Trắc nghiệm Văn học 9

# Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là gì?

TL: Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

# Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu các nền văn hóa theo cách nào?

TL: Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp thu mọi cái hay cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.

 

doc 32 trang phuongnguyen 21240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Văn học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Văn học 9

Trắc nghiệm Văn học 9
# Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là gì?
TL: Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
# Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu các nền văn hóa theo cách nào? 
TL: Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp thu mọi cái hay cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
# Em có suy nghĩ và bài học gì từ vẻ dẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh qua văn bản này?
TL: Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh có thể rút ra cho mình bài học: 
- Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, con người nên tỉnh táo trước nguy cơ có thể bị biến mất những giá trị tinh thần và vật chất của bản thân mình
- Học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
# Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn? Nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thống luận cứ ấy?
TL: Luận điểm cơ bản của bài văn:
- Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh dể loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
Hệ thống luận cứ của bài văn khá toàn diện, chặt chẽ.
# Em hiểu thế nào về đề nghị của Mac-ket “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân”.
TL: Đề nghị của Mac-ket “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” là muốn nhấn mạnh nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, giữ gìn những thành quả tiến hóa của sự sống và văn minh trên trái đất, cần lên án mạnh mẽ những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.
# Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
TL: Cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em vì:
- Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau
- Trẻ em có quyền được sống trong vui tươi, thanh bình, được vui chơi, học hành và phát triển. Tất cả trẻ em đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc
Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay đang bị đe dọa từ nhiều phía, đang rơi vào hiểm họa.
# Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay.
TL: Suy nghĩ về vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay có thể hướng vào các ý sau:
- Sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của các tổ chức xã hội đối với vấn đề trên
- Các chủ trương chính sách, các hoạt động cụ thể về việc bảo vệ chăm sóc trẻ em
Những việc cần phải làm ngay trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em của đất nước và địa phương mình.
# Nêu đại ý của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
TL: Đại ý của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị xỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
# Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện, hay phân tích cái hay của chi tiết đó.
TL: 
- Chi tiết chiếc bóng trên vách là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương, nó là đầu mối câu chuyện, là sự tập trung khái quát hóa, hình tượng hóa tấm lòng và sự ngộ nhận, hiểu lầm của ba nhân vật trong truyện: người vợ - đứa con - người chồng. Chiếc bóng lần đầu xuất hiện trong tác phẩm là bóng của Trương Sinh mà bé Đản gọi là cha nó, để rồi Trương Sinh hiểu ra sự thực “thì ra ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Giấu chi tiết này xuống phần mở nút, tác giả gây bất ngờ bàng hoàng cho người đọc, chiếc bóng ấy là cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của người vợ trẻ khi xa chồng. Chiếc bóng ấy là vẻ đẹp tâm hồn, là cái tình của Vũ Nương. Đó là lòng thương nhớ, thủy chung, là khát khao đoàn tụ của người vợ, là tình yêu con của người mẹ, muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha. Đó chỉ là một trò đùa trong thương nhớ, một sự nói dối đầy thiện chí và yêu thương. Nó gợi sự gắn bó như hình với bóng, vậy mà nó lại là con dao chia cắt dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ trẻ. Sự ngộ nhận của đứa trẻ ngây thơ, sự hiểu lầm của người chồng, tất cả diễn ra tự nhiên, hợp lý. Nhưng sự ghen tuông quá mức và sự tàn nhẫn đã dẫn đến bi kịch. Để Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ từ chiếc bóng của chính mình cũng là hợp lý. Trương Sinh thanh toán được nỗi đau về lòng chung thủy của vợ thì giờ lại phải chịu nỗi dày vò mới lớn hơn vì đã nghi oan khiến vợ phải chết.
- Câu chuyện chiếc bóng ấy khiến ta nghĩ đến số phận nhỏ nhôi, mong manh, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ, họ có thể bị oan vì bất cứ lý do gì, không lường trước được và cũng không có cách gì để giãi tỏ, không được bênh vực, trở che, chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ, nhiều khi người gây nên bi kịch ấy chẳng phải ai khác lại chính là những người mà họ yêu thương, gắn bó.
