Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6

Câu 2: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” và nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ

ĐÁP ÁN:

2 khổ cuối bài thơ Lượm:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sao vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

 -Nội dung,nghệ thuật bài thơ:

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc,Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

 Thể thơ 4 chữ,nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

 

pptx 36 trang phuongnguyen 28/07/2022 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6

Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6
ÔN TẬP HỌC KÌ 2 
MÔN: NGỮ VĂN 6 
A: Phần văn bản 
ÔN TẬP TỔNG HỢP (TIẾP) 
ÔN LẠI HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHUNG 
ÔN TẬP TỔNG HỢP (TIẾP) 
Bài tập phần văn bản 
ÔN TẬP TỔNG HỢP (TIẾP) 
Câu 1 : Chép thuộc khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và nêu ý nghĩa khổ thơ ấy 
ĐÁP ÁN : 
Khổ cuối bài thơ:Đêm nay Bác không ngủ 
Đêm nay Bác ngồi đó 
Đêm nay Bác không ngủ 
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh 
 -Ý nghĩa khổ thơ cuối: 
Khổ thơ đã giúp cho người đọc hiểu được chân lí đơn giản mà lớn lao:Những đêm Bác không ngủ vì Bác thương bộ đội,dân côngđã trở thành “một lẽ thường tình”trong cuộc đời Bác 
Đây chính là lẽ sống của Bác vì Bác là người Cha già,vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dành trọn vẹn đời mình cho nhân dân,Tổ quốc. 
Câu 2 : Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” và nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ 
ĐÁP ÁN : 
2 khổ cuối bài thơ Lượm: 
Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sao vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng 
 -Nội dung,nghệ thuật bài thơ: 
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người . 
 Thể thơ 4 chữ,nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 
Câu 3 : Nhân vật thầy Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng”được miêu tả ở những phương diện nào?Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì? 
ĐÁP ÁN : 
Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng được miêu tả qua 4 phương diện: 
Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu . 
Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. 
Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. 
Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to:  "Nước Pháp muôn năm". 
=> Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Câu 3 : Nhân vật thầy Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng”được miêu tả ở những phương diện nào?Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì? 
Câu 1 : Chép thuộc khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và nêu ý nghĩa khổ thơ ấy 
Câu 2 : Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” và nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ 
Câu 4 : Chỉ ra các phép ẩn dụ trong những câu sau và nêu tác dụng? 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vai . 
 Hoàng Trung Thông 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Tục ngữ 
c) Ngày ngày m ặt t rời đi qua trên lăng 
 Thấy một m ặt t rời trong lăng rất đỏ . - Viễn Phương 
d) 
Anh đội viên nhìn Bác  
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc  
Đốt lửa cho anh nằm . - Minh Huệ 
B : Phần Tiếng Việt 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP (TIẾP) 
Câu 1 : Ẩn dụ là gì?Cho ví dụ. 
ĐÁP ÁN : 
Ẩn dụ là goị tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt 
VD: Người cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm. 
Câu 2 Hoán dụ là gì?Cho ví dụ. 
ĐÁP ÁN : 
Hoán dụ là goị tên sự vật,các hiện tượng,khái niệm này bằng tên của một sự vật,hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt 
VD:Ngày Huế đổ máu 
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè 
Bài tập Tiếng Việt 
Câu 1 : Chỉ ra các phép ẩn dụ trong những câu sau? 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vai . 
 Hoàng Trung Thông 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. -Tục ngữ 
c) Ngày ngày m ặt t rời đi qua trên lăng 
 Thấy một m ặt t rời trong lăng rất đỏ . - Viễn Phương 
d) Anh đội viên nhìn Bác  
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc  
Đốt lửa cho anh nằm . - Minh Huệ 
Câu 1 : Chỉ ra các phép ẩn dụ trong những câu sau? 
ĐÁP ÁN : 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vai .___Hoàng Trung Thông 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .___Tục ngữ 
Ăn quả:chỉ sự hưởng thụ thành quả lao động 
Kẻ trồng cây: có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động 
c) Ngày ngày M ặt T rời đi qua trên lăng 
 Thấy một M ặt T rời trong lăng rất đỏ .___Viễn Phương 
Mặt Trời:chỉ Bác Hồ vì có nét tương đồng:Bác Hồ và mặt trời là cội nguồn của ánh sáng,nguồn gốc của sự sống,hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam 
d) Anh đội viên nhìn Bác  
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc  
Đốt lửa cho anh nằm .___ Minh Huệ 
Người Cha chỉ Bác Hồ 
