Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 8: Khác biệt và gần gũi

BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

Thời gian thực hiện: 8 tiết.

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Tóm tắt được nội dung chính của một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

- Nhận biết được đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

2. Về năng lực.

- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề), tóm tắt được ý kiến người khác.

 

docx 42 trang phuongnguyen 21960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 8: Khác biệt và gần gũi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 8: Khác biệt và gần gũi

Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Ngày soạn: 01- 13/11/2021
BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI
Thời gian thực hiện: 8 tiết.
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính của một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
- Nhận biết được đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.
2. Về năng lực.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề), tóm tắt được ý kiến người khác.
3. Về phẩm chất.
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Sống trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 95. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
95
6B
95
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra nội dung của tiết học trước.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Theo em giữa em với bạn ngồi bên cạnh có điểm gì gần gũi và khác biệt nhau? Tại sao lại có sự khác biệt và gần gũi đó? Sự khác biệt và gần gũi như vậy có ý nghĩa gì?
- Để trả lời các câu hỏi: Vì sao em đi học, Tại sao em cần phải hiếu thảo với cha me em cần làm như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài. 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài học và khám phá tri thức ngữ văn.
Mục tiêu:
- Nhận biết chủ đề bài học và thể loại của các VB đọc chính.
- Nhận biết được khái niệm văn nghị luận và một số yếu tố của văn nghị luận.
- Hứng thú và mong muốn khám phá bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đọc lời đề từ và cho biết chủ đề hôm nay chúng ta tìm hiểu là gì?
- Đọc phần giới thiệu bài học và cho biết phần giới thiệu cho chúng ta biết điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và cho biết khái niệm văn bản nghị luận và một số yếu tố của văn nghị luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
- Khái niệm văn bản nghị luận: Văn bản nghị luận là loại văn bản có nội dung bàn bạc, đánh giá về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống và trong khoa học, giáo dục, nghệ thuật,... Người tạo lập văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm, ý kiến của mình.
- Lí lẽ trong văn bản nghị luận:Lí lẽ là những lời giải thích, phân tích, biện luận thể hiện suy nghĩ của người viết/ nói về vấn đề. Những lời ấy phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ nhằm bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Khi đưa ra lí lẽ, người viết/ nói thường giải đáp các câu hỏi mà vấn đề gợi ra. Lí lẽ phải có tính khách quan, phổ biến, thuyết phục người đọc/ nghe bằng lẽ phải, chân lí. Không chấp nhận những lí lẽ chủ quan, áp đặt.
- Bằng chứng trong văn bản nghị luận: Bên cạnh lí lẽ, văn bản nghị luận còn phải có các bằng chứng. Bằng chứng là những sự thật (nhân vật, sự kiện) hay tư liệu đảm bảo tính xác thực, có giá trị. Bằng chứng phải phù hợp với từng loại văn nghị luận. Nếu là nghị luận xã hội, phải dùng bằng chứng lấy từ thực tế đời sống, từ kết quả nghiên cứu khoa học. Nếu là nghị luận văn học thì bằng chứng chủ yếu lấy từ văn học. Bằng chứng kết hợp với lí lẽ làm cho lập luận có sức thuyết phục.
I. Giới thiệu bài học:
- Chủ đề: Khác biệt và gần gũi.
- Khẳng định: trong cuộc sống, dù mọi cá thể có những nét riêng biệt về mặt này mặt kia, thì chung quy, giữa mọi người vẫn có những điểm tương đồng, gần gũi.
- Thể loại chính trong bài: văn nghị luận.
II. Khám phá tri thức ngữ văn: 
1. Văn bản nghị luận:
Văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
2. Một số yếu tố của văn nghị luận:
- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.
- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu:
- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Lựa chọn một văn bản nghị luận mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận: Lí lẽ trong văn nghị luận, bằng chứng trong văn nghị luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức trong phần tri thức ngữ văn trả lời câu hỏi vận dụng.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tìm một số tình huống trong đời sống cần vận dụng văn nghị luận?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
