Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 98: ẩn dụ

Bài tập 2 (Sgk/ 70):

 Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c) Thuyền về có nhớ bến chăng

 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

b) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

 

ppt 21 trang phuongnguyen 25084
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 98: ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 98: ẩn dụ

Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 98: ẩn dụ
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Thế nào là nhân hóa? Xác định phép nhân hóa và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ sau? 
“Chị lúa phất phơ bím tóc 
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học 
Đàn cò áo trắng 
Khiêng nắng 
Qua sông.” 
Nhân hóa : gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới động vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người. 
Phép nhân hóa : chị lúa, bím tóc , cậu tre, bá vai, thì thầm đứng học , áo trắng, khiêng nắng. 
Tác dụng: Làm cho sự vật, thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, gần gũi và đáng yêu một cách kì lạ. 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa. 
Cho ví dụ cụ thể. 
Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp: 
1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật ( chị lúa, cậu tre). 
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật ( Mấy ả mèo cãi nhau ỏm tỏi.) 
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người ( Chị gió ơi ! Chị gió ơi !) 
Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào sử dụng phép so sánh? Đó là kiểu so sánh nào? 
Người là Cha, là Bác, là Anh 
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. 
	( Tố Hữu ) 
b) Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm. 
	 ( Minh Huệ ) 
 ẨN DỤ 
TIẾT 98 
I. ẨN DỤ LÀ GÌ? 
1. Ví dụ (Sgk/68) 
2. Nhận xét 
Trong khổ thơ dưới đây cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy? 
“ Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm.” 
Người Cha Bác Hồ 
-Vì Bác Hồ và Người Cha có những phẩm chất giống nhau: 
Tuổi tác 
Tình yêu thương, lo lắng cho con 
Chăm sóc chu đáo, ân cần cho con 
 Có nét tương đồng về phẩm chất. 
So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt sau 
Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc 
Cách 2: Bác Hồ như Người cha 
Cách 3: Người Cha mái tóc bạc 
Miêu tả thông thường 
So sánh gợi hình ảnh cụ thể 
Ẩn dụ giàu tính gợi hình, biểu cảm. 
+ làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp của Bác. 
+ thể hiện niềm yêu kính lãnh tụ. 
I. ẨN DỤ LÀ GÌ? 
1. Ví dụ (Sgk/68) 
2. Nhận xét 
Người Cha Bác Hồ 
 Có nét tương đồng (về phẩm chất). 
 Tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hiểu thế nào là ẩn dụ? 
 Ẩn dụ 
* Ghi nhớ: Sgk/68 
Ẩn dụ có tác dụng gì 
trong diễn đạt? 
 Phân biệt cách nói bằng ẩn dụ và cách nói bằng so sánh: “ Bác Hồ như Người Cha ”? 
Giống nhau : 
- Đều ví Bác Hồ như người Cha. 
- Đều tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm cao hơn so với cách nói thông thường. 
Khác nhau : 
So sánh: Bác Hồ như Người Cha  Vế A Vế B 
Ẩn dụ : Người Cha mái tóc bạc  Vế B 
 Ẩn vế A là so sánh ngầm câu thơ có thêm tính hàm súc . . 
Phép so sánh và phép ẩn dụ có gì giống và khác nhau? 
So sánh 
Ẩn dụ 
 Giống 
So sánh sự vật A như sự vật B 
Khác 
- Có hai vế: 
 A − B 
- Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. 
- Không có vế A (ẩn vế A) 
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. 
→ So sánh ngầm 
Bài tập nhanh 
Tìm ẩn dụ trong các câu dưới đây và khôi phục vế A của mỗi đối tượng. 
a)	Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
	( Ca dao) 
b) 	Nước non lận đận một mình 
Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay. 
	 ( Ca dao) 
a	 Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
	( Ca dao) 
 Bầu, bí - những người cùng sống trên một đất nước. 
b) 	Nước non lận đận một mình 
Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay. 
	 ( Ca dao) 
 Thân cò - người nông dân lam lũ, vất vả. 
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1: Tìm ẩn dụ trong các câu sau: 
