Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Cánh diều - Nguyễn Lý Tưởng

Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện truyện thuyết, cổ tích.

- Sử dụng được từ đơn và các loai từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

- Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết.

- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.

 Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức.

 

docx 249 trang phuongnguyen 27/07/2022 21700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Cánh diều - Nguyễn Lý Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Cánh diều - Nguyễn Lý Tưởng

Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Cánh diều - Nguyễn Lý Tưởng
BÀI 1. Truyện (Truyền thuyết, cổ tích)
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Yêu cầu cần đạt
Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết, cổ tích.
Sử dụng được từ đơn và các loai từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết.
Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.
 Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức.	
Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích
Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
Ví dụ: Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm,...
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về
cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái
ác, cái tốt đối với cái xấu,...
Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cô bé quàng khăn đỏ,....
Điểm giống nhau giữa truyền thuyết và cổ tích là gì? Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử. Đều chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.
Mô-
típ nhân vật: nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật tài năng kì lạ... Đều không chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.
Kiểm tra
Chi tiết, cốt truyện, nhân vật
Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
Ví dụ: Thạch Sanh giải cứu công chúa, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời...
Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Ví dụ: Truyện Thạch Sanh bao gồm các sự kiện chính lần lượt như sau:
Sự ra đời của Thạch Sanh. → Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. → Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. → Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. → Thạch Sanh giết được chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. → Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa lại bị cướp công một lần nữa. → Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu thái tử - con trai Thủy Tề và bị bắt vào ngục. → Thạch Sanh được giải oan.
→ Chiến thắng quân mười tám nước chư hầu. → Thạch Sanh được lên ngôi vua.
Nhân vật là người, con vật, đồ vật,... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ.
Ví dụ: Thánh Gióng là nhân vật trong truyện Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lí Thông,... là nhân vật trong truyện Thạch Sanh.
Nối các từ với định nghĩa đúng của chúng.
Chi tiết
Những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
Nhân vật
Người, con vật, đồ vật...được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.
Cốt truyện
Một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phầm.
Kiểm tra
Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
Ví dụ: anh, chị, em, ông, bà, bút, vở, hoa, nhà,....
Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
Ví dụ: anh chị, sách vở, bàn ghế, quần áo, lấp la lấp lánh,....
+ Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.
Ví dụ: ông bà, bố mẹ, hoa lá,...; xanh ngọc, đỏ chói,....
+ Từ láy là từ phức do hay hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.
Ví dụ: liêu xiêu, lấp lánh, xanh xao,...
* Lưu ý phân biệt từ láy và từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành: Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,. trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng
đều không có nghĩa.
Luyện tập
Từ "đỏ đậm" là loại từ gì? Từ đơn.
Từ láy. Từ ghép. Kiểm tra
 Đọc hiểu văn bản 1: Thánh Gióng.	
Tìm hiểu chung
Thể loại: Truyền thuyết.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.
Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.
Nhân vật
Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.
Nhân vật chính: Thánh Gióng.
Tóm tắt
Luyện tập
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng.
Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử.
Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.
Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói.
Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.
Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước.
Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.
	Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.
Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc.
Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời.
Kiểm tra
Đọc hiểu văn bản
Sự ra đời của Thánh Gióng
Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ
chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.
➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.
➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.
Sự trưởng thành của Thánh Gióng
* Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng
Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.
Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.
Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con	Ta sẽ phá tan
lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc
+Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th-
êng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹thêng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.
➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
Luyện tập
Thánh Gióng đã đòi sứ giả cung cấp những vũ khí gì? Một con ngựa sắt, một cái roi mây, một tấm áo kim loại. Một con ngựa thép, một cái roi mây, một tấm áo giáp sắt. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo choàng lớn. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt.
Kiểm tra
Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.
Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.
➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.
Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
Tư thế, hành động đánh giặc:
+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.
Luyện tập
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng đã thay thế bằng vũ khí gì? Roi mây.
Cây tầm vông. Cụm tre.
Gỗ lim.
Kiểm tra
+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.
➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.
Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜
Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.
➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.
➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước.
Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.
Làng Gióng.
Bụi tre đằng ngà.
Ao hồ liên tiếp.
Làng Cháy.
➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.
(Đền Phù Đổng Thiên Vương)
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.
