Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn phần tiếng Việt

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Giữ gìn sự trong sáng, sự giàu đẹp của tiếng Việt là việc làm cần thiết. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở việc nói đúng, viết đúng nghĩa của từ, nói đúng và viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Nói cụ thể hơn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết là nói đúng, viết đúng chuẩn mực tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; sau đó là nói hay, viết hay tiếng Việt trong những phong cách ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu tiếng Việt để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay là nhu cầu cần thiết không chỉ của học sinh, sinh viên mà của cả cộng đồng người Việt.

Song, cũng chính bởi sự giàu đẹp của tiếng Việt mà việc học tập nghiên cứu của tiếng Việt để có thể nói đúng, viết đúng tiến tới nói hay, viết hay hoàn toàn không phải là dễ.

 

doc 30 trang phuongnguyen 24320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn phần tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn phần tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn phần tiếng Việt
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Giữ gìn sự trong sáng, sự giàu đẹp của tiếng Việt là việc làm cần thiết. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở việc nói đúng, viết đúng nghĩa của từ, nói đúng và viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Nói cụ thể hơn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết là nói đúng, viết đúng chuẩn mực tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; sau đó là nói hay, viết hay tiếng Việt trong những phong cách ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu tiếng Việt để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay là nhu cầu cần thiết không chỉ của học sinh, sinh viên mà của cả cộng đồng người Việt.
Song, cũng chính bởi sự giàu đẹp của tiếng Việt mà việc học tập nghiên cứu của tiếng Việt để có thể nói đúng, viết đúng tiến tới nói hay, viết hay hoàn toàn không phải là dễ. 
Muốn làm được điều ấy trước hết bản thân chúng ta phải nắm được một lượng từ vựng tiếng Việt phong phú, phải nắm chắc được hầu hết hoặc hết các nghĩa của từ mà ta biết thì ta mới có thế sử dụng nó được đúng, được hay trong những cảnh huống khác nhau. Muốn như vậy thì việc đầu tiên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người giáo viên dạy Ngữ văn phải cung cấp, dạy cho các em cách giải nghĩa của từ để các em có được công cụ, chìa khóa để có thể giải nghĩa bất cứ từ nào bắt gặp trong cuộc sống. Muốn thế bản thân người giáo viên phải là người giỏi thậm chí rất giỏi trong giải nghĩa của từ và phải dạy tốt các tiết học liên qua đến dạng bài nghĩa của từ. Ở đây là cách dạy dạng bài nghĩa của từ cho học sinh Trung học cơ sở đạt hiệu quả cao.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Về phía giáo viên
Hầu hết giáo viên Ngữ văn của trường đã trực tiếp giảng dạy, khi được hỏi đều bày tỏ tâm sự từ không có hứng thú đến ngại khi phải dạy kiểu bài này. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là: 
- Do giáo viên còn trẻ, tuổi nghề ít, kinh nghiệm chưa nhiều hoặc giáo viên lớn tuổi thì ngại tìm hiểu, ngại tra từ điển thậm chí không có thói quen sử dụng từ điển...
- Giáo viên cảm thấy lúng túng khi dạy do học sinh có vốn sống, vốn hiểu biết, sự va chạm với thực tế còn bị hạn chế, nên các em thường thụ động khi học kiểu bài này. Nếu giáo viên dạy qua loa, đại khái cho "xong chuyện" thì hiệu quả giờ học rất thấp. Còn nếu đầu tư sâu, chuẩn bị kĩ lưỡng, mở rộng nhiều thì hiệu quả giờ dạy có được cải thiện nhưng thời lượng chương trình có hạn nên thường bị "cháy giáo án". 
2.2. Về phía học sinh
Đa số các em cho rằng, khi học kiểu bài này thường hay bị nhầm lẫn giữa các khái niệm, khó lấy ví dụ nên đa số các em được hỏi đều có cảm giác không có hứng thú thậm chí một số học sinh sợ khi học kiểu bài này. Chỉ có một số ít các em cảm thấy hứng thú với kiểu bài. Chính vì vậy mà các em thường học đối phó, có nhiều em thuộc bài, nhưng không lấy được ví dụ do không hiểu nội dung các vấn đề trong bài học...
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Sự phân bổ nội dung của dạng bài dạy học nghĩa của từ trong môn ngữ văn bậc Trung học cơ sở
Toàn bộ nội dung của kiểu bài này trong chương trình Trung học cơ sở có 15 tiết, được phân bố từ lớp 6 cho đến lớp 9. Cụ thể:
- Ở lớp 6: Gồm 4 tiết 
+ Tiết 10: Nghĩa của từ
+ Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Tiết 23, 27: Chữa lỗi dùng từ
- Ở lớp 7: Gồm 3 tiết :
+ Tiết 35: Từ đồng nghĩa 
+ Tiết 39: Từ trái nghĩa
+ Tiết 42: Từ đồng âm
- Ở lớp 8: Gồm 3 tiết:
+ Tiết 3: Tự học có hướng dẫn: Cấp độ khái quát của từ ngữ
+ Tiết 7: Trường từ vựng
+ Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Ở lớp 9: Gồm 5 tiết :
Tiết 42, 43, 49, 53, 61: Tổng kết về từ vựng
3.2. Kinh nghiệm về cách dạy dạng bài nghĩa của từ
3.2.1. Kinh nghiệm dạy phần lý thuyết
Dạy lý thuyết nghĩa của từ tức là dạy cho học sinh nắm được những kiến thức về:
- Cấu trúc nghĩa của từ: Khái niệm về nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, nghĩa chính, nghĩa chuyển.
