Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình Lớp 8

 Dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường THCS nói riêng là một công việc quả là không đơn giản chút nào. Bởi đặc thù của bộ môn này vừa là bộ môn khoa học đời sống, vừa mang tính nghệ thuật cao; nó đòi hỏi người dạy phải có tư duy lí luận, tư duy thực tiễn, lại phải biết phát hiện, thẩm thấu tác phẩm, biết giảng - bình, đồng thời còn phải biết chuyển tải tất cả cái hay cái đẹp của tác phẩm đến với học sinh- đối tượng độc giả có vốn sống ít, kĩ năng cảm hiểu tác phẩm văn học chưa cao, khả năng bình còn hạn chế.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh đã có những thay đổi theo hướng tích cực, có kĩ năng tốt khi phân tích, cảm thụ các tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ trữ tình.

Tôi xin cam đoan: Sáng kiến "Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8" là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

 

docx 31 trang phuongnguyen 24100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình Lớp 8
LỜI CẢM ƠN 
 Dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường THCS nói riêng là một công việc quả là không đơn giản chút nào. Bởi đặc thù của bộ môn này vừa là bộ môn khoa học đời sống, vừa mang tính nghệ thuật cao; nó đòi hỏi người dạy phải có tư duy lí luận, tư duy thực tiễn, lại phải biết phát hiện, thẩm thấu tác phẩm, biết giảng - bình, đồng thời còn phải biết chuyển tải tất cả cái hay cái đẹp của tác phẩm đến với học sinh- đối tượng độc giả có vốn sống ít, kĩ năng cảm hiểu tác phẩm văn học chưa cao, khả năng bình còn hạn chế...
Tuy nhiên, sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh đã có những thay đổi theo hướng tích cực, có kĩ năng tốt khi phân tích, cảm thụ các tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ trữ tình.
Tôi xin cam đoan: Sáng kiến "Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Để thực hiện được sáng kiến này và đã đem lại hiệu quả khả quan. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các đồng chí cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên, các đồng chí cán bộ quản lý và các đồng nghiệp trong nhà trường cũng như các đơn vị trường bạn đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thượng Lan, ngày 04 tháng 05 năm 2020.
 Tác giả
 Vũ Thị Hường
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
5
I. Lý do chọn đề tài
5
II. Mục đích của đề tài
6
III. Đối tượng, phạm vi của đề tài
6
IV. Phương pháp nghiên cứu
6
V. Kế hoạch nghiên cứu
6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
8
I. Cơ sở lí luận 
8
II. Thực trạng
10
III. Biện pháp thực hiện
11
IV. Hiệu quả của sáng kiến
25
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
29
I. Kết luận
29
II. Kiến nghị
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
31
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Tên
Kí hiệu
Ghi chú
1
Học sinh 
HS 
2
Trung bình
TB
3
Trung học Cơ sở
THCS
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài
 M«n Ng÷ v¨n cïng víi c¸c bé m«n v¨n ho¸ kh¸c trong nhµ tr­êng cã mét vÞ trÝ ®Æc biÖt trong viÖc thùc hiÖn môc tiªu chung cña cÊp THCS, gãp phÇn h×nh thµnh nh÷ng kiÕn thøc nÒn t¶ng chuÈn bÞ cho c¸c em tiÕp tôc häc lªn bËc häc cao h¬n. Mçi t¸c phÈm v¨n häc lµ s¶n phÈm ý thøc cña nhµ v¨n, ®ång thêi lµ mét c«ng tr×nh nghÖ thuËt ng«n tõ. D¹y - häc Ng÷ v¨n v× thÕ cã nh÷ng ®Æc thï rÊt riªng. Kh«ng nh÷ng cung cÊp cho häc sinh nh÷ng tri thøc lÝ luËn v¨n ch­¬ng, nh÷ng hiÓu biÕt vÒ x· héi con ng­êi trªn ph¹m vi réng, qua ®ã gi¸o dôc thÕ giíi quan, nh©n sinh quan cho b¶n th©n ng­êi häc mµ d¹y - häc Ng÷ v¨n cßn h­íng tíi viÖc kh¬i gîi nh÷ng t×nh c¶m, nh÷ng rung ®éng, nh÷ng c¶m xóc trong t©m hån c¸c em. Vµ ®Ó cho c¸c em thËt sù høng thó, thËt sù yªu thÝch m«n Ng÷ v¨n, h­íng tíi viÖc s¸ng t¹o nghÖ thuËt th× đòi hỏi người dạy phải có tư duy lí luận, tư duy thực tiễn, lại phải biết phát hiện, thẩm thấu tác phẩm, biết giảng - bình, đồng thời còn phải biết chuyển tải tất cả cái hay cái đẹp của tác phẩm đến với học sinh - đối tượng độc giả có vốn sống ít, kĩ năng cảm hiểu tác phẩm văn học chưa cao, khả năng bình còn hạn chế...
