Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

I. Đọc hiểu chú thích

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng).

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: 02 phần.

+ Phần 1 (3 câu đầu): Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng.

+ Phần 2 (câu thơ cuối): Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

 

pptx 26 trang phuongnguyen 22620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM 
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC 
NGỮ VĂN 8 
NGỮ VĂN 8 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
QUẬN . 
Giáo viên: . 
Năm học: 2018 - 2019 
  Văn bản 
“TỨC CẢNH PÁC BÓ” 
Hồ Chí Minh 
  QUAN SÁT HÌNH ẢNH 
Hang Pác Bó nơi Bác Hồ ở và hoạt động cách mạng 
 Dòng suối khởi nguồn Pác Bó Bác đặt tên là suối Lênin 
 Dãy núi đá cao sừng sững Bác đặt tên là núi Các Mác 
 Bàn đá bên bờ suối Lê-nin 
 Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác về nước lãnh đạo cách mạng 
 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương VIII 
HỒ CHÍ MINH 
(1890 – 1969) 
I. Đọc hiểu chú thích 
1. Tác giả 
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) 
- Là người anh hùng giải phóng dân tộc. 
- Là thi sĩ tài hoa, là danh nhân văn hóa thế giới. 
Bác về đến cột mốc 108, 
ngày 28/01/1941 
tại Pác Bó (Cao Bằng ) 
I. Đọc hiểu chú thích 
2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng). 
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 
- Bố cục: 02 phần. 
+ Phần 1 (3 câu đầu) : Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng. 
+ Phần 2 (câu thơ cuối) : Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác. 
Tức cảnh Pác Bó 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang. 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.” 
 Tháng 2 năm 1941 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng: 
a. Nơi ở 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,” 
- Nhịp thơ 4/3. 
- Thời gian: sáng >< tối. 
- Không gian: suối >< hang. 
- Hành động: ra >< vào. 
 Kết cấu sóng đôi, phép đối. 
 Tù túng, đơn điệu khi sống trong không gian chật hẹp. 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang” 
- sáng >< tối 
- suối >< hang 
- ra >< vào 
=> Điều kiện ch ỗ ở rất khó khăn 
=> Nghệ thuật đối: Làm nổi bật nếp sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác 
=> Thời gian 
=> Hoạt động 
=> Nơi chốn 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng: 
b. Bữa ăn 
 “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” 
- Nhịp thơ 4/3. 
- Liệt kê “cháo bẹ”, “rau măng” : đạm bạc, kham khổ. 
- Cụm từ “vẫn sẵn sàng” tạo sự đối lập. 
 Tả thực, giọng thơ hóm hỉnh, vui đùa. 
 Biểu hiện của cuộc sống gian khổ, nghèo khó. 
 “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” 
những món ăn dân dã đạm bạc 
Câu hỏi: Câu thơ này có thể hiểu theo hai cách : 
+ Cách hiểu  thứ nhất : Lương thực, thực phẩm ở đây là “cháo bẹ, rau măng” luôn sẵn có, thật đầy đủ tới mức dư thừa. 
+ Cách hiểu thứ hai : Dù phải ăn “cháo bẹ, rau măng” rất cực khổ nhưng tinh thần vẫn “sẵn sàng” . 
Theo em cách hiểu nào sẽ phù hợp hơn với tính cách của Bác và tinh thần của bài thơ? 
Bác không miễn cưỡng chấp nhận hiện thực mà với tinh thần, phong thái của mình Bác đón nhận tất cả những điều mà cuộc đời và thiên nhiên ban cho. 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng: 
c. Điều kiện làm việc 
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” 
- Nhịp thơ 4/3 
- Cụm từ “dịch sử Đảng” : công việc quan trọng, cần tập trung hết lực. 
- Từ láy “chông chênh” : khó khăn, không ổn định. 
Bác làm việc tại bàn đá 
trước mặt suối Lê-nin 
 Từ láy gợi tả. 
 Khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng vượt qua gian khổ. 
 “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” 
“dịch sử Đảng” : công việc quan trọng, cần tập trung hết lực . 
