Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS

Từ thực tế trên, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong giảng dạy là cách thức giúp học sinh bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một văn bản văn học hay một đơn vị ngôn ngữ; là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương, giúp học sinh cảm, hiểu sâu sắc, thấu đáo giá trị tác phẩm, có cách tiếp cận độc lập sáng tạo, đảm bảo mỗi học sinh đều được đối thoại, được tôn trọng, được bình đẳng trước tác phẩm, đơn vị ngôn ngữ.

Bản thân tôi là một giáo viên đã nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp bộ môn Ngữ văn. Đáp ứng yêu cầu thay đổi và phát triển của giáo dục hiện đại, tôi rất quan tâm đến việc đổi mới, áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học trong giảng dạy. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ về vấn đề “Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS”.

 

docx 31 trang phuongnguyen 35049
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, nhà giáo mẫu mực Chu Văn An đã từng nói: "Ta chưa từng nghe nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được". Tư tưởng của Chu Văn An đã thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự thịnh suy, hưng vong của mỗi quốc gia. Câu nói ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị bởi đất nước có tồn tại hay không, phát triển hay không đều rất cần đến “sự học” của mỗi cá nhân. 
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
	Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là năm học mà ngành giáo dục thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.
Môn học Ngữ văn trước hết là một môn học như tất cả các môn khoa học khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Những tác phẩm trong chương trình đó là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một tác phẩm “nghệ thuật bằng ngôn từ ”, đó là đặc trưng của văn học nghệ thuật.
Trong nhà trường Trung hoc cơ sở (THCS), môn Ngữ văn là môn học chiếm vị trí quan trọng, có tác động tích cực đến hoạt động của các môn học khác và ngược lại. Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS đã nêu rõ “ Môn Ngữ văn góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quí trọng gia đình bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Có năng lực thực hành, năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp. Đó cũng là những con người có mong muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Đại văn hào Nga Mác-Xim Goocki đã nói: “ Học văn là học làm người.” Văn học là phương tiện giáo dục con người nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Ở đâu có con người và có giáo dục thì ở đó không thể thiếu văn học. Mỗi tác phẩm văn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác. 
Trong những năm học vừa qua, việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật vào dạy học Ngữ văn đã và đang được triển khai rộng rãi trong các nhà trường THCS và thu được những kết quả đáng kể. Đây không còn là việc làm mới mẻ vì thực tế ngành giáo dục đã tiến hành vận dụng qua nhiều năm nhưng trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên còn lúng túng, tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Giáo viên mặc dù đã có ý thức vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học nhưng việc thực hiện đôi khi còn mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Và một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại những điều giáo viên đã truyền đạt. Từ đó vô tình biến học sinh thành "bình chứa", thiếu sự chủ động, học theo lối "học vẹt", không phát huy vai trò cá nhân. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. 
Từ thực tế trên, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong giảng dạy là cách  thức giúp học sinh bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một văn bản văn học hay một đơn vị ngôn ngữ; là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương, giúp học sinh cảm, hiểu sâu sắc, thấu đáo giá trị tác phẩm, có cách tiếp cận độc lập sáng tạo, đảm bảo mỗi học sinh đều được đối thoại, được tôn trọng, được bình đẳng trước tác phẩm, đơn vị ngôn ngữ.
Bản thân tôi là một giáo viên đã nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp bộ môn Ngữ văn. Đáp ứng yêu cầu thay đổi và phát triển của giáo dục hiện đại, tôi rất quan tâm đến việc đổi mới, áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học trong giảng dạy. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ về vấn đề “Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS”. 
2. Mục đích nghiên cứu
 -Vận dụng kỹ thuật dạy học để phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh.
 -Trong quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập
hợp tác, làm việc theo nhóm, hoặc hoạt động cả lớp.
 - Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống. 
 -Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. 
 - Học sinh tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
 - Học sinh mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn. 
 - Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt 
động học tập của bản thân và bạn bè.
 - Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng hợp lí, hiệu quả các kĩ thuật dạy học, các kĩ thuật dạy học sẽ là phương tiện để thực hiện các thao tác của quá trình dạy học, là phương tiện được dùng để khai thác kiến thức một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Vì vậy mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn Trung học cơ sở.
3. Thời gian, địa điểm
Thời gian: lớp 7B (năm học 2015 - 2016); lớp 6B (năm học 2016 - 2017); lớp 6E (năm học 2017 - 2018) và lớp 7D năm học 2018 - 2019.
