Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bài 7: Tri thức ngữ văn

TÓM TẮT

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo họ hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Rồi bà mang thai. Rồi bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm nhưng không đành vứt đi. Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Rồi chàng được phú ông gả cho cô út mà không chê chàng xấu xí. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa đèn sách ngày đêm thi đậu trạng nguyên. Cô út bị hai cô chị hãm hại nhưng nhờ duyên số, may mắn vợ chồng lại đoàn tụ.

pptx 49 trang phuongnguyen 22580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bài 7: Tri thức ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bài 7: Tri thức ngữ văn

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bài 7: Tri thức ngữ văn
THẾ GIỚI CỔ TÍCH 
KHỞI ĐỘNG 
Cuộc thi: “Thử tài đoán tranh ”. 
Có 6 bức tranh tương ứng với 6 câu truyện. Em hãy thể hiện tài năng của mình nhé! 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Tấm Cám 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Cây tre trăm đốt 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Sự tích cây vú sữa 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Cây khế 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Thạch Sanh 
Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến truyện nào? 
Sọ Dừa 
Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về những câu truyện đó? 
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
I. Giới thiệu bài học 
Chủ đề của bài học là gì 
- Đọc lời đề từ và cho biết chủ đề hôm nay chúng ta tìm hiểu là gì? 
- Chủ đề: Thế giới cổ tích 
Chủ đề của bài học là gì 
- Đọc phần giới thiệu bài học và cho biết phần giới thiệu cho chúng ta biết điều gì? 
- Khẳng định ý nghĩa của truyện cổ tích: TCT vẫn còn nguyên vẹn giá trị, đó là những câu chuyện hấp dẫn, kì diệu, mở ra một thế giới bí ẩn, kì lạ đặc biệt là có những bài học vô cùng sâu sắc 
- Thể loại chính trong bài: truyện cổ tích 
2. Khám phá Tri thức ngữ văn 
Truyện cổ tích là gì? 
1. Truyện cổ tích 
C ó nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo 
Kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. 
Thể hiện cái nhìn về hiện thực 
Bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng. 
Ư ớc mơ về một cuộc sống tốt đẹp . 
Giá trị 
Là l oại truyện dân gian 
Truyện cổ tích 
Những yếu tố như nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện, yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích có đặc điểm gì? 
- 
Nội dung 
Kể về những xung đột trong gia đình, xã hội. 
Phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ. 
- 
Nhân vật 
T rong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội . 
T hường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác). 
- 
Các chi tiết, sự việc thường có tính chất 
H oang đường. 
K ì ảo 
- 
Truyện được kể theo 
Trật tự thời gian tuyến tính 
Thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. 
- 
Lời kể 
Mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. 
Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện. 
TRUYỆN CỔ TÍCH 
Nội dung 
Nhân vật 
Chi tiết, sự việc 
Trật tự kể 
Lời kể 
1. Em đã biết những truyện cổ tích nào? Em biết các truyện trong hoàn cảnh nào? 
2. Hãy tóm tắt và xác định nhân vật chính của một truyện cổ tích. 
3. Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong các truyện đã học. 
THẢO LUẬN NHÓM 
SỌ DỪA 
TÓM TẮT 
	 Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo họ hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Rồi bà mang thai. Rồi bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm nhưng không đành vứt đi. Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Rồi chàng được phú ông gả cho cô út mà không chê chàng xấu xí. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa đèn sách ngày đêm thi đậu trạng nguyên. Cô út bị hai cô chị hãm hại nhưng nhờ duyên số, may mắn vợ chồng lại đoàn tụ. 
NHÂN VẬT CHÍNH 
SỌ DỪA 
SỰ VIỆC CHÍNH 
a. Bà mẹ đi hái c ủ i , uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng. 
b. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già. 
c . Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí. 
d. Sọ Dừa  chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ. 
e . Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển. 
g . Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang. 
h. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo. 
f . Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ. 
SỰ VIỆC CHÍNH 
- 
Các yếu tố kì ảo 
Sự ra đời của Sọ Dừa 
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi. 
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. 
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra. 
LUYỆN TẬP 
TRÒ CHƠI 
KHÁM PHÁ THẾ GIỚI CỔ TÍCH 
Câu 1. Truyện cổ tích thường có yếu tố kì ảo và 
Hư cấu 
Câu 2. Truyện cổ tích phản ánh . của các cá nhân. 
Số phận 
Câu 3. Nhân vật trong truyện cổ tích thường được chia thành mấy tuyến nhân vật? 
2 tuyến 
Câu 4. Các chi tiết, sự việc thường có tính kì ảo và 
Hoang đường 
Câu 5. Truyện được kể theo trật tự thời gian.. 
Tuyến tính 
Câu 6. Mở đầu lời kể trong truyện cổ tích là cụm từ nào? 
Ngày xửa ngày xưa 
Câu 7. Tùy thuộc vào điều gì mà người kể chuyện có thể thay chi tiết trong lời kể? 
Bối cảnh 
Câu 8. Kể tên 3 truyện cổ tích mà em biết? 
Cây tre tram đốt, Tấm Cám, Sọ Dừa 
Câu 9. Truyện “Thánh Gióng” có phải là truyện cổ tích không? 
Không (truyền thuyết) 
Câu 10. Kết thúc truyện cổ tích thường 
Có hậu. 
VẬN DỤNG 
Theo em, tại sao truyện cổ tích lại có các yếu tố kì ảo, hoang đường? 
- 
Vai trò của yếu tố thần kì 
Sự kì ảo này đã tạo nên sức hút rất riêng của truyện cổ tích, vẽ nên một thế giới mơ mộng nơi mà người lương thiện luôn chiến thắng đã làm say lòng biết bao thế hệ, đặc biệt gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. 
Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn của tác phẩm. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ: xem lại nội dung bài học. 
* Tưởng tượng và vẽ một con vật kì ảo trong thế giới cổ tích, giờ sau giới thiệu (làm theo tổ) 
* Bài mới: soạn bài “ Thạch Sanh ”. 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_ket_noi_tri_thuc_bai_7_tri_thuc_ngu.pptx