Lấy cái bóng người để khái quát về bi kịch con người. Cảm hứng phê phán và cảm hứng ngợi ca của tác phẩm kết tinh ở chi tiết này, đây quả là một chi tiết nghệ thuật độc đáo hiếm thấy.
# Hãy tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ trong khoảng 20 dòng.
TL: Tóm tắt cần nêu được những thông tin sau
- Tên đầy đủ, quê quán, tính cách của nhân vật
- Hoàn cảnh gia đình và cảnh ngộ đáng thương dẫn đến cái chết oan khuất của nhân vật 
Vũ Nương được giải oan và sự ân hận của Trương Sinh.
# Em hiểu thế nào về thể văn tùy bút qua văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?
TL: Thể văn tùy bút ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của mình về con người, cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo.
# Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cho ta hiểu gì về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại thời Lê- Trịnh?
TL: Cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại thời Lê- Trịnh khắc họa qua nhiều chi tiết
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài ở các nơi (ví dụ)
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây hồ diễn ra thường xuyên, huy động rất nhiều người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém (ví dụ)
Tìm thu, thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
# Cảm nhận của em về hình tượng Người anh hùng Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ 14.
TL: Hình tượng Người anh hùng Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ 14 cần nêu được các ý sau và tìm được những chi tiết trong bài để minh họa:
- Là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Là người có trí tuệ, sáng suốt, sâu xa, nhạy bén (trong việc lên ngôi để chính vị hiệu, trong việc phân tích tình hình thời cuộc, trong việc xét đoán và dùng người)
- Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Là bậc kỳ tài về quân sự
- Là một vị tổng chỉ huy oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
→Hình ảnh Người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ đã được khắc họa rõ nét với phẩm cách tài năng phi thường, là người tổ chức, là linh hồn của chiến công vĩ đại.
# Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
TL: a) Giá trị nội dung gồm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
- Giá trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và số phận của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ
- Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người và là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn; đồng thời tác phẩm là tiếng nói ngợi ca những giá trị phẩm chất cao đẹp của con người và cũng là ước mơ, khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc, về tự do, công lý.
b) Giá trị nghệ thuật:
Truyện Kiều có thành tựu lớn về nhiều mặt đặc biệt là về ngôn ngữ và thể loại. 
- Đến Truyện Kiều, tiếng việt đã trở thành ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp. 
- Với TK, Nguyễn Du đã đưa thể thơ lục bát, truyện thơ nôm lên đến đỉnh cao chói lọi. 
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc.
- Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ giọng điệu của nhân vật)
- Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, chân thực, sinh động, vừa tả cảnh ngụ tình.
# Khi tả, vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết "Mai cốt cách tuyết tinh thần" (Truyện Kiều), câu thơ này nói lên nội dung gì? 
TL: Cần nêu được câu thơ đã gọi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh tao trong trắng của người thiếu nữ.
# Theo em, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn thơ này là gì?
TL: Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn thơ này
- Là sự đề cao giá trị con người
- Trân trọng vẻ đẹp con người
- Nghệ thuật lý tưởng hóa phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ ngợi ca con người
Dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh cũng là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du bộc lộ qua đoạn trích
# Phân tích những thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày Xuân?
TL: 
- Kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân: bốn câu đầu gợi khung cảnh ngày xuân, tám câu tiếp gợi khung cảnh lễ hội, sáu câu cuối là cảnh chị em du xuân trở về, kết cấu này phụ hợp với diễn biến tâm trạng của người trong cuộc du xuân.