Địa điểm: trường ..
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
 Đề tài của tôi hướng vào việc giới thiệu và vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn THCS hiện nay. 
Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực là hệ thống những con đường, cách thức dạy và học của thày và trò. Cùng với những phương tiện dạy học hiện đại sẽ nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, quan điểm cơ bản nhất của phương pháp dạy học tích cực là học sinh được xem là các chủ thể của hoạt động học do đó các em sẽ đóng vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức..
 Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy sẽ là phương tiện hỗ trợ cho mỗi giáo viên giảng dạy và phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Người thày có nhiều cách thức thực hiện tích cực hơn để cho học sinh tiếp cận với nội dung của bài học, nắm bắt được những điều cần và muốn của các em trong bài học để mang lại chất lượng cao nhất cho tiết học. Các em sẽ được trực tiếp thực hiện những kĩ thuật học tập tích cực nhất dưới sự hướng dẫn của người thày để từ đó hình thành và chiếm lĩnh tri thức. Xuất phát từ quan điểm trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên. Vấn đề không mới khi đã có rất nhiều thầy, cô giáo quan tâm thực hiện và đã thành công trong công tác giảng dạy của mình. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi hướng tới việc trình bày những kĩ thuật dạy học tích cực mà bản thân tôi đã thực hiện trong các năm học qua, ứng dụng thực tiễn trong các tiết dạy và bước đầu đã mang lại thành công. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1.1.Cơ sở lí luận
Hiện nay, giáo dục và đào tạo đã và đang tiếp tục coi trọng đổi mới phương
 pháp dạy học, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Môn Ngữ văn là một môn khoa học có tính đặc thù, giàu tính nhân văn sâu sắc. Học văn không chỉ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương mà còn học cách làm người. Vì vậy, người dạy văn, học văn giống như người lao động nghệ thuật, không chỉ tìm hiểu, khám phá, cảm nhận, mà còn phải nhập thân, biến kiến thức văn chương thành máu thịt, một phần đời sống không thể thiếu của mình. Muốn vậy người giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực sự được sống, được tham gia, được khám phá và cảm nhận vẻ đẹp kiến thức văn chương qua mỗi tác phẩm trong nhà trường.
Ở cấp THCS, chương trình Ngữ văn mang tính đồng tâm, lặp lại và tiếp nối một số kiến thức đã học ở Tiểu học. Bởi vậy trong quá trình dạy học nếu giáo viên không biết cách khám phá, khai thác kiến thức và những hiểu biết đã có của học sinh để nâng cao trình độ nhận thức, để áp dụng cách thức tổ chức dạy học đúng đối tượng sẽ gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo đối với học sinh vì các em nghĩ rằng mình phải học những điều đã biết rồi. Tuy nhiên, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thì yêu cầu của việc tiếp cận và khai thác kiến thức môn Ngữ Văn khác hẳn với yêu cầu mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Một trong các yêu cầu phải đặt ra đối với giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm xây dựng lớp học thân thiện, hướng dẫn học sinh tiếp nhận, khai thác kiến thức một cách tích cực, hứng thú và chủ động, sáng tạo, đúng đặc thù của phân môn Văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng. Học sinh từ những văn bản được học sẽ tiến tới tự biết cách dùng từ đặt câu và cao hơn là có kĩ năng tự tạo lập được văn bản theo yêu cầu, biết nhận biết và bước đầu sử dụng được các biện pháp nghệ thuật trong sáng tạo văn chương từ đó không chỉ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn chương mà còn tiến tới sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Trên cơ sở nắm vững đặc trưng bộ môn của từng khối lớp, giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức, định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận, đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương một cách tự nhiên, say mê, hứng thú. Bằng nhiều hình thức khác nhau, người thầy cần tạo cho học sinh những cơ hội để được đọc, được cảm, được suy ngẫm được vận dụng, được sáng tạo...giáo viên không thể làm hộ, làm thay cho trò để trò bắt chước theo. 
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo 
viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một 
nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Để đáp ứng các kĩ thuật trong dạy học đạt hiệu quả, tích cực hoá học sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của 
người giáo viên. Một kỹ thuật dạy học nào đó tự nó không tích cực hay tiêu 
cực. Đồng thời kỹ thuật nào cũng gắn liền với người sử dụng nó. Cho nên, một 
kỹ thuật dạy học có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh hay 
không còn tuỳ thuộc vào năng lực của người giáo viên sử dụng nó. Tức là, bất kì cách thức tổ chức dạy học nào được thực hiện tạo nên những "chấn động", khiến các em có những vận động trí tuệ, cảm xúc đều là kỹ thuật dạy học tích cực. Vận dụng các phương pháp dạy học thế nào, phát huy được tính tích cực của học sinh hay không và phát huy đến mức độ nào là tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vào khả năng tổ chức học sinh hoạt động học tập của giáo viên nhằm phát triển năng lực sáng tạo và tư duy tích cực cho các em học sinh.
