Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 83: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiếp)

Bài 5: Từ bài “ Sông nước Cà mau” của Đoàn Giỏi, hãy viết đoạn văn tả cảnh dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát

Nơi em sống có một con sông chảy qua tên là sông Hồng. Con sông uốn quanh và trải dài khắp mấy tỉnh miền Bắc. Một phần cuộc sống của em cũng ảnh hưởng bởi con sông ấy. Nước ở sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dọc bờ sông là những lũy tre. Hai bên bờ sông có những bãi cát trắng rọng trải dài theo bờ đê. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời khuất dần sau những lũy tre cũng là lúc những chiếc thuyền bắt cá lại bồng bềnh trôi trên dòng sông. Bờ sông còn là nơi chúng em chạy quanh thả diều những buổi chiều mùa hè lộng gió. Dòng sông còn là nơi tạo nguồn nước cho ruộng đồng quê em. Cảnh vật trên dòng sông thật yên bình. Yêu cảnh vật nơi đây, em lại càng yêu thêm sông Hồng và đất nước Việt nam.

 

pptx 12 trang phuongnguyen 01/08/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 83: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 83: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiếp)

Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 83: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiếp)
Tiết 83 
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ( tiếp) 
Giáo viên: Lương Thị Lệ Oanh 
II. Luyện tập 
 Bài tập 1 : Lựa chọn và điền từ ngữ: gương bầu dục , mảnh kính, cong cong , uốn, lấp ló , xám xịt, cổ kính , xanh um , xanh biếc vào chỗ trống trong đoạn văn sau. 
 Nhà tôi cách hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc  lớn, sáng long lanh. 
 Cầu Thê Húc màu son, như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền  bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu  xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc  
gương bầu dục 
cong cong 
lấp ló 
cổ kính 
xanh um 
 Tác giả đã quan sát và lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu: mặt hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa 
Bài tập 2: Phiếu bài tập 
Đối tượng 
Quan sát 
Tưởng tượng, liên tưởng 
So sánh 
Nhận xét 
Dế Mèn 
Đánh giá chung 
người 
đầu 
hai cái răng 
cặp râu 
vuốt râu 
rung rinh một màu nâu bóng mỡ 
to, nổi từng tảng 
đen nhánh 
dài, uốn cong 
đưa cả hai chân 
nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy 
rất ưa nhìn 
rất bướng 
rất đỗi hùng dũng 
hãnh diện 
trịnh trọng, khoan thai 
Hình dáng : đẹp, cường tráng 
Tính tình: ương bướng, kiêu căng 
+ 
*Gợi ý : 
Vị trí của ngôi nhà: cạnh đường quốc lộ, đường làng, đường phố, ngõ nhỏ. 
Hình thức của ngôi nhà: nhà ngói cấp 4. nhà hai tầng, biệt thự 
Cấu trúc của ngôi nhà : cổng, sân trước, ngôi nhà, vườn sau, hệ thống cây cảnh hoặc vườn hoa 
- Tình cảm của em dành cho ngôi nhà của mình 
Bài 3 : Tả những đặc điểm nổi bật của ngôi nhà em 
Bài tập 4: TRÒ CHƠI TIẾP SỨC 
Sự vật 
Nhóm 1 
Nhóm 2 
Nhóm 3 
Mặt trời 
Bầu trời 
Những hàng cây 
Núi / đồi 
Những ngôi nhà 
N hóm nào tìm được nhiều hình ảnh có sử dụng so sánh, liên tưởng hay, hợp lí, đặc sắc nhóm đó thắng. 
Bài 4 : Tả cảnh buổi sáng ở quê hương em 
-Mặt trời tròn như một chiếc mâm đỏ rực ở đằng đông, tỏa chiếu những ánh nắng rạng rỡ xuống vạn vật 
- Bầu trời trong sáng, mát mẻ, những đám mây trắng mỏng như dãi lụa 
- Những hàng cây xanh mướt, tiếng chim líu lo hòa nhịp cùng bản nhạc êm dịu phát ra từ loa phát thanh của xã. 
- Những dãy núi phía tây hiện ra mờ mờ trong sương sớm 
- Những ngôi nhà mái ngói, cửa gương hắt ánh nắng ban mai, sáng lên rực rỡ. 
Bài 5: Từ bài “ Sông nước Cà mau” của Đoàn Giỏi, hãy viết đoạn văn tả cảnh dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát 
Cách viết đoạn văn miêu tả cảnhcon sông quê em 
1. Nhớ về dấu hiệu đoạn văn : 
Câu mở đoạn viết thụt vào đầu dòng, giới thiệu đoạn sẽ tả, câu kết đoạn kết thúc vấn đề nêu ra ở câu mở đoạn, thường nêu suy nghĩ của người viết, các câu còn lại xoay quanh, làm rõ nghĩa cái đang nêu ở câu mở đoạn. 
Câu mở đoạn giới thiệu đoạn văn của em tả phần nào của dòng sôn,... 
Ví dụ: Ôi chao, dòng sông quê em về buổi chiều mới tấp nập làm sao! (buổi chiều trên sông có những sự vật nào tham gia cảnh làm cho sông tấp nập thì các em viết ra ở những câu sau em minh họa thêm ở những câu văn sau) 
Mặt sông quê em buổi sáng sao mà đẹp thế! (đẹp như thế nào những câu sau em minh họa thêm ở những câu sau) 
2. Nhớ viết các câu phải xoay quanh một ý mình đang diễn đạt, các câu liên hệ với nhau về mặt nghĩa. 
3. Chú ý sử dụng mẫu câu kể ai thế nào nhiều hơn để viết văn miêu tả, sử dụng nhiều từ láy gợi hình , gợi tả . 
Ví dụ : dòng sông hiền hòa, sóng gợn lăn tăn 
4. Chú ý nhiều đến thiên nhiên tạo nên cảnh: nắng, gió, chim, mây trời.... 
5. Thứ tự miêu tả cảnh theo trật tự nào? Không gian hay thời gian? 
6. Chú ý con người tham gia cảnh chỉ nêu ít thôi, chỉ điểm xuyết, không tập chung 
7. Câu kết đoạn cần nêu suy nghĩ của em về dòng sông, bằng một câu thật nhẹ nhàng. 
Bài 5: Từ bài “ Sông nước Cà mau” của Đoàn Giỏi, hãy viết đoạn văn tả cảnh dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát 
Nơi em sống có một con sông chảy qua tên là sông Hồng. Con sông uốn quanh và trải dài khắp mấy tỉnh miền Bắc. Một phần cuộc sống của em cũng ảnh hưởng bởi con sông ấy. Nước ở sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dọc bờ sông là những lũy tre. Hai bên bờ sông có những bãi cát trắng rọng trải dài theo bờ đê. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời khuất dần sau những lũy tre cũng là lúc những chiếc thuyền bắt cá lại bồng bềnh trôi trên dòng sông. Bờ sông còn là nơi chúng em chạy quanh thả diều những buổi chiều mùa hè lộng gió. Dòng sông còn là nơi tạo nguồn nước cho ruộng đồng quê em. Cảnh vật trên dòng sông thật yên bình. Yêu cảnh vật nơi đây, em lại càng yêu thêm sông Hồng và đất nước Việt nam. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Soạn bài “Bức tranh của em gái tôi” 
Ôn tập lại bài, học thuộc ghi nhớ 
Hoàn thiện BTVN + Bài 5 (sgk, tr29) 
Cảm ơn các em 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_83_quan_sat_tuong_tuong_so_sanh_va.pptx