- Quan hệ về nghĩa giữa các từ : Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Chương trình THCS không yêu cầu dạy lí thuyết về giảng nghĩa từ, nhưng việc giảng nghĩa từ lại là thao tác thường xuyên nhất của việc dạy từ ngữ. 
Khi hình thành các khái niệm khoa học về nghĩa của từ và quan hệ về nghĩa giữa các từ, người dạy cần chú ý đến những vấn đề sau:
3.2.1.1. Cách dạy định nghĩa, khái niệm
Các khái niệm thuật ngữ nói trên đều được định nghĩa trong sách giáo khoa. Học sinh có thể nắm được các khái niệm thông qua con đường suy diễn bằng siêu ngôn ngữ. Diễn giảng suy diễn lúc này là con đường ngắn nhất và hợp lý nhất, tiết kiệm thời gian và công sức nhất. Tuy nhiên cần chú ý giảng giải cho rõ những thuật ngữ mới đối với học sinh (mới hoàn toàn hoặc chỉ mới do thay đổi so với thuật ngữ ở các lớp Tiểu học).
Ví dụ: Định nghĩa: “Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị” (Ngữ văn 6, tiết 10) là hoàn toàn mới và rất trừu tượng đối với học sinh lớp 6. Cần giảng rõ "biểu thị" là gì?
Thuật ngữ “Từ đồng âm” (ngữ văn 7, tiết 43) là một thuật ngữ mới so với thuật ngữ đồng âm ở Tiểu học: Từ cùng âm khác nghĩa. Để tránh thắc mắc về sự thay đổi thuật ngữ, có thể phân tích cho học sinh hiểu sự khiếm khuyết trong miêu tả khái niệm của thuật ngữ cũ và lý do chọn thuật ngữ hiện dùng. 
Ví dụ: Nếu gọi là "cùng âm khác nghĩa" thì ắt là để phân biệt với các trường hợp: "Cùng âm cùng nghĩa", "cùng âm khác nghĩa" và " khác âm cùng nghĩa". Ta dễ dàng thấy rằng:
" Cùng âm cùng nghĩa" thì chính là một từ duy nhất;
"Khác âm khác nghĩa" thì là một từ bất kì nào khác;
"Khác âm cùng nghĩa " đã gọi là từ đồng nghĩa; vậy thì "cùng âm khác nghĩa" gọi là từ đồng âm là hợp lý nhất.
Khi giảng các định nghĩa, khái niệm cần nêu bật những từ ngữ có vai trò khu biệt khái niệm này với khái niệm khác. Những sự khu biệt này nhiều khi rất tinh tế, không nhấn mạnh thì học sinh không biết mà lưu ý và ghi nhớ.
 Ví dụ 1: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau (Ngữ văn 7, tiết 39). Nếu giáo viên không lưu ý thêm học sinh là phải (xét trên một cơ sở chung nào đó) để khu biệt hiện tượng có nghĩa trái ngược nhau ở các từ trái nghĩa với những hiện tượng khác có nghĩa trái ngược nhau như: ăn >< nghẽo Những trường hợp vừa nêu rõ ràng là rất trái ngược nhau trong nét nghĩa dụng pháp, nhưng lại không phải là những từ trái nghĩa vì cơ sở chung để xét trái nghĩa và đồng nghĩa không kể đến những nét nghĩa dụng pháp ấy.
Ví dụ 2: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau (Ngữ văn 7, tiết 43). Trong định nghĩa trên cần lưu ý từ "xa" trong cụm từ nhưng nghĩa khác xa nhau. Chính nhờ từ xa ấy mà sự khác nghĩa trong đồng âm khu biệt với sự khác nghĩa trong quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển. Khi nghĩa chuyển được hình thành do chuyển nghĩa xa quá thì cũng có thể xử lý như đồng âm.
Ví dụ: Tôi (danh từ, nghĩa là người đầy tớ) và tôi (đại từ ngôi thứ nhất số đơn ); đăm chiêu (tính từ, có nghĩa là phải, trái) và đăm chiêu (động từ, chỉ tâm trạng) là những trường hợp do chuyển nghĩa quá xa mà được coi như đồng âm.
3.2.1. 2. Cách dạy ví dụ minh họa cho định nghĩa, khái niệm
	Minh họa là thao tác đặc trưng của phương pháp suy diễn trong dạy học. Yêu cầu của việc minh họa là phải chính xác và đầy đủ. Yêu cầu này rất dễ bị vi phạm khi người dạy đưa ra các ví dụ. Thường là không chính xác vì ví dụ đưa ra chưa điển hình và không đầy đủ vì không minh họa được hết các tiểu loại.