Thực tế hiện nay cho thấy còn có nhiều đơn vị kiến thức về tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình giảng dạy của lớp 8 chưa thống nhất về cách phát hiện, cách khai thác, cách hiểu, hoặc chưa được người đứng lớp hiểu đúng. Vì thế việc xác định kiến thức, kĩ năng và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Nhất là kiến thức về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình. 
	Việc phát hiện ra các hình thức nghệ thuật là một trong những việc làm vô cùng cần thiết của mỗi trò khi đi phân tích một tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm thơ trữ tình. Bởi có xác định đúng các hình thức nghệ thuật, ta mới có thể hiểu nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì qua “đứa con tinh thần của mình”. Với nhiều năm trăn trở, bỏ công sức nghiên cứu, sưu tầm và thử nghiệm, tôi xin đóng góp một số ý kiến góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Văn trong nhà trường THCS nói chung và giúp các em học sinh lớp 8 nói riêng khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình qua sáng kiến: “Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8”.
II. Mục đích của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8 là việc đi vào tìm hiểu đúng và sâu bản chất nghệ thuật của thể loại này như nhịp thơ, vần thơ, không gian - thời gian nghệ thuật, từ ngữ và các biện pháp tu từ... Đó chính là căn cứ, là cơ sở vững chắc để hiểu đúng về tác phẩm, trên cơ sở ấy cho phép lựa chọn kiến thức và phương pháp thích hợp để thiết kế bài giảng nhằm đạt được mục tiêu bài dạy một cách tốt nhất.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8 trường THCS Thượng Lan.
 2. Phạm vi nghiên cứu: Một số lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8 mà bản thân đã tích luỹ qua nhiều năm giảng dạy.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích – tổng hợp tài liệu...
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp ... 
3. Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê mô tả, ...
V. Kế hoạch nghiên cứu
STT
Thời gian
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 1/8/2018-30/8/2018
- Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu
- Bản đề cương chi tiết
2
Từ 1/8/2018- 15/9/2018
- Đọc tài liệu lí thuyết viết cơ sở lí luận
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế
- Tập tài liệu lí thuyết
- Số liệu khảo sát đã được xử lí
3
Từ 15/9/2018- 6/5/2019
- Đề xuất biện pháp, sáng kiến
- Áp dụng thử nghiệm
- Hoạt động cụ thể
4
Từ 6/5/2019- 21/5/2019
- Thống kê, phân tích các số liệu
- Hệ thống hoá tài liệu viết báo cáo.
- Số liệu khảo sát đã được xử lí 
- Bản nháp báo cáo
5
Từ 21/5/2019- 30/5/2019
- Hoàn thiện báo cáo
- Bản báo cáo
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 
Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình. Trong các tác phẩm thuộc các thể loại như văn xuôi tự sự, kịch,... cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại văn học kể trên là thứ cảm xúc được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện xã hội và diễn biến của câu chuyện... Trái lại, trong thơ trữ tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Rõ ràng khi đọc đoạn thơ: 
	 ‘‘Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 	 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
 	 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
 	 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”
 	(Tế Hanh, Quê hương)
người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình. Khác với cách thể hiện tình cảm trong thơ, chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau:
“ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: 
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
Cụ bán rồi ?
Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước...
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 ( Nam Cao, Trích Lão Hạc)
Người kể chuyện ở đây xưng tôi, nhưng tôi đây là ông giáo chứ không phải là Nam Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện mà luôn giấu mình đi. Trong trang sách chỉ có ông giáo kể lại câu chuyện. Như thế phải qua cách kể chuyện và miêu tả của nhân vật ông giáo về nỗi ân hận, đau khổ đến cùng cực của lão Hạc, chúng ta mới thấy được tấm lòng thông cảm, thái độ trân trọng, mến yêu của Nam Cao đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân trong xã hội cũ nói chung.