Vần thơ của Bác vần thơ thép 
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. (Hoàng Trung Thông) 
b) Bà cụ già bán hàng bên miếu cổ 
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau. (Đoàn Văn Cừ) 
c) Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà. ( Trần Đăng Khoa) 
d) Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. (Nguyễn Tuân) 
Bài 1: Tìm ẩn dụ trong các câu sau: 
Vần thơ của Bác vần thơ thép 
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. (Hoàng Trung Thông) 
b) Bà cụ già bán hàng bên miếu cổ 
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau. (Đoàn Văn Cừ) 
c) Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng , xanh cây quanh nhà. ( Trần Đăng Khoa) 
d) Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. (Nguyễn Tuân) 
Bài tập 2 (Sgk/ 70): 
 Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 
c) Thuyền về có nhớ bến chăng 
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
b) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng 
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. 
a / Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . 
“Sự hưởng thụ thành quả lao động” 
“Người lao động, người tạo ra thành quả” ( 
b/ Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng . 
“cái xấu” 
“cái tốt, cái hay, cái tiến bộ” 
 c) Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 
Thuyền: “chỉ người đi xa”, chỉ người con trai. 
- Bến: “chỉ người ở lại”, chỉ người con gái. 
 Đây là những tương đồng về phẩm chất. 
d ) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ . 
- Mặt Trời trong lăng : được dùng để chỉ Bác Hồ - Người đã mang lại ánh sáng, cuộc sống mới, sự hồi sinh cho dân tộc ta. 
- Mặt Trời – Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất. 
Bài 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ sau: 
Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi 
Mặt trời của mẹ, emm nằm trên lưng. 
 (Nguyễn Khoa Điềm) 
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng 
	( Trần Đăng Khoa) 
Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt Trời của mẹ , em nằm trên lưng 
- Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời – em bé, đứa con. 
- Tác dụng: Hình ảnh ẩn dụ mặt trời của mẹ gợi cảm xúc, xúc động cho người đọc trước tình mẫu tử thiêng liêng. Với thiên nhiên, mặt trời là thiên thể duy nhất đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn đối với mẹ, con chính là mặt trời đem lại nguồn sống, hi vọng, tương lai cho mẹ. 
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng 
“ tiếng rơi” (thính giác) “rất mỏng” (thị giác) 
Tác dụng: Gợi cho người đọc cảm nhận được chiếc lá rất mỏng đáp nhẹ nhàng xuống mặt đất và đồng thời cảm nhận được một không gian vô cùng tĩnh lặng, im vắng. 
Bài 4: Đặt 1 câu trong đó có sử dụng phép ẩn dụ. Chỉ rõ phép ẩn dụ đó. 
Mẫu: 
Chị ấy có dáng người đậm đà , khỏe khoắn. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Bài 1: Tìm và chỉ rõ tác dụng của ẩn dụ trong các câu sau: 
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương! 
 Mái nhì man mác nước sông Hương. (Tố Hữu) 
b) Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu 
Người vươn lên như một thiên thần. (Tố Hữu) 
c) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
 Mặt trời chân lí chói qua tim. (Tố Hữu) 
Bài 2: Tìm ẩn dụ trong các câu dưới đây. Khôi phục vế A (đối tượng được so sánh). 
a) Con cò lặn lội bờ sông, 
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. (Ca dao) 
b) Vì lợi ích mười năm trồng cây 
Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh) 	 
Bài 3: Viết đoạn văn (7-8 câu) miêu tả vườn hoa có sử dụng biện pháp ẩn dụ. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 
Ở nhà học thuộc ghi nhớ Sgk/68 và xem lại các bài tập đã làm. Làm BT cô giao. 
Soạn bài Lượm . 
Đọc thuộc lòng bài thơ. 
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
Tìm hiểu nghĩa các từ khó. 
Tìm hiểu hình ảnh Lượm (trước lúc hi sinh, trong khi làm nhiệm vụ) 
Tình cảm của nhà thơ đối với Lượm 
Nghệ thuật (PTBĐ, thể thơ, từ ngữ) 
Trân trọng cảm ơn các thầy cô và các em! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_98_an_du.ppt