	Ví dụ: Sẽ là không chính xác nếu giáo viên lấy ví dụ sau cho bài Từ trái nghĩa:
	Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí.
	Sống, chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung.
	Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,
	Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
	Trong các cặp từ in nghiêng trên chỉ có cặp sống - chết là thực sự trái nghĩa, còn các cặp khác nhiều lắm cũng chỉ là trái nghĩa dụng pháp. Trái nghĩa từ vựng của thiếu là thừa, của giàu là nghèo, của nô lệ là tự do , của anh hùng là phi anh hùng  Cường bạo là phi nhân nghĩa, nhưng phi nhân nghĩa (trái nghĩa với nhân nghĩa) không phải chỉ có biểu hiện là cường bạo, vì vậy cường bạo cũng không trái nghĩa với nhân nghĩa.
	Nêu ví dụ minh họa về từ nhiều nghĩa mà chỉ đưa ra một từ, chỉ đưa ra các nghĩa chuyển cùng từ loại, chỉ đưa ra một phương thức chuyển nghĩa thì đều là chưa đầy đủ. Vì từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau, nghĩa chuyển có thể thuộc từ loại khác so với nghĩa chính, phương thức chuyển nghĩa có thể là ẩn dụ hoặc hoán dụ.
	Thực hiện nghiêm chỉnh và hoàn chỉnh yêu cầu minh họa như trên thì thực là khó trong một lúc. Thường thì việc minh họa này phải làm ở nhiều khâu trong một tiết dạy, thậm chí ở nhiều tiết trong một bài. Các ví dụ khác nhau ở các khâu ấy, các tiết ấy bổ sung cho nhau trong quá trình khái quát hóa, tổng hợp hóa của người học để có tri thức mới. Các ví dụ minh họa, tốt nhất là lấy ngay trong sách giáo khoa (ở các phần Bài học và Bài tập) nếu các ví dụ ấy có thể bổ sung cho nhau để đạt yêu cầu minh họa. Nếu không, có thể lấy thêm các ví dụ ngoài sách giáo khoa. Khi ấy, nên có sự trao đổi chuyên môn với những người quan tâm và hiểu biết. 
	Gặp trường hợp định nghĩa luẩn quẩn không giúp gì cho nhận thức thì thao tác minh họa là tất cả nội dung suy diễn trong lời giảng.
	Ví dụ: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (Ngữ văn 7, tiết 35). Dạy định nghĩa này cần chú ý: giống nhau và đồng thì cũng khó hiểu như nhau. Người học chỉ nhận thức được thế nào là đồng nghĩa sau khi đã bằng các ví dụ minh họa, quan sát được những trường hợp có nghĩa giống nhau. Tối thiểu cũng phải đưa ra được những ví dụ của danh từ đồng nghĩa, tính từ đồng nghĩa và động từ đồng nghĩa.
3.2.2. Cách dạy giải nghĩa từ
	Theo sách giáo khoa Ngữ văn 6 (tập 1 trang 35) người ta giới thiệu 2 cách giải nghĩa của từ:
- Cách 1: đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích;
- Cách 2: trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 Lưu ý:
	Giải nghĩa từ là nêu ra nội dung khái niệm mà từ biểu thị (đối với thực từ), nêu ra cái công dụng cú pháp của từ (đối với hư từ) hoặc nêu ra cái công dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của từ (đối với thán từ).
3.2.2.1. Nguyên tắc giảng nghĩa từ
Giải nghĩa từ nói chung phải theo những nguyên tắc sau:
- Giảng nghĩa đúng từ trong ngữ cảnh: từ có thể có đồng âm với nó, do đó không ở trong một ngữ cảnh nhất định, không biết từ nào trong các từ đồng âm ấy là từ phải giảng. Chỉ có từ điển mới làm nhiệm vụ giải nghĩa tất cả các từ, trong đó có đủ các từ đồng âm. Đây là nguyên tắc giảng đúng từ cần giảng.
- Giảng đúng nghĩa trong văn cảnh của từ: một từ có thể có nhiều nghĩa, nhưng trong một văn cảnh cụ thể thì nó chỉ mang một nghĩa, trừ trường hợp cố ý chơi chữ. Tuy vậy, nhiều khi muốn giảng cho rõ nghĩa chuyển được dùng của từ, người dạy nêu nghĩa chính trước. Việc làm ấy là được phép, nhiều khi là nên, nhưng không phải là bắt buộc. Đây là nguyên tắc giảng đúng nghĩa cần giảng. 
- Cách giảng nghĩa phải khác nhau đối với các loại từ: thực tư, hư từ và thán từ. Sở dĩ như vậy vì các loại từ ấy có công dụng rất khác nhau trong chức năng tạo ngữ, tạo câu của chúng. Các từ loại trong thực từ cũng có cách giải nghĩa khác nhau. Nguyên tắc chung nhất của việc giảng nghĩa từ là phải lấy những cái đã biết để giảng cái chưa biết, không được giảng nghĩa luẩn quẩn. 	
