Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt môn Ngữ văn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Mục đích yêu cầu

Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn Văn? Môn Ngữ Văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền và nhân loại. Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, đứa bé đã được nâng niu, bồi dưỡng bằng văn chương qua lời hát ru âu yếm, đậm đà. Khi được đi học, trước nhất phải là “Học ăn, học nói”. Tiếp đó, con người đi vào đời sống của dân toc “Vốn tự xưng là nền văn hiến đã lâu”. Những thầy giáo từ hàng ngàn năm qua, đầu tiên vẫn là thầy văn chương, đạo lý. Và mãi sau này nữa, người trẻ tuổi muốn thi vào bất cứ trường Đại học chuyên khoa nào, bài thi vẫn là bài thi văn.

 

doc 16 trang phuongnguyen 22820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt môn Ngữ văn
DẠY TỐT MÔN NGỮ VĂN.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích yêu cầu
Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn Văn? Môn Ngữ Văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền và nhân loại. Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, đứa bé đã được nâng niu, bồi dưỡng bằng văn chương qua lời hát ru âu yếm, đậm đà. Khi được đi học, trước nhất phải là “Học ăn, học nói”. Tiếp đó, con người đi vào đời sống của dân tộc “Vốn tự xưng là nền văn hiến đã lâu”. Những thầy giáo từ hàng ngàn năm qua, đầu tiên vẫn là thầy văn chương, đạo lý. Và mãi sau này nữa, người trẻ tuổi muốn thi vào bất cứ trường Đại học chuyên khoa nào, bài thi vẫn là bài thi văn.
Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, ngày nay, số lượng học sinh sao nhãng trong việc học môn Ngữ Văn là tương đối. Đó cũng là vấn đề mà tôi trăn trở bấy lâu . Với 6 năm làm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng, cái ước muốn học văn sao cho giỏi, dạy văn sao cho hay, viết văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều giáo viên và học sinh . Muốn thực hiện ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tòi trong văn chương nói riêng và trong văn hóa nói chung. Tôi đưa ra vài ba kinh nghiệm thiết thực cho mình, hy vọng trao đổi với đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy và bồi dưỡng học sinh để phần nào đó giúp các em có hứng thú học tập hơn ở bộ môn Ngữ Văn. Để từ đó các em có thể phát huy năng lực của mình để trở thành những học sinh giỏi văn thực sự. Dù biết còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn không ngừng cố gắng.
2. Thực trạng ban đầu.
+ Khi chưa áp dụng SKKN này:
* Đối với học sinh : Đa số các em ở trung tâm, lại có điều kiện rất thuận lợi trong việc học tập và bồi dưỡng. Nhưng phần lớn trong số này thì các em lại thích những môn học tự nhiên hơn, thậm chí có nhiều em học đều tất cả các môn, trong đó học môn Ngữ Văn cũng rất là tốt nhưng khi giáo viên đặt vấn đề gợi ý cho các em đi bồi dưỡng và thi học sinh giỏi thì các em lại từ chối và chọn thi những môn tự nhiên như: Toán, Lí, Hóa Bởi các em cho rằng học văn đã khó rồi, viết văn lại càng khó hơn, các em tâm sự rằng: “Để có một bài văn hay, giàu cảm xúc đặc biệt là phải đúng với yêu cầu của đề bài, các em thấy khó quá. Viết văn không những viết đúng mà còn phải viết hay nữa, nên chúng em sợ không làm được”. Do có những suy nghĩ như vậy nên đa số các em không đủ tự tin để thử tài năng của mình. Chỉ có một số ít trong số các em đó có can đảm tự tin chọn môn Ngữ Văn làm mục tiêu để thử năng lực của mình.