HS chia sẻ 
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Soạn: Tiết 96.97. Xem người ta kìa.
___________________________
ĐỌC
Tiết 96.97. XEM NGƯỜI TA KÌA
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
96
97
6B
96
97
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra kiến thức tiết học trước.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động- trước khi đọc.
Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS xem phim ngắn: Bông hồng tặng mẹ.
- Cho biết nội dung của bộ phim ngắn? Đoạn phim gợi cho em suy nghĩ gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài. 
HS chia sẻ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm văn bản, giải tích từ khó.
- Nắm được những thông tin về thể loại, tác phẩm.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- Dựa vào SGK em hãy giải thích các từ sau: hiếu thuận, chuẩn mực, xuất chúng, hoàn hảo, thâm tâm, siêu việt, trách cứ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, đọc văn bản, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh HS khi đọc phải theo dõi các hộp chỉ dẫn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Văn bản này của tác giả nào? Có xuất xứ ra sao?
- Xác định phương thức biểu đạt chính?
- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
- Nêu bố cục của văn bản?
- Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung VB nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
1. Đọc văn bản:
- Chú ý đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
- Từ khó.
Hiếu thuận: có lòng kính yêu và biết nghe lời cha mẹ.
Chuẩn mực: Cái được chọn làm căn cứ để theo đó mà làm cho đúng.
Xuất chúng: nổi bật hơn hẳn mọi người, về tài năng trí tuệ.
Hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt.
Thâm tâm: nơi sâu kín trong lòng.
Siêu việt: vượt lên hẳn so với người bình thường.
Hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua.
Trách cứ: ra điều thể hiện sự không bằng lòng.
2. Văn bản:
- Tác giả: Lạc Thanh.
- Xuất xứ: Tạp chí Sông Lam số 8/2020.
- PTBĐ: Nghị luận
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
- Bố cục:3 phần
Phần 1:
+ Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề):
Phần 2:
+ Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác
+ Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Sự khác biệt trong mỗi cá nhân là phần đáng quý trong mỗi người.
Phần 3:
+ Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Hoà đồng, gần gũi mọi người nhưn cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình.
- Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt của mỗi người.
- VB nêu 2 khía cạnh: sự giống nhau và khác nhau giữa mọi người. Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị riêng biệt, độc đáo của mỗi người.
II. Khám phá văn bản- Tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Theo dõi phần 1 của văn bản hãy cho biết:
+ Khi không hài lòng điều gì đó với đứa con người mẹ thường nói với con điều gì?
 + Mỗi khi nghe mẹ nói như vậy người con có tâm trạng như thế nào? (Người con cảm thấy không thoải mái, cố sức vâng lời, cảm thấy không hề dễ chịu khi nghe mẹ nói)
+ Em đã bao giờ nghe những câu nói tương tự của cha mẹ và có tâm trạng giống như người con trong văn bản chưa? (HS chia sẻ)
+ Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức và mở rộng kiến thức. Mọi bậc cha mẹ đều mong con cái mình khôn lớn, trưởng thành bằng bạn bè. Có lẽ vì vậy, cha mẹ thường lấy tấm gương sáng để con mình học hỏi, noi theo. Tuy nhiên sự áp đặt đó có thể khiến chúng ta cảm thấy không hài lòng vì chúng ta chưa hiểu chưa biết được mong ước của các bậc làm cha làm mẹ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Khi đã lớn, đủ nhận thức, tác giả có đồng tình với quan điểm của người mẹ không? Câu văn nào nói lên điều đó? (Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo).
- Theo em, người mẹ có lí ở chỗ nào? Lí lẽ đó có điểm nào đúng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức Dù giữa chúng ta có nhiều điều khác biệt nhưng vẫn có những điểm chung. Đó là những quy tắc, chuẩn mực mà cả xã hội hướng đến, là những giá trị sống mà nhân loại đều phấn đấu: được tin yêu, tôn trọng, sự thông minh, giỏi giang, thành đạt. Vì vậy, cha mẹ đều luôn mong con cái sẽ cố gắng, nỗ lực vượt lên chính mình, noi theo những tấm gương sáng. Nhưng nếu ai cũng giống ai, có lẽ đó chỉ là một xã hội của những bản sao được lặp lại. Phần tiếp theo của văn bản này, tác giả đã đưa ra quan điểm gì? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả đã nêu ra quan điểm nào? Câu văn nào thể hiện điều đó?
- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh sự khác biệt?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận?
