Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

 Hãy sắp xếp các đề bài sau vào trong những dạng bài cụ thể:

Đề 1: Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 15 câu) về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

Đề 2: Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười?

Đề 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Đề 4: Từ lòng yêu nước của ông Hai trong văn bản “Làng” và sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Đề 5: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập và thành công trong cuộc sống, hãy viết đoạn văn khoảng 2/ 3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về những người không chịu thua số phận ấy.

Đề 6: Viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.

 

ppt 27 trang phuongnguyen 21381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
TẬP LÀM VĂN: 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ HIỆU-LÊ CHÂN-HẢI PHÒNG 
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI 
NHÓM NGỮ VĂN 9 
 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN 
NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 
II. LUYỆN TẬP 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Đề 1: Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 1 5 câu) về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. 
Đề 2: Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười? 
Đề 3 : Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. 
Đề 4: Từ lòng yêu nước của ông Hai trong văn bản “ Làng” và sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. 
Đề 5: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập và thành công trong cuộc sống, hãy v iết đoạn văn khoảng 2/ 3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về những người không chịu thua số phận ấy. 
Đề 6: Viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực. 
 Hãy sắp xếp các đề bài sau vào trong những dạng bài cụ thể: 
Nghị luận văn học 
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn chương. 
Đề 3 
Đề 1,5 
Đề 2,6 
Đề 4 
 VĂN NGHỊ LUẬN  (V iết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó) 
NGHỊ LUẬN 
 VĂN HỌC 
( bàn về các vấn đề văn chương- nghệ thuật) 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
( bàn về các vấn đề xã hội) 
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn chương. 
A. Mở bài 
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận 
B. Thân bài 
Giải thích vấn đề 
-Giải thích nghĩa từ ngữ, hình ảnh 
- Nội dung vấn đề có nghĩa là gì ? Biểu hiện. 
Chứng minh vấn đề 
- Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề ( rộng-hẹp, lớn-nhỏ, trước mắt-lâu dài lí lẽ, dẫn chứng) 
- Vấn đề Đúng – Sai ( lí lẽ, dẫn chứng) 
- Vấn đề có lợi – có hại ( lí lẽ, dẫn chứng) 
- Bàn luận, mở rộng 
- Ca ngợi hay phê phán vấn đề? Lí do 
- Rút bài học cho bản thân, cho đời sống xã hội  
C. Kết bài 
- Khẳng định vấn đề 
- Tính đúng đắn 
- Hướng phấn đấu, rèn luyện 
II. LUYỆN TẬP 
Đề bài: Suy nghĩ của em về tinh thần tự học. 
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: 
	 a/ Tìm hiểu đề: 
+ Dạng bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
+ Vấn đề nghị luận: Tinh thần tự học. 
b/ Tìm ý: 
 + Tinh thần tự học là gì? (là chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức) 
+ Vì sao phải có tinh thần tự học (để theo kịp thời đại, không bị tụt hậu) 
+ Vai trò của tinh thần tự học là gì? (mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng...) 
+ Bàn luận , mở rộng về tinh thần tự học (phê phán những người học tập thụ động, không có tinh thần tự học.. 
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: 
	 a/ Tìm hiểu đề: 
+ Dạng bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
+ Vấn đề nghị luận: Tinh thần tự học. 
b/ Tìm ý: 
2. Lập dàn bài: 
MỞ BÀI 
Giới thiệu khái quát về tinh thần tự học 
THÂN BÀI 
Giải thích 
Học: Là quá trình tiếp thu tri thức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân 
Tinh thần tự học: Là thái độ tự giác, không phải đôn đốc, thúc ép 
Chứng minh 
Vai trò của tinh thần tự học 
Những tấm gương sáng của tinh thần tự học 
Tự học như thế nào cho có hiệu quả? 
Nếu không có tinh thần tự học thì sẽ như thế nào? 
Bàn luận, mở rộng 
Ngợi ca những con người luôn giàu tinh thần tự học 
Phê phán những người ỷ lại, không có ý thức tự học 
KẾT BÀI 
