Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn Lớp 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến

 Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phức tạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết. Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian học trò nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường học rất khác nhau. Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

 

doc 26 trang phuongnguyen 29/07/2022 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn Lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP PHỦ LÝ
TRƯỜNG THCS CHÂU SƠN
 KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 
 CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 NĂM HỌC: 2019 - 2020
Cấp học: THCS
Lĩnh vực: Chuyên môn
Môn: Ngữ văn
Người thực hiện: ĐỖ THỊ HIẾU
Chức vụ: TỔ TRƯỞNG TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
Phủ Lý, ngày 18 tháng 4 năm 2020
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến
 	Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phức tạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết. Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian học trò nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường học rất khác nhau. Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”
2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế.
- Phân tích.
- Tổng hợp
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 bậc THCS.
4. Mục đích của sáng kiến:
Có thể nói, việc dạy và học trực tuyến là hình thức khá mới mẻ đối giáo viên và học sinh nhất là vùng nông thôn dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, hợp lí và hiệu quả, việc dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình đang được khẩn trương triển khai thực hiện và bước đầu có kết quả khá tốt ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG GIẢI PHÁP CẦN NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận
Một là yếu tố công nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư công nghệ nền tảng phải tính toán đến những yêu cầu có liên quan đến số người dùng, các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng chung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều cần cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, không thể thiếu yếu tố này bởi đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt, nghĩa là chân đế của việc dạy E-Learning sẽ bảo đảm tính hiệu quả... Và hàng loạt câu hỏi có liên quan xuất hiện trở thành các cơ sở quan trọng để tiến hành chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện khóa học trực tuyến: Cách thức chọn trọng điểm để quay hình video; Đâu là nền tảng để chuyển thể từ kịch bản sư phạm thành kịch bản sư phạm trực tuyến; Từ thời lượng của chương trình dạy trực tiếp (30 tiết chẳng hạn), làm thế nào để có thể quy đổi sang dạy học trực tuyến với thời lượng phù hợp và đâu là cơ sở của sự quy đổi này (sẽ là bao nhiêu tiết lên hình, bao nhiêu tiết người học tự học...)? Người học sẽ rèn kỹ năng của mình thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra đã xác lập theo ma trận của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của học phần?...Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học thì phải có đánh giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, khách quan và công bằng...Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liên quan về phần mềm VLE, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không kém phần quan trọng để bảo đảm dạy học E-Learning hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập, cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồi học tập... đều được bảo đảm.	
2. Cơ sở thực tiễn
 	Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã thực hiện các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểm phòng chống dịch Covid-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ và căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, tinh giản các nội dung kiến thức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai việc dạy học qua Intrenet, qua trên truyền hình, thông báo lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương vùng dân tộc, miền núi đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì nền nếp học tập cho học sinh và tổ chức dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện của địa phương. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ những cơ sở lí luận nêu trên và đặc biệt sau khi tìm hiểu và gia giảng dạy trực tuyến đối với HS lớp 9 các trường trên địa bàn về việc tổ chức dạy học trực tuyến cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết của việc dạy học trực tuyến. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ lớp học trực tuyến. Nhưng như tôi đã nói, đó phải là các lớp học trực tuyến có tầm, có tâm, có chất lượng. Và tại sao không phải là lớp học được kiểm định. Những nghiên cứu của chúng tôi về giáo dục thông minh, giáo dục trực tuyến được công bố ở các hội thảo thế giới cho thấy đây là vấn đề đầy sức hấp dẫn, mới mẻ và cũng đầy thách thức... Trong thời gian nghỉ học từ ngày 3/2-7/2/2020, để duy trì thói quen và nề nếp học tập của học sinh không khác nhiều so với học tập trên lớp,  BGH đã đưa ra Thời khóa biểu Online cho học sinh với các môn học trên các hệ thống online như Microsoft Office 365 Teams, tôi thấy để dạy học trực tuyến cho học sinh qua môn Ngữ văn cần thực hiện qua các bước như sau: 
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1.1. Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng internet. Trước đó, mỗi lớp đã có forum riêng của mình (nhóm zalo) vì vậy việc thống kê này hết sức đơn giản.
- Giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào số phụ huynh đã xem tin nhắn để thống kê. Nếu phụ huynh dùng Zalo nhưng không dùng Facebook hoặc ngược lại.Vì vậy nhà trường quyết định sẽ đăng tải video bài giảng trên mọi kênh mạng xã hội như: nhóm zalo lớp, Messenger facebook, Youtube, Fanpage trường, Web trường. Nhà trường tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh học sinh để có thể truyền tải video bài giảng.
- Đồng thời, Ban Giám hiệu trường cần họp hội đồng đào tạo (hoặc Hội đồng sư phạm) của trường để quán triệt mục đích của việc dạy học trực tuyến.Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trong thời gian học sinh nghỉ học phòng, chống dịch.Đa dạng hóa, tăng cường tổ chức các hình thức dạy học trực tuyến của giáo viên trên nền tảng công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, các nhà trường tiến hành nhìn nhận, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của từng lớp trong việc thực hiện dạy học trực tuyến và tìm ra phương hướng giải quyết. Cần có phân công cụ thể công việc đối với từng bộ phận. Chẳng hạn:Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo kịp thời các bộ phận các tổ chuyên môn trong nhà trường; Lập kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường và có rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời.
1.2. Đối với giáo viên:
- Cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng Internet.
- Các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm. Các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời (bởi nếu giáo viên dạy nhiều nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài). Để phát triển tối đa khả năng tự học của học sinh thì quá trình hướng dẫn tự học phải thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh. Nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh phải đảm bảo tính vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học” giữa cô và trò nhưng mang hàm lượng kiến thức cao.
- Giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và đảm bảo kết nối với 100% phụ huynh, học sinh và các giáo viên bộ máy trong lớp chủ nhiệm; Nhận bài giảng video từ các giáo viên bộ môn, gửi vào forum của lớp; Nhận các phản hồi, kết quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em. Giáo viên bộ môn cần đảm bảo những kiến thức trọng tâm của bài dạy để truyền đạt đến học sinh; Chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; Lựa chọn những hình thức giảng dạy, tương tác để thu hút học sinh hào hứng tham gia học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình học tập của các em. Khi tạo liên kết và sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trong cùng thời điểm thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 sẽ diễn ra như dự định. 
- Trong thời điểm tâm lý cộng đồng hoang mang về dịch bệnh và thời điểm quay lại trường của học sinh chưa được đảm bảo chắc chắn, điều quan trọng nhất là tạo lập được tinh thần học tập ổn định và hứng thú học bài tại nhà cho học sinh. Đồng thời, giữ vững được sự tin tưởng và nhiệt tình phối hợp từ phía phụ huynh. Do hạn chế lớn nhất của công cụ Online là giáo viên không thể quản lý, đốc thúc trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động học tập như ở trên lớp. Nên giáo viên cần tập trung vào việc tạo động lực học tập chủ động cho các em. Một số phương pháp tạo động lực học tập Online có thể áp dụng là: Tạo ra một thử thách vừa phải để thu hút sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu lớp học bằng cách đặt các câu hỏi thú vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũi với cuộc sống;Thay đổi không gian giao tiếp và tương tác với không gian mới đó để học sinh không bị nhàm chán về mặt thị giác, âm thanh; Để học sinh làm giáo viên, tìm hiểu trước bài học và giảng lại Online cho các bạn khác trong lớp; Thường xuyên tạo ra các tình huống hài hước và tiếng cười; Tạo ra các cuộc thảo luận nhóm Online để học sinh tự tương tác với nhau ngoài lớp học     
- Giáo viên cần hết sức lưu ý lắng nghe và trao đổi thường xuyên với phụ huynh để kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ các em trong quá trình tương tác với công cụ, việc “tương tác với người" là quan học hơn bất kỳ hình thức học tập nào. Công cụ không thể thay thế giáo viên mà chỉ đóng vai trò kết nối GV và HS ở xa nhau. Do đó, GV cần luôn sáng tạo nên các trải nghiệm học tập thú vị như các trò chơi, tình huốngđể tối đa sự tương tác giữa người dạy với người học thông qua công cụ kết nối.
- Việc chuẩn bị, triển khai và quản lý học tập online sẽ làm tăng lượng công việc và thời gian của giáo viên so với ngày thường rất nhiều. Do đó, bản thân các thầy cô cũng cần chú ý giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt hợp lý và sắp xếp thời gian khoa học để đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống.