Còn có những em thì điều kiện gia đình có thừa khả năng cho các em học tập, bồi dưỡng. Nhưng bản thân các em đó lại có những đam mê cá nhân, mải chơi quên học. Phần thì ở ngay trung tâm huyện nên có nhiều trò chơi cuốn hút sự đam mê của các em, phần thì có tính ham chơi, lười học nữa nên hầu như những em nào rơi vào tình trạng này đều rất lười học. Giáo viên giảng bài trên lớp thì một số em ngồi dưới lớp nói chuyện riêng, làm việc riêng không hề chú ý đến bài giảng của giáo viên . Có khi vừa giảng xong là giáo viên hỏi lại vấn đề ngay mà học sinh cũng không trả lời được. Mà bộ môn Ngữ Văn thì rất cần sự chú ý nghe giảng để các em dần phát triển kĩ năng, tư duy, lập luận của mình. Bên cạnh đó, cũng có nhiều em nhà ở rất xa trung tâm. Nếu xét về mặt tiếp cận các trò chơi hiện đại trên Intơnét thì các em rất hạn chế. Nhưng khả năng học và cảm nhận môn Ngữ Văn cũng không có gì tiến bộ hơn so với những em khác. Bởi vì sao? Vì hoàn cảnh gia đình không thể tạo điều kiện cho các em về mặt thời gian để học môn này. Trong khi đó bộ môn Ngữ Văn là một bộ môn cần đầu tư thời gian rất là nhiều. Mà các em thì ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông tập vở lo lao động để phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian học tập. Gia đình, cha mẹ thì lo làm ăn, không có thời gian quan tâm, nhắc nhở con em học tập, thiếu tiền hỗ trợ cho con cái để mua các phương tiên học tập như, tài liệu, sách tham khảo và các phương tiện học tập khác nữa. Trong khi đó, trình độ văn hóa của cha mẹ có hạn nên không hướng dẫn, chỉ bảo được gì cho con mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo. Nếu bố mẹ nào có sự quan tâm thì cũng chỉ biết nhắc nhở là “Phải cố gắng học đi”, “Lo mà học đi” Còn các em thì vẫn cứ ngồi vào bàn nhưng chưa chắc đã học, ngồi chỉ để đối phó với bố mẹ, để bố mẹ thấy là mình có ngồi học. Thậm chí có những em ngồi vào bàn học nhưng đầu óc lại hướng vào những cuốn truyện tranh, những trò chơi thường ngày, có khi còn đọc truyện ngay trên bàn học mà bố mẹ không biếtNên đối với những học sinh rơi vào hai trường hợp trên thì giáo viên văn rất klhó bồi dưỡng cho các em để trở thành những học sinh khá giỏi được. Thậm chí có những em học lớp 7,8 rồi mà vẫn không viết được một lá đơn xin phép nghỉ học, hay trình bày bố cục của một văn bản.
Tất cả những vấn đề nêu trên thực sự là một vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với những người làm công tác giảng dạy như chúng tôi.
* Đối với giáo viên:
Số lượng giáo viên của trường tương đối đầy đủ ở tất cả các bộ môn, 96% giáo viên đã đạt chuẩn, số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỉ lệ khoảng 20% cán bộ công nhân viên chức, đồ dùng, trang thiết bị và tài liệu giảng dạy..Cũng đã được trang bị tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên . Đặc biệt là đầu sách tham khảo rất ít so với số lượng giáo viên dạy bộ môn. Hiện nay, xét về mặt bằng chung của trường, tỉ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn và tỉ lệ học sinh trung bình cũng không phải là thấp. Phải chăng do chương trình đổi mới mà kiến thức cao hơn? Hay là do hoàn cảnh gia đình không đủ điều kiện để cho các em học tập và bồi dưỡng, nâng cao Nhưng dù sao thì trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm thiểu học sinh yếu, tăng số lượng học sinh giỏi văn thuộc về các nhà quản lí, vẫn là các thầy cô giáo chúng ta.
Với kinh nghiệm 6 năm dạy học, tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là điều kiện tất yếu. Nếu không, các em sẽ rất lơ là trong việc học tập và bồi dưỡng bộ môn Ngữ Văn. Vậy, giải pháp nào để khắc phục tình trạng đó.