- Tác giả kết hợp giữa gợi và tả: hai câu đầu gợi không gian và thời gian của một ngày xuân đẹp, các câu tiếp theo gợi cảnh lễ hội rộn rang qua các từ ghép, tính từ, danh từ, qua cách nói ẩn dụ
- Khung cảnh buổi chiều gửi cảm giác bâng khuâng xao xuyến mà còn gợi được linh cảm về điều sắp xảy ra. Đó cũng chính là biểu hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
# Hoàn cảnh và tâm trạng Thúy Kiểu được gợi lên trong sáu câu thơ đầu như thế nào?
TL: 
- Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong hoàn cảnh tha hương và cô đơn, tương lai mờ mịt trong khi dư vị đau khổ, tủi nhục vừa trải qua vẫn còn da diết
- Trong cảnh ngộ ấy Kiều càng cảm thấy trơ trọi giữa không gian rợn ngợp, xa vắng
Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya” gợi thời gian dài dặc, quẩn quanh, khép kín, tất cả như giam hãm con người như khắc sâu thêm nỗi cô đơn, bẽ bang, chán ngán, buồn tủi khiến lòng Kiều như bị chia xé
# Chân tướng Mã Giám Sinh được miêu tả như thế nào qua đoạn trích?
TL: Chân tướng Mã Giám Sinh
- Xuất hiện trong vai người có học đi mua tì thiếp nhưng tên họ, quê quán, lai lịch chẳng mấy rõ ràng.
- Thái độ, cử chỉ nhâng nháo, bất lịch sự, thiếu văn hóa- các chi tiết này tố cáo Mã là gã con buôn vô học.
- Bản chất bất nhân, tính con buôn vì tiền bộc lộ rõ trong cuộc mua bán: lạnh lung, vô cảm trước nỗi đau cũng như nhan sắc, tài hoa của Thúy Kiều, chỉ quan tâm đến sắc và tài của Kiều như giá trị hàng hóa, khi đã vừa ý, cũng tỏ vẻ văn hóa lịch sự, biết của biết người, nhưng vẫn bộc lộ chân tướng con buôn lộ liễu. 
Bản chất con buôn qua việc mặc cả, dìm giá, cò kè, thêm bớt, tất cả tố cáo MGS đích thị là tay buôn người lọc lõi, ghê tởm. Cái mặt nạ lúc đầu của hắn đã bị trôi tuột từ lúc nào.
# Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ở đoạn thơ này bộc lộ qua những khía cạnh nào?
TL: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
- Nỗi đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp, biến thành hàng hóa; cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người phải chịu bao nhiêu nghịch cảnh trong xã hội PK bất nhân.
- Tố cáo thực trạng xã hội xấu xa, lên án thế lực đồng tiền, sự dày xéo tàn bạo của đồng tiền lên nhân phẩm, tài sắc của con người.
Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
# Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào qua đoạn trích này?
TL: Nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Vân Tiên
- Đó là lời lẽ của cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày rõ rang khúc chiết, bộc lộ chân thành niềm cảm kích xúc động (dẫn chứng)
- Là người trọng ân nghĩa, đối với nàng, LVT không chỉ có ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, cuối cùng đã tự nguyện gắn bó với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó.
Nét đẹp tâm hồn đó đã khiến hình ảnh KNN được nhân dân yêu mến. KNN và LVT đều là những nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình.
# Đối lập với cái ác, cái thiện được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
TL: Cái thiện biểu hiện trong đoạn thơ này chính là qua việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư.
- Ông ngư cùng gia đình cứu vớt Vân Tiên, rồi cả nhà xúm lại vội vàng chạy chữa cho chàng (dẫn chứng), điều này đối lập với những âm mưu toan tính đen tối của Trịnh Hâm
- Sau khi biết hoàn cảnh của Vân Tiên, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng dù mình cũng sống trong cảnh nghèo, ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Lục Vân Tiên chẳng thể báo đáp.