Câu 2 : Chỉ ra các phép hoán dụ trong những câu sau? 
a) Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .___Hoàng Trung Thông 
b) Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao___Ca dao 
c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về,Tình cờ chú cháu,Gặp nhau Hàng Bè . ___ Tố Hữu 
Câu 2 : Chỉ ra các phép hoán dụ trong những câu sau? 
ĐÁP ÁN: 
a) Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .___Hoàng Trung Thông 
b) Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao___Ca dao 
c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về,Tình cờ chú cháu,Gặp nhau Hàng Bè . ___ Tố Hữu 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Cho đoạn văn: 
Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù 
 a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản? 
b,Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản? 
c, Em hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” 
d, Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha- men trong văn bản. Trong đoạn có sử dụng một câu trần thuật đơn (gạch chân, chú thích rõ). 
a, 
– Đoạn văn trích trong văn bản: “Buổi học cuối cùng” 
– Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê 
-Xuất xứ: 1870-1871 Pháp thua trận, nhường lại Lo ren và Andat cho Phổ. Các trường học ở 2 vùng này phải học tiếng Đức. Xuất xứ: Trích truyện ngắn “ Những vì sao” 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Cho đoạn văn: 
Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù 
 b,Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản? 
b,Ý nghĩa nhan đề văn bản: “Buổi học cuối cùng” 
Tên của buổi học cuối cùng có hai lớp nghĩa: 
+ Nghĩa đen: hôm nay là buổi học cuối cùng của thầy trò Ha-men bằng tiếng Pháp. 
+ Nghĩa bóng: Truyện nói đến nỗi đau của người dân Pháp. Từ ngày mai, lũ trẻ phải học bằng thứ tiếng của quân xâm lược. Bởi thế, đây là buổi học cuối cùng chúng được tắm trong tình yêu của tiếng mẹ đẻ, được sống trong môi trường văn hoá của dân tộc mình. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Cho đoạn văn: 
Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù 
c , Em hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” 
c, Câu nói của thầy Hamen: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” 
- Câu nói của thầy Ha men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. 
- Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình bị mai một thì dân tộc ấy khó có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào vòng diệt vong. 
=> Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ , bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại được độc lập tự do. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Cho đoạn văn: 
Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù 
d, Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha- men trong văn bản. Trong đoạn có sử dụng một câu trần thuật đơn (gạch chân, chú thích rõ). 
* Mở đoạn: Giới thiệu về nhân vật thầy Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng” và cảm nhận của em về nhân vật. 
* Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ về nhân vật 
Trang phục: Mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh, diềm lá sen; đội mũ tròn lụa đen thêu,.. → Đẹp và trang trọng. 
Thái độ với học sinh: không trách phạt khi Phrăng đến muộn, không học bài mà tự trách bản thân; nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài → Dịu dàng, yêu thương học sinh. 
Lời nói của thầy về tiếng Pháp: thứ tiếng hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó → Ca tụng, tôn vinh. 
Câu nói của thầy: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chìa khóa chốn lao tù ” → khẳng định tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, là vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. 
Hành động cuối buổi học: người tái nhợt, dựa lưng vào tường, không nói được hết câu, dằn mạnh phấn viết dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” → Nỗi đau của 1 người yêu tổ quốc tha thiết. 
* Kết đoạn : Nêu cảm nhận chung về nhân vật 
 Thầy Ha-men là một người tâm huyết, yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc, truyền ngọn lửa yêu nước tha thiết,... 
LUYỆN ĐỀ 
Phần II: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 “Ngày Huế đổ máu 
	Chú Hà Nội về 
	Tình cờ chú, cháu 
	Gặp nhau Hàng Bè” 
Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ trên. 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Phân loại và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong bài thơ chứa khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ “là” (Gạch chân, chú thích rõ). 
Câu 1: 
- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu. 
Câu 2: 
- Nội dung chính của khổ thơ: Cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi của tác giả và chú bé Lượm vào ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần II: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 “Ngày Huế đổ máu 
	Chú Hà Nội về 
	Tình cờ chú, cháu 
	Gặp nhau Hàng Bè” 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Phân loại và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó . 