3. Giải pháp đã sử dụng:
Khi chưa cải tiến phương pháp mới, tôi chỉ đơn thuần là đi theo phương pháp phân tích – tổng hợp. Tức là đầu tiên cho học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu nội dung khái quát của văn bản. Từ đó đi phân tích cụ thể từng hình ảnh, chi tiết để khắc sâu, cuối cùng tổng hợp lại vấn đề một lần nữa. Và tôi chỉ sử dụng cứng nhắc một phương pháp này trong nhiều năm và tôi cảm thấy hiệu quả không được khả quan. Bởi vì những em có học lực khá trở lên thì còn có hứng thú học, còn đối với những em có lực học trung bình trở xuống thì ngày càng lười học, lực học xa sút vì theo không kịp, nguyên nhân là do các em không chịu soạn bài mới trước ở nhà nên khi lên lớp, khi giáo viên giảng thì các em không tiếp thu kịp nên dẫn đến lười học rồi chán học, dẫn đến tình trạng học để đối phó chứ không hề có hứng thú, có sáng tạo trong bài làm của mình.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận:
Dựa vào đặc thù của bộ môn, dạy văn không chỉ là dạy đúng là đủ mà còn phải dạy hay. Dạy đúng là phải dạy cho chắc kiến thức, nếu phạm nhiều cái sai thì dù chó có có tài hoa, độc đáo đến đâu cũng không cho là hay được.
Với chức năng là người làm công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy hoạt động dạy học thể hiện ở kết quả học tập của người học sinh, cụ thể là là bằng kết quả lên lớp hàng năm, kết quả đậu tốt nghiệp, số lượng học sinh giỏi các cấp. Cho nên, vấn đề dạy học như thế nào để có kết quả cao, giảm học sinh yếu kém tăng số lượng học sinh giỏi các cấp là yêu cầu tất yếu của người giáo viên nhân dân.
Khi chọn đề tài này là muốn giúp học sinh nhận thức được sâu sắc của về câu nói của nhà văn Gorki: “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, với thế mạnh riêng của mình, môn Ngữ Văn giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kì diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn học dân tộc và nhân loại. Giúp cho chúng ta có một đời sống tâm hồn tốt đẹp, biết yêu ghét rạch ròi, biết phân biệt bạn, thù, biết thông cảm với niềm đau, nỗi bất hạnh của người khác. Bởi vậy nên văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Văn học là để học cách làm người, học văn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Ngày nay, xã hội công nghệ khoa học phát triển chóng mặt, nước ta cũng đang dần hội nhập chứ không hòa tan với các nước trên thế giới. Quan diểm của mọi người là chú ý đến học văn, không xem nhẹ các môn xã hội nhất là những môn được môn theo học sinh là những môn học phụ. Mọi người quan niệm: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” . chỉ học giỏi các môn tự nhiên còn môn Ngữ Văn biết là được. Những người đâu có biết được rằng, nếu môn học tự nhiên giúp ta tính toán, rèn luyện tác phong khoa học, thì môn Ngữ Văn tạo cho học sinh phong cách sống, tiếp thu những cái hay, tinh hoa văn hóa của nhân loại, của những con người có tâm hồn trong sáng, có tư duy sáng tạo, bước đầu có những năng lực cảm thú những gia trị văn hóa ở trên đời, mở rộng tầm hiểu biết. Văn học còn giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương. Đất nước và còn giúp các em ấp ủ những ước mơ đẹp đẽ.
Đất nước ta là đất nước của thơ ca, ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thơ ca:
	“Thơ ca ơi hãy cất cao tiến hát.