Cái thiện còn bộ lộ qua cách sống của ông Ngư, đó là cuộc sống tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên cao rộng, hòa mình với thiên nhiên, cuộc sống đầy ắp niềm vui bởi con người lao động tự do, làm chủ chính cuộc sống của mình cuộc sống đó xa lạ và đối lập với cuộc sống nhỏ nhen, ích kỷ, mưu danh, trục lợi, chà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa
# Em hiểu gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích?
TL: Đoạn thơ bộc lộ những tư tưởng, tình cảm tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ hiểu rõ, cái ác, cái xấu thường lẩn khuất sau mũ cao áo dài của bọn người có địa vị cao sang (như Thái Sư, Võ Công, Trịnh Hâm) còn cái tốt đẹp, đáng kính trọng lại tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ nhưng nhân hậu, vị tha (như ông Ngư, ông Tiều, chú Tiểu Đồng).
# Qua bài thơ Đồng chí, em cảm nhận được gì về hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp?
TL: Hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp
- Đó là chân dung anh bộ đội cụ Hồ đầu kháng chiến bình dị mà cao cả. Họ là những người lính bắt nguồn từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi về nghĩa lớn, nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với quê hương
- Đã trải qua những thiếu thốn tột cùng (những cơn số run người, trang phục thiếu thốn) nhưng gian lao, thiếu thốn càng làm sáng lên vẻ đẹp người lính, sáng lên nụ cười của họ
- Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết, xuất phát từ tình yêu nước. Đó là cội nguồn sức mạnh, giúp họ vượt lên tất cả và chiến thắng.
Kết tinh vẻ đẹp người lính và tình đồng chí của họ là bức tránh đặc sắc trong ba câu thơ cuối.
# Từ hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hãy nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, so sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài thơ Đồng chí?
TL: 
- Đó là thế hệ đã sống thật đẹp, thật anh hùng, ý thức sâu sắc sứ mệnh lịch sử của mình, trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới lạc quan.
- So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài thơ Đồng chí
+ Hai bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Nét chung của họ là lòng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, có thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, sống lạc quan và tình đồng đội thắm thiết.
+ Nhưng hình ảnh người lính ở mỗi bài thơ lại có nét riêng, ở bài Đồng chí, người lính hầu hết xuất thân từ nông dân, từ thân phận nô lệ nghèo khổ đi vào kháng chiến với vô vàn gian khó, Cách mạng là sự giải thoát cho số phận tối tăm của họ. Còn thế hệ trẻ thời chống Mỹ đi vào kháng chiến với ý thức giác ngộ về lý tưởng độc lập tự do gắn với CNXH, ý thức sâu sắc về sứ mệnh của thế hệ mình, họ sống sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, tự tin. Hình ảnh của họ được khắc họa trong thời điểm khẩn trương, quyết liệt hơn, đó là thế hệ anh hùng hiên ngang, mạnh mẽ.
# Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có miêu tả hai quá trình vận động, đó là những quá trình nào và quan hệ giữa hai sự vật ấy như thế nào?
TL: Hai quá trình ấy là:
- Hành trình của đoàn thuyền đánh cá: ra khơi, đánh cá, trở về
- Chuyển vần của vũ trụ từ hoàng hôn, đêm xuống, trăng lên đến bình minh
Hai quá trình vận động ấy nhịp nhàng, hòa hợp với nhau, hơn nữa còn có tác dụng tương hỗ, thiên nhiên phối hợp với con người.
# Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích nét giống và khác nhau của những chi tiết hình ảnh ấy, và nêu ý nghĩa biện pháp Điệp ở hai khổ thơ?
TL: Khổ thơ đầu và cuối đều có hình ảnh “mặt trời” và “đoàn thuyền”. Ở khổ đầu là mặt trời xuống biển và đoàn thuyền ra khơi. Ở khổ cuối là mặt trời đội biển nhô lên và đoàn thuyền trở về. Có một câu thơ gần như được lặp lại nguyên vẹn ở cả hai khổ “câu hát căng buồm với gió khơi”. Việc lặp lại những hình ảnh và chi tiết này tạo sự tương ứng của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá rồi trở về của đoàn thuyền, hòa nhịp cùng sự vận hành của vụ trụ. Câu thơ lặp lại như điệp khúc của bài ca, biểu hiện niềm vui, tinh thần phấn chấn của người đánh cá cả lúc ra khơi và trở về.
