Bài giảng Ngữ văn 6 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

a. Giới thiệu một gương mặt trẻ thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, ).

b. Giới thiệu một tập truyện.

c. Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.

d. Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.

e. Thuyết minh về chiếc xe đạp.Bài giảng Ngữ văn 6

g. Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến.

h. Giới thiệu về một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,.).

i. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k. Giới thiệu về hoa đào ngày Tết ở Việt Nam

l. Thuyết minh về một món ăn dân tộc. (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm.).

m. Giới thiệu về tết trung thu.

n. Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

 

pptx 29 trang phuongnguyen 22/07/2022 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài giảng Ngữ văn 6 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
ĐỀ VĂN THUYẾT MINHVÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH 
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
Hãy đọc các đề thuyết minh sau: 
a . Giới thiệu một gương mặt trẻ thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân , Nguyễn Ngọc Trường Sơn,  ). 
b. Giới thiệu một tập truyện. 
c. Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam. 
d. Giới thiệu chiếc áo d à i Việt Nam. 
e. Thuyết minh về chiếc xe đạp. 
g. Thuyết minh v ề đôi dép lốp trong kháng chiến. 
h. Giới thiệu về một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,..). 
i. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích. 
k . Giới thiệu về hoa đ à o ng à y Tết ở Việt Nam 
l. Thuyết minh về một món ă n dân tộc. ( b ánh chưng, bánh giầy , phở, cốm ....) . 
m. Giới thiệu về tết trung thu. 
n . Giới thiệu một đồ chơi dân gian. 
- Đề văn thuyết minh ở dạng đầy đủ gồm hai phần: 
+Yêu cầu về thể loại (tên gọi có thể là thuyết minh / giới thiệu / trình bày). 
+Đối tượng thuyết minh. 
Ví dụ: Thuyết minh về xe đạp . 
 YCVTL ĐTTM 
- Ở dạng không đầy đủ thường chỉ đề cập đến đối tượng được thuyết minh. 
Ví dụ: Xe đạp. 
*Lưu ý: Thuyết minh phải khoa học, sát thực tế; không được tưởng tượng hay suy luận. 
II.CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH Đề bài: Thuyết minh về xe đạp.  Các em hãy đọc văn bản thuyết minh sau: (3 em đọc, mỗi em đọc một phần).  
 XE ĐẠP Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người. Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài.Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay, người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn. 
 Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có bàn tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước. Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở phía trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm. 
 Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao. Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi. 
1.Tìm hiểu đề: 
-? Đề bài thuộc kiểu bài gì. 
+Thuyết minh 
-?Đề nêu lên đối tượng gì. 
+ Xe đạp 
-?Đề yêu cầu thuyết minh những gì. 
+Trình bày (cung cấp kiến thức) về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, tác dụng của phương tiện xe đạp. 
-?Đề này có khác đề miêu tả về chiếc xe đạp không. 
+Nếu đề miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể (của ai, màu gì, xe đạp nam hay xe đạp nữ, xe Việt Nam hay xe nước ngoài...). 
2.Tìm ý và lập dàn ý 
-?Chỉ ra bố cục ba phần và cho biết nội dung mỗi phần. 
+Mở bài: (Đoạn đầu): Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp. 
 +Thân bài: (Đoạn 2,3,4,5,6): Giới thiệu, trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, lợi ích của xe đạp. 
+Kết bài: (Đoạn cuối): Bày tỏ thái độ đối với xe đạp. 
-?Để giới thiệu về xe đạp thì ta nên dùng phương pháp thuyết minh nào. 
+Định nghĩa, giải thích, phân tích, so sánh, nêu số liệu (con số), liệt kê... 
-?Muốn thuyết minh chính xác về xe đạp thì ta phải làm gì. 
+Quan sát, tích lũy tri thức về xe đạp. 
 ? Phần thân b à i người viết đã trình b à y cấu tạo chiếc xe đạp như thế n à o? (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó l à gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự n à o? Có hợp lí không?) 
CẤU TẠO 
 CỦA XE ĐẠP 
BỘ PHẬN CHÍNH 
BỘ PHẬN PHỤ 
Hệ thống truyền động: 
Khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa... 
Hệ thống điều khiển: 
Ghi đông, phanh... 
Hệ thống chuyên chở: 
Yên xe, dàn đèo hàng, giỏ đựng... 
Chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông... 
Các bộ phận ấy được giới thiệu hợp lí: Giới thiệu tổng quát đến cụ thể; cái chính nói trước, cái phụ nói sau. 
Một bãi đỗ xe đạp ở thủ đô Amsterdam của H à Lan   
Chính phủ H à Lan mở nhiều tuyến cao tốc d à nh cho xe đạp   
 X e đạp thồ trong kháng chiến    
Cảnh sát Huế tuần tra bằng xe đạp 
III. GHI NHỚ 
(SGK, trang 140) 
Bố cục bài văn thuyết minh có ba phần: 
*Mở bài : Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh. 
*Thân bài : Tình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, cách bảo quản... của đối tượng. 
*Kết bài : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 
IV. LUYỆN TẬP 
 B à i tập 1. Lập ý v à d à n ý cho đề b à i: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. 
a. Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:  * Tìm hiểu đề: -Kiểu bài: Thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá.  * Tìm ý:  - Nguồn gốc, xuất xứ.  - Hình dáng.  - Nguyên liệu v à cách l à m nón (quy trình l à m nón).  - L à ng nghề l à m nón nổi tiếng.  - Công dụng v à ý nghĩa của nón lá Việt Nam.  - Cách bảo quản.  
*Thân b à i: 
- Nguồ n gốc: Xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ h à ng ng à n năm trước CN. 
- Hình dáng: Nón lá có hình chóp. 
- Nguyên liệu và cách làm nón: 
+ Nguyên liệu: Mo nang làm cốt nón; l á cọ để lợp nón; n ứa rừng làm vòng nón; d ây cước, sợi guột để khâu nón; n i lông, sợi len, tranh ảnh trang trí 
+ Cách làm nón: Vót nứa, lau lá, phơi sương, là lá. Định vị 16 vòng nứa vào khuôn gỗ hình chóp. Xếp hai lớp lá (trong 20, ngoài 30 lá), ngọn hướng lên. Khâu lá vào khung bằng cước từ trên xuống dưới. Khi hoàn tất, quét lên mặt ngoài một lớp dầu bóng hay bọc lại bằng ni lông trong suốt bảo vệ nón. Trang trí: hình chìm bên trong, thêu  
- Làng nghề tiêu biểu: Làng Chuông (Hà Nội), Huế, Quảng Bình . . . 
- Công dụng, ý nghĩa: Nón dùng để che mưa, nắng, quạt mát. Làm duyên cho các thiếu nữ làm quà tặng. Người bạn thân thiết của nhà nông. Tôn thêm vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Nguồn cảm hứng sáng tác nghệ th uật  Cùng với tà áo dài, nón là biểu trưng của đất nước, con người Việt Nam. 
- Bảo quản: Cất, treo, hong khô nếu bị ướt, không để vật nặng đè lên. 
* Kết bài : Khẳng định vai trò của chiếc nón lá trong hiện tại và trong tương lai. 
 b. Bước 2. Lập dàn ý: 
 * Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam. 
QUY TRÌNH 
 LÀM NÓN 
1 
4 
3 
2 
5 
8 
7 
6 
Sao anh không về thăm quê em 
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên 
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón 
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên 
 Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt. 
 Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa. 
 Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Huế- mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết đến là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm bằng lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón lá làm từ dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ vì đây là nơi trồng nhiều dừa. Tuy nhiên, làm từ lá dừa sẽ không đẹp, tinh tế như lá cọ, lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm, vừa thẳng. Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai, khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào công đoạn uốn công thì không sợ bị gãy. Sau đó, người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong sẽ đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng giai, có màu trắng và trong suốt. Lúc xong thì người làm sẽ quết dầu, làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa. 
 Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nó còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời. 
 Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón. 
 Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này. 
CHUẨN BỊ: 
- “ Đập đá ở Côn Lôn ” - Phan Châu Trinh; 
- Dấu ngoặc kép. 
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP THẬT TỐT ! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_de_van_thuyet_minh_va_cach_lam_bai_van_t.pptx