Tổng kết
Nội dung
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
Nghệ thuật nói quá, so sánh.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Một số sự kiện chính của Thánh Gióng
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Thánh Gióng xin đánh giặc, lớn nhanh như thổi.
Gióng ra trận đánh giặc và chiến thắng.
Thánh Gióng bay về trời.
Nhiều dấu tích của Thánh Gióng còn để lại.
Qua câu chuyện, Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất: sức mạnh quật khởi, tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của nhân dân với Thánh Gióng: Tôn làm "Thánh" ➝ Tôn vinh, đề cao, kính trọng.
Các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử
Địa điểm, thời gian: Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
Tên kẻ thù xâm lược: Giặc Ân.
Tên địa danh: Chân núi Trâu.
Dấu tích còn lưu lại: hiệu Phù Đổng Thiên Vương, Đền Gióng, làng Gióng, bụi tre ngà ở huyện Gia Bình, ao hồ, làng Cháy.
Những chi tiết hoang đường, kì ảo:
Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to.
12 tháng sau mới sinh ra Gióng.
Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười.
Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc.
Đánh tan giặc, Gióng bay về trời.
➞ Ý nghĩa các chi tiết này:
Làm cho truyền thuyết trở nên sinh động, hấp dẫn. Giúp truyền tải ý đồ của tác giả.
Truyện phản ánh hiện thực
Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc.
Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù. Truyện phản ánh mơ ước
Sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa, hòa bình.
Mơ ước về người anh hùng oai phong lẫm liệt, bảo vệ Tổ quốc.
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì
Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng.
Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
 Đọc hiểu văn bản 2: Thạch Sanh.	
Tìm hiểu chung
Thể loại: Cổ tích.
Luyện tập
Thể loại cổ tích có điểm gì khác biệt so với truyền thuyết? Là một thể loại truyện hiện đại.
Viết về một sự kiện hoặc nhân vật liên quan đến sự kiện lịch sử. Không có chi tiết hoang đường, kì ảo.
Kể về cuộc đời của một số nhân vật: nhân vật tài năng, nhân vật thông minh, người đội lốt vật...
Kiểm tra
Nhân vật
Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua...
Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông.
Bố cục: 3 phần.
Phần 1 (từ đầu đến phép thần thông): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh.
Phần 2 (tiếp theo đến kéo về nước): Những chiến công của Thạch Sanh.
Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi.
Tóm tắt
+ Thạch Sanh ra đời.
+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.
Đọc hiểu văn bản
Nhân vật Thạch Sanh
Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh
Bình thường:
+ Là con một người nông dân tốt bụng.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.
→ Cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
Khác thường:
+ Là thái tử con Ngọc Hoàng.
+ Mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ Được thiên thần dạy đủ võ nghệ.
→ Đẹp đẽ, kì lạ, phi thường.
➩ Gửi gắm mong muốn của nhân dân:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có tài năng phẩm chất kì lạ.
Những thử thách và chiến công mà Thạch Sanh phải trải qua Luyện tập
Thạch Sanh trải qua bao nhiêu thử thách? 4.
5.
3.
2.
Kiểm tra
Thử thách,
chiến công
Diễn biến
Kết quả
Tài năng
Phẩm chất
Bị mẹ con LT lừa
canh miếu thế mạng.
→ Chiến đấu với
chằn tinh.
- Chằn tinh: nhe răng, giơ vuốt hóa
phép.
- TS: không núng, dùng võ, xả xác.
Giết chằn tinh + có bộ cung vàng.
Giỏi võ.
Dũng cảm, thật thà.
Xuống hang giết đại bàng.
→ Bị LT lấp cửa hang.
- Đại bàng: Chĩa vuốt, vùng dậy.
- TS: bắn mù mắt, chặt vuốt, bổ đầu.
Cứu công chúa và hoàng tử (con vua Thủy Tề)
+ được tặng đàn thần.
Dùng vũ khí giỏi, mưu trí.
Dũng cảm, mưu trí, không
tham, nhân hậu.
Bị bắt tù oan.
- Hồn đại bàng và chằn tinh trả thù.
Tiếng đàn giúp công chúa nói chuyện lại , minh oan cho
Đàn giỏi, tài nghệ.
Thật thà.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
TS.
Dẹp tan 18 nước.
Không động binh,dùng tiếng đàn và niêu cơm đối đãi.
Đất nước hòa bình.
