Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6

ĐỀ 1: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

 Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

 châu báu vô biên dưới thềm lục địa

 rừng đại ngàn bạc vàng là thế

 phù sa muôn đời như sữa mẹ

 sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

 còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

 lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

 (Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290)

a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?

b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?

c) Tìm danh từ có trong câu “Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non”?

d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?

 

docx 15 trang phuongnguyen 22/07/2022 7920
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6

Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 6
ĐỀ 1: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
	châu báu vô biên dưới thềm lục địa
	rừng đại ngàn bạc vàng là thế
	phù sa muôn đời như sữa mẹ
	sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
	còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
	lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
 (Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290) 
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu “Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non”? 
d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một người tàn tật mà em biết.
 ĐỀ 2: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng, có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
	(Trích Quà tặng cuộc sống- Nguồn: Internet)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong đoạn? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Hãy giảo thích từ gió và bão trong câu Ai gieo gió thì gặt bão? 
d) Bài học từ câu chuyện trên?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một việc tốt mà em đã làm.
ĐỀ 3: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.
 Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.
 Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.
 ( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Hãy giải thích nghĩa của từ ăn thua và hợp tác? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu Trong một cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc.? 
d) Câu chuyện này khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn nêu lên bài học mà em rút ra được sau khi học xong truyện “ Thầy bói xem voi” 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về ông hoặc bà (nội, ngoại) của em.
ĐỀ 4: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
 Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
 (Trích, Quê hương của Đỗ Trung Quân.)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm động từ có trong hai câu
 “Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày”? 
d) Đoạn thơ gợi cho em điều gì về quê hương?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những phẩm chất của nhân vật 
 Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một lần mắc lỗi với mẹ của em.
ĐỀ 5:
 Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi
 Mai Văn Tạo; Tản văn -Nguồn sách Nâng cao Ngữ Văn
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi.? 
d) Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của niêu thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về con vật mà em yêu thích.
ĐỀ 6: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.
 Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa My hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa My giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
 	(Trích Họa My hót, Võ Quảng, sách Nâng cao Ngữ văn 6 - Tạ Đức Hiền, Nguyễn Kim Thoa, Lê Thuận An, NXB Hà Nội, 2003, tr. 221)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
 c) Tìm danh từ có trong câu Tiếng hót dìu dặt của Họa My giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.? 
d) Cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện cổ tích “Thánh Gióng”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về thầy cô giáo cũ của em.
ĐỀ 7: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ:Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông.
   (Theo Con chó và miếng thịt – Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong văn bản? 
b) Tìm chỉ từ và nêu chức năng, ý nghĩa của chỉ từ vừa tìm được? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng”? 
d) Câu chuyện trên khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm):Viết đoạn văn ngắn nêu những điều em yêu thích trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về người hàng xóm mà em yêu quý.
ĐỀ 8: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim. 
 Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen, khi là giọng của chích chòe, hoạ miAi cũng khen chú bắt chước giống và tài tình quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình.”
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu “Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình.”? 
d) Câu chuyện trên khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về người bạn mới quen của em.
ĐỀ 9: \
Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
 “Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
  Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
    Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.
    Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
     “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
     Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.”
(Theo báo Tuổi trẻ – Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains).
 a) Chỉ ra các phương thức biểu đạt có trong đoạn? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong hai câu “Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn.”? 
d) Câu chuyện khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những điều em yêu thích về nhân vật Thánh Gióng. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về người bạn thân của em.
ĐỀ 10: 
Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
( Theo  Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
 c) Tìm danh từ có trong câu “Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.”? 
d) Câu chuyện khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những hiểu biết của em về truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với Lý Thông - khi đã biến thành bọ hung và trò chuyện với anh ta.
ĐỀ 11: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:
– Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
 Người mù liền mỉm cười trả lời:
– Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.
( Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ )
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Tìm chỉ từ có trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng ? 
d) Bài học từ câu chuyện trên là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một việc tốt mà em đã làm.
ĐỀ 12: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	“Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc ngýời chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.
Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay xở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.”
Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm sô từ, lượng từ, chỉ từ có trong đoạn? 
d) Câu chuyện khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết Thánh Gióng bay về trời. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một người có tính hay khoe của.
ĐỀ 13: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
 Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.
 Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban. Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng. Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối. Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Sau đó cô đã giành được ba huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph. (Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ).
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong đoạn? 
b) Cho biết chỉ từ được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh”? 