# Nêu nội dung chính của bài thơ Bếp lửa?
TL: Nội dung chính: Tình cảm sâu nặng và thiêng liêng của người cháu đối với bà.
# Hình ảnh Bếp lửa xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, vì sao khi nhắc đến Bếp lửa là người cháu lại nhớ về bà, và khi nghĩ về Bà là nhớ ngay đến bếp lửa?
TL: 
- Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết lẫn nhau, vừa tách bạch, vừa nhòe lẫn với nhau, toả sáng trong nhau, là bà và bếp lửa. Vì sao trong suy nghĩ và hồi tưởng của đứa cháu, hai hình ảnh ấy luôn gắn bó:
- Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa, bên bếp lửa là bóng hình bà, qua tháng năm, mưa nắng. Bà nhóm lửa mỗi sáng mỗi chiều và suốt cả cuộc đời bà, trong mọi cảnh ngộ từ những ngày gian khó, chiến tranh đến lúc yên vui, hòa bình
- Bếp lửa là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và tình yêu thương của bà dành cho cháu và những người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút, gắn với những vất vả, gian khó đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương cho mọi người (dẫn chứng).
# Nhận xét về bố cục của bài thơ?
TL: Bài thơ có ba đoạn, mỗi đoạn đều có lời ru của tác giả và lời ru của bà mẹ nối tiếp nhau tạo nên sự hòa thanh mới lạ. Mỗi đoạn đều mở đầu bằng hai câu thơ “em cu Tailưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ “” ngắt nhịp đều đặn ở giữa đoạn. Cách lặp đi lặp lai, cách ngắt nhịp đó tạo nên âm điệu nhịp nhàng, dìu dặt, vấn vương của lời ru
# Tấm lòng và ước mong của người mẹ thể hiện như thế nào qua lời ru con?
TL: Tấm lòng và ước mong của người mẹ qua những lời ru trực tiếp thể hiện:
- Tình yêu con tha thiết, dịu dàng, âu yếm thể hiện qua lời mở đầu của những khúc hát ru “ngủ ngoan”, qua lời ru thấy được sự nâng niu âu yếm, vỗ về rất dịu dàng của người mẹ với con.
- Thương con, mẹ mong ước cho con bao điều. Lời ru của tác giả hướng vào thực tại, lời ru của người mẹ hướng về tương lai, như là sự lý giải động lực tinh thần sâu xa giúp người mẹ vượt qua gian khó.
Tình cảm của người mẹ đối với con hòa vào với tình yêu dành cho dân làng, bộ đội và đất nước. người mẹ gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con “con mơ cho mẹ”, mẹ mong con ngủ ngoan và có giấc mơ đẹp. Người mẹ lao động vất vả mà ước mơ bay bổng, đầy tin tưởng ở tương lai.
# Theo em, trong bài thơ “ánh trăng”, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình được kết hợp với nhau như thế nào?
TL: 
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện, một lời tâm tình kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ men theo dòng tự sự đó. 
- Bắt đầu từ “hồi nhỏ” đến “hồi chiến tranh”, sống gần gũi với thiên nhiên, với ánh trăng, không bao giờ quên “vầng trăng tình nghĩa”. 
- Tiếp đó là sự đổi thay của hoàn cảnh, “từ hồi về thành phố”, con người sống với tiện nghi hiện đại mà quên đi vầng trăng, vầng trăng trở thành “người dưng qua đường”. 
Bước ngoặt của thời gian là việc “thình lình đèn điện tắt”, vầng trăng hiện ra gọi bao nghĩa tình.
# Liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ, hãy phát biểu chủ đề của bài “Ánh trăng”, bài thơ gợi cho em nghĩ gì về đạo lý, lẽ sống của con người Việt Nam ta?
TL: 
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình yêu đất nước giản dị, hiền hậu.
