Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)

Nhận định về tập thơ

Nhà phê bình Đặng Thai Mai: “Tập thơ như một viên ngọc Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước ta ”

Giáo sư Hà Minh Đức: “Tập thơ dày dặn về số lượng nhưng nội dung tư tưởng còn vượt tầm hơn thế.”

Nhà thơ Xuân Diệu: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê-nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường ”

Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc): “Không những chúng ta được thấy lại bộ mặt tàn khốc đen tối của nhà tù Trung Quốc mà chúng ta còn được gặp một tâm hồn vĩ đại của một nhà ái quốc, một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí đại nhân đại dũng.”

 

ppt 20 trang phuongnguyen 29540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)
Văn bản : NGẮM TRĂNG , ĐI ĐƯỜNG  ( trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh) 
Người dạy : ThS. Nguyễn Đức Tâm An 
Trường THCS Ngô Sĩ Liên – Hoàn Kiếm 
Email: tamantamao@gmail.com 
Mục tiêu bài học 
Kiến thức : nhận biết được chủ đề, thể loại, ý nghĩa tư tưởng của 2 bài thơ, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong bất cứ hoàn cảnh nào 
Kĩ năng : khái quát, phân tích được nội dung và nghệ thuật (hình ảnh, biểu tượng, tứ thơ...) của 2 bài thơ tứ tuyệt; so sánh được bản dịch thơ so với bản phiên âm nguyên tác 
Thái độ : học tập lòng yêu thiên nhiên, bản lĩnh vượt khó, tinh thần lạc quan, làm chủ hoàn cảnh 
I. Đọc - t ìm hiểu chung 
1. Hoàn cảnh ra đời tập «Nhật ký trong tù»: 
Ngày 29/8/1942, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Túc Vinh. Trong hơn 1 năm, từ ngày 29/8/1942, Bác bị giải qua nhiều nhà lao khắp hơn 13 huyện của Quảng Tây. 
Bác viết “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán. Trên tổng số 133 bài, có 126 bài viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt . 
Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, đến nay đã được dịch sang hơn 25 thứ tiếng 
Nhận định về tập thơ: 
Nhà phê bình Đặng Thai Mai : “Tập thơ như một viên ngọc Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước ta  ” 
Giáo sư Hà Minh Đức:  “Tập thơ dày dặn về số lượng nhưng nội dung tư tưởng còn vượt tầm hơn thế .” 
Nhà thơ Xuân Diệu:  “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của  Lê-nin  mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường ” 
Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc): “ Không những chúng ta được thấy lại bộ mặt tàn khốc đen tối của nhà tù Trung Quốc mà chúng ta còn được gặp một tâm hồn vĩ đại của một nhà ái quốc, một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí đại nhân đại dũng .” 
T hư pháp các bài thơ Vấn thoại, Thu dạ và Thanh minh được trình bày tại Triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2013) 
I. Đọc - t ìm hiểu chung 
Hoàn cảnh ra đời tập «Nhật ký trong tù» 
Hướng dẫn đọc – chú thích 2 bài thơ 
Đọc đủ phiên âm, dịch thơ 
Đọc kĩ, nhớ phần dịch nghĩa, giải nghĩa chữ Hán 
Chú ý nhịp ở những câu có đăng đối, điệp ngữ 
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 
Kết cấu: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp 
Vần: chữ cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau 
II. Đọc – hiểu văn bản 
1 . Bài thơ “ Ngắm trăng ” 
Hiện thực trong thơ 
Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình – tác giả 
2 . Bài thơ “ Đi đường ” 
 Vọng nguyệt 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, 
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia. 
1 . Bài thơ “ Ngắm trăng ” 
Hiện thực trong thơ 
Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình – tác giả 
Hai câu thơ đầu: 
Điệp từ «vô»; 2 từ «tửu», «hoa» 
