Sự hình thành và phát triển của thể thơ lục bát trữ tình trong văn học Việt Nam

Ngày nay có nhiều nhà thơ hứng thú với thể thơ lục bát, nổi tiếng với lục bát, nhưng có lẽ

ít người có ý thức phân biệt thể lục bát với thơ trữ tình lục bát, tìm hiểu xem thể thơ trữ

tình lục bát hình thành từ bao giờ, và nếu như thế, thiết nghĩ khó mà nhìn ra hết những

cách tân của thể thơ này. Muốn nhìn ra diện mạo của thơ lục bát đương đại thì phải có cái

nhìn lịch sử, phải nhận ra lịch sử của thể thơ và của thể loại thơ trữ tình lục bát.

Xét về cấu trúc, mọi người đều biết, thể thơ lục bát là một cấu trúc biểu đạt, tạo thành một

thể thức cách luật cố định gồm dòng thơ, số chữ (trên sáu dưới tám), bằng trắc. Công thức

của nó, xét ở mô hình lí tưởng, là OBOTOB, OBOTOBOB, OBOTOB, OBOTOBOB (ở

đây, B là bằng, T là trắc, O là có thể bằng hoặc trắc) rồi cứ thế mà luân chuyển, lặp đi lặp

lại. Nó cũng có “luật” nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục bát phân minh, nhưng không chặt

chẽ (nếu ngắt nhịp 3/3 hay 3/3/2 thì khác) và gieo vần, vần chân, vần lưng đều vần bằng,

bắt buộc. Riêng hai tiếng 6 và 8 câu tám, nếu tiếng này thanh trầm (dấu huyền) thì tiếng

kia thanh bổng (không dấu).

