Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Dương Thị Nga

II/ Đọc – Hiểu văn bản:

1. Sự ra đời của bản thông điệp:

- Ngày 22/4 hàng năm là ngày trái đất.

- Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”.

=> Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể, lời văn ngắn gọn.

 

ppt 37 trang phuongnguyen 29/07/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Dương Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Dương Thị Nga

Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Dương Thị Nga
Kính chào quý thầy cô 
 và toàn thể các em 
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : DƯƠNG THỊ NGA 
Mời các em xem đoạn phim sau 
? Các em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn phim trên? 
( Dẫn vào bài mới) 
TIẾT 39 văn bản 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT 
NĂM 2000 
(Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội) 
Tiết 39 Văn bản: 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 
 ( Theo tài liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 
I/ Tìm hiểu chung văn bản: 
Xuất xứ: 
2. Thuật ngữ khoa học: (Sgk/106). 
Ra đời nhân dịp Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất 22/04/2000 
? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản này? 
? Em hiểu cụm từ “Ngày Trái Đất?” là ngày như thế nào? 
Ngày Trái Đất (Earth Day) là ngày tất cả mọi công dân trên toàn cầu cùng hành động để nâng cao nhận thức về giá trị môi trường tự nhiên ở Trái Đất. 
Ngày trái đất 22/4/2014 
3. Thể loại và phương thức biểu đạt: 
- Văn bản nhật dụng. 
- Thuyết minh 
4. Bố cục: 
	 Bố cục văn bản: 
Phần 1: Từ đầu đến “ một ngày không dùng bao bì ni lông” - Hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp. 
Phần 2: Tiếp theo đến “ nghiêm trọng đối với môi trường ” - Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. 
Phần 3 : Phần còn lại – Lời kêu gọi của bản thông điệp. 
3 phần 
? Văn bản trên thuộc thể loại nào và được viết theo phương thức biểu đạt gì? 
? Ở lớp 6,7 em đã được học những văn bản nhật dụng nào? (Tích hợp kiến thức cũ) 
? Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” được chia bố cục làm mấy phần? Nội dung từng phần? 
II/ Đọc – Hiểu văn bản: 
1. Sự ra đời của bản thông điệp: 
- Ngày 22/4 hàng năm là ngày trái đất. 
- Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”. 
? Hãy nhận xét về cách trình bày các sự kiện đó trong đoạn văn? 
? Những sự kiện nào được thông báo ở phần đầu văn bản? 
=> Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể, lời văn ngắn gọn. 
Hình ảnh Việt Nam tham gia “Ngày trái đất” 22- 4- 2000 
 2. Nguyên nhân, tác hại, phương thức xử lí và những giải pháp khi dùng bao bì ni lông: 
a. Nguyên nhân: 
 Bao bì ni lông làm bằng nhựa pla – xtíc không phân hủy, người dùng sử dụng bừa bãi. 
? V ì sao việc sử dụng bao ni lông lại gây hại đến môi trường? 
GV cung cấp kiến thức dựa vào kiến thức Hoá Học lớp 9 bài: 
 «Ô nhiễm chất thải rắn» : Pla-xtíc –chất dẻo còn gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li-me. Túi ni-lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len(PE), Pô-li-prô-pi-len(pp) và nhựa tái chế. Nó có đặc tính là không thể tự phân hủy (không biến đi đâu được ), không giống như chất thải sinh hoạt giấy và thực vật. Chất dẻo này có thể tồn tại từ 20 đến trên 500 năm. 
? Em biết gì về nhựa pla – xtíc? 
 ? Quan sát hình ảnh và cho biết mối liên hệ giữa các hình ảnh do tác hại của bao ni lông 
B 
A 
 Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ giữa các hình ảnh 