- Việc giảng nghĩa từ không phải chỉ được làm trong giờ tiếng Việt. Trong giờ Văn và tất cả các giờ khác, mỗi khi không hiểu nghĩa của từ nào trong lời giảng của thầy thì, trên nguyên tắc, trò có quyền hỏi và thầy có trách nhiệm giảng nghĩa. Vì ngôn ngữ là công cụ tư duy, siêu ngôn ngữ là công cụ truyền dạy chủ yếu của thầy trên lớp.
Thầy giáo có thể nhân việc giảng nghĩa một từ mà có thêm những lời diễn giảng nhằm giáo dục tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Đó là một việc nên làm kết hợp mỗi khi có điều kiện, nhưng không phải là bắt buộc. Nếu quá chú ý đến việc kết hợp ấy thì có thể biến bài dạy Ngữ văn thành cái cớ để giáo dục tư tưởng sống sượng.
3.2.2.2. Giảng nghĩa thực từ
	Các từ loại sau được sách giáo khoa được xếp vào loại thực từ: Danh từ, tính từ, động từ, số từ và đại từ. Công việc giảng nghĩa từ thường chỉ phải làm với ba từ loại đầu.Vì số từ chỉ có một nghĩa từ vựng chỉ số lượng, đại từ chỉ có nghĩa đồng thời là công dụng thay thế (để hỏi hay để phiếm chỉ).
	Nội dung chung của việc giảng nghĩa danh từ, tính từ và động từ là làm cho học sinh nắm được nội dung biểu thị và vai trò của chúng trong việc góp phần tạo nghĩa cho ngữ, cho câu.
	Nghĩa của từ có thể được giảng bằng nhiều cách:
- Giảng bằng sở chỉ. Đây là cách cho học sinh tiếp cận với nghĩa bằng một số đại diện sở chỉ. Sở chỉ là sự vật khách quan mà từ biểu thị. Nó không nằm trong nghĩa từ, không phải là nghĩa từ, nhưng thông qua một số sở chỉ cụ thể của từ, người học có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa mà hiểu được nghĩa.
Ví dụ: Muốn giảng nghĩa của từ " bút" chẳng hạn, người dạy lần lượt đưa ra một cái bút mực, một cái bút bi, một cái bút chì, một cái bút máy, một cái bút lông và mỗi lần lại nói: " Đây là cái bút" rồi gộp tất cả những cái bút ấy lại và nói: " Đây là những cái bút" hoặc " Đây là các loại bút" .
Nếu không có sẵn các vật thật để minh họa trực quan, có thể dùng tranh ảnh thay thế. Cách giảng nghĩa này tuy không phải là cách tốt nhất (vì nếu từ đang giảng có sở chỉ thì hiếm có trường hợp cái sở chỉ đó lại đúng là cái vật trực quan đang dùng để minh họa), nhưng có những từ chỉ giảng bằng cách ấy thì mới nhanh chóng đạt kết quả. Đó là những từ chỉ các đặc sản địa phương, các sự vật lạ của 'thế giới đó đây" Vì vậy không phải không có lí do khi nhiều quyển từ điển giải nghĩa (một thứ tiếng) chủ trương phải có những hình ảnh minh họa.
Ví dụ: Xem bức tranh vẽ một cái đèo chắc chắn là dễ hiểu nghĩa của từ đèo hơn là xem lời giải nghĩa của từ điển ("chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường giao thông đi qua các đỉnh núi" - Từ điển Tiếng Việt, NXB. KHXH Hà Nội, 1988). Song cần chú ý rằng những tranh ảnh dùng thay cho các đại diện sở chỉ cụ thể của từ phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ và các nét khu biệt của sự vật so với những sự vật cùng giống khác loài cần được thể hiện rõ, ít nhất là những nét thuộc ngoại hình. Những trang minh họa các loài khác nhau thuộc cùng một giống động vật, thực vậtcác kiểu của cùng một loại công trình nhân tạo trong các từ điển ngày càng được chú ý trình bày cho phong phú hơn, đẹp hơn.
Khi từ đang giảng không có sở chỉ cụ thể trong câu thì cách giảng bằng tranh ảnh này thực chất cũng không khác giảng bằng sở thị, chỉ khác nhau về phương tiện: tranh ảnh và ngôn ngữ.
- Giảng bằng sở thị: Khi vật thật và cả tranh ảnh đều không có, người dạy phải dùng ngôn ngữ mà miêu tả sự vật hoặc sự tình được biểu thị. Cái hình ảnh vẽ ra bằng ngôn ngữ ấy tất nhiên không cụ thể, trực quan như vật thật hay tranh ảnh. Nó chỉ gợi ra được một hình ảnh chung chung về đối tượng được biểu thị của từ. 
Sở thị là hình ảnh khái quát, trừu tượng về cái chủng loại sự vật hay sự tình mà từ biểu thị. Hình ảnh vẽ ra bằng lời của người miêu tả có thể chi tiết hơn sở thị của từ, có thêm những nét không bản chất trong thuộc tính của sự vật, sự tình, song có thể coi đó là sở thị chưa hoàn chỉnh của từ.
