Bài thuyết trình biện pháp giáo dục: Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài

1. Lý do chọn biện pháp

Việc tạo hứng thú cho người học là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, hoạt động giới thiệu bài có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tiết dạy, đến việc sẵn sàng chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động giới thiệu bài được coi là “khúc dạo đầu của bản nhạc”, “tạo con đường hoa” cho học sinh bước đầu tiếp xúc tác phẩm, khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học.

Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp: “Tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài” nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới dạy

học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tích cực và sáng tạo của học sinh.

ppt 22 trang phuongnguyen 38202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình biện pháp giáo dục: Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thuyết trình biện pháp giáo dục: Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài

Bài thuyết trình biện pháp giáo dục: Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài
  BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC   
www.themegallery.com 
TÊN BIỆN PHÁP : TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
Giáo viên: Lâm Thị Hảo 
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàn Sơn 
Bắc ninh, ngày 16 tháng 11 năm 2020 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
1. Lý do chọn biện pháp  
Việc tạo hứng thú cho người học là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, hoạt động giới thiệu bài có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình tiết dạy, đến việc sẵn sàng chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Hoạt động giới thiệu bài được coi là “khúc dạo đầu của bản nhạc”, “tạo con đường hoa” cho học sinh bước đầu tiếp xúc tác phẩm, khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. 
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp: “Tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài” nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tích cực và sáng tạo của học sinh.  
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
2. Mục đích của biện pháp  
Khơi gợi hứng thú đối với mỗi bài học, khơi dậy niềm đam mê bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. 
Giúp các em hăng say học tập, tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tự giác. Đặc biệt tạo ra động cơ học tập tích cực. 
Phát huy được nhiều năng lực của học sinh: năng lực làm việc nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực tư duy, năng lực tổ chức hoạt động 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
Biện pháp 
Biện pháp 1: 
Giáo viên nắm chắc mục tiêu bài học và các yêu cầu cơ bản để tổ chức hoạt động giới thiệu bài. 
Biện pháp 2 : Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức hoạt động giới thiệu bài . 
3. Biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn 6 thông qua hoạt động giới thiệu bài 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
a, Biện pháp 1 : Giáo viên nắm chắc mục tiêu bài học và các yêu cầu cơ bản để tổ chức hoạt động giới thiệu bài 
 Trước khi xây dựng các hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu bài, giáo viên cần nắm chắc mục tiêu bài học, tùy vào từng mục tiêu mà lựa chọn những hình thức vào bài phù hợp. 
Làm nổi bật được yêu cầu mũi nhọn của bài, làm nổi bật tính khái quát, tập trung, tính thú vị, hấp dẫn nhưng đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. 
 Không nên đầu tư nhiều thời gian, chỉ dành khoảng 5 phút để giới thiệu bài. 
 Khi thiết kế nhiệm vụ hoạt động giới thiệu bài cần lưu ý tình huống, câu hỏi nhằm huy động kiến thức kĩ năng, những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến bài học. 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
1 
Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học 
2 
Sử dụng các câu hỏi hay bài tập tình huống 
3 
. 
b, Biện pháp 2: Giáo viên sử dụng linh hoạt hiệu quả các hình thức hoạt động giới thiệu bài. 
Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Hình thức 1: Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
 Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” 
Câu hỏi thứ 1 : Quan sát hình ảnh trên và cho biết đó là những con vật gì. Miêu tả đôi nét về những con vật đó. 
Câu hỏi thứ 2 : Trong bốn con vật trên, con vật nào đã trở thành nhân vật chính trong tác phẩm mà em biết? 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Hình thức 1 : Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Bài tiếng Việt: “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” 
Cho học sinh nghe lời bài hát “Quả gì ” (nhạc và lời: Xanh xanh): 
- Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế 
- Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng 
- Qủa gì mặc bao nhiêu áo? Xin thưa rằng quả pháo 
- Quả gì mà lăn lông lốc? Xin thưa rằng quả bóng 
- Quả gì mà gai chi chít? Xin thưa rằng quả mít 
- Quả gì mà to to nhất? Xin thưa rằng quả đất 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
- Cho học sinh nghe lời bài hát “Quả gì ” (nhạc và lời: Xanh xanh). 
- Sau khi nghe xong , yêu cầu HS xếp các loại từ chỉ quả vào bảng cho phù hợp với nội dung về nghĩa: 
Bộ phận của cây do bầu, nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt 
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây 
............. 
. 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Bài tiếng Việt: “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” 
- Cho học sinh nghe lời bài hát “Quả gì ” (nhạc và lời: Xanh xanh). 