	 Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta”
	Chúng ta có quyền tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình, không bị đồng hóa trước dòng văn học ngoại lai. Văn hóa giúp ta cảm nhận cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa, cung cấp cho chúng ta vốn từ để tiếp súc với văn bản. Vì vậy, con người muốn phát triển toàn diện thì phải chú trọng học văn, mônNgữ Văn cung cấp cho các em vốn từ Tiếng Việt để các em, hiểu thêm tiếng Việt, thêm yêu tiếng mẹ đẻ. Ví dụ khi phân tích sự giàu đẹp của tiếng Việt, để cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về cái hay cái đẹp của tiếng Việt thì ta phải lấy dẫn chứng từ trong thơ, văn để phân tích:
	Ví dụ 1: Bài thơ “Chinh phụ ngâm” rất hài hòa về nhịp điệu.
	 “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
	 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
	Ngàn dâu xanh ngắt một màu
	 Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai”
 	 Đoàn Thị Điểm
	Ví dụ 2: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
	 Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
	(Hài hòa về mặt ngữ âm)
	 	Xuân Diệu
	Ví dụ 3: Phong phú về mặt từ vựng:
Cùng chỉ người Mẹ, tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau : Má, bu, bầm
Những từ mới được bổ sung: Xà phòng, ra điô, Internet, vi tính, tin học
Ví dụ 4: Sự uyển chuyển, mượt mà được thể hiện trong lời văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng 
“ Cốm là thứ quà riêng biệt của Đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúc bát ngát xanh mang trong hương vị của tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.
2. Giả thiết:
Với phương pháp cứng nhắc của mình, tôi thấy kết quả của học sinh ở các khối lớp không có hiệu quả nên tôi đã quyết định thay đổi phương pháp dạy mới bằng những cách sau:
- Trước khi phân tích một tác phẩm, người giáo viên không chỉ có nghiên cứu kĩ SGK mà còn phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Đồng thời phải nhập tâm vào tác phẩm, trút bỏ những vướng bận của cuộc sống thường nhật để hóa thân vào nhân vật, để lột tả những cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ của nhân vật như là của mình.
- Có phương pháp tích hợp giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác.
- So sánh giữa nhà văn của thời đại này với nhà văn của thời đại kia để làm nổi bật và khắc sâu thêm vấn đề.
- Trong quá trình giảng dạy, không nên cứng nhắc theo một phương pháp nào mà có thể dùng linh hoạt đối với tất cả các phương pháp:
+ Ngoài phương pháp tích hợp ngang với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn, giáo viên còn cần phải phân tích hợp dọc các kiến thức bên ngoài để làm cho bài văn thêm phong phú, sinh động. Đồng thời mở rộng vốn từ cho học sinh .
Ví dụ như khi phân tích bài “ Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt ta tích hợp với môn Tiếng Việt, cho học sinh hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt, tích hợp với Tập làm văn ở phương thức biểu đạt và ở văn biểu cảm có yếu tố tự sự.
+ Kết hợp tất cả các phương pháp trong quá trình giảng dạy như: Thuyết minh, vấn đáp, phân nhóm, thảo luận và tùy vào nội dung của mỗi bài mà ta có thể sử dụng tranh, ảnh sau mỗi bài giảng để học sinh có thể hình dung, tưởng tượng sáng tạo theo cách hiểu của mình. Từ đó các em có thể vẽ phác họa theo cách hiểu của mình để mô phỏng lại nội dung bài học.
+ Giáo viên không nên áp đặt cách hiểu của mình cho học sinh. Học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức, cảm thụ tác phẩm. Giáo viên chỉ gợi ý bằng vài câu hỏi, các em thảo luận, trả lời câu hỏi ra giấy, sau đó một em đại diện nhóm trả lời. Giáo viên cho thuyết trình khi muốn chốt lại vấn đề.
+ Trong từng bài, giáo viên cần liên hệ với thực tế đời sống. Như khi ta giảng bài về ca dao, tục ngữ thuộc chủ đề gia đình và xã hội, ta phải hướng cho học sinh biết ăn nói lễ độ, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết ơn thầy cô giáo và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho ta cuộc sống, thanh bình như hôm nay.