Ví dụ : Sếu: chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương Bắc, trú đông ở phương Nam. Người cao như sếu. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.(Từ điển Tiếng Việt. NXB. KHXH Hà Nội, 1988)
- Giảng bằng sở biểu: Sở biểu của từ là các nét nghĩa phản ánh những thuộc tính bản chất của khái niệm mà từ biểu thị.
	Sở biểu và sở thị là hai thành phần cấu trúc nghĩa của từ, đều là khái quát trừu tượng, nằm trong nhận thức. Cái nội dung nhận thức ấy được ngôn ngữ định hình lại trong cách phát biểu những nét nghĩa của từ. Vì vậy, giảng bằng sở biểu của từ là nêu ra các nét nghĩa biểu hiện của từ.
	Ví dụ: bao: Đồ dùng để đựng, hình cái túi to, có miệng, có thể khâu hoặc dán kín lại. Bao đựng gạo. Xi măng đã đóng bao.
	báo: 1. Cho biết việc gì đó đã xảy ra. Báo tin. Giấy báo có bưu phẩm. 2. Cho người có trách nhiệm nào đó biết về việc xảy ra có thể hại đến trật tự an ninh chung. Báo công an. 3. Là dấu hiệu cho biết trước. Chim én báo xuân về.
	bạo: Có cử chỉ, hành động tỏ ra là không rụt rè, không e ngại. Người nhát nát người bạo. Cử chỉ rất bạo. Bạo miệng. (Từ điển tiếng Việt, NXB.KHXH Hà Nội, 1988)
	Chú ý: trong cách giảng bằng sở biểu, thường thì một danh từ phải được giảng bằng một cụm danh từ, một động từ phải được giảng bằng một cụm động từ. Trong ví dụ thứ ba trên, tính từ được giảng bằng một cụm động từ. Điều đó cho thấy bản chất của tính từ tiếng Việt không khác gì động từ trong tư cách ngữ pháp. 
	Có cách giảng vị từ (động từ, tính từ) bằng một cụm danh từ mà từ trung tâm là "hoạt động" , "hành động", "tình trạng", "trạng thái", "tính chất". Đó là cách danh hóa vị từ để giảng. Từ điển tiếng Việt (sđd) không dùng cách này. Cách giảng ấy là cách dùng siêu ngôn ngữ rút gọn, ta có thể khôi phục lại phần đầu của siêu ngôn bản như sau :
	Ví dụ: báo 2. "báo" là hành động cho biết việc gì đó đã xảy ra
- Giảng bằng cấu tạo từ: Đây là cách giảng chủ yếu đối với từ ghép.Từ ghép được tạo thành bởi những tiếng nguyên là từ đơn. Vì vậy nếu các tiếng thành tố của từ ghép đã được hiểu nghĩa thì việc giảng nghĩa của từ ghép chỉ còn là giảng cơ chế và hiệu quả của các hợp nghĩa giữa các tiếng. Hợp nghĩa để tạo ra nghĩa tổng hợp là từ ghép đẳng lập. Hợp nghĩa để tạo ra nghĩa phân loại là từ ghép chính phụ.
Cách đơn giản nhất trong thao tác giảng từ ghép là chêm từ vào cấu trúc của từ ghép để nhận ra sự hợp nghĩa.
Ví dụ : xe ngựa: xe do ngựa kéo . Đánh xe ngựa .
 xem ngày: xem âm lịch chọn ngày lành tháng tốt làm việc gì quan trọng, theo mê tín. Xem ngày rước dâu.
xét xử: Xem xét và xử các vụ án (nói khái quát). Xét xử bọn tội phạm. Việc xét xử của tòa án.
tươi trẻ : Tươi tắn và trẻ trung. Khuôn mặt tươi trẻ. Tâm hồn tươi trẻ. (Từ điển tiếng Việt . Sđd)
Khi chêm từ để giảng như vậy, ta có tiền giả định là các tiếng gốc là từ đơn ấy đã được hiểu nghĩa. Nếu không thì trước hết phải giảng nghĩa các tiếng trước. Đây là trường hợp thường áp dụng cho việc giảng nghĩa từ ghép Hán Việt.
Ví dụ : yếu điểm (yếu: quan trọng) điểm quan trọng, điểm chính
	 hoàng tử (hoàng: vua , tử: con, con trai) con trai vua
Cũng cần chú ý là nhiều khi nghĩa chung của từ ghép Hán Việt không hoàn toàn là nghĩa hợp lại của các yếu tố tạo thành.
Ví dụ: thiên hạ (thiên: trời, hạ: dưới ). 
 1. Mọi nơi nói chung trên trái đất. 
 2. Người đời (nói khái quát).
 gia nhân (gia: nhà, nhân: người): Người ở giúp việc trong nhà.
- Giảng nghĩa bằng quan hệ nghĩa giữa các từ. Cách này dùng một (hay một số) từ đông nghĩa hoặc từ đồng nghĩa với từ cần giảng.