Khẳng định lại vấn đề, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động 
 3 /Viết bài: 
a. Viết đoạn văn mở bài: Giới thiệu vấn đề tự học. 
Ví dụ 1 
Ví dụ 2 
Từ ngàn đời nay, con người không ngừng học hỏi để đi thành công. Và có lẽ một trong những con đường ngắn nhất để đi đến thành công chính là con đường tự học. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người. 
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng.Đặc biệt khi bước vào thời đại 4.o kho tri thức của nhân loại không ngừng tăng lên. Chúng ta không thể học một lần, học một thời để có đủ kiến thức làm hành trang sống cho cả cuộc đời. Vì vậy, tinh thần tự học chính là chìa khóa vàng để ta kịp thời giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. 
Đi từ chung đến riêng 
Đi từ thực tế đến tư tưởng, đạo lí 
b. Viết đoạn văn thân bài: Giới thiệu vấn đề tự học. 
Nhận định đánh giá về tinh thần tự học 
Ví dụ a: Chúng ta đều biết rằng kiến thức không chỉ có trong sách vỡ kiến thức có từ nhiều nguồn khác nhau. Khi có tinh thần tự học, con người sẽ luôn chủ động tìm hiểu kiến thức và làm cho vốn hiểu biết trở nên phong phú hơn. Có thể nói rằng phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. 
Ví dụ b: 
 Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền  Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở. 
Viết các đoạn thân bài: 
Chú ý: 
- Có hệ thống luận điểm rõ ràng. 
- Sử dụng các phép lập luận hợp lí: Giải thích, chứng minh, phân tích, chứng minh... 
-Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục 
- Dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, phong phú. 
Kết bài: 
+ Nêu khái quát về vai trò tự học. 
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động 
Ví dụ : Có thể nói, con đường chiếm lĩnh tri thức của mỗi người không thể thiếu vai trò của tinh thần tự học. Mỗi chúng ta cần phát huy tinh thần đó bằng cả sự kiên trì và niềm say mê. Có như vậy, ta mới đạt được thành công và thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình. 
Đề bài 2: Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”. 
2. Nhận xét: 
* . Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.- Vấn đề NL: đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.- PPLL: GT + CM+ PT- Phạm vi: Hiểu biết về tục ngữ + hiểu biết về đời sống. 
2. Nhận xét: 
* Tìm ý: 1. GT: Ý nghĩa của câu tục ngữ là gì? 
-Nghĩa đen của câu tục ngữ là gì? 
- Nghĩa bóng của câu tục ngữ là như thế nào? 
Rút ra ý nghĩa của câu tục ngữ( tư tưởng, đạo lí gửi gắm trong câu tục ngữ. 
2. CM: Tại sao phải “ Uống nước nhớ nguồn”? 
3. Cần phải làm gì để thể hiện đạo lí “ Uống nước 
nhớ nguồn”? 
*. Dàn ý: 
1. Mở bài: 
C1: Từ chung-> riêng: 
Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam. 
- Giới thiệu về câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. 
C2: Từ thực tế-> đạo lí: 
+ Nghĩa bóng: 
-“Nước” là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến các giá trị tinh thần. 
-“Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. 
-“Nguồn” là tổ tiên, gia đình, xã hội, dân tộc. 
=> Là lời khuyên của cha ông ta về lòng biết ơn... 
+ Nghĩa đen: 
- “Nước”: là sự vật có trong tự nhiên, rất quan trọng trong đời sống. 
- “Nguồn”: là nơi bắt đầu của dòng nước. 
- “Uống nước” là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển 
a. Giải thích câu tục ngữ. 
2. CM: Tại sao phải “ Uống nước nhớ nguồn”? 
- Tất cả mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ không thể do tự bàn tay mình tạo ra mà là do nhiều người khác, nhiều thế hệ đã phải bỏ mồ hôi, công sức thậm chí xương máu để tạo ra: 
+ Ông bà, cha mẹ cho ta cuộc sống. 
+ Thầy cô cho ta hiểu biết 
+ Người công nhân, nông dân làm ra ngôi nhà, hạt lúa... 
+ người chiến sĩ đem lại cuộc sống hòa bình, tự do. 
- Lòng biết ơn vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay... 
- Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc. 
- Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. 
3. Cần phải làm gì để thể hiện đạo lí “ Uống nước 
nhớ nguồn”? 
- “Nh ớ nguồn” là phải trân trọng, biết ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ: 
+ hiếu thảo với ông bà, cha mẹ... 
+ biết ơn thầy cô, những người có công với đất nước... 
- Lòng biết ơn còn thể hiện ở việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đã có, sử dụng thành quả đúng mục đích, không lãng phí. 
