Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh

Muốn tả cảnh cần:

Xác định được đối tượng miêu tả;

Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:

Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;

Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;

Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

ppt 19 trang phuongnguyen 01/08/2022 19500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Phương pháp tả cảnh
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 
I.Tìm hiểu bài . 
1. Đoạn văn a : 
	 Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
(Võ Quảng) 
??? 
Đoạn văn trên miêu tả cái gì? 
 Tả cảnh dượng Hương Thư 
vượt thác 
	Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
(Võ Quảng) 
- động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt 
 như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào 
 như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ 
Cảnh dượng Hương Thư vượt thác được miêu tả qua những chi tiết nào? 
	 Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
(Võ Quảng) 
??? Tác giả tả cảnh vượt thác của dượng Hương Thư thông qua những yếu tố nào? 
Thông qua ngoại hình và động tác của đối tượng miêu tả. 
	 Thông qua tả người (dượng Hương Thư) 
 tả cảnh vật xung quanh. 
Em có nhận xét gì về cảnh vật được miêu tả trong đoạn văn? 
Thác dữ, nước chảy xiết. 
Cảnh thiên nhiên hùng vĩ. 
1. Đoạn văn a : 
2. Đoạn văn b : 
(sách giáo khoa/ trang 45) 
	 T ả cảnh sắc vùng sông nước Cà Mau- Năm Căn. 
Đoạn văn miêu tả cảnh gì? 
	 I. Tìm hiểu bài 
Mênh mông. 
Nước ầm ầm đổ ra biển như thác. 
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi. 
Dòng sông rộng hơn ngàn thước. 
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 
Cây đước mọc dài theo bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. 
Ẩn hiện trong sương mù. 
Em hãy tìm những chi tiết 
miêu tả cảnh sắc 
vùng sông nước Năm Căn? 
Người viết đã quan sát cảnh vật ở chỗ nào? 
Ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. 
Người viết miêu tả cảnh vật theo thứ tự nào? 
 Từ dưới sông nhìn lên bờ. 
 T ừ gần đến xa. 
Trình tự miêu tả có hợp lí không? 
 Hợp lí. 
I. Tìm hiểu bài 
1.Đoạn văn a. 
2.Đoạn văn b. 
-Tả cảnh sắc vùng sông nước Cà Mau. 
-Theo trình tự:+ từ dưới mặt sông nhìn lên 	bờ, 
 + từ gần đến xa. 
1. Đoạn văn a : 
2. Đoạn văn b : 
3. Đoạn văn c : 
(sách giáo khoa/ trang 45, 46) 
Gồm 3 phần: 
	- Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.	 
Đoạn văn c gồm mấy phần? 
	 I. Tìm hiểu bài 
Mở đoạn: giới thiệu về lũy tre làng. 
Thân đoạn: tả kĩ ba vòng của lũy tre làng. 
Kết đoạn: tả măng tre dưới gốc tre. 
 Tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong theo trật tự không gian. 
Em có nhận xét gì về 
 trình tự miêu tả trên? 
Muốn tả cảnh cần: 
Xác định được đối tượng miêu tả; 
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; 
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 
Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần: 
Mở bài: giới thiệu cảnh được tả; 
Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; 
Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 
III. Luyện tập. 
 Bài tập 1 : Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? 
Học sinh viết phần mở bài và kết bài. 
II. Ghi nhớ: sgk. 
Gợi ý 
Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu: 
Cảnh học sinh nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu. 
Cảnh học sinh chăm chú làm bài. 
Hoạt động của giáo viên trong khi học sinh đang làm bài. 
Quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bàn ghế) 
Cảnh thu bài. 
Trình tự miêu tả: 
- Không gian: từ ngoài vào trong. 
Thời gian: từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ. 
Kết hợp cả hai trình tự miêu tả. 
 Bài tập 3 : lập dàn ý cho văn bản “Biển đẹp” của Vũ Tú Nam (SGK/47,48). 
Hướng dẫn dàn ý 
Mở bài: 
Tên văn bản: Biển đẹp. 
Thân bài: vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau: 
Buổi sáng. 
Buổi chiều: chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn, mát dịu. 
Buổi trưa. 
Ngày mưa rào. 
Ngày nắng. 
Kết bài: nhận xét và suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển. 
TIẾT HỌC KẾT THÚC 
THÂN CHÀO TẠM BIỆT 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_phuong_phap_ta_canh.ppt