Nguyên tắc áp dụng cách này là không được luẩn quẩn trong lời giảng (nghĩa là không dùng từ A để giảng nghĩa từ B rồi lại dùng từ B để giảng nghĩa từ A), từ dùng để giảng phải dễ hiểu hơn từ cần giảng hoặc đã được hiểu nghĩa. Khi từ điển giảng:
	khó .  trái với dễ 
	dễ .  trái với khó 
thì trước đó, từ điển đã phải giải nghĩa các từ trên bằng sở biểu rồi. Việc nêu từ trái nghĩa chỉ là nêu thêm cho rõ nghĩa.
	Cách giảng này thường rất gọn và được từ điển dùng nhiều, nhất là trong trường hợ từ láy ( thường là khó giải). Đối với từ Hán Việt, cách này chỉ là dịch nghĩa từ Hán sang Nôm.
	Ví dụ: bảng lảng: 1. Lờ mờ, chập chờn, không rõ nét. 2. Có vẻ như không để ý đến ;thờ ơ, lạnh nhạt.
	bâng khuâng: Có những cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, thương nhớ xen kẽ lẫn nhau, gây ra trạng thái như hơi ngẩn ngơ.
	bất cập: 1. Không kịp . 2. không đủ mức cần thiết.
	gia chủ: ( cũ) Chủ nhà.
	Cũng nên chú ý rằng không mấy khi có những từ hoàn toàn đồng nghĩa, nên khi dùng từ đồng nghĩa để giảng thì cần nói rõ sắc thái ý nghĩa khác nhau và cách dùng khác nhau của những từ ấy. Ví dụ: Gia chủ là cách dùng cũ để gọi chủ nhà, danh xưng là cách dùng cũ để nói tên gọi.
- Giảng nghĩa bằng cách dùng từ: Đây là cách giảng mà không giảng. Nghĩa từ được nhận ra sau một số lần nghe được, đọc được với các cách dùng khác nhau.
Trong khi đọc văn chương, trong giao tiếp thường ngày, chúng ta có thể gặp những từ không hiểu nghĩa. Không phải các từ ấy lúc nào cũng được tìm hiểu nghĩa qua người khác hoặc từ điển. Rồi đến lần thứ n gặp một từ như thế, ta bỗng hiểu ra nghĩa. Đó là do những lần trước đã mò mẫm đoán nghĩa trong văn cảnh, nhiều lần như thế, sự khái quát hóa từ một số lần đủ lớn giúp ta hiểu được nghĩa của từ.
Giảng bằng cách dùng từ là vận dụng kinh nghiệm nhận thức trên, thầy đưa ra có chọn lọc và vừa đủ một số trường hợp dùng từ đang quan tâm để qua đó học sinh khái quát lại mà tự rút ra nghĩa của từ. Cách này đòi hỏi nhiều công phu, nhưng nếu thành công, dù chỉ với một từ thôi, cũng sẽ tạo được một hưng phấn đáng kể cho người học.
Khi dùng cách giảng này, cần chú ý kiểm tra cách hiểu của học sinh. Rất dễ xảy ra sự ngộ nhận về nghĩa do sự gần âm của các từ. Ví dụ: Một học sinh lớp Ba đã thốt lên một câu than khi đang ngồi xích lô trên đường về nhà trong cảnh trời mưa, đường xá vắng vẻ: đường phố trông sầm uất quá! Do bị ảnh hưởng của âm và nghĩa các từ âm u và u uất mà em đã biết, em học sinh lớp Ba đó đã đoán nghĩa của từ sầm uất (mà em mới nghe vài lần) ra như thế.
Hiểu nghĩa từ từ việc nghe, đọc trực tiếp không thông qua một lời giảng nào là một lối nhận thức chủ động của người học tiếng trong việc củng cố và mở rộng vốn từ của mình. Cũng bằng cách ấy mà người học tiếng nắm được các nghĩa chuyển, nhất là các nét nghĩa dụng pháp của từ. Cách duy nhất để thực hiện cách học này là nghe thật nhiều, đọc thật nhiều. Các hoạt động ngoại khóa đọc sách và sáng tác văn chương sẽ góp phần rất lớn cho học sinh tiếp thu và cho thầy giáo kiểm tra những nghĩa mới, từ mới.
3.2.3. Giảng nghĩa hư từ và thán từ
Hư từ là những từ công cụ ngữ pháp. Trong hệ thống từ loại của sách giáo khoa, các từ loại sau được xếp vào hư từ: phụ từ, quan hệ từ, trợ từ. 
Nghĩa của phụ từ gắn liền với từ trung tâm hoặc ngữ (cụm từ) mà nó phụ nghĩa. Nhưng công dụng của nó là tạo nên nghĩa tình thái của câu. Vì vậy, nguyên tắc giảng phụ từ là vừa giảng quan hệ của nó với phần trung tâm, vừa phải giảng vai trò tình thái của nó trong câu.
Ví dụ : (1) Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
Nắng vàng càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc.