Trong nhiều bài thơ trữ tình, nhà thơ xưng bằng ta, chẳng hạn : 
	“Ta nghe hè dậy bên lòng 
	 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” 
	(Tố Hữu, Khi con tú hú) 
hoặc nhiều khi không thấy xưng tôi hay ta gì cả, mà chỉ thấy một ai đó đang lẳng lặng kể, tả và tâm sự, tâm tình, chẳng hạn : 
	“ Năm nay hoa đào nở 
	 Không thấy ông đồ xưa 
	 Những người muôn năm cũ
	 Hồn ở đâu bây giờ?” 
	(Vũ Đình Liên, Ông đồ ). 
Trong những trường hợp như thế, người xưng ta hoặc không xưng gì cũng đều là chính nhà thơ. Nghĩa là sau câu thơ vẫn thấy hiện lên rất rõ tấm lòng và tình cảm sâu nặng của tác giả. Có những trường hợp nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào một ai đó mà thổ lộ tâm tình (người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất nhân vật trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để dốc bầu tâm sự của chính ông về nỗi chán ghét cái xã hội giả dối, nghèo nàn, nhố nhăng, ngớ ngẩn đương thời; để nói lên khát vọng tự do, khát vọng về cái thời một đi không trở lại...Trong trường hợp này, khi ông viết: 
	“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ 
	Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.” 
 (Thế Lữ, Nhớ rừng)
thì ta là con hổ và cũng chính là Thế Lữ.
Phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại được thể hiện rất cô đọng và hàm súc bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo - nghệ thuật ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật ngôn từ này. Nhà thơ gửi lòng mình qua những con chữ, trong những câu chữ và các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Tất cả thái độ buồn chán của Tản Đà đối với trần thế được gửi qua chữ “buồn lắm”, “chán” trong câu thơ:
	 “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
 Trần thế em nay chán nửa rồi”. 
 (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
 Như thế, phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính các hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ.
II. Thực trạng
 Thực tế giảng dạy cho thấy, phân môn Văn được coi là khó nhất so với hai phân môn còn lại là Tiếng Việt và Tập làm văn; mà thời gian dành cho phân môn này lại không nhiều. Vì thế, không ít đơn vị kiến thức trong tác phẩm văn học, đặc biệt là các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình chưa được người thầy coi trọng để nghiên cứu cẩn thận. Từ hiểu chưa đủ hoặc chưa đúng đã dẫn đến việc người thầy dạy sai hoặc không làm chủ được kiến thức hay không xác định được phương pháp dạy thích hợp. Kết quả là học sinh chưa hiểu hết được giá trị của các hình thức nghệ thuật, không cảm nhận được đầy đủ cái hay cái đẹp của một tác phẩm thơ trữ tình. Trong các bài phân tích, bình giảng thơ trữ tình, các em thường mắc một số lỗi sau đây:
a, Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôi nội dung bài thơ ra mà thôi.
b, Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung (thường là gần đến kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài).
c, Suy diễn một cách máy móc, gượng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung tư tưởng, tình cảm không có trong bài; phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “bắt ép”các hình thức này phải có vai trò tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thường...
	Tóm lại, để phân tích thơ trữ tình có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục phải cần đến rất nhiều năng lực, nhưng trước hết người phân tích cần nắm được một số hình thức nghệ thuật ngôn từ mà các nhà thơ thường vận dụng để xây dựng nên tác phẩm của mình. Đây chính là cơ sở đáng tin cậy nhất để người đọc mở ra được “cánh cửa tâm hồn”của mỗi nhà thơ ở mỗi bài thơ.
III. Biện pháp thực hiện
Trong chương trình Ngữ văn 8, thơ trữ tình đóng vai trò vô cùng quan trọng và chiếm số lượng rất lớn. Có thể thống kê các tác phẩm thơ trữ tình theo chủ đề như sau:
Thơ văn yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
+ Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh
+ Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn Khải
Thơ Mới:
+ Muốn làm thằng cuội – Tản Đà 
+ Nhớ rừng – Thế Lữ
+ Ông đồ – Vũ Đình Liên
+ Quê hương – Tế Hanh
Thơ cách mạng:
+ Khi con tu hú – Tố Hữu
+ Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh
+ Ngắm trăng – Hồ Chí Minh
+ Đi đường – Hồ Chí Minh. 