- Cũng có thể thấy những khó khăn, đó là: khi thầy cô không trực tiếp ở bên để khích lệ và tương tác thì khó có thể cảm nhận cảm xúc phản hồi của học sinh qua ánh mắt, thái độ tức thời để điều chỉnh nội dung cũng như cách dạy như khi học trực tiếp; giáo viên chuẩn bị một bài giảng trực tuyến mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự đầu tư công phu; đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng và khai thác tốt các thiết công nghệ cần thiết cho việc dạy học; không được tương tác với học sinh nên sẽ có sự hạn chế về cộng hưởng cảm xúc khi dạy học; đồng thời, đòi hỏi học sinh phải thực sự tự giác và chủ động, có sự chuẩn bị trước về mặt tâm thế và kiến thức trước khi nghe thầy cô giảng dạy; không thể phản hồi và được giải đáp tức thời như học tập trên lớp và khó tổ chức thảo luận nhóm trực tiếp..
Do vậy, để dạy học trực tuyến hiệu quả, cần luôn thay đổi cách thức tổ chức để học sinh không bị nhàm chán: khi đưa đến cho học sinh đường link để có thể xem clip tài liệu, bài giảng e-learning, khi thì “tập trung” dạy học online trong một khung giờ (ví dụ như ứng dụng microsoft team). Khi giao bài tập, thầy, cô cần yêu cầu học sinh tương tác để có thể kiểm tra quá trình và kết quả hoạt động của học sinh. Khi cả lớp cùng học với thầy cô trong microsoft team, cần khuyến khích mỗi cá nhân phát biểu và được đánh giá điểm xứng đáng với ý kiến xây dựng bài trực tuyến. Cần lưu ý, khi dạy theo hình thức này, GV “điểm danh” bằng bất ngờ gọi tên học trò đang có đèn báo Online để hỏi về bài, qua đó xem học sinh thực “có mặt” và thực để tâm với bài học không? Thầy cô có kinh nghiệm dạy online luôn yêu cầu học sinh chụp và nộp ngay trang vở mình vừa học liền ngay sau tiết học. Nếu học sinh không tập trung chú ý thì không có “sản phẩm” để nộp được. Thầy/cô cũng có thể yêu cầu học sinh chụp hình ảnh bài làm gửi ở phần bình luận của facebook (ngay dưới nội dung được giao) hoặc yêu cầu học sinh nộp bài theo đường link trả lời biểu mẫu trên office 365 hay đường link lập tệp nộp bài trong microsoft team. Việc giao bài thường diễn ra trong một group bao gồm các thành viên của một lớp trên zalo hay facebook hoặc microsoft team, nên các thầy/cô cần chú ý việc tương tự của các đồng nghiệp với lớp, tránh các môn cùng dạy online, cùng yêu cầu nộp bài trùng thời gian khiến học sinh bị quá tải và “bí” thời gian tuân thủ.
Tóm lại: Để có một lớp học trực tuyến đúng nghĩa thì cần những yếu tố
Một là: Yếu tố công nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư công nghệ nền tảng phải tính toán đến những yêu cầu có liên quan đến số người dùng, các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng chung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều cần cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. 
Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, không thể thiếu yếu tố này bởi đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt, nghĩa là chân đế của việc dạy trực tuyến sẽ bảo đảm tính hiệu quả... 
Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học thì phải có đánh giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, khách quan và công bằng... 
Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liên quan về phần mềm, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không kém phần quan trọng để bảo đảm dạy học trực tuyến hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập, cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồi học tập... đều được bảo đảm.
1.3. Đối với phụ huynh và học sinh: 
- Các bậc phụ huynh cần phải có phương tiện để học tập như điện thoại thông minh, máy tính, Ipad. Cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản sau: zalo, facebook, intagram, biết truy cập Youtube và biết truy cập mạng.
- Ngoài ra, phụ huynh đóng vai trò chính trong quá trình học trực tuyến của học sinh, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở. Không thể "đem con bỏ chợ", phó mặc cho giáo viên. Có những phụ huynh thờ ơ, thầy cô phải gọi điện nhắc nhở thường xuyên. Đối với những em có ý thức học tập chưa cao, nhà trường phải có yêu cầu bắt buộc các em phải học bằng cách cho bài kiểm tra thực tế qua mạng.