	Giảng ví dụ (1) phải cho thấy sự tình mùa xuân mong ước đến trước đó chưa là hiện thực, nay là hiện thực. Phụ từ đã không chỉ thời gian quá khứ mà chỉ thể hoàn thành của sự tình.
	Giảng ví dụ (2) phải cho thấy nắng vàng trước đó cũng đã rực rỡ và vườn cây lúc đó cũng đã từng đâm chồi nảy lộc. Các phụ từ càng và lại cho biết nay một sự tình được tiếp tục, gia tăng (càng rực rỡ) và một sự tình thì được lặp lại một lần nữa (lại đâm chồi nảy lộc).	
Nghĩa của trợ từ cũng là nghĩa tình thái của câu. Giảng trợ từ phải giảng rõ ngữ cảnh của câu và tác dụng tạo nghĩa tình thái cho câu trong ngữ cảnh ấy. Cần chú ý đến vai trò rất quan trọng của trợ từ trong việc biểu thị thái độ của người phát ngôn đối với sự tình được nói đến và đối với người đối thoại. 
	Nguyên tắc giảng quan hệ từ là phải giảng rõ được cái quan hệ ngữ pháp mà nó tạo lập được trong ngữ, trong câu hoặc giữa các ngữ, các câu. Khác với phụ từ, nghĩa của quan hệ từ là nghĩa thuần cú pháp. Vì vậy, giảng nghĩa quan hệ từ thực chất là giảng cú pháp.
	Thán từ không phải là thực từ, cũng không phải là hư từ. Đó là những từ bộc lộ cảm xúc của người nói trước sự tình. Giảng thán từ là chỉ ra cái cảm xúc đó trong ngữ cảnh.
3.3. Cách dạy nghĩa của từ thông qua hệ thống bài tập 	
Các bài tập về nghĩa của từ trong SGK gồm các dạng sau:
	-Tìm những từ có nhiều nghĩa
	- Tìm các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa và các từ đồng âm với một từ cho trước
	- Xác định nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ
	- So sánh nghĩa của các từ đồng nghĩa
	- Giảng nghĩa từ
	- Đặt câu với từ nhiều nghĩa (mỗi nghĩa một câu)
	- Đặt câu với các từ đồng âm
3.3.1. Các bài tập tìm từ
Ba dạng bài tập đầu thuộc loại bài tập tái nhận trong văn bản hoặc tái hiện từ trong vốn từ của học sinh. Có thể cho giải những bài tập dễ để triển khai bài học. Khi làm các bài tập tìm từ này, không có yêu cầu giải nghĩa từ. Cho nên khi giải bài tập, chỉ yêu cầu từ nêu ra phải được dẫn trong một văn cảnh đủ rõ nghĩa của nó.
	Ví dụ : Bài tập 1 (tiết 43, Ngữ văn 7), (Trích): Tìm từ đồng âm với mỗi từ: thu, cao, ba, tranh( trong bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ).
	Mẫu: thu1: mùa thu
	thu2: thu tiền
	Giải: 
- cao1: trèo cao
	 cao2: Cao Tuệ Tĩnh
	 cao 3: trình độ cao
 ba1: lên ba tuổi
 ba2: phong ba bão táp
 ba3: ba của em
 tranh1: tranh giành quyền lực
 tranh 2: tranh sơn mài
 tranh 3: nhà tranh vách đất
Những lời giải nghĩa cho trong bài tập chính là những mẫu thao tác giải nghĩa mà học sinh được làm quen. 
Ví dụ: Trong bài "Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ" (tiết 19, Ngữ văn 6), giáo viên có thể đưa ra bài tập: Trong các nghĩa sau đây của từ sắt, nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển:
(1). (Đồ dùng để cắt, chặt, thái), có lưỡi mỏng và bén làm cho dễ đứt các vật đem cắt, chặt dao sắt, rìu sắt.
(2). (con mắt) rất tinh nhanh: Chị ta có đôi mắt sắc.
(3). Tinh và giỏi: Nhận định sắc.
Trong việc tái nhận hay tái hiện các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, cần lưu ý đến hiện tượng chỉ đồng nghĩa và trái nghĩa trong văn cảnh.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo các quyển từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Không nên yêu cầu quá cao đối với học sinh: ở lớp 7, các em chưa tìm đủ các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm của một từ nào đó thì cũng không có gì lạ. Biểu điểm cho những bài tập loại này nên có sự thể tất ấy.
Các bài tập tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa không phải bao giờ cũng có một lời giải duy nhất, vì một từ có thể đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với một số từ khác. Trong trường hợp ấy, giáo viên phải chấp nhận những lời giải khác nhau của học sinh . 
Ví dụ: Bài tập 2 (Tiết 39, Ngữ văn 7). Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm (trích) 
Yếu: (1) . ăn yếu
	(2) . Học lực yếu.