Cần phải chú ý, khi phân tích tác phẩm văn học, ta không được thoát li văn bản. Có nghĩa là trước hết phải biết bám sát các hình thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Các hình thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, văn bản và thể loại của văn bản
1. Nhịp thơ
Trong bài “Mấy ý nghĩ về thơ” (1949), Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng , trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (). Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hoà hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”. (Giáo sư tiến sĩ Mã Giang Lân, Nhịp điệu thơ hôm nay đăng trên Văn học nghệ thuật Đà Nẵng).
 Như vậy có thể nói, nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các tác phẩm thơ, đặc biệt là thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình, không thể không chú ý phân tích nhịp điệu. Để xác định được nhịp điệu của từng bài thơ, ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung về nhịp điệu của từng thể loại cũng là điều rất cần thiết. 
Có lần trong một cuộc hội thảo về truyện ngắn, nhà văn Tô Hoài đã than phiền rằng: “nhiều người viết văn bây giờ hình như quên hết cả các dấu câu”. Ông thật có lí khi cho rằng dấu câu là một hình thức của chữ, của từ. Thật ra không phải chỉ có dấu câu mà ngay cả cách ngắt nhịp cũng cần được xem là một từ đa nghĩa, một từ đặc biệt trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết rằng trong những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại nói được rất nhiều: khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc động dâng trào...Những cung bậc tình cảm này nhiều khi không thể mô tả được bằng chữ nghĩa. Dấu câu và sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện "sự im lặng không lời". Nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến nhiệm vụ của dấu câu là tách ý, tách đoạn của câu văn . Thực ra bên cạnh nhiệm vụ ấy, dấu câu và sự ngắt nhịp còn có một chức năng rất quan trọng, đó là tạo nên "ý tại ngôn ngoại", hàm nghĩa và gợi ra những điều mà từ không nói hết, nhất là trong thơ. Tâm trạng nhà thơ chi phối trực tiếp cách tổ chức, vận hành nhịp điệu của bài thơ. Với cảm xúc sôi nổi, vui vẻ, khí thế hào hứng, rộn ràng của người dân chài chuẩn bị ra khơi, Tế Hanh đã có những câu thơ với nhịp điệu nhanh, mạnh, khỏe khoắn, linh hoạt và sôi nổi:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”
	 (Tế Hanh, Quê hương)
 Khác hẳn với những câu thơ đầu, ở khổ thơ cuối, cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương đã được ông thể hiện bằng một nhịp điệu chậm, sâu lắng, bằng cả chiều sâu tâm hồn:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
	 (Tế Hanh, Quê hương)
 	Để ngắt nhịp người ta thường dùng dấu câu, đặc biệt trong thơ trữ tình, dấu chấm than có vai trò quan trọng, giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp. Chính vì thế mà không ít các tác giả đã đưa nó vào trong những trang thơ của mình. Tản Đà và Trần Tuấn Khải cùng sử dụng dấu chấm than để bộc lộ nỗi buồn, để cất lên lời than :
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!”
	 (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
“Ngậm ngùi đất khóc giời than,
 Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”
	 (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà)
 Hay để thể hiện nỗi nhớ tiếc quá khứ vàng son một thời vang bóng trong “Nhớ rừng" :
“Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
 Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”
	 (Thế Lữ, Nhớ rừng)
	Tóm lại, nhịp thơ không chỉ là yếu tố bên ngoài mà còn là yếu tố bên trong tạo hình thức bài thơ. Vì vậy khi tiếp xúc, khám phá tác phẩm thơ trữ tình đòi hỏi khả năng cảm thụ của người đọc, và đặc biệt ta cần lưu ý đến hình thức dấu câu và cách ngắt nhịp. Có như vậy mới đọc đúng, đọc hay và nắm được tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu hiện nội dung. 
2. Vần thơ
	Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Ví dụ, các tiếng lan, tan, man, tàn. đều có chung một vần an, hoặc mẹ, nhẹ, té, xẻ. có chung một vần e. Như thế, gieo vần trong thơ là sự lặp lại các vần hoặc những vần nghe giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định. Đó là sự phối hợp âm thanh trong từng câu và trong cả bài; là sự cộng hưởng của các âm có cùng một vần và cùng thanh bằng hoặc thanh trắc. Ví dụ:
	“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
	Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
	Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.”