- Sự khác biệt của mỗi cá nhân có giá trị như thế nào trong cuộc sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- “Biết hòa đồng gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt” – em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?(HS chia sẻ)
- Dựa vào đoạn cuối của văn bản “Xem người ta kìa!” Hãy cho biết tác giả đã gửi tới người đọc thông điệp gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức. 
1. Mong ước của mẹ:
- Câu nói của người mẹ: “Xem người ta kìa!”
- Mục đích: Để con bằng người, không làm xấu mặt gia đình, không ai phàn nàn, kêu ca.
=> Mong ước: Mẹ luôn muốn con mình hoàn hảo giống người khác.
=> Là điều ước mong rất giản dị, đời thường của mỗi một người mẹ.
2. Suy ngẫm của người con:
a. Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác.
- Mặc dù mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn có điểm giống nhau.
- Việc noi theo những ưu điểm, chuẩn mực của người khác để tiến bộ là điều nên làm.
b. Sự khác biệt trong mỗi cá nhân:
- Câu văn nêu quan điểm của tác giả: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người 
- Các dẫn chứng: Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, sinh động biết bao (SGK).
- Nghệ thuật: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.
=> Lập luận chắc chắn, chặt chẽ, khẳng định có tính chất hiển nhiên, tất yếu: Dù có nét riêng biệt, nhưng mọi người đều có những điểm giống nhau.
3. Thông điệp của văn bản:
- Hoà đồng, gần gũi mọi người nhưng cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình.
III. Tổng kết.
Mục tiêu:
- Khái quát nét chính về nghệ thuật và nội dung văn bản.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
1. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng thuyết phục và bằng chứng chọn lọc, tiêu biểu, cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.
- Cách đan xen phương thức tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận rất tài tình để làm tăng sức thuyết phục.
2. Nội dung – ý nghĩa:
- Mọi người ngoài những điểm chung, còn có nét riêng biệt, độc đáo. Điều đó làm nên sự muôn màu của cuộc sống.
- Mỗi chúng ta cần biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của quá trình đọc và khám phá văn bản để làm bài tập.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Từ việc đọc hiểu văn bản, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của bài văn nghị luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
- Những yếu tố quan trọng của bài văn nghị luận: Luận điểm (vấn đề nl), luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng, người viết sử dụng các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích.
- Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. 
- Lí lẽ ở đây là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. 
- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh.
Hoạt động 4. Vận dụng - Viết kết nối với đọc.
Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Em hãy viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
- HS viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung.
Xã hội là mối quan hệ tổng hòa của mối cá nhân. Để tạo nên một xã hội phong phú đa dạng sắc màu thì mỗi cá nhân lại là một sắc màu riêng góp vào trong đó.Cái riêng của từng cá nhân đã tạo nên sự khác biệt không ai giống ai, đó là phần đáng quý trong mỗi con người. Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội có lẽ vì vậy mà mỗi gia đình đã tạo nên cái riêng không thể lẫn vào đâu được. Sự khác biệt đó được thể hiện qua lối sống nền nếp sinh hoạt, phong tục tập quán,... Điều đó được hình thành từ cái riêng của mỗi người.
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Soạn: Tiết 98. Thực hành tiếng Việt.
_____________________________
Tiết 85. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
98
6B
98
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra nội dung của tiết học trước.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Khởi động:
Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho Hs trả lời câu hỏi kiến thức:
Câu 1: Xét về cấu tạo ngữ pháp của câu Tiếng Việt, câu có mấy thành phần chính? Kể tên?
Câu 2: Trạng ngữ là thành phần chính hay thành phần phụ của câu?
Câu 3: Trạng ngữ của câu: “Trên sân trường, các bạn đang nô đùa ầm ĩ” là: .....
Câu 4: Trạng ngữ trong câu văn trên nằm ở vị trí nào trong câu?
Câu 5: Trạng ngữ trong câu văn trên được dùng để nêu thêm thông tin về mặt.......cho sự việc được nói đến trong câu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài. 
 Câu 1: Xét về cấu tạo ngữ pháp của câu Tiếng Việt, câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 2: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu.