Mưu trí.
Yêu hòa bình, nhân hậu.
Một số chi tiết kì ảo
Niêu cơm đất
Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
Niêu cơm và lời thách đố đó chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
Cây đàn thần
Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt.
➞ Tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân.
Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
➞ Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
 	Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081	
Luyện tập
Ghép các từ chỉ đúng ý nghĩa tương ứng của 2 chi tiết kì ảo trong văn bản.
Khiến quân địch cảm phục tài năng của TS.
Kết tội Lí Thông.
Giúp TS được minh oan.
Thể hiện tinh thần hòa bình.
Cảm hóa quân địch.
Giúp công chúa khỏi bệnh.
Thể hiện mong ước công lí và hòa bình.
Chiếc đàn thần Chiếc niêu đất
Kiểm tra
Nhân vật Lí Thông
Thạch Sanh
Lí Thông
Cả tin, thật thà
Tin lời đi canh miếu thay.
Tin lời chằn tinh của vua.
Tin lời xuống hang cứu công chúa.
Lừa lọc, xảo quyệt
Lừa TS thế mạng cho mình.
Lừa để cướp công giết chằn tinh.
Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.
Vị tha, nhân hậu
Bị LT hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.
Tàn nhẫn, vô lương tâm
Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của TS.
Cướp công và hãm hại TS nhiều lần.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Anh hùng, tài giỏi
Giết chằn tinh.
Giết đại bàng.
Cứu công chúa, thái tử Long cung.
Dẹp 18 nước.
Giỏi võ nghệ, đàn...
Tiểu nhân, độc ác
Tìm cách giết hại TS để cướp công, lấy công chúa.
Không chịu làm, lợi dụng sức lao động TS.
Là con người cao cả.
→ Đại diện cái THIỆN.
Là kẻ bạc nhược, thấp kém.
→ Đại diện cái ÁC.
Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.
Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.
➩ Kết thúc có hậu: Thể hiện mong ước đổi đời của nhân dân và quan niệm cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, hòa bình thắng chiến tranh.
Tổng kết
Nội dung
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Nghệ thuật
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất...).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Thạch Sanh thuộc thể loại nhân vật: dũng sĩ.
Các sự kiện chính trong truyện
+ Thạch Sanh ra đời.
+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, bị cướp công.
+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.
Chi tiết em thích nhất là:....................................Bởi vì............................................
(Ở đây các em có thể lựa chọn chi tiết bất kì và giải thích lí do)
Tính cách của Thạch Sanh:
Cả tin, thật thà.
+ Tin lời đi canh miếu thay.
+ Tin lời chằn tinh của vua.
+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.
Vị tha, nhân hậu: Bị LT hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.
Anh hùng, tài giỏi.
+ Giết chằn tinh.
+ Giết đại bàng.
+ Cứu công chúa, thái tử Long cung.
+ Dẹp 18 nước.
+ Giỏi võ nghệ, đàn...
Các chi tiết hoang đường kì ảo
Sự ra đời của Thạch Sanh: được Ngọc Hoàng cử xuống làm con, mẹ mang thai đến già mới đẻ.
Thạch Sanh được các thiên thần dạy cho võ nghệ thần thông.
Thạch Sanh giết chằn tinh.
Thạch Sanh giết đại bàng.
Thạch Sanh được tặng đàn thần.
Thạch Sanh dùng đàn thần và niêu cơm thần đấu quân 18 nước chư hầu.
Mẹ con Lí Thông biến thành bọ hung.
Những chi tiết này có tác dụng trong việc miêu tả Thạch Sanh:
Miêu tả Thạch Sanh trong hình ảnh vĩ đại, tráng lệ, mạnh mẽ vì là con của trời, được phái xuống.
Miêu tả phẩm chất thật thà, vị tha, yêu chuộng hòa bình của Thạch Sanh.
Chi tiết kết thúc truyện: Thể hiện mong ước đổi đời của nhân dân và quan niệm cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, hòa bình thắng chiến tranh.
Bài thơ nhấn mạnh ý nghĩa: Sự vô ơn, lừa lọc, tiểu nhân	của Lí Thông >< Sự nhân
hậu, vị tha, tài giỏi của Thạch Sanh.
 Thực hành tiếng Việt	
Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau
Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng).
- Từ đơn: vừa, về, tâu, vua.