pdf 6 trang phuongnguyen 21220
Bạn đang xem tài liệu "Sự hình thành và phát triển của thể thơ lục bát trữ tình trong văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hình thành và phát triển của thể thơ lục bát trữ tình trong văn học Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của thể thơ lục bát trữ tình trong văn học Việt Nam
 Sự hình thành và phát triển 
của thể thơ lục bát trữ tình trong văn học Việt Nam 
 Thứ Hai, 07/06/2021 00:28 - TRẦN ĐÌNH SỬ 
Ngày nay có nhiều nhà thơ hứng thú với thể thơ lục bát, nổi tiếng với lục bát, nhưng có lẽ 
ít người có ý thức phân biệt thể lục bát với thơ trữ tình lục bát, tìm hiểu xem thể thơ trữ 
tình lục bát hình thành từ bao giờ, và nếu như thế, thiết nghĩ khó mà nhìn ra hết những 
cách tân của thể thơ này. Muốn nhìn ra diện mạo của thơ lục bát đương đại thì phải có cái 
nhìn lịch sử, phải nhận ra lịch sử của thể thơ và của thể loại thơ trữ tình lục bát. 
Xét về cấu trúc, mọi người đều biết, thể thơ lục bát là một cấu trúc biểu đạt, tạo thành một 
thể thức cách luật cố định gồm dòng thơ, số chữ (trên sáu dưới tám), bằng trắc. Công thức 
của nó, xét ở mô hình lí tưởng, là OBOTOB, OBOTOBOB, OBOTOB, OBOTOBOB (ở 
đây, B là bằng, T là trắc, O là có thể bằng hoặc trắc) rồi cứ thế mà luân chuyển, lặp đi lặp 
lại. Nó cũng có “luật” nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục bát phân minh, nhưng không chặt 
chẽ (nếu ngắt nhịp 3/3 hay 3/3/2 thì khác) và gieo vần, vần chân, vần lưng đều vần bằng, 
bắt buộc. Riêng hai tiếng 6 và 8 câu tám, nếu tiếng này thanh trầm (dấu huyền) thì tiếng 
kia thanh bổng (không dấu). 
Đặc trưng của nó là có thể móc xích từng cặp với nhau, nhưng không khép, có thể ngắn, 
có thể kéo dài đến vô tận. Bài hai câu cũng được, mà bài hàng nghìn câu cũng tốt. Do thế, 
nó có thể biểu đạt nhiều loại nội dung, thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau qua trường 
kì lịch sử. Trái lại thể thơ như thất luật của thơ Đường chỉ có thể biểu đạt một loại nội 
dung, không thể kéo dài, mà chỉ nằm trong khuôn khổ của thơ ngắn, 4 câu hay 8 câu là 
nhiều nhất. Nhìn bề ngoài, lục bát có vẻ nhịp nhàng, đều đều, đơn điệu, nhưng tùy tài năng 
người dùng mà nó có thể biểu hiện mọi cung bậc của tình cảm con người. 
Qua nhiều thời đại, từ truyền miệng dân gian đến sáng tác của văn nhân, thể thơ lục bát 
có nhiều thay đổi quan trọng, chủ yếu là khắc phục sự tự do hóa của sáng tác dân gian, 
luật hóa chặt chẽ về cách luật, như vị trí gieo vần, đa dạng hóa vị trí ngắt nhịp và đăng đối 
hóa từ vựng để câu thơ tề chỉnh, hàm súc và dư ba, theo hướng cổ điển hóa, như lục bát 
của Truyện Kiều. Nguyễn Du chính là người đặt nền móng cho thơ lục bát văn học. 
Xét về lịch sử, có người nói lục bát bắt nguồn từ thơ Chăm, nhưng tiếng Chăm là ngôn 
ngữ đa âm tiết, không thể có thơ lục bát được. Tiếng Việt có cội nguồn Nam Á của nó, 
quá trình chuyển từ tiếng đa âm tiết sang đơn tiết tính vào khoảng thế kỉ XII - XV, cho 
nên phải vào khoảng ấy mới hình thành thơ ca đơn tiết của người Việt. Quốc âm thi tập của 
Nguyễn Trãi còn để lại dấu vết của từ đa tiết. Thư tịch cổ nước ta đã cho thấy lục bát xuất 
hiện vào đầu thế kỉ XVI (1504) với Lê Đức Mao, dưới dạng chưa phân hóa với thơ song 
thất lục bát, lúc đó còn chưa tách khỏi lối hát cửa đình. 
Ông Nguyễn Văn Hoàn xem cội nguồn lục bát có từ cuối thế kỉ XV, không biết dựa vào 
