Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 79-84

Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

II. Luyện tập

Bài 1) hướng dẫn cách làm

Bước 1: Chọn đề bài

 Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em

Bước 2: Cách làm bài gồm ba phần

- Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi

- Thân bài: Phải có các mục

 + Số người chơi, dụng cụ chơi

+ Cách chơi (luật chơi) thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật.

 + Yêu cầu đối với trò chơi

- Kết bài: Trò chơi đó đối với sinh hoạt, học tập hàng ngày của em.

 

pptx 28 trang phuongnguyen 01/08/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 79-84", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 79-84

Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 79-84
Bài tập 
Ví dụ (sgk/ 21) 
a. Năm nay đào lại nở, 
Không thấy ông đồ xưa. 
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ ? 
b. Cai lệ không để cho chị được nói hết câu , trợn ngược hai mắt, hắn quát : 
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! 
c. Đê vỡ rồi !...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?.. Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? 
d. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui , buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? 
e. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. 
- Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! 
CÂU NGHI VẤN 
(Tiếp theo) 
III. Những chức năng khác: 
III. Những chức năng khác: 
a. Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ ? 
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? 
c. Có biết không ?... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? 
d. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui , buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu , vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ? 
e - Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy ! 
Xét VD 
? Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? 
Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? 
Tiết 79 CÂU NGHI VẤN ( tiếp theo) 
a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm nuối tiếc) 
b) Đe doạ 
c) Cả bốn câu đều dùng để đe doạ 
d) Khẳng định 
e) Cả hai câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên) 
Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) 
Đọc bài văn (a) Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô. 
 Đọc bài văn (b) Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. 
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm): 
Bài văn (a) có những mục nào? 
- Bài văn (b) có những mục nào? 
- Cả hai bài có những mục nào chung và vì sao lại như thế? 
- Văn bản a thuyết minh phương pháp làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô. 
Gồm 3 phần : 
Nguyên vật liệu 
Cách làm 
Yêu cầu thành phẩm( Sản phẩm khi đã hoàn thành) 
(quan trọng nhất) 
- Văn bản b thuyết minh phương pháp nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc 
Gồm 3 phần : 
Nguyên vật liệu 
Cách làm 
Yêu cầu thành phẩm 
(quan trọng nhất) 
Hai văn bản có gì giống nhau? 
Giống nhau có cấu trúc 3 phần. 
Gồm 3 phần : 
Nguyên vật liệu 
Cách làm 
Yêu cầu thành phẩm 
? Ta có thể thuyết minh cách làm một cái gì đó khi ta chưa nắm chắc phương pháp làm nó được không? 
- Ta phải nắm chắc phương pháp (cách làm) khi thuyết minh. 
? Khi thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) cần chú ý điều gì ? 
? Ngôn ngữ thuyết minh ra sao ? 
- Cần trình bày rõ điều kiện ,cách thức ,trình tự ,...là ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó . 
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng . 
Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) 
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm): 
Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) 
II. Luyện tập 
: 
Bài 1) hướng dẫn cách làm 
Bước 1 : Chọn đề bài 
 Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em 
Bước 2 : Cách làm bài gồm ba phần 
- Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi 
- Thân bài: Phải có các mục 
 + Số người chơi, dụng cụ chơi 
+ Cách chơi (luật chơi) thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật. 
 + Yêu cầu đối với trò chơi 
- Kết bài: Trò chơi đó đối với sinh hoạt, học tập hàng ngày của em. 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
2. Tác phẩm: 
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : 
 Bài thơ sáng tác 2/ 1941, trong niềm vui Bác trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt Trung. 
I . Tìm hiểu chung : 
1/ Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) 
- Người chiến sĩ cách mạng, vị anh hùng dân tộc. 
- Vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam. 
- Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 
3/ Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt. 
4 / Bố cục: 2 phần 
a/ 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. 
b/ Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời làm cách mạng 
Bốn câu thơ tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút hóm hỉnh gợi cảm giác vui thích, sảng khoái. 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản : 
1. Giọng điệu chung bài thơ: 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, 
Cuộc đời cách mạng thật là sang. 
2. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác tại Pác Bó 
Nhận xét chung về giọng điệu bài thơ? 
a/ Không gian ở: 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Kết cấu sóng đôi, phép đối: sáng- tối, 
 ra – vào. 
->Cảm giác về sự nhịp nhàng, quen thuộc. 
> Phong thái ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng . 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản : 
2. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác tại Pác Bó 
a/ Không gian ở: 
b/ Bữa ăn : 
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng 
Liệt kê: Cháo bẹ, rau măng 
->Đạm bạc, kham khổ 