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Vần của các câu được hiệp vần với nhau trong đoạn thơ trên là sự hài hòa trên cùng một âm vực cao thấp, một trường độ âm thanh phát ra. Đó là sự hài hòa có được từ việc phối âm giữa các từ trong một cặp câu lục bát. Xét từng cặp câu chúng ta thấy có sự hòa âm giữa câu câu (1) và (2), giữa câu (3) và (4), giữa câu (5) và (6) nhờ vào những âm giống nhau giữa từ thứ 6 câu lục và từ thứ 6 câu bát. Âm giống nhau là do vần có chung thanh bằng (bầy-cây, ngân-sân, cao-nhào) và có cùng chung phần vần (ây-ây,ân-ân,ao-ao). Với sự hòa âm này, các câu thơ như níu kéo, lưu giữ lấy nhau trong từng đoạn hay cả bài thơ. Một chỉnh thể âm thanh hài hòa uyển chuyển do những vần có thanh bằng liên kết với nhau như tạo ra sự trầm lắng về âm điệu cũng như hồn thơ, góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt bức tranh rộn rã, đầy sức sống của mùa hè và tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ Tố Hữu. 
Căn cứ vào cấu trúc âm thanh - sự hòa âm của vần, người ta chia thành vần chính và vần thông. Vần chính là vần có âm giống nhau: 
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”
 (Hồ Chí Minh, Đi đường)
 vần thông là vần có âm na ná như nhau: 
 ‘‘Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.’’
 (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà)
Căn cứ vào vị trí các từ hiệp vần với nhau để chia thành vần lưng và vần chân. Vần lưng là lối gieo vần đứng giữa câu. Trong các câu thơ trên, từ thứ 6 (trùng, này) của câu bát hiệp vần với từ cuối (cùng, lầy) của câu lục. Vần chân là lối hiệp vần ở cuối câu: 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
 	(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Trong cách phân chia vần theo vị trí của các từ hiệp vần với nhau, lại còn có thể chia ra thành các loại:
- Vần liền (ví dụ bài thơ Tức cảnh Pác Bó trích dẫn trên của Hồ Chí Minh).
- Vần cách: 
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
 Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
 Tháng ngày bao quản than sành sỏi,
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
 Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
 Gian nan chi kể việc con con!”
(Phan Châu Trinh, Đập đá ở Côn Lôn)
	- Vần hỗn hợp (ví dụ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà).
	Một trong những tác dụng quan trọng của vần là tạo nên âm hưởng vang ngân trong thơ, từ đó mà diễn đạt và thể hiện nội dung. Đọc đoạn thơ sau:
“Con nên nhớ tổ tông khi trước,
 Đã từng phen vì nước gian lao,
 Bắc Nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây”
 (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà)
	Ở đây vần chính là ao (lao, mao, đào) nhưng bên cạn đó, nhà thơ còn sử dụng thêm vần khác (trước/ nước). Trong bốn dòng thơ, hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện, tạo nên một khúc nhạc ngân nga, diễn tả một niềm tin, niềm khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà mà người cha đã giao trọng trách cho đứa con.
	Bên cạnh vần, tiếng Việt còn rất giàu thanh điệu. Với 6 thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và thanh không dấu), chúng ta có thể nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói, tạo nên sự lên bổng, xuống trầm. Ví dụ: sang là một âm tiết mang thanh không. Lần lượt thay các thanh, ta có: sáng, sảng, sạng, sẵng, sàng. Người ta chia 6 thanh trên làm 2 loại bổng và trầm hoặc bằng và trắc. Loại vần bằng do thanh huyền và thanh không đảm nhận, vần trắc do các thanh còn lại (sắc, nặng, hỏi, ngã) thể hiện. Nhìn chung những vần bằng thường diễn tả sự nhẹ nhàng, bâng khuâng, chơi vơi còn vần trắc thường diễn tả sự trúc trắc, nặng nề, khó khăn, vấp váp Về nguyên tắc, bình thường trong các câu thơ, những vần bằng, trắc đan xen nhau, phối hợp với nhau, nhưng khi mô tả, khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một tâm trạng theo một cung bậc tình cảm nào đó các nhà thơ thường sử dụng liên tiếp một loại vần.	
	Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ nữa để minh hoạ cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt trong thơ. Song điều lưu ý khi đọc, phân tích tác phẩm văn học (nhất là thơ) cần hết sức chú trọng yếu tố này. Một khi thấy âm điệu, âm hưởng, nhạc điệu của câu thơ không bình thường, có sự chuyển đổi (dĩ nhiên là phải tạo nên được hiệu quả thẩm mĩ nhất định) thì hãy tập trung phân tích chỉ ra giá trị (vai trò và tác dụng) của chúng trong việc thể hiện nội dung.