tư liệu nào. Bảo rằng “đi tìm dạng sơ khai của lục bát là chuyện thiên nan vạn nan” rõ ràng 
là không đúng, bởi vì dạng sơ khai của nó ở đây rồi chứ còn ở đâu nữa! Lục bát xuất hiện 
trong lời hát với tính nguyên hợp thì chưa phải là hình thức của thơ, chưa ai coi nó là hình 
thức thơ. Việc các tác phẩm Vương Tường, Tô Công phụng sứ, Lâm tuyền kì ngộ viết vào 
đầu thế kỉ XVII, tự sự bằng thể thơ Đường luật, chứng tỏ lúc này, sau hơn 100 năm xuất 
hiện, thể lục bát vẫn chưa sẵn sàng để có thể được vận dụng vào kể chuyện trên văn đàn. 
Không rõ bằng cách nào mà lục bát trở thành hình thức văn học, và sang cuối thế kỉ XVII 
đã xuất hiện nhiều tác phẩm tự sự lớn bằng lục bát như Việt sử diễn âm thời nhà Mạc (2332 
dòng), Thiên Nam ngữ lục thời chúa Trịnh (8136 dòng) và một số tác phẩm khác. Cái lạ 
là, từ một thể thơ trong ca dao thường rất ngắn, mà người ta nghĩ ra được cách viết dài 
hàng nghìn dòng thì đã là một sáng tạo. Phải chăng nhờ kinh nghiệm của những người kể 
vè? 
Nhờ những kinh nghiệm đó mà xuất hiện các tác phẩm truyện Nôm khuyết danh như 
Thạch Sanh, Phương Hoa, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - 
Ngọc Hoa, rồi đến các tác giả hữu danh như Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn 
Thiện, Phạm Thái, Lý Văn Phức và đỉnh cao là Nguyễn Du với Truyện Kiều. Vấn đề là 
thời kì này số người biết sáng tác với thể lục bát rất nhiều, tại sao không ai đem thể lục 
bát vào sáng tác thơ trữ tình? Nguyễn Du chẳng hạn, ông rất sành thơ lục bát mà mỗi khi 
trữ tình ông đều tìm đến thể thơ Đường luật. 
Thể Đường luật có thể nói là thể loại thơ “vua” trong suốt thời trung đại, không thể thơ 
nào cạnh tranh được với nó. Suốt thế kỉ XIX rất ít người viết thơ trữ tình lục bát. Nhà thơ 
Hồ Xuân Hương không viết một bài lục bát nào. Cả đời Nguyễn Công Trứ rất nổi tiếng 
với hát nói, trong hát nói có thành phần lục bát, nhưng ông chỉ có duy nhất bài lục bát 
là Vịnh cây thông. Nguyễn Khuyến rất sành thơ Đường luật Nôm, nhưng chỉ có hai bài 
lục bát (Vịnh ông phỗng đá, Chúc thọ 80). Tú Xương thơ Nôm nổi tiếng, chỉ để lại một 
bài lục bát Sông Lấp. Có vẻ như suốt nhiều thế kỉ thể thơ lục bát không lọt vào mắt các 
nhà thơ trữ tình, và trong mắt họ, chỉ có Đường luật và Đường luật. 
Thực sự thơ trữ tình lục bát chỉ mới bắt đầu từ Tản Đà và ít nhiều với Á Nam Trần 
Tuấn Khải. Tản Đà vận văn toàn tập ghi được 38 bài thơ lục bát, phần phong thi tức là 
làm theo kiểu ca dao có 52 bài, dịch thơ Đường thành lục bát 56 bài, các bài lục bát khác 
nữa, cộng hơn 150 bài. Một con số áp đảo so với các thể thơ khác trong tập như thơ Đường 
luật (75 bài), tuyệt cú (22 bài), thơ bảy chữ trường thiên chia khổ. 
Chúng ta có thể gọi Tản Đà là người khởi đầu cho thơ lục bát trữ tình trong thơ Việt Nam 
(Tản Đà vận văn toàn tập, tập 1, Hương Sơn, 1952, sách này thu thập còn sót, so với Tổng 
tập văn học Việt Nam, tập 25, hay với Tản Đà toàn tập). Nếu như thế, sau khi ra đời vào 
đầu thế kỉ XVI, phải trải qua đúng 400 năm thể thơ lục bát mới trở thành thể thơ trữ tình. 
Rõ ràng thể thơ lục bát và thơ trữ tình lục bát đâu có nảy sinh vào một lúc. Nói cho đúng, 
thơ lục bát Tản Đà rất đặc biệt, vừa tự sự vừa trữ tình, nhưng tính trữ tình còn hạn chế. 
Bài thơ hay như Thề non nước không nhiều. 
Trần Tuấn Khải có 123 bài làm theo thể ca dao lục bát, 3 bài lục bát. Qua sáng tác của Tản 