Câu 3: Trạng ngữ của câu: “Trên sân trường, các bạn đang nô đùa ầm ĩ.” là cụm từ Trên sân trường. 
Câu 4: Trạng ngữ trong câu văn trên nằm ở vị trí đầu câu
Câu 5: Trạng ngữ trong câu văn trên được dùng để nêu thêm thông tin về mặt địa điểm cho sự việc được nói đến trong câu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Mục tiêu:
- HS củng cố và ôn luyện các kiến thức về trạng ngữ.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Xác định trạng ngữ và vị trí của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Hồi nhỏ, chúng tôi học cùng một lớp.
b. Để giao tiếp tối bằng ngoại ngữ, em cần luyện tập thường xuyên.
c. Nhiều người thường cãi nhau chỉ vì những bất đồng nhỏ.
d. Phía chân trời, từng đám mây trôi lững lờ.
e. Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập.
f. Chúng em, sáng nay thi văn nghệ.
- Cho biết chức năng của các trạng ngữ đó.
- Từ đó em hiểu thế nào là trạng ngữ, chức năng của trạng ngữ và vị trí của trạng ngữ trong câu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Trạng ngữ
* Ví dụ: 
a. TN “Hồi nhỏ”, đứng đầu câu, bổ sung thông tin về thời gian.
b. TN “Để giao tiếp tối bằng ngoại ngữ”, đứng đầu câu, bổ sung thông tin về mục đích.
c. TN “vì những bất đồng nhỏ”, đứng cuối câu, bổ sung thông tin về nguyên nhân.
d. TN “Phía chân trời,”, đứng đầu câu, bổ sung thông tin về địa điểm.
e. TN “Bằng một giọng chân tình”, đứng đầu câu, bổ sung thông tin về cách thức.
f. TN “sáng nay”, đứng giữa câu, bổ sung thông tin về thời gian,
*Kết luận:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có vị trí linh hoạt (đứng cuối, đầu, giữa câu).
- Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, cách thức  của sự việc được nói tới trong câu.
- Ngoài ra trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Tiếng Việt giải quyết các bài tập Tiếng Việt
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chỉ ra trạng ngữ trong câu và chỉ ra chức năng của nó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt đáp án.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Xác định nghĩa của trạng ngữ thêm vào. So sánh câu bỏ thành phần TN và câu giữ nguyên TN.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc thao nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt đáp án.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Với mỗi câu thử thêm nhiều trạng ngữ với các chức năng khác nhau. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt đáp án.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cách giải nghĩa nào của thành ngữ là hợp lý.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt đáp án.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hãy giải nghĩa của các thành ngữ được in đậm trong các câu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt đáp án.
1. Bài 1: Mô hình: gia + X
a. TN: từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ
à TN chỉ thời gian
b. TN: giờ đây
à TN chỉ thời gian
c. TN: dù có ý định tốt đẹp
à TN chỉ điều kiện
2. Bài 2.
a. Nếu bỏ trạng ngữ “cùng với câu này”: câu văn chỉ nêu thông tin về sự veè việc chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.
b. Nếu bỏ trạng ngữ “trên đời”: câu văn mất đi tính phổ quát.
c. Nếu bỏ trạng ngữ “trong thâm tâm”: câu sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.
3. Bài 3.
VD: hoa đã bắt đầu nở
- Thời tiết ấm dần, hoa đã bắt đầu nở.
- Trong vườn, hoa đã bắt đầu nở.
- Mùa xuân đến, hoa đã bắt đầu nở.
4. Bài 4.
a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí
b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
5. Bài 5.
a. Thua em kém chị: nghĩa là thua kém mọi người nói chung.
b. Mỗi người một vẻ:mỗi nười có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai.
c. Nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, quá mức bình thường.
Hoạt động 4. Vận dụng.
Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Viết đoạn văn (5-7 câu) tả cảnh thiên nhiên mùa xuân, trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, viết bài.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét, đánh giá
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn cây cối đã cởi bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Trên các nẻo đường, hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm nam cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Mùa về thật là đẹp.
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Soạn: Tiết 99.100. Hai loại khác biệt.
________________________________
Tiết 99.100: HAI LOẠI KHÁC BIỆT 
(Giong-mi Mun)
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
99
100
6B
99
100