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ :
Có thể nói : ‘‘Văn học là nghệ thuật của ngôn từ’’. Nhà văn, nhà thơ muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ. Muốn nói đến nỗi lòng của mình, tình cảm và tư tưởng của mình cũng phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được tác giả viết về những điều đó như thế nào lại cũng phải thông qua chữ nghĩa trong tác phẩmChính vì vậy mà từ ngữ và các biện pháp tu từ được coi là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học ( trong đó có thơ ) không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ này. Các phương tiện như dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm ở trên cũng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Do tầm quan trọng ấy mà người ta coi lao động của nhà văn là thứ lao động chữ nghĩa, nhà văn là phu chữ Như vậy, ngôn từ là một đặc trưng quan trọng và nổi bật của văn học. Vì thế trong mỗi tác phẩm văn chương, đặc biệt là trong thơ trữ tình, ta cần lưu ý một số điểm sau:
	Thứ nhất: Phân tích tác phẩm văn học không thể thoát li và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ, trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (nghĩa chung và nghĩa trong văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:
	- Tại sao tác giả dùng từ này mà không dùng từ khác?
	- Tại sao từ ngữ này lại xuất hiện nhiều như thế?
	- Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ ấy? Có thể thay từ ấy bằng một từ ngữ khác được không?
	- Trong câu ấy, đoạn ấy, những từ ngữ nào cần gây chú ý khi phân tích. 
ở đây cũng cần nhớ rằng trong một đoạn, một bài văn, bài thơ không phải từ nào, câu nào cũng đáng phân tích, cũng có giá trị như nhau, chính vì thế biết phát hiện những từ ngữ đáng phân tích cũng là một năng lực, một trình độ. Trong thực tế không ít người rơi vào tình trạng hoặc là phân tích tất cả, câu nào cũng phân tích, từ nào cũng khen hay, hoặc là từ ngữ đáng phân tích thì lại bỏ qua, từ không đáng dùng thì say sưa tán tụng. Trong trường hợp phân tích những tác phẩm văn học dịch phải thật thận trọng khi phân tích từ ngữ. Bởi vì những từ được đưa ra bình giá chưa chắc đã phải là những từ mà tác giả dùng trong nguyên bản. Chẳng hạn như ở hai câu cuối của bài ‘‘ Ngắm trăng’’:
 Phiên âm:
	 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
 Dịch thơ:
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 Ta thấy bản dịch thơ của Nam Trân chưa thật đúng và sát với nguyên tác. Hai câu cuối của Bác đăng đối trong từng câu, từng chữ (nhân – nguyệt, hướng – tòng, khán minh nguyệt – khán thi gia). Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà, vẫn gắn bó thân thiết, vẫn tri âm tri kỉ. Không những thế, Bác dùng từ ‘‘tòng’’rất ‘‘đắt’’. Vầng trăng muôn đời là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng ‘‘tòng’’ theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để ‘‘khán’’ thi gia thì hẳn thi sĩ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào.
 Trong nguyên tác, chữ ‘‘khán’’ có nghĩa là ‘‘ngắm’’, nhưng câu thơ được dịch là ‘‘nhòm’’ làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.
	Thứ hai: Người ta nói nhiều đến việc phân tích hình ảnh trong tác phẩm văn học. Bởi vì cách nói của văn, của thơ, cách thể hiện của văn chương là cách nói, cách viết bằng hình ảnh. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng hình ảnh trong tác phẩm văn học là gì, nếu không phải là do hệ thống từ ngữ tạo nên. Vì thế phân tích hình ảnh thực ra là phân tích từ ngữ. Nhờ sử dụng một loạt tính từ mạnh (hăng, mạnh mẽ) kết hợp các động từ mạnh (phăng, vượt), Tế Hanh đã rất thành công khi tái hiện được khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cả. Đó cũng chính là tinh thần sôi sục, hăng hái của người dân làng chài khi ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”
 (Tế Hanh, Quê hương)
	Hệ thống từ ngữ gợi hình ảnh, cảm giác trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Ví dụ:
	- Gợi về tâm trạng như: xao xuyến, bâng khuâng, phân vân
	- Gợi về thị giác như: la đà, lơ lửng, chấp chới.