Từ ghép: sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.
Từ láy: vội vàng.
Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh).
Từ đơn: từ, ngày, bị.
Từ ghép: công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng.
Từ láy: đau đớn.
Mỗi từ ghép dưới đây được tạp thành bằng cách nào?
làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp.
Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp.
Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, được thua, phải trái.
Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.
bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm.
Chỉ chất liệu làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm, bánh khúc.
Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng.
Chỉ tính chất món ăn: bánh xốp.
Chỉ hình dáng món: bánh tai voi, bánh bèo.
Mở rộng: bánh khúc được làm từ rau khúc, bánh bèo có hình dáng giống cây bèo (một loại thực vật).
 Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm.	
Chuẩn bị
Xem lại khái niệm truyền thuyết.
Khi đọc, chú ý một số vấn đề:
+ Truyện xảy ra thời nào? (Thời gian, Địa điểm) Kể về chuyện gì? (Nội dung) Nhân vật nào nổi bật? (Nhân vật chính, nhân vật phụ).
+ Truyện liên quan sự thật lịch sử nào? (Liên hệ lịch sử) Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường kì ảo?
+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? (Ý nghĩa) Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? (Liên hệ thực tế).
Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.
Đọc hiểu
Tìm hiểu chung
Thể loại: Truyền thuyết.
Bố cục: 2 phần
Phần 1 (Từ đầu → đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần.
Tóm tắt
Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.
Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Luyện tập
Có sơ đồ tóm tắt tác phẩm như sau:
Giặc xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn thất bại nên Long Quân cho mượn gươm thần. → Lê Thận lượm được lưỡi gươm ở dưới nước. →	→ Nghĩa quân nhanh chóng
quét sạch giặc ngoại xâm. → Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần. → Vua trả gươm và hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm từ đó.
Cho biết đâu là sự kiện còn thiếu?
Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng, tra vào vừa in với lưỡi gươm. Lê Thận gặp Lê Lợi, hai người tìm được chuôi gươm.
Lê Thận nhặt được chuôi gươm trên rừng, tra vào vừa in với lưỡi gươm. Kiểm tra
Đọc hiểu văn bản
Long Quân cho mượn gươm thần
Hoàn cảnh:
+ Đất nước bị giặc Minh đô hộ hung bạo → Khiến lòng dân căm hận, nhân dân vào cảnh lầm than.
+ Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhưng còn non yếu → Chưa thành công.
→ Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc (chi tiết kì ảo).
⇒ Việc bảo vệ bờ cõi của dân tộc, trừ gian diệt bạo của nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên, thần linh giúp đỡ.
Diễn biến: Đây là một chi tiết kì ảo.
+ Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm chợt sáng lên hai chữ ''Thuận thiên''.
+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên ngọn cây đa, tra vào thì vừa in.
+ ''Đây là ý trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!''.
⇒ Hai chữ ''Thuận thiên'' chỉ ý trời; việc Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân, giành thắng lợi
là được trời giúp, là chính nghĩa. Đồng thời cũng là việc thuận lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
Việc lưỡi gươm tìm thấy ở dưới nước, chuôi gươm tìm thấy ở trên rừng mang ý nghĩa sâu sắc: thể hiện sự đoàn kết nhất trí, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng hay rừng núi đều quyết tâm đấu tranh chiến thắng kẻ thù.
Kết quả: Nghĩa quân trở nên lớn mạnh, chiến thắng kẻ thù.
Luyện tập
Sắp xếp các từ ngữ sau sao cho hợp lí.
Xông xáo đi tìm địch.
Chiếm kho lương, dẹp quân thù.
Trốn tránh.
Non yếu.
Nhuệ khí tràn đầy.
Khổ cực.
Sau khi có gươm Trước khi có gươm
Kiểm tra
→ Nghệ thuật: chi tiết kì ảo, đối lập.
⇒ Nghĩa quân ta đã chuyển bại thành thắng, thể hiện tinh thần quyết đấu, kiên cường đấu tranh chống giặc.
Long Quân đòi lại gươm thần
Hoàn cảnh:
+ Quân ta đánh thắng giặc Minh.
+ Lê Lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long.
Diễn biến:
+ Khi thuyền đến giữa hồ, có một con rùa tiến lại nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước.
+ Lưỡi gươm treo trên người Lê Lợi động đậy.
