Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6

Câu 1: (4 điểm)

Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông ”.

(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)

Câu 2: (6 điểm)

Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:

 Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Lượm ơi, còn không?

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

 

doc 44 trang phuongnguyen 23/07/2022 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6
ĐỀ 1 văn 6
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) 
Câu 2: (6 điểm)
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng 
Lượm ơi, còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (10 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.
...................Hết.....................
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn lớp 6
Câu 1: (4 điểm)
- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: (2 điểm) (Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏđầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩmbiển Đông” (1 điểm)
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứnghửng hồng” (1 điểm)
- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2 điểm)
 (Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi. (1 điểm)
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động. (1 điểm)
Câu 2: 6 điểm
Học sinh nêu được các ý sau:
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn (1 điểm)
- Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm)
- Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm)
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. 
 (1 điểm)
+ Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm)
+ Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. (1 điểm) 
Câu 3: 10 điểm
Yêu cầu về hình thức: 2 điểm
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện)
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)
Yêu cầu về nội dung: 8 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
2) Diễn biến truyện (6 điểm):
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? (1 điểm)
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên. (3 điểm)
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung). (1 điểm)
3) Kết thúc truyện (1 điểm):
Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
* Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.
- Hết -
Môn: Ngữ văn 6
ĐỀ 2
Câu 1. (4 điểm) Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: 
“Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” 
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ? 
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ? 
Câu 2. (6 điểm) 
“Tre xanh 
Xanh tự bao giờ 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh 
Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !” 
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy) 
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên. 
Câu 3. (10 điểm) 
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường 
đời đầu tiên và ân hận vô cùng. 
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà 
xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy. 
II. Đáp án và thang điểm 
Câu 1. 4 điểm 
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 2 điểm 
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 1điểm 
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. 
1điểm 
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ 
thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc 
đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ 
trong cuộc sống; 1 điểm 
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù 
đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan 
biến đi...) 1 điểm 
Câu 2. 6 điểm 
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên 
* 
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt 
cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học 
phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu 
cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ. 
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu 
được những ý cơ bản như sau: 
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, 
khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt 
nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc 
để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm 
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích 
để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm 
“Tre xanh 
Xanh tự bao giờ 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” 
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là 
gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh 
thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà 
có sức sống mãnh liệt: 1 điểm 
“Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi 
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất 
bạc màu tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ 
vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu 
biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 1 điểm 
“Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu” 
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát 
nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam 
được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh 
về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, 
đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang 
ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam 
Câu 3. 10 điểm 
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Về kĩ năng: 
- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. 
- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng). 
- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo. 
2. Về kiến thức: 
- Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện 
và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy 
nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn 
3. Yêu cầu cụ thể: 
Mở bài: 2 điểm 
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 
Thân bài: 6 điểm 
- Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn 
năn của Dế Mèn trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các nhân vật khác trong 
câu chuyện, miêu tả cảnh 
Kết bài: 2 điểm 
- Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên 
ĐỀ 3 văn 6
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2012 - 2013
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1: ( 6.0 điểm): 
Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
Câu2 (14,0 điểm):
 Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
 Dựa vào văn bản “ Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1 ( 6 điểm): 
a. Đáp án: 
Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: 
- Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
- Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được:
* Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương ( có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng	).
* Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh
* Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật ( trân trọng, cảm phục...).
+ Về kỹ năng:
 - Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
 - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
b. Biểu điểm:
 - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng: 5.0-> 6.0điểm.
- Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng: 3.0 -> 4.0 điểm.
- Đoạn văn còn sơ sài: 1.0-> 2.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý:
 - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất.
- Nếu thí sinh viết chung chung về truyện ngắn Bức tranh em gái tôi nhưng trong đó vẫn đề cập đến suy nghĩ của bản thân về nhân vật Kiều Phương thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu.
Câu 2(14,0 điểm):
I. Yêu cầu:
1. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh giỏi văn, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước cà Mau. Tập trung kể và tả các cảnh:
- Vẻ đẹp chung của thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau
- Vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Năm Căn.
- Vẻ đẹp độc đáo, trù phú và cuộc sống tấp nập của chợ Năm Căn
- Tưởng tượng miêu tả thêm: vẻ đẹp của sông ngòi kênh rạch, dòng nước sông Năm Căn.
Có thể trình bày nhiều cách khác nhau, dưới đây là một cách lập ý:
* Mở bài: Giới thiệu lí do có chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được đi tham quan vùng sông nước cà Mau 
* Thân bài:
- Kể và tả khái quát trên đường đến Cà Mau(phương tiện đi, quang cảnh thiên nhiên, con người, cảm xúc cá nhân).
- Kể và tả những ngày ở Cà Mau. Chú ý làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cà mau ( ý chính).
* Kết bài: Cảm xúc, ấn tượng khi tạm biệt Cà Mau
2. Về kĩ năng: Biết tạo lập một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, diễn đạt giàu hình ảnh, chữ viết đẹp ít mắc lỗi chính tả.
 ________________________________-
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
 TRƯỜNG THCS KIM AN ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
 Năm học: 2014-2015
 Môn: Ngữ văn 6
 ( Thời gian: 120 phút)
Câu 1: ( 4,0 điểm)
Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:
 “ Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng”
 ( Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
 Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:	
“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy
 ( Trích: Quà tặng cuộc sống)
Câu 3: ( 10,0 điểm)
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng
 ------------------------------hết------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
Năm học: 2014-2015
Môn: Ngữ văn 6
---------------------------
Câu 1( 4,0 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh( so sánh ngang bằng: “Như”; so sánh không ngang bằng: “ hơn”). Sử dụng từ láy “ lồng lộng”. ( 1,0 điểm)
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ: ( 3,0 điểm)
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy( lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”. ( 1,0 điểm)
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. ( 1,0 điểm)
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. ( 1,0 điểm)
Câu 2( 6,0 điểm):
* Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học.
* Bài viết phải nêu được các ý sau:
- Câu chuyện chứa đựng ý nhĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử thế giữa con người và con người. ( 1,0 điểm)
- Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo( con- thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ( ngài). ( 1,0 điểm)
- Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
- Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách.( 1 điểm).
- Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể(1 điểm)
- Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
 Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt. Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. ( 1,5 điểm)
Câu 3( 10,0 điểm):
Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình ( 1,0 điểm)
Thân bài: ( 7,0 điểm)
Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học
Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh
Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị.
Kết bài: ( 1,0 điểm)
Ước mơ của bức tường
Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân
(1,0 điểm)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐTTHANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 
Trường THCS Liên Châu Năm học 2014-2015
 Môn thi: Ngữ vănThời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1) 4điểm:
 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. 
 Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên. 
 Câu 2) 6 điểm: Làm được điều gì đó
	Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.
Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.
Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.
( Theo :Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
 Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên. 
 Câu 3:( 10 điểm )
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
 ------------------------------------Hết---------------------------------------- 
PHÒNG GD&ĐTTHANH OAI ĐÁP ÁN,BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN Trường THCS Liên Châu NGỮ VĂN LỚP 6 
 Năm học 2014-2015
 Môn thi: Ngữ vănThời gian làm bài :120 phút
Câu 1) 4 điểm:
Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: nhân hóa,điệp từ .1điểm
Tác dụng: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị và phẩm chất của cây tre .1điểm
Đồng thời khẳng định :cây tre là biểu tượng của đất nước ,dân tộc Việt Nam. 2 điểm
 Câu 2. (6 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm)
Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lý.
Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm, không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung (5 điểm) 
Có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách. Sau đây là một số ý cơ bản mang tính định hướng:
Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu bé là hành động nhỏ nhặt, bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa: (0,5 điểm) 
Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. (1 điểm)
Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn, khó khăn. (1 điểm)
Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người: (0,5 điểm)
Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. (0,5 điểm)
Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt. 
 (0,5 điểm)
Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình. 	 (1 điểm)
Câu 3 :Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng: ( 2 điểm )
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: ( 8 điểm )
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau
Mở bài:
- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân vật .
Thân bài
- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.)
+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ.
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
Kết bài
- Nêu ấn tượng về nhân vật.
 c. Cách cho điểm
-
--------------------------------------------HẾT----------------------------------------
PHÒNG GD& ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS ph­¬ng trung
ĐỀ THI OLYMPIC
MÔN NGỮ VĂN 6
Năm học 2014-2015
Thời gian (120 phút)
C©u 1(4 ®iÓm):
T×m vµ nªu t¸c dông cña c¸c biÖn ph¸p nghÖ thuËt ®­îc sö dông trong ®o¹n th¬ sau:
 “Anh véi vµng n»ng nÆc:
 -Mêi B¸c ngñ B¸c ¬i !
 Trêi s¾p s¸ng mÊt råi
 B¸c ¬i mêi B¸c ngñ!”
 (§ªm nay B¸c kh«ng ngñ-Minh HuÖ)
C©u 2(6 ®iÓm): Suy nghÜ cña em vÒ c©u chuyÖn sau:
 B¸u vËt
 Lóc hÊp hèi, mét b¸c n«ng d©n muèn cho c¸c con m×nh trë thµnh nh÷ng ng­êi lµm nghÒ n«ng giái .
 B¸c cho gäi c¸c con ®Õn bªn gi­êng vµ dÆn: “C¸c con ¬i, bè s¾p tõ gi· câi ®êi nµy. C¸c con h·y ra c¸nh ®ång nho t×m mét thø giÊu ë ®ã. §ã lµ tÊt c¶nh÷ng g× bè dµnh cho c¸c con”. C¸c cËu con trai cø t­ëng bè giÊu b¸u vËt g× nªn ra søc ®µo bíi kh«ng chõa mét chç nµo. Thùc ra ch¼ng cã b¸u vËt g× c¶, nh­ng v× nho ®­îc vun xíi cÈn thËn nªn c¸c con b¸c n«ng d©n ®· ®­îc mét vô béi thu.
C©u 3(10 ®iÓm):
“Ngµy x­a cã hai mÑ con sèng bªn nhau rÊt h¹nh phóc. Mét h«m, ng­êi mÑ bÞ èm nÆng vµ chØ khao kh¸t ®­îc ¨n qu¶ t¸o th¬m ngon. Ng­êi con ®· ra ®i vµ cuèi cïng , anh mang ®­îc qu¨ t¸o vÒ biÕu mÑ.”
 Dùa vµo lêi tãm t¾t trªn, em h·y t­ëng t­îng vµ kÓ l¹i c©u chuyÖn ®i t×m qu¶ t¸o cña ng­êi con hiÕu th¶o.
 *******************************
H­íng dÉn chÊm thi olympic
N¨m häc 2014 - 2015
 Môn Ngữ văn lớp 6
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4điểm)
 Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ®¶o ng÷, điệp ngữ.
 Bài viết cần đảm bảo yêu cầu sau:
* Hình thức: 
 - Đảm bảo hình thức trình bày của một đoạn văn.
 - Diễn đạt mạch lạc, chính xác , biểu cảm
 - Sai không quá 2 lỗi chính tả.
* Nội dung: cần làm nổi bật các ý sau đây:
- “§ªm nay B¸c kh«ng ngñ ” của Minh HuÖ là một trong nh÷ng bài thơ hay nhÊt viÕt vÒ t×nh c¶m ®èi víi l·nh tô - Chñ tÞch Hå ChÝ Minh, 
- §o¹n th¬ ®· ghi l¹i thËt xóc ®éng t×nh c¶m cña anh ®éi viªn ®èi víi B¸c khi lÇn thø ba thøc dËy, gi÷a ®ªm khuya, thÊy B¸c vÉn ngåi ®inh ninh lo nghÜ cho d©n cho n­íc.