Đà và Trần Tuấn Khải, ta thấy có bước chuyển từ thể ca dao sang thơ trữ tình, đó là những 
người đầu tiên biến thể thơ lục bát ca dao thành thể thơ trữ tình. Tại sao Tản Đà mặn mà 
với thể lục bát? Đó là vì ông muốn tự do, mà thơ luật quá chật chội. Chính Tản Đà đã nói: 
Nếu không phá cách vứt điệu luật/ Khó cho thiên hạ đến bao giờ? 
Vì muốn được biểu hiện tự do mà ông đã tìm đến thơ lục bát, một thể thơ ít bị gò bó hơn 
so với Đường luật. Tuy nhiên thơ lục bát của Tản Đà vẫn thuộc phạm trù thơ cũ, tư duy 
cũ. Thơ dịch của ông tái hiện tình thơ cũ. Các bài như Thề non nước, Nói chuyện với bóng, 
Trông trăng cảm tưởng là thơ trữ tình, nhưng viết theo lối kể tình, với những lời có sẵn 
của thi pháp tu từ trung đại. Ông từng nói ở đây là “mượn câu sẵn mà khiến nghĩa riêng”, 
thi pháp dùng câu sẵn khiến thơ ông có phần dễ dãi. Ông đã sử dụng thể lục bát làm nhiều 
hình thức thù tạc, như làm lời cảm ơn người cho rau sắng, cảm ơn người cho sâm, cho hà, 
thư gửi bạn... Một số bài ghi cảm tưởng đi chơi các danh thắng như chơi cầu Hàm Rồng, 
chơi Huế, chủ yếu là tả cảnh. 
Qua các bằng chứng nêu trên ta có thể nói, thể lục bát tuy có truyền thống lâu đời, song 
đem dùng vào thơ trữ tình quả là rất muộn. Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 là giai đoạn 
thứ hai của thơ trữ tình lục bát với hàng loạt tác giả như Thế Lữ, Nguyễn Bính, Trần 
Huyền Trân, Hàn Mặc Tử, Huy Cận Lục bát của Nguyễn Bính là tiêu biểu nhất. Lục 
bát thời này mới thực sự trữ tình. Thơ lục bát của Nguyễn Bính như Chờ nhau, Người 
hàng xóm, Lỡ bước sang ngang không còn là ca dao, cũng không còn là thơ truyền 
thống mà đích thị là “thơ mới”, bởi điệu nói(1), tính cá thể và cấu trúc giọng điệu lời nói. 
Cái mới của nó trước hết là điệu nói như một nguyên tắc thẩm mĩ. Nó phát hiện vẻ đẹp 
của lời nói, chủ trương mô phỏng lời nói thông thường. Thơ điệu nói hướng tới tái hiện 
giọng nói, tiếng nói của những con người cụ thể trong hoàn cảnh cá biệt, cụ thể. Tiếng nói 
của người yêu, người mẹ, người chị, của người quan sát, người kể chuyện, tiếng nói thầm 
trong tâm hồn. Tâm hồn tôi là tập thơ xôn xao đầy tiếng nói thầm của tâm hồn. Đây là lời 
người con gái nói thầm với người yêu đang hò hẹn trong bài Chờ nhau (còn gọi là Lẳng 
lơ): Láng giềng đã đỏ đèn đâu/ Chờ em chừng giập miếng giầu em sang/ Đôi ta cùng ở 
một làng/ Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh/ Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ 
biết chúng mình với nhau. 
Vận luật đúng là thơ lục bát chuẩn, nhưng đây là lời tâm tình của một thôn nữ với người 
yêu mà cô nàng biết chắc đang sốt ruột. Còn đây là lời của người chị gái nói những lời 
như trăng trối với em mình khi đi theo một hôn nhân ngang trái: Em ơi em ở lại nhà/ Vườn 
dâu em đốn mẹ già em thương/ Mẹ già một nắng hai sương/ Chị đi một bước trăm đường 
xót xa (Lỡ bước sang ngang). 
Bài Người hàng xóm tái hiện một cuộc đối thoại thầm với chính mình để xem mình có yêu 
nàng hay không. Lí trí thì bảo không yêu mà trái tim thì thú nhận: Nghẹn ngào tôi khóc, 
quả tôi yêu nàng. Cái lí sự trách cứ người yêu chỉ có điệu nói mới thể hiện được: Bảo rằng 
cách trở đò giang/ Không sang là chẳng đường sang đã đành/ Nhưng đây cách một đầu 
đình/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi (Tương tư). 
Khi cô đơn người ta càng có nhu cầu đối thoại, dù là với chính mình như là kẻ khác. Câu 