- Sau khi nghe xong , yêu cầu HS xếp các loại từ chỉ quả vào bảng cho phù hợp với nội dung về nghĩa: 
Bộ phận của cây do bầu, nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt 
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây 
 Quả khế, quả mít 
Quả trứng, quả pháo, quả bóng, quả đất. 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Hình thức 2 :Sử dụng câu hỏi hay bài tập tình huống 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Văn bản: “ Buổi học cuối cùng” 
Từ mục tiêu bài học, GV đưa ra 2 câu hỏi tình huống để dẫn dắt vào bài: 
+ Yêu cầu 1 : Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi: 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trần, dấu ngã chênh vênh. 
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy 
 (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt ) 
+ Yêu cầu 2 : Đọc cho các bạn nghe một vài câu thơ hoặc câu văn hay mà em biết, chỉ ra những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Hình thức 3: Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
 Bài “Danh từ” 
Trò chơi: “ Kẻ giấu mặt” 
-Yêu cầu chuẩn bị : Mỗi học sinh chuẩn bị hai câu đố bằng cách dùng ngôn ngữ để miêu tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng hoặc người nào đó. 
Cách chơi : Một bạn ra câu đố bằng cách nói to phần chuẩn bị của mình, các bạn trong nhóm sẽ đoán và gọi tên sự vật, hiện tượng, con người được miêu tả. Tôi chia lớp làm hai nhóm, nhóm 1: là người đố , nhóm 2: người đoán (thực hiện trong vòng 2 phút) .Thư kí ghi lại kết quả đoán tên gọi của nhóm. Sau đó các nhóm lần lượt đổi vai chơi. 
Ví dụ: 
Đố : Tôi là một dụng cụ học tập mà bạn dùng để vẽ hình tròn . 
Đoán : Com-pa 
MINH HỌA TIẾT HOC CỤ THỂ 
Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Bài “ Lượm” 
Trò chơi: “ Thi đoán nhanh, thử tài hiểu biết của em” 
Câu hỏi GV đưa ra : Họ là ai trong số những tấm gương thiếu niên anh dũng của nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ? 
Câu 1 : Trong một lần đi liên lạc về, gặp lính địch phục kích, anh đã nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, anh đã bị trúng đạn và hi sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Năm ấy anh vừa tròn 14 tuổi. Anh là ai ? 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
Câu 2 : Trong cuộc mít tinh kỉ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-2-1931, anh là người đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ- grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Anh là đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Anh là ai ? 
Lý Tự Trọng 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Câu 3 : Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Năm 14 tuổi (1949) chị đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Chị bị địch bắt, giam cầm ở Côn Đảo, bị tra tấn dã man nhưng vẫn hồn nhiên, vui tươi, ngay cả khi bị đưa ra trường bắn. Chị là ai ? 
 Võ Thị Sáu 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Câu 4 : Anh là người đã cứu bạn mình và các em nhỏ trong trận ném bom tàn khốc của giặc Mĩ. Trên đường đưa các em nhỏ về hầm trú ẩn, anh đã bị một viên bom bi bắn vào lưng. Vết thương quá nặng, anh đã hi sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965. anh là ai ? 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 
Nguyễn Bá Ngọc 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
4. Kết quả đạt được 
Học sinh hứng thú với môn Ngữ văn, nhiều em bắt đầu cảm thấy yêu thích và say mê môn học hơn. Bắt đầu mỗi tiết học cảm giác không còn cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán và nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập, giờ học diễn ra sôi nổi, bớt căng thẳng, khô khan. 
Cụ thể : Qua thực nghiệm lớp (6A1) đối chiếu với lớp đối chứng (6A2) năm học 2017-2018 (Đây là 2 lớp thường, chất lượng ban đầu như nhau). 
+ Về mức độ hứng thú : Hầu hết các em đều thích thú với hình thức này Các em bắt đầu hào hứng, tò mò khi tiết học văn bắt đầu, sôi nổi khi giáo viên đưa ra các tình huống vào bài, hầu hết các em đều giơ tay phát biểu và mong muốn được giáo viên vận dụng vào các bài học tiếp theo. 
+ Về chất lượng môn học : Tăng lên so với lớp đối chứng, điểm yếu, điểm trung bình giảm, điểm khá và điểm giỏi có tăng lên. 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Lớp 
Sĩ số 
Tỉ lệ 
Xếp loại Giỏi 
% 
Xếp loại Khá 
% 
Xếp loại TB 
% 
Xếp loại Yếu 
% 
6A2 
(Lớp đối chứng) 
40 
0 
0% 
11 
27.5% 
23 
57.5% 
6 
15% 
Lớp 
Sĩ số 
Tỉ lệ 
Xếp loại Giỏi 
% 
Xếp loại Khá 
% 
Xếp loại TB 
% 
Xếp loại Yếu 
% 
6A1 
(lớp thực nghiệm 
38 
2 
5.3% 
19 
50% 
15 
39.5% 
2 
5.3% 
Bảng thống kê kết quả cuối năm sau thực nghiệm (năm học 2017-2018) 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
Biểu đồ phân phối tần số sau thực nghiệm 
www.themegallery.com 
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GiỚI THIỆU BÀI 
KẾT LUẬN 
Hoạt động vào bài có vai trò trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức bài học một cách hứng thú và say mê. Đó là một khâu nhỏ không nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại ở vào vị trí đầu bài, có tác dụng đặt nền móng và gắn kết các phần còn lại mà người dạy không thể bỏ qua. 
- Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng hoạt động giới thiệu bài có vai trò quan trọng trong giờ dạy. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động khởi động là cần thiết tạo nên sự hứng thú khởi đầu trong tâm lý học sinh. Tuy nhiên cũng không vì thế mà quá chú trọng dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học thành giờ chơi vô vị. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • pptbai_thuyet_trinh_bien_phap_giao_duc_tao_hung_thu_hoc_tap_mon.ppt