Giáo án Ngữ văn 6 (Công văn 4040) - Tuần 22 đến tuần 28

Tiết 85-NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- HS thấy được chức năng của kiểu VB thuyết minh thuật lại một sự kiện trong đời sống cũng như đặc điểm cơ bản của nó.

- HS viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) đã từng tham gia, từng được chứng kiến hoặc được đọc, xem qua, nghe sách báo, truyền hình, truyền thanh.

 

docx 119 trang phuongnguyen 29/07/2022 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Công văn 4040) - Tuần 22 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Công văn 4040) - Tuần 22 đến tuần 28

Giáo án Ngữ văn 6 (Công văn 4040) - Tuần 22 đến tuần 28
TUẦN 22
Ngày soạn:.//2022
Ngày dạy:.//2022
Tiết 85-NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- HS thấy được chức năng của kiểu VB thuyết minh thuật lại một sự kiện trong đời sống cũng như đặc điểm cơ bản của nó.
- HS viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) đã từng tham gia, từng được chứng kiến hoặc được đọc, xem qua, nghe sách báo, truyền hình, truyền thanh.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, video
- Tranh ảnh về truyện ST, TT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:Khởi động
Hoạt động 2:Nói và nghe.
 Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
MỞ ĐẦU
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS xem lại bài viết
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành nói về một trải nghiệm của em trước lớp.	
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại truyền thuyết định kể, những nội dung quan trọng của truyền thuyết mà khi lể lại không thể bỏ qua.
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
+ Các nhóm luyện nói
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
1. Trước khi nói
- Chuẩn bị nội dung nói
+ Chọn truyền thuyết và ngôi kể
+Tóm tắt ngôi kể
+ Xác định từ ngữ then chốt và giọng kể thích hợp
- Tập luyện
2. Trình bày bài nói
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
3. Sau khi nói
LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS: HS vận dụng, kể lại một truyện truyền thuyết khác mà em đã nghe đã đọc.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Ngày soạn:.//2022
Ngày dạy:.//2022
Bài 7: THẾ GIỚI CỔ TÍCH.
 Tiết 86,87
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
VĂN BẢN THẠCH SANH.
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực: 
- Đọc:
+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và yếu tố kì ảo.
+ Nêu được ấn tượng chung về VB; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, để tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
+ Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
+ Kể được một truyện cổ tích một cách sinh động.
+ Biết vận dụng kiến thức về nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ.
- Viết: Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích.
- Nói và nghe: Kể lại được một truyện cổt tích.
2. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Sống vị tha, yêu thương con người; trung thực, khiêm tốn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của văn bản truyện. Bộ tranh mô hình hóa hình ảnh một số truyện tiêu biểu.
- Tranh mô hình hóa quy trình viết một văn bản; Sơ đồ một số kiểu văn bản .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo trong truyện cổ tích em đã đọc và giới thiệu về con vật đó.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: 
- HS nêu suy nghĩ về người anh hùng.
- Thiết kế và trình bày lai lịch của một người anh hùng mà mình ngưỡng mộ.
HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm truyện cổ tích
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Truyện cổ tích là gì? Những yếu tố như nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện, yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích có đặc điểm gì?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Em đã biết những truyện cổ tích nào? Em biết các truyện trong hoàn cảnh nào?
+ Hãy tóm tắt và xác định nhân vật chính của một truyện cổ tích.
+ Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong các truyện đã học.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
* Tìm hiểu tri thức Ngữ văn: 
Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cồ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.
Một số yếu tố của truyện cổ tích
- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ.
- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).
- Các chi tiết, sự việc thường có tỉnh chất hoang đường, kì ảo.
- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
- Lời kể trong truyện cồ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.
Hoạt động 2: Đọc văn bản
NV1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cách đọc: : to, rõ ràng, nhấn mạnh những chiến công của Thạch Sanh. Thể hiện giọng của từng nhân vật: Thạch Sanh thật thà, tin người; mẹ con Lí Thông nham hiểm, độc ác.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: 
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS: 
+ Thạch Sanh thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? 