1.2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy trong giờ học, khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tác động trực tiếp tới việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức trước sự dẫn dắt của người thày mà không còn hình thức học tập thụ động như trước.
 Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của học sinh ngày càng cao và nhanh nhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiết giảng dạy một chiều, chỉ phân tích rồi rút ra nội dung bài học mà cần thông qua những kĩ thuật dạy học tích cực gợi mở, giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức. Những hoạt động này sẽ được học sinh thực hiện có hiệu quả khi có người thày dẫn dắt học tập bằng những kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm học gần đây, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS Nguyễn Đức Cảnh.Tôi đã từng bước sử dụng các kĩ thuật dạy học vào giảng dạy và nhận thấy việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn thực sự có tác động tích cực trong việc hình thành kiến thức cho các em học sinh. Bản thân các em học sinh cũng chủ động, tích cực học tập hơn, tự mình chiếm lĩnh tri thức bài học hiệu quả qua các kĩ thuật dạy học mà thày, cô giáo hướng dẫn.
 Từ những vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy, qua quá trình tích lũy của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhỏ trong việc “Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS”. Tôi nghĩ đây là vấn đề thiết thực mang tính khả thi đối với bộ môn, với các tiết dạy và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Tuy nhiên, sử dụng kĩ thuật dạy học nào, khi nào và sử dụng ra sao để đạt được kết quả cao nhất, đó là những vấn đề về nội dung mà tôi muốn trình bày sau đây.
 2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1.Thực trạng
	a. Những thuận lợi
 - Sự động viên, quan tâm của Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã tới giáo viên.
 - Ban giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học.
 + Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học: các phòng học bộ môn, thư viện, máy tính, ti vi, máy chiếu, mạng Internet
 + Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, thao giảng đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học và được đông đảo cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia.
 - Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học những giờ học có đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Trên cơ sở điều tra cơ bản từ đầu năm học, thăm dò phương pháp học tập, tôi thấy rằng : đối tượng học sinh tôi đang giảng dạy có kiến thức khá chắc về Tiếng Việt sơ giản, bước đầu đã biết cách khai thác, trình bày, phân tích các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 6, 7. Khả năng liên tưởng và tưởng tượng của các em khá linh hoạt. Khả năng ghi nhớ tái hiện hình tượng văn học đã được hình thành. Nhìn chung đa số học sinh có khả năng độc lập, tích cực trong học tập bộ môn, phát huy tương đối tốt các năng lực cần đạt giành cho học sinh khối 6,7. 
	b. Những hạn chế:
 * Về phía giáo viên: 
	Hiện nay việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy và học môn Ngữ văn vẫn còn hạn chế, đa số giáo viên giảng dạy trong các trường ít khi đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học trong các tiết dạy. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả trong nhận thức lẫn hành động, cả trong khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên
 - Một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ .
 - Nhiều giáo viên ngại đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học do tốn thời gian, công sức.
 - Một số giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học vào giảng dạy, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức và mang nặng tính chất trình diễn. 
	*Về phía học sinh:
 Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
 - Tôi cũng nhận thấy những khó khăn khi vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khi giảng dạy là một số học sinh vẫn còn thụ động, chưa hòa nhập, chưa tích cực học tập và hoạt động chưa tốt. Một số học sinh chỉ thực hiện yêu cầu khi có sự thúc ép của giáo viên. 
 - Các em dễ hứng thú, tích cực nhưng cũng dễ chán nản, thiếu kiên trì với cái mới trong hoạt động học, tìm tòi, khám phá tác phẩm, những năng lực và hứng thú cá nhân chưa bền vững. 
 - Các em chưa ý thức được vai trò việc vận dụng các kỹ thuật dạy học của giáo viên nên vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tự giác, thiếu tự tin. Khi học tập theo nhóm, và được giao nhiệm vụ cụ thể các em còn ỷ lại, trông chờ vào các bạn trong nhóm khi đưa ra ý kiến cuối cùng; đôi khi các em còn lợi dụng hoạt động thảo luận để nói chuyện, làm việc riêng 
 - Các em chưa tự tìm hiểu để lĩnh hội cảm nhận tác phẩm, còn ngại ngần, e dè khi bày tỏ quan điểm cá nhân với thầy, với bạn.
Đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong giờ dạy.
Từ thực tế đó, bài kiểm tra đầu tiên của học sinh ở cấp THCS cho thấy học sinh còn hạn chế nhiều về kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu, kĩ năng trình bày một vấn đề còn lúng túng, còn sai nhiều lỗi chính tả, dấu câu.... Kết quả đạt được chưa cao. 
TT
Lớp
Năm học
Sĩ số HS
Kết quả
Khá - Giỏi
Trung bình
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
1
7B
2015 - 2016
35
20
57,1
10
28,6
05
14,3
2
6B
2016 - 2017
32
15
46,9
10
31,2
07
21,9
3
6E
2017 - 2018
35
12
34,3
20
57,1
03
8.6
4
7D
2018 - 2019
35
25
71,4
08
22,9
02
5,7
Trước thực trạng trên, để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập nhằm điều chỉnh kết quả học tập của mình tôi đã chủ động, linh hoạt trong vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đặc biệt là việc vận dụng sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học vào giảng dạy các giờ học Ngữ văn. Tôi đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và đã ít nhiều thành công trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
2.2. Các giải pháp 
 Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
 Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Ngữ văn giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh...nhờ vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. 
 Đối với học sinh, việc học tập môn Ngữ văn sẽ hứng thú hơn, các em được tự mình tiếp cận và nhận thức kiến thức một cách cụ thể và toàn diện. Bài học môn Ngữ văn sẽ sống động , gần hơn với các em. Từ đó khơi gợi, kích thích quá trình tư duy của học sinh, nội dung kiến thức môn Ngữ văn được học sinh lĩnh hội đầy đủ và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em. 
 Giáo dục học sinh hình thành các kĩ năng học tập, kỹ năng sống, những giá trị sống cần thiết, linh hoạt xử lí các tình huống trong cuộc sống thông qua việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong tiết dạy. Có rất nhiều các kỹ thuật dạy học khác nhau, việc vận dụng kỹ thuật dạy học nào để mang lại hiệu quả cao nhất phụ thuộc vào sự linh hoạt và nghệ thuật sự phạm khéo léo của người giáo viên. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin được đưa ra một số kỹ thuật dạy học tích cực mà bản thân tôi đã sử dụng trong giảng dạy và bước đầu mang lại hiệu quả giáo dục trong bộ môn Ngữ văn.
- Kỹ thuật công não (động não)
- Kỹ thuật chia nhóm
- Kỹ thuật KWL (KWLH)
- Kỹ thuật trình bày 1 phút
- Kỹ thuật 3 lần 3
- Kỹ thuật khăn phủ bàn
- Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy)
2.2.1. Kỹ thuật công não (động não)
	Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ.
 * Ứng dụng
- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
 - Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
 - Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
 * Các bước tiến hành
1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến. 
* Minh họa 1: Dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Ngữ văn 6 (Tập 1)
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 3 phút 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, biết được sơ bộ nội dung bài học đề cập đến.
- Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật: công não
* HS thực hiện (Chiếu clip(1’) xem xong, đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp (từ 3 đến 4 bạn HS trả lời)
 ? Đoạn phim ngắn này cho bạn biết thông tin gì? Bạn có suy nghĩ như thế nào sau khi xem xong đoạn phim?
* Định hướng HS trả lời:
- HS1: Đoạn phim về hiện tượng mưa bão, lũ lụt ở Sơn La tháng 8 năm 2017.
- HS 2: Rất sợ hãi trước sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên, mưa, lũ. 
- HS3: Cảm thông và chia sẻ với nhân dân ở vùng đất này.
- HS4: Vậy chúng ta sẽ làm thế nào để chế ngự được thiên tai bão lũ?
* HS điều khiển khái quát lại các ý kiến và mời giáo viên giới thiệu bài học.
* Minh họa 2: Dạy bài “Động từ ” - Ngữ văn 6 (Tập 1)
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 3 phút 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, biết được sơ bộ nội dung bài học đề cập đến.
- Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: công não
* GV đặt câu hỏi.
 ? Tìm các từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng chữ “Đ”?