Câu 3: 
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ “Ngày Huế đổ máu”. 
- Phân loại: 
+ Hoán dụ “Huế”: lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 
+ Hoán dụ “đổ máu”: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. 
- Tác dụng: 
+ Giá trị gợi hình: Cho biết về hoàn cảnh gặp gỡ giữa “chú” và “cháu” là hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. 
+ Giá trị gợi cảm: Nhấn mạnh những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra cho Huế. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần II: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 “Ngày Huế đổ máu 
	Chú Hà Nội về 
	Tình cờ chú, cháu 
	Gặp nhau Hàng Bè” 
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong bài thơ chứa khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ “là” (Gạch chân, chú thích rõ). 
LUYỆN ĐỀ 
a. Mở đoạn: Giới thiệu về bài thơ và nhân vật Lượm. 
- Sau khi học xong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm đã để lại trong em ấn tượng vô cùng sâu sắc. 
b. Thân đoạn: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm 
* Hình ảnh chú bé Lượm đáng yêu, hoạt bát qua lần đầu gặp gỡ với tác giả: 
- Ngay từ những khổ thơ đầu tiên, h ình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của tác giả , nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động . 
- Nhà thơ vẫn còn nhớ như in hình ảnh một chú bé loắt choắt với: cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch, bước chân nhanh nhẹn thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh trông rất ngộ nghĩnh, vừa đi chú vừa huýt sáo vang rất vui vẻ và vô tư. 
- Trên môi Lượm lúc cũng nở nụ cười tươi cùng với lời nói rất tự nhiên, chân thật: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà”. 
- Được làm liên lạc, tham gia vào công việc kháng chiến là niềm vui, niềm say mê của chú bé. 
- Lượm trong sáng và dễ thương như một chú chim chích nhỏ bé, đáng yêu trên con đường vàng của lý tưởng. 
- Hình ảnh so sánh ấy thật đẹp và giàu ý nghĩa! 
* Hình ảnh lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng: 
- Cái tin Lượm hi sinh đến với tác giả thật đột ngột. Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc : “Bỗng lòe chớp đỏ/Thôi rồi Lượm ơi”. 
- Câu thơ cất lên chất chứa nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của tác giả cũng như tất cả người đọc chúng ta. 
- Lượm đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản. Em trở về với quê hương, với đất mẹ. Hương lúa thơm ru em vào giấc ngủ vĩnh hằng. 
- Hai khổ thơ cuối bài nhắc lại nguyên vẹn hình ảnh Lượm ở đầu bài thơ như một lời khẳng định Lượm sẽ mãi mãi bất tử. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng mọi người. 
c. Kết đoạn: 
- Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. 
- Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 Anh đội viên nhìn Bác 
 Càng nhìn lại càng thương 
 Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm 
Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ chứa khổ thơ trên? 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Phân loại và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong bài thơ chứa khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ “là” (Gạch chân, chú thích rõ). 
Câu 1: 
- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” của tác giả Minh Huệ. 
Câu 2: 
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác 1951, dựa trên sự kiện có thực: trong chiến dịch Biên giới cuối 1950, Bác trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta . 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 Anh đội viên nhìn Bác 
 Càng nhìn lại càng thương 
 Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Phân loại và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 3: 
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: Người Cha: chỉ Bác Hồ 
- Kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ phẩm chất 
- Tác dụng: Phép Ẩn dụ: Người Cha mái tóc bạc 
+ Đã nhấn mạnh tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho các anh chiến sĩ như cha con ruột thịt. 
+ Đồng thời thể hiện tâm trạng xúc động, hạnh phúc và thái độ của anh chiến sĩ tôn kính, yêu thương, biết ơn Bác 
+ Đó cũng là tình cảm của nhà thơ và cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. 
LUYỆN ĐỀ 
Phần I: Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi dưới đây: 
	 Anh đội viên nhìn Bác 
 Càng nhìn lại càng thương 
 Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm 
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong bài thơ chứa khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ “là” (Gạch chân, chú thích rõ). 
a . Tìm hiểu đề: 
- Hình thức: đoạn văn khoảng 10 câu 
- Nội dung: cảm nhận về hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ 
- Tiếng việt: câu trần thuật đơn có từ “là” 
b. Dàn ý: 
* Mở đoạn: giới thiệu nhân vật đó ( là ai? Trong văn bản nào? ấn tượng chung) 
- Sau khi học xong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” của tác giả Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ đã để lại trong em ấn tượng vô cùng sâu sắc. 