- Để có thể học trực tuyến hiệu quả, học sinh phải thay đổi 3 yếu tố: một bài nên nghe nhiều thầy cô giảng để tổng hợp những ý đa diện nhất; tập bắt lỗi trong những bài văn mẫu và nhận xét lỗi; tự luyện giải đề.
2. Triển khai việc dạy học trưc tuyến :
 - Kịch bản chung cho các buổi học online nên chia một buổi học thành các hoạt động, học sinh được chủ động hoạt động. Mỗi hoạt động học tập có thời gian khoản năm đến bảy phút.
- Trước khi tiến hành bài học online, cần có quy tắc, nguyên tắc hay nội quy của lớp học online. Các điều khoản này cần luôn luôn được nhắc đi nhắc lại và học sinh buộc phải tuân thủ như:
+ Vào lớp đúng giờ: Ví dụ 9h bắt đầu học, học sinh cần vào trước 10 phút.
	+ Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập.
+ Luôn theo dõi hướng dẫn của các thầy cô.
+ Nguyên tắc một người nói, tại một thời điểm, chỉ có một người được nói trong lớp học, chỉ bật micro khi được giáo viên yêu cầu phát biểu.
+ Thái độ học tập tích cực.
2.1.Hoạt động: Điểm danh
Hoạt động này với mục đích kiểm tra xem học sinh có tham gia học đầy đủ hay không, tăng tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh nào chưa tham gia điểm danh cần liên hệ với học sinh, thậm chí là phụ huynh để tìm hiểu lý do là gì? Hoạt động này, người giáo viên có thể sử dụng các công cụ có sẵn ví dụ như Google Form, Microsoft Form, Quizizz, Mentimeter...
Câu hỏi chuyển trạng thái: Các em cảm thấy hôm nay/lúc này/bây giờ thế nào? 
Nếu tiết học diễn ra sau các tiết khác, giáo viên cần chú ý tới trạng thái của người học. Người học đang trong trạng thái khá căng thẳng cần ghi nhớ nội dung của bài học trước, nếu giáo viên lại bắt tay ngay vào nội dung mới dẫn tới học sinh khá mệt mỏi. Cho nên giáo viên cần thực hiện thao tác CHUYỂN TRẠNG THÁI. 
Thao tác này đơn giản chỉ là một hành động, học sinh bấm vào các biểu tượng được giáo thiết kế sẵn tương ứng với trạng thái của học sinh hiện tại. Khi học sinh hoàn thành xong phần này, giáo viên đã đạt mục tiêu điểm danh, qua đó giáo viên có thể có các câu hỏi thêm để tăng cường tương tác với trò. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Tiết trước các em học môn gì? Có mệt lắm không? Có cần thầy, cô cho nghỉ một phút để các em thư giãn hoặc đi vệ sinh không?...Thông qua hình thức chuyển trạng thái này, học sinh có một khoảng delay (trì hoãn) cần thiết để chuyển hoạt động của não bộ từ trạng thái này sang trạng thái khác. Cũng qua hoạt động này, người giáo viên nhận được nhiều chia sẻ của học trò, cảm thấy mình như một người bạn của học trò, qua đó cảm thấy hạnh phúc hơn, không có sự căng thẳng thường thấy trong lớp học. So với hoạt động thông thường cơ học, rõ ràng toàn bộ học sinh đều được tham gia hoạt động, giáo viên không mất quá nhiều công sức để “điểm danh” trong khi lại tăng tương tác.
2.2. Hoạt động: Triển khai bài học 
- Học sinh học online theo ba loại hình tiếp cận bài học: nghe, nhìn và vận động cho nên giáo viên cần thay đổi trạng thái thường xuyên để giúp học sinh phát huy được hết các năng lực của mình, không ai phải “ngồi yên” trong lớp học online. 
- Giáo viên nên chia nhỏ nội dung hoạt động bài mới thành 3-5 phần, mỗi phần chỉ từ 10-15 phút. Não bộ của trẻ tiểu học không thể tập trung được nếu vượt quá 10 phút, não bộ của trẻ trung học cơ sở không thể tập trung được nếu quá 15 phút... Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động kéo dài lê thê từ phần này tới phần khác dẫn tới học sinh không thể giữ được tinh thần tập trung vào bài học được, chất lượng làm bài tập sau đó không thể tốt được. Giáo viên cần ứng dụng các phần mềm bổ trợ cho hoạt động này. Chỉ cần 3-5 phút, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh bài học, lại có thể thay đổi được trạng thái suy nghĩ. 