+ Cho học sinh thấy được học văn trong nhà trường không phải chỉ cốt để đủ điểm, để đạt được mức trung bình mà còn phải học để giỏi văn nữa. Muốn học giỏi văn thì trước hết phải học học cho đủ bài, làm bài bài đầy đủ, đạt kết quả trung bình và trên trung bình. Sau đó là phải có thêm nhiều sự gia công khác nữa. Có những biện pháp khacù cụ thể cho sự gia công này bất cứ ai cũng thực hiện được. Chẳng hạn như: Những bài đã học ở lớp rồi về nhà cũng phải đọc đi đọc lại ở nhà nhiều lần, được nghiền ngẫm, tìm hiểu thêm cho đến nơi đến chốn. Không nên chỉ bằng lòng với kiến thức được cung cấp ở lớp, mà phải làm cho kiến thức ấy được chắc hơn, sâu hơn. Muốn giỏi văn thì phải làm sao cho văn thấm vào mình. Văn chương là câu chuyện nhập tâm, có tâm trí và có tâm hồn. Thường có hình ảnh trong câu văn, những âm điệu trong câu thơ cứ vương vấn mình hàng ngày, hàng tháng, không phải vương vấn để đòi hỏi một giải đáp kiến thức mà đó là một sự vương vấn trong rung động, trong cảm thông. Bài văn nào được học trong nhà trường nếu các em thật sự quan tâm, đều tạo cho học sinh sự vương vấn và gắn bó này. Chính cái vương vấn, cái gắn bó ấy sẽ đưa các em vào thế giới văn chương và làm cho các em yêu văn và thích văn hơn.
Và tất nhiên, muốn học giỏi văn, muốn viết văn hay hơn thì mỗi người học sinh phải có cách phấn đấu riêng của mình. Dưới đây là chín điều tâm niệm và cũng là những bí quyết muốn học giỏi văn, muốn viết văn hay mà tôi muốn truyền đạt cho các em học sinh:
- Tạo hứng thú và duy trì hứng thú. Yêu cầu trước nhất của người muốn giỏi văn là phải thích văn, có hứng thú về môn Ngữ Văn.
- Làm giàu ngôn ngữ: Làm nghề gì cũng vậy, nếu không có vốn liếng tối thiểu thì làm sao cố thể khuếch trương được sự nghiệp cho rộng lớn sau này. Ngôn ngữ là cái vốn khởi đầu cho những ai muốn viết văn hay.
- Học thuộc lòng là biện pháp để giỏi văn hiệu nghiệm.
- Phải chăm đọc sách.
- Nghệ thuật bắt chước để giỏi văn.
- Ba yêu cầu để giỏi văn: Quan sát tinh tế, tưởng tượng dồi dào, nghị luận chắc chắn.
- Bài học ngoài đời: Nó có tác dụng cung cấp cho chúng ta vốn sống.
- Phấn đấu có cái riêng của mình.
- Công phu gọt dũa: Đây là công việc cuối cùng của người viết văn, là khâu sửa chữa khi tác phẩm của mình đã hoàn thành.
3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến:
Biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là cải tiến quá trình giảng dạy, giáo dục của người giáo viên trên lớp. Đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo dục bắt đầu từ lớp 6 và cứ thế lên các lớp tiếp theo. Nếu ở lớp dưới dạy học không có chất lượng thì các lỗ hổng kiến thức cơ bản về phương pháp nhận thức, các khuyết tật ngày càng chồng chất làm cho việc khắc phục chúng trở nên khó khăn hơn, nặng nề hơn đối với đội ngũ giáo viên dạy ở những lớp trên. Nếu tình hình đó càng kéo dài triền miên thì càng làm cho học sinh mất hứng thú học tập. Bởi vậy nên ta phải áp dụng phương pháp mới vào từ lớp nhỏ nhất sau đó dần dần lên lớp lớn
Thực trạng môn Ngữ Văn trong nhà trường là môn có vị trí vô cùng quan trọng, giáo dục.