- “Nhớ nguồn” còn phải biết phê phán những người có lối sống ích kỉ, cá nhân, vong ân bội nghĩa. 
- “Nhớ nguồn” không chỉ hưởng thụ mà phải có trách nhiệm nỗ lực sáng tạo ra những thành quả mới. 
3. Kết bài: 
C1: Từ nhận thức-> hành động: 
C2: Tổng kết: 
 LUYỆN ĐỀ 
ĐỀ1: 
I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình” 
 (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 156) 
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? 
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên? 
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong hai câu thơ cuối: 
“ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình” 
 và nêu tác dụng? 
Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích và rút ra bài học nhận thức cho bản thân? 
Câu 5. (2,0 điểm) Từ bài thơ có khổ thơ trên viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cấu trúc diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 
- Trình bày suy nghĩ về vấn đề tư tưởng đạo lí được đặt ra trong ngữ liệu. 
Bước 1 : Đọc lệnh đề, xác định yêu cầu đề (thể loại, nội dung, phạm vi giới hạn). 
Yêu cầu về thể loại : Nghị luận 
Yêu cầu về nội dung : Suy nghĩ 
Yêu cầu về phạm vi, giới hạn : Dung lượng.. 
Bước 2 : Tìm ý. 
Vấn đề nghị luận là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống? 
Nghị luận : 
Giải thích vấn đề nghị luận (nếu cần) 
Biểu hiện. 
Bàn luận: Tác dụng (với những vấn đề tích cực); hậu quả (với những vấn đề tiêu cực). 
Bước 3 : Sắp xếp các ý trong đoạn văn 
Mở đoạn : Dẫn dắt vấn đề nghị luận 
Thân đoạn : lần lượt trình bày các ý: 
Giải thích (nếu cần) 
Phân tích, chứng minh biểu hiện. 
Vai trò, ý nghĩa. 
Bàn luận. 
Bài học : Nhận thức và hành động (liên hệ bản thân) 
3. Kết đoạn : Khẳng định vấn đề nghị luận 
Bước 4 : Viết đoạn văn. 
Bước 5 : Đọc lại đoạn văn và chữa lỗi 
2. Đề 2: Từ bài thơ có khổ thơ trên viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cấu trúc diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của con người Việt Nam. 
a. Mở đoạn : Đoạn thơ trong bài thơ “Ánh trăng" của Nguyễn Duy là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam. 
b. Thân đoạn: 
*Giải thích : Khi chúng ta được hưởng thụ những thành quả, dù là vật chất hay tinh thần cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. 
*Biểu hiện : Phong tục thờ cúng tổ tiên, các lễ hội tưởng nhớ những người có công, các anh hùng dân tộc, phong trào đền ơn đáp nghĩa các thương binh liệt sĩ 27/7, ngày NGVN 20/11... 
*Vai trò , ý ngĩa: 
+ Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái". 
+Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội. 
 + Lòng biết ơn là khởi nguồn cho mọi đức tính tốt đẹp của con người. 
+ Người sống ân nghĩa thủy chung sẽ luôn được yêu quý, trân trọng; sẽ luôn cảm thấy vui vẻ; mối quan hệ giữa con người – con người ngày càng khăng khít hơn. 
+ Khi chúng ta biết biết ơn quá khứ, trân trọng những giá trị nguồn cội cũng chính là chúng ta đang làm giàu vồn văn hóa cho bản thân và góp phần phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. 
* Bàn luận (Mặt trái của vấn đề): Trong xã hội ngày nay, một bộ phận đang quay lưng lại với quá khứ, với những giá trị truyền thống; có lối sống ích kỉ, bội bạc. 
* Bài học : 
+ Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. 
+ Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. 
+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. 
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. 
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.có những hành động đẹp thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; phê phán lối sống vong ân bội nghĩa hoặc quên cội nguồn, quên bản sắc dân tộc 
- Liên hệ học sinh: cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức; có những việc là cụ thể thể hiện lòng biết ơn, biết phê phán những hành động không đúng 
C. Kết đoạn: Đó là một truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp của của dân tộc ta nên mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy. 
Học bài cũ, nắm được “ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”. 
Làm bài tập vận dụng theo gợi dẫn. 
 Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác 
+ Đọc bài thơ, tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tap_lam_van_luyen_tap_cach_lam_bai_van_n.ppt