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra kiến thức tiết học trước.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động- trước khi đọc.
Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
- Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài. 
Trong một tập thể, một cộng đồng, mỗi con người luôn luôn có xu hướng tạo ra sự khác biệt. Nhưng có phải sự khác biệt nào cũng có ý nghĩa không? Chúng ta phải làm thế nào để khẳng định giá trị của bản thân trong một tập thể. Cùng cô khám phá VB Hai loại khác biệt để tìm hiểu và khám phá sự khác biệt của mình và mọi người trong tập thể các em nhé!
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Tóm tắt văn bản.
- Nắm được những thông tin về văn bản.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- Giải thích một số từ khó SGK 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, đọc văn bản, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh HS khi đọc phải theo dõi các hộp chỉ dẫn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trình bày đôi nét về tác giả.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trình bày xuất xứ, thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
- Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức. Văn bản kể lại câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Như vậy, câu chuyện trở nên chân thực, thể hiện những trải nghiệm của tác giả khi nhìn nhận và rút ra bài học cho mình.
1. Đọc văn bản:
- Giọng đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
- Từ khó: phiên bản, quái đản, quái dị.
2. Tác giả:
- Giong-mi Mun (1964)
- Quốc tịch: Hàn Quốc.
- Là Tiến sĩ Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt (Harvard).
3. Văn bản:
- Xuất xứ: Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch.
- Thể loại: Nghị luận;
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
- Nội dung: bàn về giá trị của sự khác biệt, nhưng phải là khác biệt có ý nghĩa
4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề): Mỗi người cần có sự khác biệt
- Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J
- Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Cách để tạo nên sự khác biệt
- Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Ý nghĩa của sự khác biệt thực sự
II. Khám phá văn bản- Tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu:
- Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Câu chuyện nhân vật “tôi” kể diễn ra vào thời gian nào? Việc nhân vật tôi kể có tác dụng gì?
+ Thầy giáo đã ra bài tập gì nhân vật “tôi” và các bạn trong lớp bài tập gì?
+ Theo lời giáo viên thì mục đích và quy định của bài tập này là gì?
+ Nhận xét nghệ thuật đặt vấn đề nghị luận của tác giả.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn hoàn thành bàng so sánh, dựa trên các câu hỏi:
+ Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thể hiện sự khác biệt của đối tượng nào? 
- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn thoàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp?
- Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
- Trong VB này, tác giả đã đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn luận trước, sau đó mới đưa ra thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về cách lựa chọn kiểu triển khai này?
- Từ câu chuyện tác giả đưa tới bài học gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Ở phần cuối văn bản tác giả khẳng định điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Vấn đề được bàn trong đoạn trích có ý nghĩa đối với em và các bạn của em hiện nay không? Vì sao?
- Có ý kiến cho rằng: Bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có có giá trị đối với mọi lứa tuổi. Em có đồng tình ý kiến này không? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
1. Đặt vấn đề:
- Kể qua lời nhân vật "tôi" khi ở độ tuổi Trung học. → Tăng tính chân thực, sức thuyết phục.
- Thầy giáo ra một bài tập: Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải trở nên khác biệt.
- Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
- Quy định: Không được làm điều gì gây hại, làm phiền người khác hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
-> NT: Dùng lời kể nêu vấn đề, lời văn nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận => tăng tính hấp dẫn, gây tò mò, 
2. Sự khác nhau của hai loại khác biệt:
Khác biệt
vô nghĩa
Khác biệt
có nghĩa
Biểu hiện
- "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. 
- Các cách thể hiện khác:
+ Để kiểu tóc kì quặc.
+ Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm.
+ Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
→ Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt.
J - khác biệt.
- Đ

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_6_bai_8_khac_biet_va_gan_gui.docx