Môn Ngữ Văn trong nhà trường là môn có vị trí vô cùng quan trọng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, cung cấp kiến thức tự nhiên và xã hội cho các em nên việc dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường vừa có thuận lợi nhưng cũng vừa gặp không ít khó khăn.
+ Thuận lợi: Nhờ sự đổi mới về phương pháp dạy học nên đã tạo cho các em tính tự lập, phát huy sự sáng tạo, gây hướng thú cho học sinh học tập 
+ Khó khăn: Do đổi mới phương pháp dạy như vậy mà đồ dùng để phục vụ cho bộ môn thì lại hạn chế. Tài liệu tham khảo ít ỏi , học sinh thì học lệch. Do đó có một số học ít có thể là học lớp 7, lớp 8 rồi mà chưa viết được lá đơn xin phép, chưa trình bày được một văn bản. Đối với chúng ta, là người giáo viên chúng ta phải có những biện pháp, giải pháp tạo cho các em yêu thích môn Ngữ Văn, học giỏi môn Ngữ Văn, hứng thú học môn Ngữ Văn.
+ Trước tiên, chúng ta cần hiểu tâm lí học trò, vì học trò nhìn đời bằng những gì hiển hiện ở bên ngoài chứ còn thực tế bên trong các em chưa hiểu được một cách sâu xa. Do đó ta phải hướng cho các em tìm hiểu những bậc thang kiến thức, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học, khám phá nội dung nghệ thuật trong tác phẩm bằng cách cho học sinh hoá thân vào trong tác phẩm, hiểu cuộc đời nhân vật giống như cuộc đời thật của mình. Với lòng nhiệt tình và kiến thức của giáo viên, cho các em những kiến thức thích thú tiếp nhận kiến thức qua bài giảng. Người giáo viên khi giảng bài phải dùng những từ ngữ hay giàu cảm xúc, định hướng thích hợp, kiến thức phong phú 
Ví dụ: Khi phân tích tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. Giáo viên cần cho học sinh thấy được thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng tám. Số phận của họ, nhất là người bần nông thật đáng thương. Chị Dậu chỉ vì một suất sưu của chồng mà phải bán đứa con gái thân yêu của mình. Trong cái xã hội phong kiến thời nô lệ ấy, con người đánh thuế như thuế con vật, thuế hàng hoá  Còn cảnh đói nghèo của Lão Hạc cũng như cảnh đời bi thương của hầu hết những người nông dân khác, để rồi bị bọn thực dân, phong kiến hất ra bên lề cuộc sống vv Rồi từ đó cho học sinh hiểu rằng vì sao máu của ông cha ta cứ lần lượt thấm hồng những trang sử đấu tranh quyết giành lại từ tay kẻ thù bầu trời tự do, độc lập cho con cháu đời sau. Từ đó các em có ý thức học tập để bảo vệ quê hương Đất nước mình.
Ví dụ: Khi giảng về tình “Đồng chí” đồng đội trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu ở chi tiết “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Khi bình giảng về tình đồng chí, đồng đội họ trao nhau những tình cảm không ồn ào, không náo động nhưng bàn tay nói im lặng của sự cảm thông, cùng nhau hứa hẹn lập công vượt qua mọi gian lao để xích lại nhau hơn, một cái bắt tay thật chặt là biểu hiện tốt và không thể nói thành lì. Có lẽ giữa đêm khuya lạnh lẽo họ muốn san sẻ hơi ấm qua bàn tay và họ trao nhau những gì kín đáo nhất của cuộc đời. Ở chi tiết này ta có thể lấy thêm từ bài “Nhớ” của Nguyên Hồng: “Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng” đến việc “Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa”. Vì tình đồng chí, đồng đội họ thổ lộ những điều sâu kín nhất:
“Đằng nớ vợ chưa?