-Tõ l¸y n»ng nÆc cho ta thÊy anh ®éi viªn ®· nµi nØ B¸c, mét mùc xin B¸c ®i nghØ cho k× ®­îc 
BiÖn ph¸p ®¶o ng÷ vµ ®iÖp ng÷ cïng dÊu chÊm than “Mêi B¸c ngñ B¸c ¬i ! ” “B¸c ¬i! Mêi B¸c ngñ!” ®· diÔn t¶ sù t¨ng dÇn møc ®é bån chån, lo l¾ng cho søc khoÎ cña B¸c trong anh chiÕn sÜ.TÊt c¶ ®· diÔn t¶ mét c¸ch s©u s¾c vµ c¶m ®éng t×nh c¶m lo l¾ng, yªu kÝnh ch©n thµnh cña ng­êi ®éi viªn ®èi víi B¸c.
0,5
0,5
0,5
 2.0
0,5
Câu 2
(6điểm)
Yêu cầu:
1.Về kĩ năng: (2 điểm )
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ. Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, liên hệ bản thân. Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt.
2.Về nội dung: (4 điểm )
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau:
* Ý nghĩa câu chuyện: 
Th«ng qua c©u chuyÖn vÒ b¸c n«ng d©n vµ c¸c con, ta thÊy: b¸u vËt kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i lµ mét thø vËt chÊt cao sang nµo ®ã mµ cã thÓ lµ gi¸ trÞ tinh thÇn, lêi d¹y b¶o thiÕt thùc, giµu ý nghÜa mµ nÕu lµm theo ®­îc th× ta sÏ cã ®­îc nhiÒu thø quý gi¸.
B¸u vËt mµ ng­êi cha trong c©u chuyÖn muèn dµnh cho c¸c con lµ bµi häc vÒ lßng kiªn tr×, nhÉn n¹i, h¨ng say lao ®éng. C©u chuyÖn ®Ò cao lao ®éng , ®Ò cao ng­êi lao ®éng.
 * Bình luận rút ra bài học về cách sống:
 Cña c¶i kh«ng tù nhiªn mµ cã, ph¶i do con ng­êi bá c«ng søc ra cïng víi sù kiªn tr×, nhÉn n¹i, miÖt mµi vÊt v¶ lµm viÖc
- Xác định thái độ của bản thân: 
Häc hµnh ch¨m chØ b»ng tÊt c¶ kh¶ n¨ng cña m×nh, kh«ng tr«ng chê û l¹i vµo ai...
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
Câu 3
(10
điểm)
1. Yêu cầu chung: 
Đề bài yêu cầu học sinh kể chuyện tưởng tượng về hµnh tr×nh cña ng­êi con ®i t×m qu¶ t¸o th¬m ngon vÒ cho mÑ.
 - TruyÖn cã ý nghÜa ca ngîi sù hiÕu th¶o cña con c¸i ®èi víi cha mÑ
2, Yêu cầu cụ thể: 
* Nội dung ( 7đ):
Mở bài: (2 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện	 
Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện
Thân bài: (6 điểm)
Hµnh tr×nh ®i t×m qu¶ t¸o cña ng­êi con:
-Véi v·, hèi h¶ ra ®i ch¼ng kÞp mang theo nh÷ng thø cÇn thiÕt cho mét chuyÕn ®i.
-Anh ®i theo lèi ®i vµo rõng, t×m m·i kh«ng thÊy c©y t¸o nµo c¶. Anh gÆp thó d÷, ph¶i vËt lén víi nã ®Ó tho¸t th©n vµ ®i tiÕp. Anh ®ãi vµ kh¸t nh­ng ch¼ng cã g× ®Ó ¨n uèng...Anh ph¶i chÌo ®Ìo, léi suèi, b¨ng rõng..Nghe mét con vËt m¸ch b¶o cã t¸o trong khu v­ên cña mô phï thuû ë ngän nói bªn kia, anh liÒu m×nh ®Õn ®ã. Anh ph¶i nµi nØ cÇu xin mô míi ®ßng ý cho anh t¸o nh­ng víi ®iÒu kiÖn anh ph¶i lµm cho mô mét viÖc... 
	- Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh. 
Kết bài:	( 1 điểm)
MÆc dï cùc nhäc nh­ng anh còng v­ît qua vµ cã ®­îc qu¶ t¸o...Anh hèi h¶ trë vÒ .§­îc ¨n nh÷ng qu¶ t¸o th¬m ngon trong niÒm xóc ®éng, tù hµo, ng­êi mÑ ®· dÇn khái bÖnh
- Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh. 
Hình thức: ( 3đ)
Không mắc lỗi từ và câu.
Văn viết biểu cảm.
Có sự sáng tạo trong cách kể chuyện
(Lưu ý: trên đây là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của học sinh).
0,5đ
2,0đ
2.0 đ
2.0đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
THCS KIM THƯ
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 
 Năm học 2014-2015
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1. ( 4 điểm )
	Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (6 điểm)
 Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :
Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
Câu 3.( 10 điểm )
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bẩy, phá hỏng.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
Câu 1. (4 điểm ) 
*Yêu cầu:
a/ Kĩ năng (1điểm )
Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc
Không sai lỗi chính tả
b/ Kiến thức ( 2 điểm )
 Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
	- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (1 điểm )
 + Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (1đ)
 	 + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (1đ)
	Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ)
Câu 2. 
* Yêu cầu về kĩ năng : (Mỗi ý được 0,25 điểm)
Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
Có dẫn chứng minh.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung. (5 điểm)
Chỉ ra được ý nghĩa của câu chuyện :
- Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người. (1điểm)
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác. (1điểm)
- Và khi trao món quà tinh thần ấy thì ta cũng nhận được món quà như vậy. (1điểm)
- Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống hiện tại .. (1,5 điểm)
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. (0,5 điểm)
Câu 3. ( 10 điểm)
Yêu cầu chung: 
Yêu cầu về hình thức: 
 Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ,tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá). 
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự kể chuyện .
Yêu cầu về nội dung: 
Bài văn phải ghi lại lời tâm sự của một bức tường trong sân trường bị một số bạn học sinh vẽ bậy, cố tình phá . Qua lời tâm sự này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
 Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
 Mở bài: 
 Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình.
 Thân bài:
 - Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở dãy nhà trong trường.
Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với các bạn học sinh.
 Tâm sự đau buồn của bức tường khi 

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_6.doc