“Bàn đá chông chênh” : khó khăn, không ổn định. 
Tinh thần lạc quan, tầm vóc vĩ đại, sự hi sinh lớn lao của Bác dành cho dân tộc 
HIỆN THỰC 
THÁI ĐỘ 
Chỗ ở quen thuộc, giản dị 
Bữa ăn đạm bạc, 
kham khổ 
Điều kiện làm việc 
khó khăn 
Thích nghi, hòa nhịp 
Hài lòng, vui vẻ 
Ung dung, say mê với 
công việc 
Cuộc sống thực tại rất gian khổ, khó khăn. 
Thái độ chịu đựng tất cả những khó khăn. 
Câu hỏi: Hãy so sánh “thú lâm tuyền” của Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau? 
Côn Sơn ca 
“Côn Sơn suối chảy rì rầm 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai 
Côn Sơn có đá rêu phơi, 
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm” 
Nguyễn Trãi 
Tức cảnh Pác Bó 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng 
Cuộc đời cách mạng thật là sang” 
Hồ Chí Minh 
* Thú lâm tuyền là: 
+ Thú vui thích với rừng suối. 
+ Tình cảnh thanh cao của hiền nhân. 
+ Họ rời bỏ bỏ công danh để giữ cốt cách thanh cao. 
* Giống nhau : 
+ Yêu thích và sống hòa mình với thiên nhiên 
+ Phong thái ung dung 
+ Đặc biệt là sự coi thường gian khổ. 
*Khác nhau : 
Nguyễn Trãi tìm đến vui thú lâm tuyền vì: + Cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội. + Muốn “ lánh đục về trong ”. + Tự an ủi bằng lối sống “ an bần lạc đạo ”. 
Hồ Chí Minh sống hòa nhịp với cuộc sống lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ ; và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng của Người. => Mang dáng vẻ ẩn sĩ, thực chất vẫn là chiến sĩ. 
II. Đọc hiểu văn bản 
2. Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác: 
“Cuộc đời cách mạng thật là sang” 
- Nhịp thơ 4/3. 
- Ý nghĩa từ “sang” : 
+ Sống giữa thiên nhiên núi rừng. 
+ Được làm công việc cách mạng. 
+ Ung dung, thoải mái, làm chủ mọi hoàn cảnh. 
=> Từ “Sang” là nhãn tự của bài thơ. 	 
	Bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng, bất chấp khó khăn, gian khổ. 
 “Cuộc đời cách mạng thật là sang” 
Theo em vì sao Bác thấy cuộc đời cách mạng của mình “thật là sang”? 
A. “Sang” vì Bác được làm cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nướcB. “Sang” vì được sống chan hòa với thiên nhiên núi rừng C. “Sang” vì Bác luôn có tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổD. Cả 3 ý trên 
Được sống hòa hợp với thiên nhiên 
Được làm công việc cách mạng. 
Ung dung, thoải mái, làm chủ cuộc sống. 
III. Ghi nhớ (SGK/ 30) 
* Nghệ thuật 
Ngôn từ giản dị 
Giọng thơ tự nhiên 
Chất cổ điển hài hòa với chất hiện đại 
III. Ghi nhớ 
* Nội dung 
Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng mang nhiều ý nghĩa 
Niềm vui Cách mạng, niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên 
Tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, làm chủ hoàn cảnh trong điều kiện cách mạng còn nhiều gian khổ 
  LUYỆN TẬP 
Câu 1: Theo em câu thơ nào thể hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng? Vì sao? 
Gợi ý: 
- Câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” là câu thơ thể hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng. 
- Bởi vì: Dù trong hiện thực có muôn vàn khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên gian khổ, làm chủ hoàn cảnh để hoàn thành lí tưởng cao đẹp. 
Câu 2: Từ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” em học được gì qua hình ảnh của Bác Hồ kính yêu? Hãy viết bằng vài câu. 
Gợi ý: 
- Học ở Bác: 
+ Tình yêu thiên nhiên, đất trời. 
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung. 
+ Ý thức trách nhiệm với đất nước. quê hương. 
- Từ đó: 
+ Bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. 
+ Rèn luyện bài học lạc quan trong cuộc sống. 
+ Cố gắng học tập để xây dựng đất nước, quê hương. 
  DẶN DÒ 
- Hoàn thành phần Luyện tập. 
- Soạn bài “Ngắm trăng” vào vở bài soạn. 
 CHÚC CÁC EM SỨC KHỎE 
VÀ ÔN BÀI THẬT TỐT 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_van_ban_tuc_canh_pac_bo_ho_chi_minh.pptx