Bác ng ắ m trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: bị cầm tù, bị đọa đày thế xác, điều kiện thiếu thốn 
- Lời tự hỏi «nại nhược hà?» 
Tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. 
- Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên 
- Con người không vướng bận bởi vật chất, hoàn toàn tự do , ung dung, yêu đời, muốn tận hưởng cảnh đẹp 
Sự rung động mãnh liệt rất nghệ sĩ trước thiên nhiên 
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt , 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia . ” 
1 . Bài thơ “ Ngắm trăng ” 
Hiện thực trong thơ 
Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình 
– tác giả 
Hai câu thơ cuối 
Kết cấu đăng đối, điệp từ «khán» (SS «vọng»), cách sắp xếp vị trí nhân – song – nguyệt ... 
Sự đổi vị trí, vận động, chuyển hóa, 
«thi gia» 
cuộc vượt ngục tinh thần: Sự bình đẳng, tự do của con người và thiên nhiên 
Con người giàu nghị lực, lạc quan, ung dung, tự tại, khát vọng tự do cao cả; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, khẳng định tâm thế: 
“ Thân thể ở trong lao 
Tinh thần ở ngoài lao ” 
Biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ và tinh thần chiến sĩ 
 Tẩu lộ 
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, 
Trùng san chi ngoại lựu trùng san; 
Trùng san đăng đáo cao phong hậu, 
Vạn lí dư đồ cố miện gian. 
2 . Bài thơ “ Đi đường ” 
Hiện thực trong thơ 
Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình – tác giả 
 Điệp từ: «tẩu lộ», «trùng san» 
 Hình ảnh đa nghĩa, mang tính biểu tượng 
 Giọng thơ suy ngẫm, thấm thía 
 H iện thực 1: Nỗi g ian khổ của người tù trên đường đi đày (bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác). 
 H iện thực 2: chuyện đi bộ đường núi. 
 H iện thực 3: chuyện đ ường đ ờ i, con đường cách mạng lâu dài và nhiều gian khổ 
=> Ý nghĩa của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng - vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 
Tư thế của người đi đường: từ vị trí nạn nhân đã trở thành chủ nhân , làm chủ thế giới . 
Từ sự thấm thía vể nỗi gian lao triền miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời. 
Con người bền bỉ, kiên trì với lí tưởng cao đẹp 
Ý chí sắt đá, niềm lạc quan tin tưởng giúp vượt qua được mọi khó khăn 
“ Vạn lí dư đồ cố miện gian” 
III. Tổng kết 
2. Giá trị nội dung 
Tái hiện chân thực cuộc sống của người tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch 
Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ 
Khẳng định sức mạnh của ý chí vượt qua khó khăn, hướng tới giá trị cao đẹp 
1. Giá trị nghệ thuật 
Bài thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán giản dị, tự nhiên mà hàm súc, triết lí 
Điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ , hình ảnh đa nghĩa 
Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại 
IV. Luyện tập – Mở rộng 
BT1 : Chỉ ra chất cổ điển và chất hiện đại trong 2 bài thơ Ngắm trăng và Đi đường 
Cổ điển 
Thi đề, thi liệu, thi tứ 
Ngôn ngữ, thể loại, bút pháp chấm phá, cấu trúc đăng đối 
Phong thái ung dung, điềm tĩnh, giao hòa với thiên nhiên của chủ thể trữ tình 
Hiện đại 
Hình tượng con người làm trung tâm, chủ thể 
Tinh thần lạc quan luôn hướng lên cao, hướng tới ánh sáng, không mang nỗi buồn giống người xưa 
Quan niệm mới mẻ về chất “thép” 
IV. Luyện tập – Mở rộng 
BT2 : 
Đọc thêm bài viết « Nhật kí trong tù và thơ Hồ Chí Minh ở Pác Bó» của GS. Nguyễn Hoành Khung (SGK tr.40-43) 
Viết đoạn cảm nhận về 1-2 câu thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Ngắm trăng hoặc Đi đường 
(Chuyển thể 1 trong 3 bài thơ vừa học của Hồ Chí Minh thành tranh, truyện, phim ngắn ...) 
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_van_ban_ngam_trang_di_duong_trich_nhat_k.ppt