- GV yêu cầu HS: 
+ Thạch Sanh thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
I. Tìm hiểu chung
Thể loại: Thuộc truyện cổ tích kể về người dũng sĩ tài năng dũng cảm.
II.Đọc -hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
NV2: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 
+ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng cách sắp xếp đúng thứ tự các sự kiện (theo PHT)
+ Truyện Thạch Sanh có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Vì sao em xác định như vậy?
+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
- GV đặt câu hỏi chuyển ý bằng câu hỏi: Sau khi đọc xong truyện, em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình
NV3
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 
GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt được các chi tiết về hoàn cảnh ra đời của TS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv bổ sung: Chi tiết khác thường: 
Nhận vật mồ côi, nhà nghèo là một kiểu dạng nhân vật điển hình, xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích VN. Đó cũng là sự hình tượng hoá kiểu thân phận điện hình trong xã hội phong kiến VN trước đây. 
NV4: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
HS thảo luận theo nhóm: Phiếu bài tập số 1 (bài 1,2)
a. Hãy liệt kê những chi tiết miêu tả hành động của TS. Qua những lần thử thách ấy, em thấy TS bộc lộ những phẩm chất gì?
b. Nếu sau khi trở về cung, công chúa không bị câm thì theo em điều gì sẽ xảy ra?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv chuyển ý: Đối lập với TS là LT, một kẻ xảo trá, hèn nhát bất tài, ích kỉ, tham lam, độc ác (biểu hiện của kẻ ác) 
CHUYỂN TIẾT 2
NV5: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi :
- GV yêu cầu HS: 
1. Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hành động của Lí Thông? Qua đó em nhận xét gì về nhân vật này?
2. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa TS và LT
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
- GV bổ sung: Như vậy, Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho 2 tuyến nhân vật thiện và ác trong truyện cổ tích. 
NV6
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PBT.: Liệt kê các con vật và đồ vật kì ảo xuất hiện trong truyện? Ý nghĩa của các chi tiết
- HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Các con vật kì ảo: trằn tinh, đại bàng
các đồ vật thần kì: chiếc cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức
NV7
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời: 
Truyện kết thúc như thế nào? Qua kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 số ví dụ.... 
Mẹ con Lý Thông dù được TS tha mạng nhưng vẫn bị sét đánh chết, biến thành bọ hung. Cách kết thúc này có ý nghĩa gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV8
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
. Tóm tắt
- Nhận vật:
+ Nhân vật chính: Thạch Sanh
+ Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, vua, công chúa
- Ngôi kể: ngôi thứ ba 
- PTBĐ: tự sự
2. Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu => mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. 
- Đoạn 2: Tiếp => phong cho làm quận công: Thạch Sanh chiến thắng Chằn Tinh, bị Lý Thông cướp công.
- Đoạn 3: Tiếp => Hoá kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, cứu công chúa và con trai vua Thuỷ Tề; Lý Thông bị trừng phạt.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh.
3Phân tích.
3.1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Nhà nghèo, sống một mình, làm nghề đốn củi kiếm ăn.
=> gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân lao động.
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- TS đã trải qua 4 thử thách : 
1. TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. à TS giết chết chằn tinh.
2. TS xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang à TS cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.
3. Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. à Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa.
4. Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. à TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng.
=> Qua các thử thách, TS đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý: 
+ Thật thà chất phác, 
+ Dũng cảm, tài giỏi, 
+ Nhân ái, yêu hoà bình. 
3.2 Nhân vật Lí Thông
Tính cách của LT bộc lộ qua các hành động :
- Gian trá, xảo quyệt
- Tàn nhẫn, vô lương tâm: 
- Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn
3.3 Ý nghĩa của một số chi tiết thân kì
- Tiếng đàn ... là đại diện cho công lý, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng trong xã hội và tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm dù nhỏ nhưng ăn mãi không hết thể hiện ước mơ về một cuộc sống no ấm, tượng trưng cho tấm lòng nhân ái, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
à Các chi tiết tưởng tượng kì ảo mang lại cho truyện màu sắc thần kì, đồng thời thể hiện sự tư tưởng của nhân dân : những người hiền lành, lương thiện sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ.