d) Bài học từ câu chuyện trên là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm):Viết đoạn văn ngắn nêu những điều em học được từ câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một việc em đã làm và thấy tự hào nhất.
ĐỀ 14: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:
- Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần.
Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo :
- Tốt lắm, nếu bây giờ con tự kìm chế được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.
Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu :
-Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.
Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác.
Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.
Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí.
Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí.”? 
d) Câu chuyện khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn thần trong truyện cổ tích “ Thạch Sanh”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể lại truyện Thạch Sanh theo lời của Lý Thông.
ĐỀ 15: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Tìm chỉ từ được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm động từ có trong câu “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó”? 
d) Theo em dựa vào chính mình có nghĩa là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những điều em hiểu về mụ vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một việc mà em đã làm và em thấy xấu hổ nhất.
ĐỀ 16: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non. 
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo. 
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu. 
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu. 
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non. 
Mẹ bế đứa con như ôm tròn trái đất. 
Suối chạy tìm sông trăm vòng tươi mát, 
Con chim sổ lồng bát ngát xa bay.
(Xuân Diệu, Đôi mắt xanh non)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu “Suối chạy tìm sông trăm vòng tươi mát, 
 Con chim sổ lồng bát ngát xa bay.”? 
d) Thông điệp nhà thơ Xuân Diệu gửi gắm trong đoạn thơ là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu những điều em học được từ truyện “Thầy bói xem voi”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể lại truyện “ Thạch Sanh” theo lời của Thạch Sanh.
ĐỀ 17: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“ Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược trên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
 trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
                   (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, 
                                                       NXB Hội Nhà văn. 2010)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong khổ thơ
 “Ngân hà chảy ngược trên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
 trong leo lẻo những vui buồn xa xôi”?
d) Qua đoạn thơ em hiểu gì về ý nghĩa lời ru?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của truyện “ Treo biển”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể lại chuyến du hành vũ trụ theo tưởng tượng của em.
ĐỀ 18: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Chú Đàn bảo tôi:
– Con xòe tay ra cho chú xem nào!
Tôi co những ngón tay lại, nắm thật chặt và giấu ra sau lưng:
– Tay con sạch cơ mà. Hồi sáng con đã rửa tay rồi.
Chú Đàn phì cười:
– Chú có định khám tay con đâu. Con xòe tay ra để chú xem con có mấy cái hoa tay thôi.
Đằng sau lưng, hai bàn tay tôi lỏng đi. Tôi chìa bàn tay trái ra trước mặt chú Đàn, thắc mắc:
– Hoa tay là gì hở chú?
Chú Đàn dựng mắt nhìn tôi:
– Con lớn từng này rồi mà không biết hoa tay là gì à?
Chú cầm lấy bàn tay tôi, chậm rãi giải thích:
– Hoa tay là những vân tay hình tròn ở đầu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiều thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con viết chữ cũng đẹp nhất lớp.
Tôi hồi hộp nhìn chú Đàn săm soi từng ngón tay tôi. Có cảm giác như chú đang nghiên cứu những chiếc gân lá trên năm chiếc lá.
Tôi nín thở, hỏi:
– Con có mấy cái hoa tay hả chú?
Chú Đàn lắc đầu, thất vọng:
– Chẳng có cái nào hết.
Tôi lặp lại, buồn rười rượi:
– Chẳng có cái nào hết.
Trong một giây, tôi cảm thấy mắt tôi chợt tối đi. Trái tim tôi quặn thắt và rơi xuống một chỗ nào đó, rất xa, có thể là tận những đầu ngón chân.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm danh từ có trong những câu “Tôi hồi hộp nhìn chú Đàn săm soi từng ngón tay tôi. Có cảm giác như chú đang nghiên cứu những chiếc gân lá trên năm chiếc lá.”? 
d) Câu chuyện trên gợi cho em những điều gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của việc chuyển nhà của bà mẹ Mạnh Tử trong truyện “ Mẹ hiền dạy con”. 
Câu 2: (5 điểm) Hãy kể lại truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” theo lời của mụ vợ.
ĐỀ 19: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”.Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.
Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.(Bức tranh đẹp nhất trần gian)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Tìm chỉ từ trong câu Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an và cho biết nó có chức vụ ngữ pháp gì trong câu? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian.”? 
d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết con hổ mang các con vật đến vào ngày giỗ của bác tiều trong truyện “Con hổ có nghĩa”. 
 Câu 2: (5 điểm) Nếu có một điều ước vào ngày Nô - en em ước điều gì? Hãy kể về điều ước đó của em.
 ĐỀ 20: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Nơi dựa, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời? 
d) Hai câu hỏi cuối đoạn trích khiến em có những suy nghĩ gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết Mã Lương vẽ dụng cụ lao động giúp người nghèo trong truyện “ Cây bút thần”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về hành động nghĩa hiệp mà em biết.
 ĐỀ 21: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn? 
b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu “ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa 
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ”? 
d) Đoạn thơ cho em hiểu thêm điều gì về tiếng Việt?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết Mã Lương vẽ vũ khí trừng trị tên vua trong truyện “ Cây bút thần”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể về một công việc mà em lựa chọn cho tương lai của mình.
 ĐỀ 22: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non 
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; 
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, 
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu, 
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. 
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước. 
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 
Tổ quốc tôi như một con tàu, 
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. 
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
b) Cho biết chỉ từ được sử dụng trong đoạn? 
c) Tìm danh từ có trong câu “Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. ”? 
d) Nội dung đoạn thơ trên là gì?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết trả gươm thần trong truyện “Sự tích hồ Gươm”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy tưởng tượng về tâm tình của cây hoa trong bồn hoa lớp em..
 ĐỀ 23: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơthương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)
 a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 
 b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn? 
 c) Tìm danh từ có trong câu “Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng ? 
d) Cảm nhận của em về nội dung bài thơ?
Phần Tập làm văn:
Câu 1: (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần trong truyện “Sự tích hồ Gươm”. 
 Câu 2: (5 điểm) Hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ.
 ĐỀ 24: Phần Đọc hiểu: : (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
	Khi ông Trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao người cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”

File đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_mon_ngu_van_6.docx