B 
A 
 Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ giữa các hình ảnh 
B 
A 
 Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ giữa các hình ảnh 
Não người bị bệnh 
B 
A 
Phổi bị ung thư 
 Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ giữa các hình ảnh 
Đốt bao ni lông 
B 
A 
HS quan sát hình ảnh và trình bày suy nghĩ 
b. Tác hại: 
? Khi sử dụng bao bì ni lông có những tác hại gì với môi trường và sức khỏe con người? 
- Với môi trường: Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, tắc cống rãnh, làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải, ... 
- Với sức khỏe con người: Làm ô nhiễm thực phẩm gây ra các bệnh nguy hiểm, . 
?Tác giả đã trình bày những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách nào? 
Nhận xét gì về cách trình bày đó? 
=> Liệt kê, phân tích ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. 
? Dân số của Việt Nam năm 2016 khoảng bao nhiêu triệu người? ? Giả sử mỗi người một ngày thải ra môi trường một bao ni lông thì cả nước một ngày thải ra môi trường bao nhiêu bao bì ni lông? 
Hơn 90.000.000 (90 triệu người) 
 THÔNG TIN, TƯ LIỆU 
Theo: Pla-xtic “Điều kì diệu” hay “Mối đe dọa”. 
 Hằng năm có: 
 - 100.000 con chim, thú biển bị chết do ăn , nuốt phải túi ni lông. 
 - 90 con thú trong vườn thú Corbett (Ấn Độ) chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong những chiếc hộp nhựa. 
 - 400.000 tấn plolyethylen được chôn lấp tại miền Bắc nước Mỹ - nếu không chôn rác thải sẽ có biết bao nhiêu đất đai để canh tác. 
* Một vài con số đáng kinh ngạc về túi nilông mà bạn chưa biết 
-  Mỗi năm nước Mỹ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô để sản xuất khoảng 100 tỉ túi nilông. 
- Ước tính trung bình mỗi túi nilông cần 500 năm để phân hủy hoàn toàn. 
- Số lượng túi nilông trung bình sử dụng của một người có thể tồn tại đến 4.175 triệu năm. 
- Mỗi phút trên thế giới có hơn 1 triệu túi nilông được sử dụng. 
- Bình quân mỗi năm một người Ireland sử dụng 328 túi nilông. Con số này ở Úc là 250 túi/người/năm và ở Scotland là 153 túi/người/năm. 
Động đất, sóng thần ở Nhật Bản 11 tháng 3 năm 2011 
Siêu bão Haiyan quét qua Philippines năm 2013 
Hiện tượng biến đổi khí hậu, "trái đất nóng lên" do tình trạng ô nhiễm môi trường : Vứt rác bừa bãi, sử dụng bao bì nilông quá nhiều, lãng phí nước sinh hoạt, khí thải công nghiệp  làm nảy sinh bao hệ lụy cho con người: động đất, ngập lụt, bão gió liên miên, diện tích nước ngập mặn gia tăng, sinh vật chết  
? Em biết gì về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng đó? 
? Kể tên một vài thảm hoạ thiên tai trong những năm gần đây ở Châu Á 
Bão, lũ lụt, đất đai khô cằn tại Việt Nam 
c. Phương thức xử lí: 
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 
? Hiện nay ở Việt Nam có những biện pháp nào để xử lí rác thải là bao bì ni lông? Tính khả thi của phương pháp đó ra sao? 
(Thời gian thảo luận 3 phút) 
- Đốt: 
 Phương pháp này đã được áp dụng. Tuy nhiên, việc đốt bao bì ni lông sẽ thải ra khí độc, gây bệnh nguy hiểm cho con người. 
- Chôn lấp 
Rác thải ni lông quá nhiều, nếu chôn lấp sẽ mất nhiều diện tích đất canh tác. Vì thế biện pháp này gặp nhiều khó khăn. 
- Tái chế 
 Phương pháp này gặp nhiều khó khăn vì giá thành tái chế gấp 20 lần giá thành sản xuất bao bì ni lông mới. 
c. Phương thức xử lí: 
 Đốt, chôn lấp, tái chế -> Gặp nhiều khó khăn và bất cập. 
- Thay đổi thói quen. 
- Giặt, phơi khô dùng lại 
- Dùng loại túi ni lông tự phân huỷ. 