3.4. Kết thúc truyện
- TS cưới công chúa, lên làm vua.
- Mẹ con LT bị sét đánh chết
=> Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời 
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người... 
- Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện. 
b. Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)
HOẠT ĐỘNG : LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS: chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu hoạt động cá nhân theo tổ
- Mỗi nhóm chọn một lá thăm trong đó có ghi lại một trong những chiến công của TS: giết chằn tinh, bắn đại bàng bị thương, đuổi giặc chư hầu bằng tiếng đàn.
- Hãy đóng vai các nhân vật kể lại những chiến công của TS.
HS đóng vai các nhân vât để tái hiện lại chiến công của Thạch Sanh.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Bài tập về nhà)
- GV yêu cầu HS: 
1. Trong cuộc sống, đôi khi có người thốt lên câu nói: 
Thời buổi của khó người khôn
Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều
Theo em, những người như thế nào được gọi là Lí Thông? Thái độ của em với những hạng người đó như thế nào?
2. Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn 5-7 câu kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
Ngày soạn:...../...../2022
Ngày giảng:...../..../2022
 ...../..../2022
TIẾT 88-THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu và vận dụng được cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản.
- Thấy được mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ, thành ngữ trong VB và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
3. Phẩm chất: 
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv dẫn dắt: Khi gặp từ khó trong một văn bản, chúng ta sẽ dùng những cách nào để hiểu nghĩa của chúng? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HS nêu được cách giải nghĩa: sử dụng từ điển, đoán dựa vào những từ xung quanh .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
a. Mục tiêu: Nắm được các cách giải nghĩa của từ.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: Khi đọc một văn bản, các em làm thế nào để hiểu được nghĩa của những từ ngữ mà em thấy khó hiểu? Cho ví dụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh:
Từ “tứ cố vô thân” trong câu văn sau có ý nghĩa gì? Em giải nghĩa từ đó dựa vào cách nào
Vì sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay lại có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và từ giã gốc cây đa đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: tứ cố vô thân (không có ai thân thích, họ hàng)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Các em có thể suy đoán nghĩa dựa vào những từ xung quanh. Trong ví dụ trên, nghĩa của từ “tứ cố vô thân” có thể dựa vào nội dung của từ xung quanh “vì mồ côi cha mẹ” để suy đoán nghĩa.
I. Ôn tâp lí thuyết
1. Nghĩa của từ
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh
Bài tập thêm: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: sôi động, náo nhiệt, tốt, kém, cao, thấp? Giải nghĩa các từ vừa điền
Giờ trả bài tập làm văn là giờ // nhất và thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm // nhất và bài điểm // nhất. 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
Dự kiến sản phẩm: Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất và thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài điểm thấp nhất. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng:
Bài tập
Giải thích nghĩa của các từ vừa điền:
- Sôi động: nhiều biến động không ngừng.
- Cao: Hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng.
- Thấp: Dưới mức trung bình về trình độ, chất lượng.
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng và hoàn thành bài tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: làm bài tập 2, xác định nghĩa của từ trong câu nhờ phương pháp suy đoán.
GV giải thích và phân tích ví dụ, để HS rút ra được nghĩa của từ “khéo léo”. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv lưu ý HS: để giải thích nghĩa thông thường của từ ngữ, có thể tra từ điển để giải thích nhưng để tra nghĩa của từ ngữ trong câu, đoạn văn nên dựa vào các từ. 
NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3, giải thích nghĩa của từ ngữ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
- Cụm đồng từ: xâm phạm/bờ cõi, cất/tiếng nói, lớn /nhanh như thổi, chạy/nhờ.
- Cụm tính từ: chăm/làm ăn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV4: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4.