thơ Nguyễn Bính đầy lời than, hỏi, kể lể, lí sự của một cá nhân. Cái duyên, cái đặc sắc của 
thơ Nguyễn Bính bắt nguồn từ lối thơ giọng điệu, thơ của tiếng lòng, tiếng người - những 
lời tâm sự, lời thủ thỉ, tiếng nói thầm, lời phân trần, giãi bày, lí sự. Đó là nguyên tắc thi 
pháp số một của ông. 
Nguyễn Bính thích làm thơ không phải bằng hình ảnh, ngôn từ đối chọi, kì khu, tương 
phản, màu sắc; không bằng lời đúc, lời đắt như thơ cổ, mà bằng giọng nói. Bởi vì ông yêu 
tiếng nói, thích nghe giọng nói. Giọng nói là tiếng của tâm hồn, vừa có vẻ đẹp tâm hồn, 
vừa có vẻ đẹp ngôn ngữ, âm điệu, ngữ điệu, tình cảm, cho nên có khi dài dòng, lắm lời 
một tí cũng không quan ngại. Ta hiểu vì sao thơ Nguyễn Bính có nhiều bài lắm lời. Thơ 
lục bát của Thế Lữ, Huy Cận, Hàn Mặc Tử tuy của mỗi người một khác nhưng có cái 
chung như thế. 
Thơ lục bát cách mạng của Tố Hữu như Bầm ơi, Bà bủ, Việt Bắc, Bài ca quê hương, Kính 
gửi cụ Nguyễn Du, Nước non ngàn dặm... đã kế thừa thi pháp của Thơ mới, đồng thời kế 
thừa cả thi pháp ca dao truyền thống và mang nội dung tuyên truyền cách mạng. Lục bát 
của một số nhà thơ làm trong thời kì cải cách ruộng đất hầu như là nhại lục bát ca dao, ít 
sáng tạo mới. Đã xuất hiện nhiều trường ca, nhưng chưa thấy trường ca lục bát, mà chỉ có 
trường ca phối xen nhiều thể thơ. 
Lục bát của thế hệ trẻ bắt đầu từ thời chống Mĩ như Nguyễn Duy đã có nhiều sáng tạo 
trong việc tách dòng lục bát thành những dòng thơ bậc thang kiểu Maiakovski nhằm nhấn 
mạnh nhịp điệu. Ví dụ như bài Tre Việt Nam (1972) của Nguyễn Duy, khổ đầu: 
Tre xanh, 
Xanh tự bao giờ? 
Chuyện ngày xưa... đã có bờ 
tre xanh. 
và khổ kết: 
Mai sau, 
Mai sau, 
Mai sau... 
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. 
Nếu Nguyễn Duy và một số nhà thơ khác chỉ xuống dòng một vài câu lục bát thì gần đây 
đã xuất hiện những bài thơ lục bát ngắt dòng liên tục. Chẳng hạn Giấc mơ sông 
Thương1 của Nguyễn Phúc Lộc Thành: 
Câu ca 
thiêm thiếp bên thềm 
Bình minh thở 
dưới môi em đậm đà 
Hoa ơi 
đừng trắng điêu ngoa 
Để trinh 
một giấc 
thật thà 
có nhau 
Dòng thơ này hiện rất đông đảo. Ta có thể kể Thạch Quỳ, Nguyễn Trọng Tạo, Đồng Đức 
Bốn, Đỗ Trọng Khơi, Trần Hưng, Nguyễn Phúc Lộc Thành và nhiều nhà thơ khác. Thực 
chất của kiểu sắp xếp này là luật lục bát vẫn giữ nguyên, chỉ có nhịp và ngắt dòng thay 
đổi đơn vị nhịp điệu. Các hiện tượng này đã được Phan Diễm Phương quan sát từ năm 
1994 với rất nhiều ví dụ thú vị từ thơ của Trần Huyền Trân, Nguyễn Trọng Tạo, Hồ Tăng 
Ấn, Ngô Minh, Nguyễn Trọng Oánh, mà sự vận dụng của các nhà thơ đương đại chỉ là 
sự nối dài mạnh mẽ hơn, triệt để hơn của những tìm tòi lẻ tẻ kia. 
Đọc Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành rất thú vị. Nó chứng tỏ, lục bát 
có một sự mềm mại nội tại không ngờ để có thể uốn dẻo thành rất nhiều hình thế, có thể 
ngắt dòng tự nhiên theo các cung bậc cảm xúc. Một khi đã nhiều lần xuống dòng, thì 
không còn cặp dòng trên sáu dưới tám quen thuộc nữa, mà đã lạ hóa, hình thành những 
biến thể mới, mô hình lục bát chỉ còn ẩn chìm giữa các dòng thơ. Tuy vậy nó vẫn dễ dàng 
được hoàn nguyên. Những cố gắng bền bỉ này liệu đã có thể tạo nên một giai đoạn mới 
của thơ trữ tình lục bát Việt Nam chưa, có lẽ cần tiếp tục theo dõi và nghiên cứu. 
T.Đ.S 

File đính kèm:

  • pdfsu_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_the_tho_luc_bat_tru_tinh_tro.pdf