Đằng nớ! Còn chờ độc lập”
Sau lời đáp hồn nhiên ấy:
“Cả lũ cười vang bên ruộng dưa
Nhìn o thôn nữ cuối nương dưa ”
Hoặc khi giảng về sự gian lao của người lính trong cuộc đời chiến đấu “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”, có thể lấy thêm ví dụ ở trong bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng có câu: 
“Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng”
Ngoài biện pháp đó giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh tham khảo tài liệu, rồi ghi chép những đoạn văn đoạn thơ hay vào trong “Sổ tích lũy kiến thức”. Từ đó biến ngôn ngữ của mình trong khi làm bài viết, giao tiếp trong cuộc sống, việc làm đó cũng giúp cho học tốt môn Ngữ Văn, đã có lời nhắn nhủ những việc làm này:
“Mấy lời nhắn nhủ bạn nhỏ to
Muốn học văn nhớ cho một điều
Sách báo cứ đọc cho nhiều
Từ hay tiếng tốt ghi đều vào sổ tay
Thuộc lòng những đoạn văn hay
Những câu thơ đẹp ngày ngày chớ quên”
Khi học sinh có một số vốn từ phong phú người giáo viên lập dàn ý định hướng cho học sinh.
Ví dụ: Khi phân tích giá trị nhân đạo trong tác một số tác phẩm văn học
+ Người giáo viên phải cho học sinh hiểu biết về quan niệm của xã hội phong kiến ngày xưa, giá trị của tác phẩm văn học ngày xưa. Một tác phẩm sống mãi với thời gian, được đề cao không chỉ trong ngôn ngữ hay hay không mà qua tác giả muốn nói gì? Giá trị bên trong, giá trị nhân đạo của tác phẩm dưới xã hội phong kiến khi mà cuộc đời đầy rẫy những bất công, khổ đau, những chuỗi ngày vất vả đau thương của những người phụ nữ. Chính những lúc này ngòi bút của những nhà văn, nhà thơ chân chính hướng về đau thương ấyviết những tác phẩm đầy yêu thương sau sắc.
 + Đối với truyện Kiều của Nguyễn Du đã gãy đúng cung đàn của những người phụ nữ, ngòi bút của ông viết lên bài ca hy vọng cho họ. Một tia sáng lóe lên trong cuộc sống đen tối.
+ Với “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương bài thơ có sự ngọt ngào và dư vị cay đắng thể hiện trong ấy. Hạnh phúc của người phụ nữ thì mong manh còn khổ đau còn vô tận.
Xã hội ngày càng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vị thế của người phụ nữ càng được thể hiện rõ hơn họ là những người năng động, sáng tạo trong mọi công việc đóng góp cho công cuộc xây dựng tổ quốc
Khi giáo viên lập dàn ý cung cấp thêm kiến thức cho học sinh làm bài, đọc bài của mình tự nhận xét, giáo viên định hướng cho học sinh làm bài hoàn chỉnh. Văn chương không cần đến ngững người thợ khéo tay làm một vài kiểu mẫu cho, văn chương chỉ dung nạp những người đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. Người giáo viên khi đang dạy cho các em phải dạy hết tất cả không học tủ, mỗi chủ đề tôi sẽ định hướng cung cấp từ các em. Ví dụ: Văn học lớp 9 tôi sẽ đi theo hướng chủ đề yêu nước trong văn học cổ, hình tượng người phụ nữ, hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hình ảnh con người mới. Ra các đề cho các em làm hoặc thay đổi việc kiểm tra bài cũ ở nhà bằng cách đặt câu hỏi , học sinh trả lời, kích thích sự hoạt động của các em bắng hình thức nhận xét khen thưởng trước lớp từ đó các có ý thức học tập tốt hơn.
Trong quá trình thử nghiệm, trong tổ cũng đã dự giờ, góp ý cho tiết dạy của tôi và mọi người đều tán thành với phương pháp mới của tôi và công nhận là có hiệu quả thiết thực.