- GV hướng dẫn HS căn cứ vào đoạn kể trong truyện Thạch Sanh (từ TS sai dọn. ăn hết lại đầy) để suy đoán được nghĩa của thành nhữ niêu cơm TS
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. Các đội trong thời gian 2 phút tìm được những thành ngữ được hình thành từ các truyện kể.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: là niêu cơm ăn không bao giờ hết, nguồn cung cấp vô hạn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
Bài tập 1/ trang 30
Yếu tố HV A
Nghĩa của yếu tố HV A
Từ HV A + giả
Nghĩa của từ
Tiên
Trước, sớm nhất
Gia tiên
Tổ tiên của gia đình
Truyền
Trao, chuyển 
Gia truyền
Được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình
Cảnh
Hiện trạng nhìn thấy
Gia cảnh
Hiện trạng của gia đình
Sản
Của cải
Gia sản
Tài sản trong gia đình
súc
Các loại thú nuôi
Gia súc
Các loại vật nuôi trong gia đình
Bài 2/ trang 30
STT
Từ ngữ
Nghĩa của từ
1
Hiện nguyên hình
Trở về hình dạng vốn có
2
Vu vạ
Đổ tội cho người khác
3
Rộng lượng
Tấm lòng rộng rãi, dễ tha thứ, cảm thông với những sai lầm của người khác
4
Bủn rủn
Không thể cử động được do gân cốt rã rời ra
Bài 3/ trang 31
STT
Từ ngữ
Ý nghĩa
1
Khoẻ như voi
Rất khoẻ
2
Lân la
Từ từ đến gần, tiếp cận ai đó
3
Gạ
Chào mời, dụ dỗ làm việc gì đó
4
Hí hửng
Vui mừng thái quá
5
Khôi ngô tuấn tú
Diện mạo đẹp đẽ, sáng láng
6
Bất hạnh
Không may, gặp phải những rủi ro khiến phải gặp đau khổ
7
Buồn rười rượi
Rất buồn
Bài 4/ trang 31
- Niêu cơm Thạch Sanh: là niêu cơm ăn không bao giờ hết, nguồn cung cấp vô hạn
- Một số thành ngữ hình thành từ các truyện kể: hiền như cô Tấm,...
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng. Chọn một từ và giải nghĩa từ có trong đoạn văn đó.
Ninh Hải:...../...../2022
Kí duyệt của BGH
Ninh Hải:...../...../2022
Kí duyệt của Tổ chuyên môn.
TUẦN 23
Ngày soạn:..../...../2022
Ngày giảng:.../..../2022
 ...../...../2022
 TIẾT 89,90,91 VĂN BẢN:CÂY KHẾ.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS tóm tắt và nêu được ấn tượng chung về VB.
- HS xác định được chủ đề của câu chuyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích: các đặc điểm của nhân vật; các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, không gian kì ảo; công thức mở đầu; lời kể chuyện,...
- HS biết nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây khế..
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây khế..
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.	
3. Phẩm chất: 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất: thật thà, lương thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về truyện Cây khế
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ 
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS thời gian 2 phút chuẩn bị: Hãy tưởng tượng em có một chuyến phiêu lưu đến hòn đảo kì diệu.
GV đặt câu hỏi: Vì sao không gian đảo xa thường có nhiều điều bất ngờ, kì diệu? Em đã từng đặt chân đến một hòn đảo ngoài biển khơi xa lắc lần nào chưa?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: Đảo xa, nơi con người chưa khám phá chắc hẳn sẽ hấp dẫn các em bởi nơi ấy hoang sơ và còn nhiều điều kì bí. Hòn đảo xa mà chim thần đưa người em và người anh trong truyện Cây khế đã làm thay đổi cuộc sống của họ? Vậy ý nghĩa của sự thay đổi ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- HS kể ngắn gọn những suy nghĩ, tưởng tượng của mình.
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Cây khế thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? 
- GV hướng dẫn cách đọc: 
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: làm rẽ, ta thán, tru tréo, ăn ráo ăn tiệt.
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung: 
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
- Truyện Cây khế thuộc thể loại truyện cổ tích
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. 
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tuan_22_tiet_85_noi_va_nghe_ke_lai_mot_tru.docx