+ Rùa Vàng ''Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân''.
+ Vua nâng gươm về hướng rùa, rùa đớp lấy và lặn xuống đáy.
→ Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
⇒ Ý nghĩa của sự việc trả gươm:
Răn đe quân thù với những âm mưu xâm lược.
Phản ánh tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Giải thích địa danh hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm).
Tổng kết
Nội dung
Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
Những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là:
Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.
Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Nhân vật nổi bật: Lê Lợi, Lê Thận.
Đặc điểm: Đều là những nhân vật chính, có cùng lí tưởng: đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập Tổ quốc.
Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?
Chi tiết liên quan đến lịch sử là: Vào thời giặc Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh thắng quân thù.
Những chi tiết hoang đường, kì ảo:
+ Lê Thận thả lưới 3 lần đều vớt được thanh gươm.
+ Khi Lê Lợi đến, thanh gươm sáng lên hai chữ "thuận thiên".
+ Chuôi gươm sáng tìm thấy trên ngọn cây, tra chuôi vào lưỡi thì vừa in.
+ Lưỡi gươm động đậy.
+ Cảnh trả gươm cho Rùa Vàng.
Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?
Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
Đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
 Viết: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.	
Định hướng
Định nghĩa: Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Cách thức:
+ Không chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách.
+ Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
+ Người viết có thể thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tảm biểu cảm.
+ Người viết có thể nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.
Luyện tập
Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
Thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Thêm một vài chi tiết.
Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
Kiểm tra
Lựa chọn truyện: Nếu đề bài không yêu cầu kể một truyện nhất định, em nên chọn một truyện em thích.
Thực hành: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
Luyện tập
Sắp xếp các bước theo thứ tự khi viết một bài văn.
Viết bài.
Tìm ý, lập dàn ý.
Chuẩn bị (Tìm hiểu đề).
Kiểm tra và chỉnh sửa.
Kiểm tra
Chuẩn bị
Đọc lại, ghi lại sự kiện chính, tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng.
Suy nghĩ về chi tiết, hình ảnh, từ ngữ có thể thêm.
Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý (Đặt và trả lời các câu hỏi)
+ Kể chuyện gì?
Luyện tập
Truyền thuyết Thánh Gióng kể chuyện gì? Chuyện Thánh Gióng ra đời kì lạ.
Chuyện Thánh Gióng xây dựng đất nước. Chuyện Thánh Gióng về trời, để lại di tích.
Chuyện Thánh Gióng ra đời, chiến đấu chống giặc ngoại xâm rồi bay về trời. Kiểm tra
+ Sự kiện chính là sự kiện nào? Nhân vật chính là ai?
Luyện tập
Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng là ai? Cha mẹ, Thánh Gióng.
Sứ giả.
Thánh Gióng.
Thánh Gióng, sứ giả.
Kiểm tra
+ Diễn biến câu chuyện?
Luyện tập
Đáp án nào sau đây nêu các sự kiện chính của câu chuyện: Thánh Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
Thánh Gióng chiến thắng và bay về trời. Thánh Gióng để lại nhiều vết tích.
Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Thánh Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
Thánh Gióng chiến thắng và bay về trời. Thánh Gióng để lại nhiều vết tích.
Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Thánh Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. Thánh Gióng chiến thắng và bay về trời.
Thánh Gióng để lại nhiều vết tích. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Thánh Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
Thánh Gióng chiến thắng và bay về trời. Kiểm tra
+ Ý định thêm, bớt chi tiết, hình ảnh...như thế nào?
+ Suy nghĩ, cảm xúc bản thân từ truyện?
- Lập dàn ý dựa trên việc tìm hiểu tìm ý, sắp xếp theo bố cục 3 phần của bài văn.
+ Mở bài: Giới thiệu/ nêu lí do kể lại truyện.
+ Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em.
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.
Viết: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể truyền thuyết Thánh Gióng.
Sự việc chính
Lời văn của em
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.
* Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp
+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch Hà Nội, đến thăm Hồ Gươm, tôi đã được chú/cô hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.
+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một vài văn kể lại câu
chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.
+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.
....
* Sau đó dẫn vào câu chuyện:
Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có
được mụm con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai.
Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đếm 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó.
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
Thời đó, quân Minh hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_dung_de_soan_giao_an_bo_canh_dieu_nguyen_ly_tuong.docx