	- Gợi về thính giác như: sầm sập, rì rào, thánh thót
	- Gợi về vị giác như: mặn chát, chua lòm, ngọt lịm
	- Gợi về xúc giác như: lạnh ngắt, nóng bỏng, xù xì
Chính do sức gợi này mà nhà văn Nguyễn Tuân tâm sự như khuyên nhủ các nhà văn khi cầm bút:
	"Đã nghĩ kỹ rồi mới cầm bút mà viết ra. Nhưng khi đã viết ra rồi, chưa có nghĩa là xong hẳn. Viết ra nhưng mà đọc lại (). Tự mình duyệt lấy lời viết của mình (). Cặp mắt soi xuống dòng trang vẫn là giữ vai trò cầm trịch (). Nhưng cặp mắt chưa đủ để lọc hết mọi bụi bặm vẫn còn bám theo cái tiếng vừa phát biểu của mình. Cho nên phải dùng cả cái tai của mình nữa (). Ngoài việc soi lắng, hình như phải ngửi lại, nếm lại cái lời mình viết ra kia, trước khi bưng nó ra cho người khác thưởng thức (). Có khi lại như chính lòng bàn tay mình phải sờ lại những góc cạnh câu viết của mình, xem lại có nên cứ gồ ghề chân chất như thế, hay là nên gọt nó tròn trĩnh đi thì nó dễ vào lỗ tai người tiêu thụ hơn" (Về tiếng ta - Tuyển tập Nguyễn Tuân. Nxb Văn học, H. 1982).
	Thứ ba: Để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh, gợi hình tượng bằng từ ngữ, các nhà văn có thể vận dụng nhiều cách: Có khi thì dùng từ láy:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
 Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”
 (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Có khi thì dùng những từ ngữ tượng hình, tượng thanh:
“Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
 Cõi giời Nam gió thổi đìu hiu,”
 (Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà) 
	Ngay cả trong văn xuôi cũng vậy. Hình ảnh lão Hạc được Nam Cao khắc hoạ bằng một đoạn văn ngắn với một số từ rất gợi hình tượng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc" (Lão Hạc).
	Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc cũng được các nhà văn sử dụng rất hiệu quả trong việc miêu tả hiện thực. Hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt là hết sức tinh diệu. Đã khi nào chúng ta thử thống kê tất cả các màu trắng, đỏ hay xanh ra trước mặt chưa ? Nếu làm thử ta sẽ thấy từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thật kỳ lạ . Nếu là màu Trắng, ta có : Trắng bệch, trắng toát, trắng bong, trắng tinh, trắng nõn, trắng xoá, trắng phau, trắng ngần, trắng muốt, trắng ngà, trắng hếu, trắng dã, trắng nhởn, trắng nhợt, trắng bóc, trắng lốp, trắng lôm lốp, trắng nuột, trắng ởn, trắng phếch, trắng trẻo, trắng trong ... Nếu là màu Xanh lại có : xanh um, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh non, xanh lợt, xanh lè, xanh lét, xanh rờn, xanh rì, xanh lam, xanh biếc, xanh lơ, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngăn ngắt, xanh rớt, xanh xao ... Với màu Đỏ bạn có thể kể : đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ chon chót, đỏ nọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hỏn, đỏ hon hỏn, đỏ kè, đỏ khé, đỏ nhừ, đỏ khè, đỏ loét, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lự, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ tơi, đỏ ửng, đỏ cạch, ... Trong khi mỗi từ trên của tiếng Việt có một sắc thái biểu cảm đôi khi rất khác nhau, ví như trắng toát là thứ trắng chói mắt, trắng bệch là trắng mất sinh khí, trắng bong là trắng như mới, trắng tinh là trắng nguyên chất, trắng xoá là trắng rộng khắp một vùng, trắng phau là trắng sạch sẽ, trắng ngần là trắng sạch và trong, trắng muốt là trắng sạch mà trơn nhẵn, trắng ngà là trắng quý phái, trắng hếu là trắng nhô ra thô bỉ, trắng dã là chỉ màu mắt kẻ gian giảo, trắng nhởn là trắng lố bịch ( chỉ răng hoặc mắt ).... 
	Thứ tư, ngôn từ văn học là loại n

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_dieu_can_luu_y_ve_cac_hinh_thuc_ng.docx