4. Hiệu quả mới
Quả thật, khi tôi thay đổi cách sử dụng các phương pháp mới tích cực hơn, tôi thấy các em có phần hứng thú học tập hơn. Bởi vì trong quá trình dạy cứ một tuần, ngoài kiểm tra thường xuyên tôi lại kiểm tra xác xuất một vài em về kiến thức đã học và mở rộng tôi thấy kết quả thật đáng mừng, các em có hứng thú học tập hơn so với trước, sau mỗi câu hỏi của bài học là các em có câu trả lời ngay và rất hăng hái phát biểu ý kiến. Về nhà cũng đã chịu khó học bài cũ và đọc các bài viết trong SGK và tham khảo nhiều bài viết khác ngoài SGK.
Đặc biệt là trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường và thi học sinh giỏi cấp huyện của ngành tổ chức tôi thấy số lượng các em tham gia dự thi rất đông. Năm sau nhiều hơn năm trước.
Kết quả cụ thể là:
Năm học
 Khối lớp 6 
Khối lớp 7
Khối lớp 8
Khối lớp 9
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
06 – 07
07 - 08
 04
06
02
04
05
07
02
05
04
07
02
05
 02
04
01
03
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kinh nghiệm cụ thể:
Với một vài kinh nghiệm mà tôi vừa nêu ra đây chỉ phù hợp với việc dạy học văn trong nhà trường THCS. Vì những kinh nghiệm của tôi bước đầu chỉ làm cho học sinh có hứng thú học tập để từ đó các em có sự thích thú đam mê học tốt bộ môn mà lâu nay các em đã xem nhẹ.
2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để sử dụng tốt phương pháp này thì mọi người cần phải 
* Đối với giáo viên:
Đọc kỹ tác phẩm, sưu tầm những tài liệu xung quanh tác phẩm như, tiểu sử tác giả, cuộc đời sự nghiệp, bối cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời Những nhận xét đánh giá của những nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước về tác phẩm.
Dù là tiếng Việt hay Tập làm văn, giáo viên cũng cần soạn giáo án tỉ mĩ, kỉ cương, có chất lượng cả về phương pháp và nội dung. Mục đích là truyền tải đầy đủ trọng tâm kiến thức, giúp học sinh hiểu bài nhanh nhất.
Đồng thời với giáo viên, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo như tranh, ảnh minh họa, bảng phụ, các sơ đồ, biểu đồ đối với phân môn tiếng Việt.
Đối với học sinh:
Phải soạn bài chi tiết theo hệ thống câu hỏi trong SGK đọc kĩ văn bản, đọc được cả tác phẩm thì càng tốt. Tập phân tích, cảm nhận theo cách riêng của mình.
Khai thác những vấn đề xung quanh tác phẩm như: Bối cảnh, cuộc đời sự nghiệp, phong cách riêng của từng tác giả
3. Kết luận và kiến nghị
Nói chung cái gì cũng có hai mặt tác động qua lại thì mới có sự thành công được. Về phía giáo viên muốn dạy văn tốt thì phải chọn những giải pháp tốt nhất để gây hứng thú cho người học. Và hơn thế nữa người giáo viên dạy văn phải có chất văn, có vốn văn thì mới có thể dạy văn đúng và dạy văn hay được . Chất văn là một cái gì đó rất khó nói, nhưng lại cũng rất dễ nhận ra. Chẳng hạn như phải có tâm hồn thi sĩ, dù không bao giờ làm thơ, thậm chí không làm thơ được. Không làm được thơ nhưng lại hiểu được thơ.
Muốn có được chất văn thì cần phải có vốn văn phong phú muốn có được vốn văn phong phú thì điều quan trọng trước tiên là phải yêu văn chương. Nhưng cái vốn văn chương không chỉ nằm ở phạm vi văn học mà còn ở ch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tot_mon_ngu_van.doc