Dùng túi giấy, lá. 
- Chỉ sử dụng khi cần thiết. 
- Tuyên truyền tác hại. 
 => Hợp lí và có tính khả thi. 
? Em có nhận xét gì về các giải pháp ấy? 
d. Những giải pháp hạn chế dùng bao bì ni lông: 
? Những giải pháp nào được nêu ra nhằm hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông bừa b ãi như hiện nay? 
Một số hình ảnh minh hoạ cho giải pháp 
- Sử dụng túi sinh thái, túi giấy thay túi ni lông 
Túi sinh thái 
- Gói thực phẩm bằng lá 
- Tuyên truyền 
Trao đổi với bạn cùng bàn 2 p 
? Ngoài những biện pháp trên em và gia đình em đã có những biện pháp nào nhằm hạn chế thói quen sử dụng bao bì ni lông ở trường, ở nhà, khi đi chợ, ? 
Gợi ý: Các giải pháp thay thế để hạn chế sử dụng bao bì nilông được đúc  kết cho các bà nội trợ là: 
+ Sử dụng túi ni lông xong bỏ vào thùng rác, mang uống từ nhà đựng trong chai, . 
+ Mang theo hộp đựng thực phẩm khi mua đồ ăn sáng. 
+ Khi đi chợ nên mang giỏ và tùy loại thức ăn dự định mua mà mang kèm hộp đựng thực phẩm như: hộp dành để các loại thịt, hộp đựng cá hay hải sản, hộp dùng cho thực phẩm ăn liền. Nếu ngại mang hộp đựng thực phẩm thì dùng lá chuối, lá sen khô bọc thức ăn lại. 
+ Mang theo giỏ xách, các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ. 
+ Trường hợp không thể không dùng túi nilông thì để chung các thực phẩm cùng loại trong một túi. 
+ Nếu sử dụng túi nilông thì nên sử dụng nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi. Khi không sử dụng nữa gom lại để riêng cho những người đổ rác hay người mua ve chai,  
Mời các em xem đoạn phim 
 3. Lời kêu gọi. 
- Hãy cùng quan tâm và bảo vệ Trái Đất. 
- Hãy cùng nhau hành động “Một ngày không dùng bao bì ni lông”. 
 ? Tác giả kết thúc bài viết bằng lời lẽ như thế nào? Nội dung lời kêu gọi đó là gì? 
?Cuối văn bản tác giả sử dụng kiểu câu gì để kêu gọi mọi người? Tác dụng? 
 => Dùng câu cầu khiến khiến lời kêu gọi khẩn thiết, gây sự chú ý. 
? Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em hoặc người thân của em vứt bao ni lông bừa bãi khắp nơi: Ở sân trường, kênh, rạch, đường đi ? (Liên môn GDCD: giáo dục KNS, ý thức bảo bệ môi trường ) 
? Hiện nay ở trường và ở địa phương em mọi người có ý thức được việc sử dụng bao ni lông có tác hại với môi trường không? Lấy dẫn chứng cụ thể? 
? Văn bản nhật dụng "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" đem lại cho em những hiểu biết mới  mẻ nào về việc "Một ngày không dùng bao ni lông" 
? Cho biết đặc điểm nghệ thuật của văn bản? 
 - Nội dung : Để ngăn chặn tác hại của bao bì ni lông gây ra, bài viết kêu gọi mọi người hãy hạn chế hoặc dùng bao bì ni lông cho đúng cách nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. 
- Nghệ thuật : Lời văn ngắn gọn, rõ ràng mà sáng tỏ; ngôn ngữ diễn đạt chính xác, thuyết phục thông qua phương thức thuyết minh. 
 1. Nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”. 
 4. Soạn bài: Nói giảm, nói tránh (Đọc và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/108-109). 
 2. Tìm đọc một số bài viết về tác hại của rác thải bao bì ni lông. 
 3 . Nhắc nhở bản thân và mọi  người sử dụng bao ni lông đúng cách. 
	 * Tổng kết : Ghi nhớ SGK/107 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ SOẠN BÀI 
Chân thành cảm ơn 
quý thầy cô 
và các em! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_39_van_ban_thong_tin_ve_ngay_trai_d.ppt
  • mpgHAN CHE DUNG NI LONG( ViDeo2).mpg
  • mp4Không sử dụng túi nilon - phim hoạt hình hay về Môi trường.mp4
  • mpgTAC HAI CUA BAO NI LONG (ViDeo1).mpg