* GV gọi HS trong lớp trả lời (gọi HS có đáp án nhanh nhất, phải huy động nhiều ý kiến và HS phải trả lời được liên tục, nối tiếp nhau)
- Đáp án: đáp, đi, đợi, đòi, đánh, đấm, đập, đèo, động, đốt, đọc, đội, đuổi, đun, đẽo, đu, đục, đeo. GV cùng HS kiểm tra đáp án rồi giới thiệu bài. Đây là những từ ngữ chỉ hoạt động. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học các em hãy xác định các từ trên thuộc từ loại nào?
* HS: Động từ.
* GV: đồng ý với đáp án của học sinh và cùng các em vào bài học “Động từ”.
2.2.2. Kỹ thuật chia nhóm
Trong dạy học hiện đại, để phát huy năng lực học tập sáng tạo của học sinh, khi tổ chức hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho các em, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm mà tôi đã thực hiện và trước tiết học đều hướng dẫn học sinh thành lập trước để đảm bảo yêu cầu về thời gian cho tiết học.
 * Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,
     - GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa
 (xuân, hạ, thu, đông,...)
    - Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.
 * Chia nhóm theo hình ghép
  - GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.
    - HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.
    - HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.
    - Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. 
 * Chia nhóm theo sở thích
    Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm nhà thơ, nhóm hùng biện, nhóm đọc diễn cảm, nhóm chuyển thể kịch bản, nhóm diễn viên
 * Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.
 Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,....giáo viên cần linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện thực tế bài học và lớp giảng dạy để chia nhóm cho phù hợp.
2.2.3. Kỹ thuật KWL (KWLH)
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.
(Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active
reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570).
K : kiến thức / hiểu biết HS đã có;
W : những điều HS muốn biết;
L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ;  
Lúc mới xuất hiện, kỹ thuật này dùng để dạy đọc hiểu. Hiện nay được dùng 
trong nhiều môn học => Kỹ thuật KWL phát triển thành KWLH (H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)
 * Mục đích
 - Học sinh xác định động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức đã có liên quan đến bài học, xác định nhu cầu về kiến thức mới và đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học. Trên cơ sở kết quả thu được học sinh tự điều chỉnh cách học của mình.
 - Tăng cường tính độc lập của học sinh.
 - Giáo viên có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của học sinh. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp. 
 - Tác dụng đối với học sinh: học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của mình sau bài học.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: 
 Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, Giáo viên phát phiếu học tập “KWL” (Kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học sinh).
 Bước 2: 
 Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.
 Bước 3: 
 Học sinh điền các thông tin trên phiếu như sau:
- Tên bài học (hoặc chủ đề):................
- Tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): .
- Lớp:Trường:....................... 
 - Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề.
 - Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề. 
 Bước 4: 
 Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, HS xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
 * Ứng dụng 
 - Chọn bài học. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài học mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
 - Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. 
 - Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.
K
( Điều đã biết)
W
( Điều muốn biết)
L
( Điều học được)
H
(Điều muốn
mở rộng)
* Minh họa 1: Dạy bài “ Ôn tập thơ ” - Ngữ văn 9 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
Sau khi hệ thống kiến thức, phần bài tập xác định các chủ đề có thể sử dụng sơ đồ tư duy KWL theo 4 bước đã trình bày ở trên.
Từ những bài thơ đã học, học sinh tập hợp thành từng chủ đề cụ thể và tìm nét tiêu biểu cho từng chủ đề đó.
 K ( Điều đã biết)
 Know
W ( Điều muốn biết) What
 L ( Điều học được)
 Learn
Con cò, Nói với con, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ...
Chủ đề tình cảm gia đình.
- Tình cảm gia đình là thiêng liêng, quý giá.
- Giọng thơ thiết tha, trìu mến.
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng
Chủ đề về người lính.
- Vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn, lí tưởng của người lính.
- Ngôn ngữ giản dị, chân chất.
Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu...
Chủ đề về quê hương đất nước.
- Cảm xúc, niềm vui trước vẻ đẹp của quê hương đất nước, trước cuộc sống mới.
- Hình ảnh đẹp, trong sáng.
Viếng lăng Bác
Chủ đề về lãnh tụ.
- Lòng tự hào, kính trọng và biết ơn đối với Bác Hồ.
- Nghệ thuật ấn dụ đặc sắc, giọng thơ thành kính.
2.2.4. Kỹ thuật “khăn phủ bàn”
 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
 * Mục tiêu:
 - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.
 -Tăng cường tích độc lập, trách nhiệm 

File đính kèm:

  • docxsu_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_trong_day_hoc_ngu_v.docx