* Thân đoạn: 
- Hình dáng, tư thế: vẻ mặt trầm ngâm, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc dáng vẻ lặng yên, đầy suy nghĩ, biểu hiện chiều sâu tâm trạng. 
- Cử chỉ, hành động: 
+ Đốt lửa để sưởi ấm cho các chiến sĩ 
+ Nhón chân nhẹ nhàng, dém chăn cho từng chiến sĩ 
 Tình yêu thương sâu sắc, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần như người cha nâng niu giấc ngủ của những đứa con thơ. 
- Lời nói: không an lòng, thương, càng thương càng nóng ruột, mong Nỗi lo lắng của Bác dành cho những chiến sĩ đang phải chịu cái giá buốt nơi rừng khuya mưa lạnh buốt 
 Tình thương của Người là tình yêu lớn của một trái tim vĩ đại. Hình ảnh ngọn lửa gắn liền với hình ảnh Bác- ngọn lửa của tình yêu thương vô bờ bến. 
- Khổ thơ cuối đã giúp người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản, mà lớn lao : Đó chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác Hồ là Hồ Chí Minh - vị lanh tụ vĩ đại của dân tộc, cả cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho Tổ quốc. 
* Kết đoạn: Hình ảnh Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa giản dị, gần gũi tình cảm yêu kính mà anh đội viên cũng như của mỗi người dân VN dành cho Bác 
Phần II: Cho đoạn thơ sau hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới : 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” (Tế Hanh) 
1. Hãy nêu nội dung và phương thức biểu đạt của khổ thơ trên? 
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu thơ “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè ” và cho biết thuộc kiểu câu gì? 
3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. 
4. Quê hương luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em ý nghĩa của tình yêu quê hương. 
LUYỆN ĐỀ 
1. Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương ; Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 
2. Kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” 
 - Tâm hồn tôi // là một buổi trưa hè. 
Phần II: Cho đoạn thơ sau hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới : 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” 
 (Tế Hanh) 
3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ 
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. 
4. Quê hương luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em ý nghĩa của tình yêu quê hương. 
LUYỆN ĐỀ 
3. Biện pháp ẩn dụ: Mặt nước sông như tấm gương khổng lồ. 
 - Biện pháp nhân hóa: Những hàng tre 2 bên bờ như những cô gái đang nghiêng mình soi tóc trên mặt nước sông trong như gương. 
=> Tác dụng: 
+ Con sông quê hương xinh đẹp dịu dàng, thơ mộng. 
+ Bộc lộ niềm tự hào lòng mến yêu con sông quê hương. 
Phần II: Cho đoạn thơ sau hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới : 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” 
 (Tế Hanh) 
4 . Quê hương luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu quê hương. 
LUYỆN ĐỀ 
a. Mở đoạn : Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước 
b. Thân đoạn 
- Giải thích: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh.... 
- Biểu hiện của Tình yêu quê hương đất nước 
+ Trong thời kỳ chiến tranh: 
Cầm súng ra trận, chiến đấu với kẻ thù. 
 T inh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn , sự nhiệt thành cách mạng, sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương . 
+ Trong thời bình: 
+ Trong thời bình: 
Tình cảm với người thân trong gia đình. 
Tình làng nghĩa xóm, sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra. 
Lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc. 
Sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước 
Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. 
Quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc nguy nan. 
- Ý nghĩa của Tình yêu quê hương đất nước 
+ Giúp mỗi con người sống tốt hơn. 
+ Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên. 
+ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân, tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. 
+ Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước. 
- Bàn luận mở rộng: Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một bộ phận có nhận thức hết sức lệch lạc 
+ Chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. 
+ Quên đi cội nguồn 
+ Xa lánh và rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước..... 
- Bài học nhận thức và hành động 
+ Lên án một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước 
+ Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. 
+ Phát huy sức mạnh của lòng yêu nước trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay. 
+ Là học sinh cần phải biết noi gương các thế hệ cha anh; yêu mến, tự hào về quê hương đất nước; học tập tốt, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. 
 Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận 
- Tinh thần yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta -> cần phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
CHÚC EM THI TỐT 
ĐẠT KẾT QUẢ CAO 

File đính kèm:

  • pptxon_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_6.pptx