2.3. Hoạt động: Củng cố bài học 
Với hình thức dạy học online, giáo viên không có điều kiện nhìn rõ từng khuôn mặt của học sinh, cho nên không quan sát được biểu cảm trên khuôn mặt của trẻ nhỏ. Do vậy cần tăng cường hỏi đáp, tăng cường mở rộng để học sinh suy nghĩ tiếp cận bài học.
2.4. Một số lưu ý trong quá trình dạy học:
- Nhắc ghi bài: Học sinh có thể theo dõi và tham gia các hoạt động cùng với giờ học nhưng rất có thể không ghi chép bất kì nội dung nào vào vở. Cho nên giáo viên không có minh chứng để kiểm tra đánh giá học sinh.
- Nhắc trao đổi: Khi học sinh học tập online, thời gian có thể dài ngắn tùy bài học, sẽ có những nội dung kiến thức học sinh chưa thể tiếp thu ngay, chưa thể trao đổi với thầy cô ngay lúc đó. Cho nên giáo viên cần liên tục nhắc nhở rằng hãy trao đổi với các thầy cô ngay khi học sinh cần, có thể lúc đó học sinh tự bật micro để trao đổi với giáo viên. Nếu giáo viên cảm thấy có thể trợ giúp ngay học sinh lúc đó mà không phá vỡ kịch bản thì có thể trợ giúp luôn. Ngược lại, giáo viên có thể sử dụng các kênh liên lạc khác để tiến hành.
- Nhắc chụp minh chứng: Giáo viên cần nhắc học sinh chụp lại minh chứng để kiểm tra khi cần. Học sinh có thể tham gia lớp học, có tham gia trao đổi với các thầy cô, có tham gia các hoạt động. Hãy yêu cầu học sinh thực hiện việc chụp lại các minh chứng này và gửi lại cho giáo viên. Qua đó tăng cường tương tác thầy trò, tăng cường kĩ năng sử dụng công cụ học tập, giúp học sinh chủ động, giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn.
III. Áp dụng giảng dạy trực tuyến bài “VIẾNG LĂNG BÁC” của Viễn Phương
Phần/
Thời gian
Nội dung
Ghi chú
1. Vào bài
- Chào: Chào các em học sinh thân mến. Rất vui được gặp các em trong tiết học trực tuyến ngày hôm nay. Trước khi vào bài học của chúng ta ngày hôm nay, cô mời các em cùng thưởng thức một đoạn của bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến. Chúng ta cùng lắng nghe nhé.
- Dẫn dắt vào bài học: Bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”của nhạc sĩ Thuận Yến 
+ HS nghe lời bài hát: Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
 - Các em ạ, mỗi lần được nghe những lời ca ấm áp ngọt ngào của bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” vang lên, trong lòng cô cũng như các em lại rưng rưng xúc động nhớ về chủ tịch HCM - vị cha già kính yêu của dân tộc- Người đã hi sinh cả cuộc đời mình để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho đất nước, cho nhân dân. Và hôm nay, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim, tâm hồn, tình cảm của người dân VN, đất nước Việt Nam. Đặc biệt, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nơi lưu giữ hình ảnh của Người lúc sinh thời, là nơi bày tỏ tình cảm thành kính, thiết tha của nhân dân Việt Nam, của bạn bè quốc tế dành cho Bác. Trong dòng cảm xúc thiêng liêng ấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết “Hoa trước lăng Người” còn Viễn Phương xúc động kể lại lần đầu tiên từ miền Nam được ra thăm Bác trong bài thơ “VIẾNG LĂNG BÁC”. Hòa trong những cảm xúc thiết tha ấy, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài thơ này.
Hình ảnh GV
PP
GV + PP
PP
2. Giới thiệu mục tiêu 
bài học
Chuyển: Ở bài học này, chúng ta cùng hướng tới những mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Qua bài thơ, các em
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Các em cần rèn luyện cho mình những kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
PP
3. Đọc – tìm hiểu chung
Chuyển: Để thực hiện được mục tiêu trên, trước hết, cô và các em đi tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, văn bản.Các em chuyển sang phần
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà thơ Viễn Phương: Tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 mất năm 2005, quê ở An Giang.