- Ánh trăng không chỉ là chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ (thế hệ hào hùng suốt một thời đánh giặc, trải qua gian lao, hi sinh, từng gắn bó với thiên nhiên giờ tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại). Bài thơ đặt ra thái độ với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình
Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lý thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
# Tình huống nào trong truyện Làng đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai?
TL: Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nông dân. Ông Hai trong truyện rất yêu và hãnh diện về cái làng Chợ Dầu của mình. Ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng mình theo giặc lập tề từ miệng những người tản cư qua vùng quê ông, tình huống bất ngờ ấy làm ông tủi hổ, đau xót, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, xót xa. Đặt nhân vật vào mối xung đột ấy, tác giả dã làm bộc lộ cả hai tình cảm nói trên và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến rộng lớn, bao trùm và chi phối tình yêu làng, chi phối mọi tình cảm khác của con người VN thời kháng chiến.
# Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác phẩm.
TL: Nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả có nhiều thành công, thể hiện ở:
+ Ngôn ngữ đối thoại
+ Ngôn ngữ độc thoại
+ Ý nghĩ
+ Hành động
- Tâm lý nhân vật trải qua quá trình diễn biến hợp lý
- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- Miêu tả tâm lý NV cụ thể, chân thực, ấn tượng và giàu sức ám ảnh. 
Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần con người, đặc biệt là người nông dân.
# Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó”. Đó là bức chân dung của ai? Được thể hiện trong tình huống nào, qua cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
TL: Đó là bức chân dung anh thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa lặng lẽ của Sa Pa. Anh hiện lên trong tình huống gặp gỡ bất ngờ với ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ qua giới thiệu của bác lái xe. Anh hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng, cảm xúc của các nhân vật ấy trong cuộc gặp gỡ chốc lát với họ khi xe dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để mọi người kịp ghi nhận một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong bạt ngàn mây mù và cái lặng lẽ của Sa Pa.
# Tên truyện Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện?
TL: Lặng lẽ chỉ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật, điều mà tác giả đã khám phá ra và muốn truyền đến người đọc là một Sa Pa lặng lẽ mà không lặng lẽ chút nào, đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự miệt mài, hăng say lao động, cống hiến cho đất nước một cách bền bỉ thầm lặng. 
Từ đó tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lý về ý nghĩa công việc, của sự cống hiến bằng lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
# Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện?
TL: Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. Chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong xa cách và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh, chiếc lược ngà mang bao tình yêu thương, nhớ mong của người cha với con. Nó trở thành kỷ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng (dẫn chứng).
# Trong truyện có mấy nhân vật chính, nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
TL: 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Nhuận Thổ và Tôi
- Hình tượng Nhuận Thổ rất quan trọng. Sự thay đổi ghê gớm của làng quê bộc lộ rõ qua nhân vật này. Sự thay đổi của Nhuận Thổ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của nhân vật Tôi.
Nhưng Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ đó không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Nhân vật “tôi” mới là NV trung tâm, có mặt ở tất cả các phần của truyện, đầu mối của toàn bộ câu truyện, toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
# Những biện pháp nghệ thuật chính nào làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như của “cố hương”?
TL: Những biện pháp nghệ thuật chính nào làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như của “cố hương”:
- So sánh đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại cả ở cảnh vật và con người, ở từng nhân vật và giữa các nhân vật với nhau (ví dụ: Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh trong hiện tại)
Những hồi ức làm nổi bật sự đối chiếu, khắc sâu nên sự thay đổi ghê gớm của “cố hương” (dẫn chứng)
# Điều gì khiến tình bạn tuổi thơ trong trắng của Aliosa với mấy đứa trẻ để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động?
TL: 
- Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, em có mẹ mà như không, lại thường xuyên bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là chỗ dựa tình thương.
- Ba đứa trẻ hàng xóm tuy gia đình quan chức giàu sang nhưng cũng bất hạnh: mẹ chết, sống với dì ghẻ, ông bố khắc nghiệt thường cấm đoán, đánh đòn chúng.