Cụm từ Vẫn sẵn sàng-> tạo sự đối lập bất ngờ 
Giọng điệu dí dỏm vui đùa về sự đầy đủ tới mức dư thừa, luôn có sẵn về lương thực, thực phẩm. 
->Cảm giác yên tâm, thích thú, hài lòng về đời sống vật chất 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản : 
2. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác tại Pác Bó 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, 
Từ láy miêu tả: Chông chênh. 
-> Công việc quan trọng >< nơi làm việc không thuận lợi. 
Dịch sử Đảng: toàn thanh trắc 
->Khắc họa chân thực, sinh động hình ảnh trung tâm – người chiến sĩ cách mạng. 
HIỆN THỰC 
THÁI ĐỘ CON NGƯỜI 
Câu 1 
Chỗ ở: suối, hang 
Thích nghi, hòa điệu với cảnh vật. 
Câu 2 
Bữa ăn: đạm bạc, kham khổ 
Vui vẻ, thoải mái 
Câu 3 
Điều kiện làm việc: không thuận lợi 
Ung dung, say mê làm việc. 
 Cuộc sống thực tại rất Thái độ vui đùa, thích 
 gian khổ khó khăn. thú với cuộc sống. 
c/ Nơi làm việc: 
Cách nói đối lập, đùa vui, hóm hỉnh. 
Bác yêu thiên nhiên, say mê công việc cách mạng 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
3/ Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. 
2. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác tại Pác Bó 
1. Giọng điệu chung bài thơ: 
II. Đọc - hiểu văn bản : 
Cuộc đời cách mạng thật là sang . 
Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”? 
Kết luận tự nhiên mà bất ngờ. 
Từ sang một nhãn tự kết tinh tinh thần của bài . 
Cái “sang” của Bác trong bài thơ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, niềm tin tất thắng trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. 
Tư thế tự tại, niềm lạc quan của người chiến sĩ cách mạng luôn nắm chắc trong tay cả cuộc đời 
Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản : 
III . Tổng kết : 
1/ Nghệ thuật : 
Ngôn từ giản dị 
Giọng thơ tự nhiên, pha chiuts vui đùa nhệ nhàng. 
Bài thơ kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại: 
- Thể thơ Đường viết bằng chữ Quốc ngữ. 
- Hình ảnh thơ: hang, suối, bàn đá, là cảnh lâm tuyền (cổ điển). 
2/ Nội dung: 
Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa 
Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên 
Tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, làm chủ hoàn cảnh trong điều kiện cách mạng còn gian khổ. 
Bài tập 3* SGK/ 29 
Tìm hiểu “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ 
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ? 
Em hãy phân tích làm rõ “Thú lâm tuyền” của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ? 
 “Thú lâm tuyền” cũng như “thú điền viên” là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hoà nhập đã từ bỏ công danh tìm đến cuộc sống ẩn dật chốn suối rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Vui “thú lâm tuyền” cũng là vui với cảnh nghèo khó nhưng lại giàu sang về tinh thần, về đạo lý. 
Như vây “Thú lâm tuyền” của Bác trong bài thơ là gì? Có khác gì giống và khác với “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn ca”? 
: Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về ăn, câu thơ thứ ba nói về làm việc, cả ba câu đều thuật tả sinh hoạt của nhân vật trữ tình ở Pác Bó, đều toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng. Sự thật hoàn cảnh sống, sinh hoạt của Bác ở Pác Bó hết sức gian khổ, thiếu thốn “thú lâm tuyền”của Bác vẫn thể hiện rõ trong niềm vui với cảnh nghèo, hoà mình với thiên nhiên, biến cái nghèo khổ thiếu thốn thành cái dư thừa, sang trọng. Niềm vui thích của Bác ở đây rất thật, không chút gượng gạo “lên gân”. Niềm vui đó toát lên từ toàn bộ bài thơ, từ từ ngữ, hình ảnh đến giọng điệu thơ. 
: Hình ảnh Bác Hồ - người chiến sí cách mạng nổi bật ở câu thứ ba, em hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp của hình tượng trung tâm này? 
Trong câu thứ ba hình tượng Bác Hồ - người chiến sĩ bỗng nổi bật như được đặc tả bằng những nét đậm, khoẻ, đầy ấn tượng 
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng 
 “Chông chênh” từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. ba chữ “dịch sử Đảng’ toàn vần trắc, toát lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Trung tâm của bức tranh là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ vừa chân thực, sinh động lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng 
Luyện tập- vận dụng 
10/4/2020 
Tiết : 82 CÂU CẦU KHIẾN & CÂU CẢM THÁN 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến: 
Ví dụ 1/ 
 a/ Thôi đừng lo lắng (khuyên bảo) 
 + Cứ về đi (yêu cầu) 
 b/ Đi thôi con (yêu cầu) 
ví dụ 2/ 
a)“Mở cửa”. (câu trần thuật) 
-> dùng để trả lời câu hỏi 
 b) “Mở cửa!” (câu cầu khiến) 
->dùng để đề nghị, ra lệnh 
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,.. đi, thôi, nào, .. hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, 
 - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
* Ghi nhớ : (sgk 
Ví dụ: 
- Nào , chúng ta cùng hát! 
- Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút! 
10/4/2020 
Tiết : 82 CÂU CẦU KHIẾN & CÂU CẢM THÁN 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán: 
Tìm hiểu ví dụ a,b 
a/ “ Hỡi ơi lão Hạc!” ; 
b/“ Than ôi !” 
 chứa từ ngữ cảm thán : hỡi ơi, than ôi, đọc với giọng diễn cảm, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than 
 - Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán, ... có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? 
- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, 
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. 
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 
Ví dụ: - Được gặp lại ông chúng cháu vui mừng xiết bao ! 
 - Đẹp thay cảnh hoàng hôn trên quê hương! 
 * Ghi nhớ : (sgk) 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 
1. Nội dung và phương pháp thuyết minh 
HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN 
	 Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân. 
	Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. 
	Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng - đèn hoa - pháo hoa - trong những dịp lễ tết hằng năm . 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 
Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy , hồ có tên là Hoàn Kiếm , gọi nôm na là Hồ Gươm . Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân . 
Đoạn 1: 
Nguồn gốc hình thành, lịch sử các tên gọi. 
Phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê. 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam hắng cảnh: 
Đoạn 2: 
Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX , một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864 , Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn . Đền có ba nếp , nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. 
Nguồn gốc quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền. 
Phương pháp:, giải thích, liệt kê, phân tích, phân loại. 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 
Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ , là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng - đèn hoa - pháo hoa - trong những dịp lễ tết hằng năm . 
Đoạn 3: 
Giới thiệu Bờ Hồ 
Phương pháp: nêu định nghĩa 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 
Văn bản: “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” 
Nội dung cần bổ sung 
Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh. 
Đoạn 1: 
Giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm 
Thân bài: 
Giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm 
Vị trí địa lí 
Nguồn gốc hình thành, lịch sử các tên gọi 
Hình dáng, diện tích, màu nước. 
Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn 
Nguồn gốc quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền. 
Đền Ngọc Sơn( chưa chi tiết) 
Đoạn 3: 
Giới thiệu Bờ Hồ 
Công trình kiến trúc quanh hồ. 
Ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa,trong đời sống tinh thần con người 
Những bài học về bảo tồn, tôn tạo. 
Kết bài : bày tỏ thái độ. 
11/4/2020 
Tiết : 83 THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 
Bố cục văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” 
Mở bài : giới thiệu đối tượng thuyết minh. 
Thân bài: 
*Giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm 
Vị trí địa lí 
Nguồn gốc hình thành, lịch sử các tên gọi 
Hình dáng, diện tích, màu nước. 
Giới thiệu Bờ Hồ 
Công trình kiến trúc quanh hồ. 
*Giới thiệu đền Ngọc Sơn 
Nguồn gốc quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền. 
Ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa,trong đời sống tinh thần con người 
Những bài học về bảo tồn, tôn tạo. 
Kết bài : bày tỏ thái độ bản thân 
HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN 
	Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân. 
	Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. 
	Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng - đèn hoa - pháo hoa - trong những dịp lễ tết hằng năm. 
13/4/2020 Tiết : 84 Văn bản NGẮM TRĂNG ( Vọng nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
I. Tìm hiểu chung 
Tác giả: 
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung 
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam 
+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước 
+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn. 
2. Tác phẩm 
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
13/4/2020 Tiết : 84 Văn bản NGẮM TRĂNG ( Vọng nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
I. Tìm hiểu chung 
Tác giả: 
- Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây. 
 - Trích trong tập “Nhật ký trong tù”, được viết bằng chữ Hán. 
2. Tác phẩm 
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
b. Đọc bài thơ 
Phiên âm 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,  Đối thử lương tiêu nại nhược hà?  Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,  Nguyệt tòng song khích khán thi gia. 
Dịch nghĩa 
Trong tù không rượu cũng không hoa,  Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?  Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,  Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. 
Dịch thơ 
Trong tù không rượu cũng không hoa,  Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.  Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,  Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
c. Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
13/4/2020 Tiết : 84 Văn bản NGẮM TRĂNG ( Vọng nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản: 
1 . Hai câu đầu : 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,  Đối thử lương tiêu nại nhược hà? 
 Câu 1: 
-Hoàn cảnh sống: trong nhà tù 
- Điệp từ : “vô”-> thiếu thốn 
-> Luyến tiếc của Bác không được giao hòa với thiên nhiên. Cho thấy sự lạc quan, bình thản. 
Câu 2: 
-Câu hỏi tu từ . 
-> cảm xúc bồi hồi, ngỡ ngàng, bồi hồi của Bác trong đêm trăng tuyệt đẹp. 
-> Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt và thô bạo ấy, tâm hồn Người vẫn tự do, ung dung, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. 
13/4/2020 Tiết : 84 Văn bản NGẮM TRĂNG ( Vọng nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
II. Đọc - hiểu văn bản: 
2 . Hai câu sau : 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,  Nguyệt tòng song khích khán thi gia 
Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm bất chấp song sắt nặng nề, tàn bạo của ngục tù. 
- Đối: 
 N hân hướng><nguyệt tòng 
 Khán minh nguyệt><khán thi gia 
Biện pháp nhân hóa : (câu 4) 
->Sự giao cảm của Bác với trăng, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ. 
13/4/2020 Tiết : 84 Văn bản NGẮM TRĂNG ( Vọng nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
III/ Tổng kết 
Nghệ thuật : 
Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và nghệ sĩ lớnsự đối sánh tương phản thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau trong thơ truyền thống 
Nội dung: Tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_79_84.pptx