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của nền văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ. 
- Về phong cách thơ ông: Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng.
- Ông có các tác phẩm chính: Mắt sáng học trò (1970), Nhớ lời di chúc (1972), Như mây mùa xuân (1978).
PP
Chuyển: Các em ạ, trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương, có lẽ bài thơ “Viếng lăng Bác” nổi tiếng hơn cả. Các em chuyển sang phần 2, tìm hiểu những nét khái quát về văn bản
2. Văn bản
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
 Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ dâng lên Bác, giọng điệu toàn bài thơ là thành kính, trang nghiêm. Vì vậy, các em cần đọc bài thơ với giọng tâm tình, thiết tha thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viếng lăng Bác. Sau đây, các em theo dõi vào SGK và nghe cô giáo đọc bài.
GV đọc
GV chú ý: Trong văn bản này có một số từ khó: Tràng hoa, Bảy mươi chín mùa xuân, trung hiếu các em hãy theo dõi vào phần chú thích trong sách giáo khoa trang 60 để hiểu về nghĩa của từ.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Bài thơ in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, sau khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác mới được khánh thành; nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam vinh dự ra thăm Hà Nội và được vào lăng viếng Bác.
c. Thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ 8 chữ, tuy nhiên có đan xen các dòng 7 chữ và 9 chữ.
d. Bố cục và mạch cảm xúc: Được vận động theo trình tự cảm xúc của hành trình vào lăng viếng Bác. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ theo mạch cảm xúc của tác giả. 
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quan ngoài lăng Bác.
- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi hoà cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác.
- Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác.
PP
Hình ảnh GV + PP
PP
4. Tìm hiểu văn bản
Chuyển: Sau đây, các em chuyển sang phần
II. Tìm hiểu văn bản. Trước hết chúng ta đi vào khổ 
1. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quan ngoài lăng Bác.
- Chiếu khổ 1
GV+PP
- Mở đầu bài thơ Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Các em dễ dàng nhận ra, giọng điệu của câu thơ tựa như một lời tự sự, một lời thông báo: Đứa con ở miền Nam xa xôi, mảnh đất đi trước về sau, qua một thời gian chiến đấu ác liệt, nay đất nước hòa bình con mới thực hiện được khát vọng mòn mỏi bấy lâu nay của mình: Được một lần gặp Bác, được vào lăng viếng Bác.
- Trong câu thơ này, tác giả sử dụng từ ngữ rất tinh tế, các em chú ý vào cách xưng hô “Con” và từ “thăm”.
+ Tác giả xưng “con” với Bác. Đây là cách xưng hô rất quen thuộc của đồng bào miền Nam với Bác, gợi nên mối quan hệ thật gần gũi, thân thiết giữa Bác Hồ với nhà thơ, giữa Bác với nhân dân như tình cảm ruột thịt.
+ Nếu nhan đề của bài thơ, tác giả sử dụng từ “Viếng” thể hiện sự trang trọng thành kính, thì ở đây, Viễn Phương dùng từ “thăm”. Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất, còn thăm là đến gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Tác giả sử dụng động từ “thăm” thay cho động từ “viếng” là cách nói giảm nói tránh, nhằm giảm đi nỗi đau thương mất mát, đồng thời cho thấy Bác Hồ như vẫn còn sống mãi trong tâm trí của mọi người.
- Vậy cảnh tượng đầu tiên gây ấn tượng đậm nét với tác giả là hình ảnh nào? Đó là hình ảnh hàng tre. Các em ạ, hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Tác giả tả thực: Hàng tre trải dài bên lăng Bác, bát ngát một màu xanh trong làn sương buổi sớm. Một không gian thật gần gũi, thân thuộc. Từ đó, nhà thơ vô cùng xúc động, tự hào:
PP
GV+PP
PP
PP + GV
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa: xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Hàng tre xanh xanh Việt Nam là hình ảnh ẩn dụ - một màu xanh tràn đầy sức sống, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai của con người, của dân tộc Việt Nam. Bão táp mưa sa là hình ảnh ẩn dụ gợi lên hoàn cảnh giông tố, khó khăn, gian khổ mà tre vẫn phải chịu đựng. Trong hoàn cảnh ấy, tre vẫn đứng thẳng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_truc_tuyen_cho_hoc.doc