Giải: (1). (ăn) yếu trái nghĩa với: khỏe, nhiều , tốt 
	(2). (học lực) yếu trái nghĩa với: giỏi, khá, trung bình  
3.3.2. Các bài tập đặt câu, điền từ
	Các bài tập đặt câu với từ nhiều nghĩa và với từ đồng âm là những bài tập thực hành ứng dụng những kĩ năng dùng từ và kĩ năng tạo câu. Yêu cầu chính là để kiểm tra cách hiểu nghĩa của từ đang quan tâm nên câu "đặt " ra có thể là câu học sinh tự đặt, mà cũng có thể là dẫn của một tác giả nào đó.
	Để rèn luyện thao tác tự kiểm tra cho học sinh, cần hướng dẫn cho các em gạch dưới từ phải ứng dụng. Nội dung phải tự kiểm tra là: dùng đúng từ (trong số những từ đồng âm), dùng đúng nghĩa (trong số các nghĩa của từ), đặt câu đúng cú pháp. 
	Nếu như các bài tập đặt câu còn có ít nhiều tính sáng tạo thì các bài tập điền từ chỉ có tính tái tạo. Trong các bài tập điền từ đồng âm, chỉ được chọn một từ xác định cho một chỗ điền xác định. ở các bài tập điền từ gần nghĩa(đồng nghĩa không hoàn toàn) có thể xảy ra những tình huống lưỡng khả cho một vị trí điền nào đó. Phải ra đề sao cho chỉ có một cách giải duy nhất đúng đối với toàn bộ các câu phải điền trong bài tập.
	Ví dụ: Bài tập 6 (tiết 35, Ngữ văn 7) (trích): Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây:
	a. thành tích, thành quả:
	- Thế hệ mai sau sẽ được hưởng  của công cuộc đổi mới hôm nay. 
	- Trường ta đã lập nhiềuđể chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
	b. ngoan cường, ngoan cố: 
	- Bọn địch  chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
	- Ông đã  giữ vững khí tiết cách mạng .
	c. nhiệm vụ, nghĩa vụ:
	- Lao động là  thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.
	- Thầy Hiệu trưởng đã giao  cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.
	Giải : 
	a. - thành quả
	 - thành tích
	b. - ngoan cố
	 - ngoan cường
	c. - nghĩa vụ
	 - nhiệm vụ 	 
3.3.3. Các bài tập giải nghĩa từ
Các bài tập giải nghĩa từ và so sánh nghĩa của các từ đồng nghĩa là những bài tập vừa mang tính tái tạo, vừa mang tính sáng tạo. Tái tạo cấu trúc nghĩa của từ và sáng tạo cách giảng. 
	Ví dụ : Bài tập 4 (tiết 10, Ngữ văn 6 ). Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
giống
rung rinh
hèn nhát
Bài tập này yêu cầu học sinh phải giải nghĩa một danh từ, một động từ, một tính từ và có cả từ đơn, từ ghép, từ láy, "theo những cách ". Đây là một thao tác rất khó, giáo viên phải hướng dẫn và theo sát học sinh để giúp các em hoàn thành được bài tập.
	Khi phải tự lực giải nghĩa một từ, học sinh có thể tùy chọn cách giảng, nhưng nên hướng các em theo các mẫu trong các ví dụ của phần bài học và trong các bài tập khác. Cần hướng dẫn học sinh tập tra từ điển giải nghĩa ngay từ đầu cấp và động viên các em tìm một hứng thú thật tao nhã và có ích trong việc ấy.
	Khi học sinh có từ điển để tra thì bài tập giải nghĩa từ ở nhà có thể biến thành một bài tập tra từ điển. Điều ấy không có gì là không đúng, vì đối với các em, yêu cầu chính là học từ, hiểu nghĩa từ chứ không phải là giảng nghĩa từ như đối với thầy giáo. Có điều là, sau bài tập tra từ điển ấy, học sinh phải nhớ từ và nghĩa từ để có thể nhắc lại và vận dụng được.
	Khó làm hơn là những bài tập so sánh các nét nghĩa biểu cảm (thuộc dụng pháp) khác nhau hoặc các trường hợp dùng khác nhau của từ. Và khó hơn nữa là bài tập tìm ra các nét nghĩa biểu niệm khác nhau giữa các từ đồng nghĩa.
	Ví dụ: Bài tập 3 (tiết 49, Ngữ văn 8). Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hi hí.
	Đây là một bài tập rất khó. Từ điển giải nghĩa cũng chỉ giải nghĩa từng từ chứ không so sánh nghĩa của các từ để tìm ra sắc thái nghĩa khác nhau. Hướng làm bài tập này là đặt các từ phải so sánh nghĩa vào các văn cảnh khác nhau, căn cứ vào khả năng kết hợp của mỗi từ mà rút ra nhận xét so sánh.
3.3. Một số giải pháp cụ thể:
3.3.1. Người giáo viên phải nắm chắc mục tiêu cần đạt của mỗi tiết học cụ thể để từ đó định ra cho mình một kế hoạch hợp lí nhất để thực hiện.
3.3.2. Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện yêu cầu.
Người giáo viên phải thường xuyên giao nhiệm vụ cho học sinh, không chỉ ở trên lớp mà cả ở nhà. Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải thật cụ thể: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo, thường xuyên. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ngu_van_phan_tieng_viet.doc