- Qua trò chuyện, bọn trẻ đã hiểu và thông cảm, trở nên thân thiết với nhau 
→Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đó đã để lại dấu ấn trong nhà văn khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ tường tận và kể lại hết sức xúc động.
# Aliosa đã có những quan sát, nhận xét tinh tế về các bạn như thế nào?
TL: Với tình cảm trong sáng và sớm từng trải, Aliosa có sự quan sát, nhận xét tinh tế về ba đứa trẻ hàng xóm:
- Trước khi quen thân, Aliosa đã quan sát thấy về hình thức lũ trẻ từ ăn mặc đến vóc dáng (dẫn chứng)
- Khi kể về mẹ, nhắc đến dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác”: Aliosa thấy “chúng ngồi sát vào nhau giống những chú gà con”, sự so sánh đó toát lên niềm cảm thong của Aliosa với nỗi bất hạnh của các bạn
- Khi Lão Đại tá xuất hiện và mắng “Đứa nào gọi nó sang?” thì Aliosa lại thấy “cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”, so sánh này gợi đúng dáng dấp bề ngoài và cả nội tâm của bọn trẻ. Chúng bị bố áp chế, chẳng dám hé răng.
Tác giả còn kể “tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”, điều đó cũng nói lên sự thông cảm của Aliosa với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
# Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
TL: 
-Mùa xuân nho nhỏ được khơi nguồn từ hình ảnh thực mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
Mùa xuân nho nhỏ là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho lòng thiết tha, yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước
- Mùa xuân nho nhỏ là nhan đề thể hiện sợ sáng tạo độc đáo, có ý nghĩa biểu tượng gợi mở chủ đề bài thơ.
# Trong Viếng lăng Bác tác giả viết: về miền Nam thương trào nước mắt ốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục -2005)hãy viết một đoạn văn (10 dòng ) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân từ ngữ của Tptình thái) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
TL: Tạo lập được đoạn văn nghị luận về nội dung khổ thơ, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái.ình bày cảm nhận về khổ thơ:
+ Từ mong ước chân thành, tha thiết của nhà thơ đã làm cảm xúc trong bài thành kính trang trọng, nhưng lại gần gũi.
# Chép nguyên văn khổ thõ đầu tiên bài thõ “Ðoàn thuyền đánh cá”
Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu ) nêu cảm nhận của em về đoạn thõ đó .
TL: 
a - Chép nguyên văn khổ thõ đầu bài “Ðoàn thuyền đánh cá” 1
b-Viết được đoạn ngắn nêu cảm nhận về :
+Cảnh hoàng hôn tráng lệ huy hoàng trong cảm quan của tác giả
+Cảnh đêm xuống kì vĩ , bí ẩn vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người
+ Đoàn thuyền ra khơi trong không khí hào hứng , phấn chấn .
# Viết đoạn văn (không quá 10 câu ) tóm tắt truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được viết trong giai đoạn nào của văn học Việt Nam? 
TL: Tóm tắt đầy đủ các diễn biến chính của truyện để làm rõ ý nghĩa triết lí của câu truyện, không quá 10câu
-Tác phẩm viết vào giai đoạn sau 1975
# Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên.
TL: Chép đúng nguyên văn
 Nêu đúng 2 hình thức nghệ thuật cơ bản: Điệp ngữ và hình ảnh mang tính chất đầu đuôi tương ứng tạo nên kết cấu vòng tròn trong bài thơ
# Chép khổ thơ cuối trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ trên
TL: Chép đúng khổ thơ cuối. Nghệ thuật: Ẩn dụ: Sấm: Những biến cố của cuộc đời 
Hàng cây đứng tuổi: Chỉ con người từng trải. Nội dung: Những trải nghiệm về một đời người. Những con người từng trải thường vững vàng trước những biến cố cuộc đời
# Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ”, trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ ?
TL: 
Về hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ý văn trong sáng
Về nội dung : Phải nêu rõ tác dụng của những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ” trong bài thơ Viếng Lăng Bác củ

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_van_hoc_9.doc