Trắc nghiệm Tiếng Việt 7

# Tâm trạng cô gái trong bài ca dao:

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"

A. Thương nhớ, xót xa người mẹ đã mất.

A. Nhớ bạn bè ở quê nhà

A. Nỗi buồn, nỗi nhớ mẹ, nhớ quê khi lấy chồng xa.

A. Cả A, B, C. <@>

# Bài ca dao sau có mấy từ láy?

"Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"

A. Một từ

A. Hai từ

A. Ba từ

A. Không có từ láy

 

doc 11 trang phuongnguyen 26880
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Tiếng Việt 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Tiếng Việt 7

Trắc nghiệm Tiếng Việt 7
# Tâm trạng cô gái trong bài ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
A. Thương nhớ, xót xa người mẹ đã mất.
A. Nhớ bạn bè ở quê nhà
A. Nỗi buồn, nỗi nhớ mẹ, nhớ quê khi lấy chồng xa.
A. Cả A, B, C. 
# Bài ca dao sau có mấy từ láy?
"Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"
A. Một từ
A. Hai từ
A. Ba từ
A. Không có từ láy
# Điền từ láy nào vào dấu 3 chấm trong câu văn sau là thích hợp nhất?
"Tính nó rất ... "
A. Nhỏ nhẻ
A. Nhỏ nhoi
A. Nhỏ nhen
A. Cả A, B, C. 
# Bài ca dao sau thuộc chủ đề nào?
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
A. Ca dao viết về tình yêu đôi lứa 
A. Ca dao viết về tình cảm gia đình 
A. Ca dao viết về tình yêu quê hương đất nước
A. Ca dao than thân
# Phần giải thích sau ứng với đại từ chỉ người, sự vật ở ngôi nào?
"Chỉ người hoặc sự vật được nói tới"
A. Ngôi thứ nhất
A. Ngôi thứ hai
A. Ngôi thứ ba
A. Cả 3 ngôi trên 
# Đại từ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu:
A. Chủ ngữ
A. Vị ngữ.
A. Phụ ngữ của danh từ
A. Cả A, B. 
# Nhận xét nào đúng với tục ngữ?
A. Kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ bao giờ cũng đúng.
A. Kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ không phải bao giờ cũng đúng.
A. Kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ chỉ phù hợp với xã hội ngày xưa.
A. Cả A, B, C. 
# Nhận xét nào đúng khi nói về đặc điểm của tục ngữ.
A. Có vần điệu, phong phú đa dạng trong cách gieo vần.
A. Thường có hai vế đối xứng
A. Có lối diễn đạt rất ngắn gọn, hàm súc, hình ảnh cụ thể, sinh động.
A. Cả A, B, C. 
# "Một mặt người bằng mười mặt của". Nghệ thuật trong câu tục ngữ trên:
A. Nhân hoá
A. So sánh
A. Cả A, B đúng. 
A. Cả A, B sai 
# Câu văn nào nêu luận điểm của bài văn "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" 
A. "Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
A. "Tiếng Việt có những đắc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay."
A. "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp"
A. "Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ"
# "...Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc. Hôm nào nhà này gói giò, ta sẽ quay lại." Đoạn trích trên có mấy trạng ngữ?
A. Hai trạng ngữ.
A. Ba trạng ngữ.
A. Bốn trạng ngữ.
A. Cả A, B, C đều sai. 
# "Với thùng, xô, dao phát, câu liêm trong tay, họ chạy về phía có đám cháy." Câu văn trên có một trạng ngữ. Trạng ngữ này chỉ:
A. Thời gian.
A. Cách thức
A. Phương tiện.
A. Mục đích.
# Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” đề cập đến?
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm thơ mộng trên dòng sông Hương.
A. Nguồn gốc của một số làn diệu ca Huế
A. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
A. Cả 3 nội dung trên. 
# Danh thắng nào của Huế không được nhắc tới trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”?
A. Chùa Thiên Mụ
A. Tháp Phước Duyên
A. Thôn Vĩ Dạ
A. Sông Hương
# Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự việc, hiện tượng.
A. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
A. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
A. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
# Nhận định đúng về chèo?
A. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian
A. Chèo nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
A. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
A. Cả A, B, C. 
# Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” được chia làm mấy phần?
A. Một phần
A. Hai phần
A. Ba phần
A. Bốn phần
# Tình tiết nào không đúng với nội dung của vở chèo “Quan âm Thị Kính”?
A. Thị Kính bị đổ oan là gái giết chồng
A. Bị oan ức, Thị Kính giả trai vào chùa.
A. Bị oan ức, Thị Kính tìm đến cái chết.
A. Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen
# Các văn bản “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” giống nhau ở điểm nào?
A. Cùng viết theo thể ký
A. Cùng viết về những tình cảm trong gia đình.
A. Cùng là những văn bản nghị luận
A. Cùng viết về những trẻ em bất hạnh.
# Nhận định nào đúng khi nói về thơ trữ tình?
A. Là thể loại thơ được dùng để miêu tả hoặc kể chuyện.
A. Là thể loại thơ biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người trực tiếp hoặc gián tiếp.
A. Là thể loại thơ được truyền miệng trong dân gian.
A. Cả A, B, C. 
# Bài thơ hoặc trích đoạn thơ nào nói lên sự giao hòa tuyệt đối giữa tác giả và cảnh vật thiên nhiên?
A. Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)
A. Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
A. Sau phút chia ly (Đoàn Thị Điểm)
A. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
# Ca dao - dân ca là gì?
TL: 
+Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
+ Diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.
- Đặc điểm:
 +Thể thơ lục bát (lục bát biến thể )
 + Giàu hình ảnh và sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật.
 + Bố cục ngắn gọn.
 + Ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu gần gũi với lời ăn,tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
# Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự bài thơ "Lượm" (Tố Hữu -SGK Văn 6 kì II) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
TL: 
* Yêu cầu:
 - Thể loại: Tự sự 
 - Nội dung: Kể lại ND câu chuyện trong bài thơ: Lượm 
 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất 
 * Yêu cầu cụ thể: 
*MB: Giới thiệu được câu chuyện trong bài thơ: Lượm
(Tự lựa chọn ngôi kể)
 *TB: Dù lựa chọn ngôi kể nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Hoàn cảnh hai chú cháu gặp nhau
 - Hiện lên hình ảnh một chú bé : 
+ Dáng hình: Nhỏ bé (loắt choắt) -> Rất bé
+ Trang phục: Cái sắc xinh xinh -> Gọn gàng
+ Hành động: Chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh ->Nhanh nhẹn, hoạt bát 
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
+ Lời nói : Vô tư , hồn nhiên
+ Công việc: Đưa thư, làm liên lạc (khó khăn, nguy hiểm song rất vui vẻ như đi học)
+ Sự hy sinh anh dũng của Lượm .
+ Niềm tiếc thương vô hạn của chú khi nghe tin Lượm hy sinh 
+ Hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng mọi người 
* KB: -Suy nghĩ, tình cảm, niềm cảm phục kính yêu một chú bé “Tuổi nhỏ , trí lớn”.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn coi trọng đạo lí làm người. Một trong những đạo lí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
# Nêu điểm chung của 3 bài trong chùm ca dao châm biếm? 
TL: Điểm chung của 3 bài ca dao:
- Hướng tới thân phận nhỏ bé của người nông dân, phụ nữ trong xã hội cũ.
- Niềm thương cảm với nỗi khổ đau của họ. 
- Phê phán, tố cáo xã hội xưa.
# Nêu đặc điểm của tục ngữ.
TL: 
- Tục ngữ là những câu nói dân gian diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về th/nh, con người, XH...
- Có kết cấu ngắn gọn, ổn định, có hình ảnh , nhịp điệu.
- Dễ nhớ, dễ lưu truyền.
- Có 2 lớp nghĩa: Nghĩa thực và ẩn dụ.
-> Làm cho lời nói thêm hay, sinh động
# Em hiểu lời nhắn nhủ gì của nhân dân ta qua câu tục ngữ.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
TL: 
- Tháng 5 (Âm lịch) đêm ngắn / ngày dài
 Tháng 10 (Âm lịch) đêm dài / ngày ngắn
- Vần lưng, nhịp 3/4, 3/2/2, đối, phóng đại làm nổi bật t/c trái ngược giữa đêm và ngày trong mùa hạ, mùa đông.
 - Bài học: Tính toán thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp, giữ gìn sức khỏe cho phù hợp với từng mùa.
# Trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt giáo sư Đặng Thai Mai đã chứng minh biểu hiện iàu đẹp của Tiếng Việt như thế nào.
TL: 
a/ Tiếng Việt rất đẹp:
- Giàu chất nhạc.
- Rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu.
- Hệ thống ngữ âm phong phú.
- Giàu thanh điệu.
b/ Tiếng Việt rất hay:
- Từ vựng dồi dào cả lời, nhạc, họa.
- Dồi dào cả về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.
- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
- Ko ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới...
-> Dẫn chứng khách quan, tiêu biểu. Cái đẹp, cái hay của TV được thể hiện trên nhiều phương diện.
# Nêu đặc điểm của trạng ngữ. 
TL: 
- Về ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức...
- Về hình thức:
+ Vị trí trong câu: Có thể đứng đầu - giữa - cuối câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
# Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
 Em hãy giải thích câu ca dao trên.
TL: 
1. Mở bài:
- Nêu khái quát nội dung của câu ca dao: Tinh thần đoàn kết.
- Giới thiệu câu ca dao.
2.Thân bài: 
 * Giải thích nghĩa đen: Dân gian xưa thường dùng tấm vải nhiễu rất đẹp,màu đỏ phủ lên giá gương để giúp gương sạch, đẹp, không bụi bẩn.
 * Giải thích nghĩa bóng: Mượn hình ảnh tấm vải điều ấy để khuyên nhủ mọi người cần phải đoàn kết, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, coi nhau như anh em mộ nhà.
 * Nâng cao, mở rộng vấn đề:
- Xưa nay, người dân sống trong một làng, một huyện, một tỉnh, một nước thường có quan hệ gắn bó với nhau về tình cảm, vật chấtvì thế mọi người đều phải có ý thức thương yêu nhau, đùm bọc nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn(Dẫn chứng trong lao động, sản xuất)
- Đoàn kết, thương yêu nhau sẽ tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh. (Dẫn chứng trong quá khứ và hiện tại)
 - Phê phán những thái độ sai trái: ích kỉ, thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác
 3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu ca dao.
- Nhắn nhủ mọi người và liên hệ bản thân.
# Nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện trong văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.
TL: a. Nguồn gốc.
Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình :
- Nhạc dân gian thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
- Nhạc cung đình nhã nhặn, trang trọng, uy nghi.
b. Mỗi làn điệu dân ca, bản nhạc có nội dung, ý nghĩa riêng.
- Các điệu hò, điệu lí: có điệu buồn bã có điệu náo nức, nồng hậu tình người, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Các điệu nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, có khi không vui không buồn.
- Các bản đàn: du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt.
c. Cách biểu diễn.
- Dàn nhạc gồm nhiều loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo,
 cặp sanh.
- Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt ngón nhấn, mổ, vỗ.
- Ca công, ca nhi: rất trẻ, vận áo dài the theo lối cổ truyền duyên dáng, lịch sự.
d. Thưởng thức ca Huế.
 - Trên thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, giữa sông Hương trong đêm trăng gió mát thanh vắng. 
 -> Cách thưởng thức dân dã mà sang trọng.
# So sánh văn bản hành chínhvới văn bản truyện, thơ.
TL: + VB hành chính: 
- Viết theo mẫu.(tính quy ước)
- Ai cũng viết được.(tính phổ cập)
- Từ ngữ giản dị, dễ hiểu. (Từ đơn nghĩa)
+ VB truyện, thơ.
- Là sự sáng tạo của t/g. (Tính cá thể)
- Chỉ nhà thơ, n.văn mới viết được. (Đặc thù)
- Ng. ngữ liên tưởng, t/tượng, cảm xúc. (b/c)
# Nêu đặc điểm của thể loại chèo.
TL: - Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Nguồn gốc: ra đời ở Bắc Bộ cách đây hàng nghìn năm.
- Mục đích: khuyên giáo đạo đức.
(giới thiệu về những chuẩn mực đạo đức và châm biếm đả kích mạnh mẽ những 
bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến)
- Đặc điểm: 
+ Có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng.
+ Sân khấu chèo có tính ước lệ và cách điệu cao.
+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa bi và hài.
# a/ Thế nào là phép liệt kê?
b/ Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
- Tả một hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
- Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. 
TL: 
a/ Khái niệm: SGK/trang104
b/ Đúng
# Liệt kê là gì? Cho ví dụ?
TL: HS trả lời đúng khái niệm: Liệt kê là gì? Cho ví dụ đúng.
# Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
TL: Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.
Xác định đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.
Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.
# Thế nào là phép liệt kê? Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê.
TL: Trình bày đúng khái niệm, cho được ví dụ
# Thế nào là rút gọn câu?
TL: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
# a) Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ) Câu bị động là gì? Cho ví dụ
TL: a) Nêu được khái niệm câu đặc biệt
Nêu được tác dụng của câu đặc biệt 
Cho đúng ví dụ 
b) Nêu đúng khái niệm về câu bị động 
Cho đúng ví dụ
# Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn, cho ví dụ.
TL: Phân biệt:
a/ Câu đặc biệt: không có cấu tạo mô hình chủ ngữ-vị ngữ cho ví dụ đúng
b/ Câu rút gọn: lược bỏ những thành phần chính , có thể khôi phục nhờ những câu xung quanh. Cho ví dụ đúng
# Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ.
TL: Nêu đúng khái niệm ví dụ đúng
# Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ.
TL: Đúng khái niệm câu đặc biệt, cho ví dụ đúng
# Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
TL: Nêu đúng những tác dụng của dấu chấm lửng
# Nêu những tác dụng của câu đặc biệt.
TL: Nêu đúng những tác dụng của câu đặc biệt trong ghi nhớ sgk/29 tập 2
# Vì sao phải rút gọn câu? Cho ví dụ.
TL: Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp từ ngữ.
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của cung của mọi người.
Vd: Bao giờ cậu đi Đà Nẵng?
-Mai.
# Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài?
(1) Con cò mà đi ăn đêm
(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
(5) Có xáo thì xáo nước trong
(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
TL: Câu (2), (5), (6) trong bài ca dao là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ để làm cho bài được ngắn gọn, đúng thể loại thơ lục bát, tránh lặp từ.
# Chuyển câu chủ động sau thành hai kiểu câu bị động khác nhau.
“Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim”
TL: Chuyển đúng một kiểu câu bị động
# Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo hai cách khác nhau:
Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông.
TL: 
- 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. (trang 64 SGK ,tập 2)
# Nêu công dụng của dấu chấm lửng. 
Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời gian, nơi chốn )
TL: Nêu công dụng của dấu chấm lửng (sgk) kết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số câu, sử dụng dấu chấm lửng, câu đặc biệt theo yêu cầu

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_tieng_viet_7.doc