàn thành bài thơ nhanh nhất và hay nhất sẽ là đội chiến thắng.
c) Trò chơi “ ô chữ”
 Trò chơi này huy động kiến thức về đời sống và văn học một cách tổng hợp. Rèn luyện trí thông minh và phản xạ nhanh cho học sinh.
 	Chuẩn bị: 
- Thiết kế nội dung: Giáo viên chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo bảng phụ trên bảng gồm các câu hỏi và gợi ý cho câu trả lời.
	Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự từ trên xuống.
- Học sinh nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm (Giải ô chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm)
- Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được nhiều điểm sẽ thắng. 
- Nếu đội nào trả lời sai từ khóa khi còn nhiều câu hỏi thì sẽ bị loại khỏi phần thi này.
	Ví dụ: Khi dạy bài Con Rồng cháu Tiên, để khởi động cho bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh, tôi đã thiết kế, tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này như sau:
CHUẨN BỊ:
* Thiết kế ô chữ:
1
Đ
Â
T
N
Ư
Ơ
C
2
T
R
U
Y
Ê
N
T
H
U
Y
Ê
T
3
T
H
A
N
G
B
A
4
T
H
Â
N
5
T
Ư
Ơ
N
G
T
U
Ơ
N
G
K
I
A
O
6
V
Ă
N
L
A
N
G
7
H
U
N
G
V
Ư
Ơ
N
G
Đ
Ê
N
H
U
N
G
HÀNG NGANG:
Câu số 1. Gồm 6 chữ cái. Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
Câu số 2. Gồm 12 chữ cái. Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại gì?
Câu số 3. Gồm 8 chữ cái. Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười..
 (Ca dao)
Câu số 4. Gồm 6 chữ cái. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Các nhân vật trong truyền thuyết thường là..có nhiều phép lạ.
Câu số 5.Gồm 6 chữ cái. Các chi tiết tố đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện, thần kì hóa, linh thiêng hóa được gọi là gì?
Câu số 6. Gồm 9 chữ cái. Người con trưởng theo Âu Cơ, được tôn lên làm vua đã đặt tên nước là gì?
Câu số 7.Gồm 6 chữ cái. Thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam được gọi là thời đại gì?
HÀNG DỌC: 
* Gợi ý:Từ khóa là những chữ trong hàng dọc được in đậm. Đây là địa danh thuộc tỉnh Phú Thọ, là nơi diễn ra lễ hội vào ngày 10/3 ( âm lịch) hằng năm.
 Đáp án: 
Hàng ngang: 1. ĐẤT NƯỚC; 2. TRUYỀN THUYẾT; 3. THÁNG BA; 
4. THẦN; 5. TƯỞNG TƯỢNG, KÌ ẢO; 6. HÙNG VƯƠNG
Hàng dọc: ĐỀN HÙNG
III. HIỆU QUẢ
Thực hiện biện pháp này học sinh đã được trải nghiệm học tập và củng cố kiến thức thông qua việc lập các sơ đồ tư duy, tham gia chơi các trò chơi trong phạm vi chương trình Ngữ Văn 6. Biện pháp góp phần rèn kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm, kỹ năng đưa ra quyết định, nuôi dưỡng tình cảm đối với môn học. Đồng thời, tránh được tâm lí “ngại” học Văn. Từ đó, học sinh yêu thích và tự tin hơn trong học tập. Với giải pháp trên thì số học sinh thích học môn Văn được nâng lên một cách rõ rệt, khi được hỏi đa số các em đều trả lời thích học những tiết có áp dụng tổ chức trò chơi hoặc được vẽ sơ đồ tư duy. Sự hứng thú trong học tập bộ môn đã tăng lên thể hiện qua bảng khảo sát dưới đây:
Thái độ
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
1. Phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy có gây hứng thú cho em không?
57/70
(81,4%)
13/70
(18,6%)
2. Với các tiết học có sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy và phương pháp trò chơi, em thấy hiểu bài hơn không?
62/70
(88,6%)
8/70
(11,4%)
3. Khi được chủ động chiếm lĩnh tri thức, em có thấy yêu môn Văn hơn không?
61/70
(87,2%)
9/70
(12,8%)
Nhờ đó mà điểm trung bình cuối học kì I môn Ngữ Văn được tăng lên rõ rệt, 100% điểm trung bình môn trên 5,0. Cụ thể như sau:
Tổng số HS
Xếp loại học lực môn Ngữ Văn 6 
( Số liệu, tỉ lệ %)
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Trước khi áp dụng biện pháp
( Bài khảo sát đầu năm học 2020- 2021)
70
02 
2,8%
17
24,2%
35
50%
11
15%
05
7%
Sau khi áp dụng 
biện pháp
 (Bài kiểm tra giữa HK I
 Năm học 2020 – 2021 
70
04 
5,8%
30
42,8%
30
42,8%
06
8,6%
0
Sau khi áp dụng 
biện pháp 
(Bài kiểm tra cuối HK I 
Năm học 2020 – 2021
70
08
11,4%
40
57,2%
22
31,4%
0
0
Kết quả đó cho thấy rõ việc vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy và phương pháp trò chơi vào dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng học sinh. Các em tự giác, tích cực, chủ động trong việc tìm tòi kiến thức. Đa số học sinh đã say mê môn học và từ đó chăm học, học tốt hơn.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Biện pháp phù hợp với học sinh và thực tiễn trường PTDT Nội trú huyện Xín Mần, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Biện pháp giúp nâng cao hứng thú, chất lượng học tập.
 	Biện pháp giúp hình thành và củng cố những phẩm chất, năng lực cho học sinh như: 
	- Phẩm chất: Sống yêu thương, tự chủ, trách nhiệm.
	- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác
	V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG CÁC NĂM HỌC TIẾP THEO
Trên đây là biện pháp “Vận dụng phương pháp trò chơi và kỹ thuật sơ đồ tư duy góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả trong môn Ngữ văn 6” mà tôi đã áp dụng khá thành công khi giảng dạy vào và đem lại hiệu quả rất tốt. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy đây là biện pháp mà giáo viên có thể áp dụng vào nhiều môn học trong chương trình học cấp THCS. 
Trong khuôn khổ giới hạn của biện pháp, tôi mới chỉ triển khai thực nghiệm tại trường đang công tác là Trường PTDT Nội trú THCS Huyện Xín Mần, do đó không tránh khỏi khiếm khuyết. Trong các năm học kế tiếp, tôi sẽ triển khai ở nhiều khối lớp và bổ sung thêm các hình thức tổ chức trò chơi để áp dụng hiệu quả hơn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả hơn nữa.
Với hướng đi đó, tôi tin tưởng đề tài sẽ đóng góp phần nào vào việc đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ Văn ở trường THCS.
 Xín Mần, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Xác nhận của nhà trường
Người viết
Nguyễn Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
	2. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS, Nxb Giáo dục.
	3. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) , Sách Ngữ văn 6, Nxb Giáo dục.
	4. Nguyễn Thúy Hồng (chủ biên) Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 6. Nxb Giáo dục.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_van_dung_phuong_phap_tro_cho.docx