Chủ đề 1 Truyện cổ dân gian tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
* Nội dung:
Giải thích về phong tục, tín ngưỡng, về nguồn gốc, sự tích ra đời của một số địa danh.
Phản ánh yếu tố lịch sử, văn hoá, đấu tranh xã hội, đời sống tâm tư, tình cảm của người dân địa phương.
Bài học về đạo lí làm người, tính cách nghĩa khí, trọng tình của con người ở vùng đất phương Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề 1 Truyện cổ dân gian tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề 1 Truyện cổ dân gian tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Chủ đề 1: Truyện cổ dân gian tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu TIẾT 1, 2 - Giới thiệu khái quát về “ truyện cổ dân gian tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”. - Đọc - nghe văn bản: Sự tích núi Ông Trịnh và núi Thị Vải Thần thoại T ruyện kể dân gian A. GIỚI THIỆU Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười Giải thích về phong tục, tín ngưỡng , về nguồn gốc, sự tích ra đời của một số địa danh . Phản ánh yếu tố lịch sử, văn hoá, đấu tranh x ã hội , đời sống tâm tư, t ì nh cảm của người dân địa phương . Bài học về đạo lí làm người, tính cách nghĩa khí, trọng t ì nh của con người ở vùng đất phương Nam. * Nội dung: B. VĂN BẢN 1 : SỰ TÍCH NÚI ÔNG TRỊNH VÀ NÚI THỊ VẢI I. Tìm hiểu chung Thể loại: Truyền thuyết được cổ tích hóa. Đọc văn bản: Ngày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường . Ông chỉ có một người con gái tên là Thị Vải. Thị Vải tuy không đẹp nhưng mặn mà, có duyên. Vì nhà giàu, lại không có con trai, nên Thị Vải được cha cho theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai. Khi Thị Vải đến tuổi trưởng thành, phú ông đem chuyện chồng con, chuyện thừa tự nhắc nhủ nàng. Thị Vải trả lời: – Thưa cha, xin cha cho con được lập võ đài. Nếu chàng trai nào đánh hạ được con thì con xin làm vợ người ấy. Vì cưng chiều con nên phú ông lập võ đài kén rể.Thanh niên trai tráng khắp vùng lũ lượt kéo đến so tài cùng Thị Vải. Nhưng suốt một tháng trời, không có chàng trai nào thắng được nàng. Chờ mãi không thấy ai đến tranh tài nữa, võ đài được dẹp bỏ. Việc chồng con của Thị Vải cũng không được nhắc đến nữa. Một thời gian sau, phú ông bị bệnh qua đời.Thị Vải thay cha quản lí ruộng đất, coi sóc mọi việc trong nhà. Trong số người ở, có anh lực điền tên Trịnh giỏi giang, siêng năng, thật thà, rất được cô chủ tin dùng. Những công việc quan trọng trong nhà đều giao cho chàng. Một hôm, nàng cùng Trịnh đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một con suối nhỏ chắn ngang. Bình thường qua lại không khó khăn gì, nhưng hôm ấy trời mưa quá lớn, lội qua không được. Phân vân một lúc cả chủ lẫn tớ chưa biết tính sao. Vì phải đi nhiều nơi, không thể chần chừ được nữa, Thị Vải bảo: – Hay là anh cõng tôi lội qua vậy. Trịnh còn đang do dự, Thị Vải nói: – Ngại là tôi đây, tôi còn không ngại thì anh ngại gì? Ta đi thôi kẻo trưa rồi. Thế là Trịnh cõng Thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì chàng mất bình tĩnh hay vì nước sâu chảy xiết mà chàng vấp phải đá dưới chân, ngã sấp xuống nước. Bị nước cuốn, Thị Vải chới với, hai tay quờ chỗ để bám, đầu sắp va vào gộp đá gần đấy. Thấy chủ nguy ngập Trịnh không còn e dè, nhào tới dìu Thị Vải sang bờ bên kia. Đến bờ, Trịnh buông Thị Vải ra, hai người mặt đỏ bừng, không nói được với nhau nửa lời. Họ tiếp tục lên đường. Ba ngày sau khi về nhà, không hiểu sao Trịnh bỏ đi mất, Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Hôm sau, đích thân Thị Vải đi tìm rồi cũng không thấy về. Sau đó mấy ngày, người ta tìm thấy xác chàng Trịnh ở một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng, vì hai người có tình ý với nhau nhưng trong nghịch cảnh giàu nghèo, không thể lấy nhau được nên phải gặp nhau ở chốn suối vàng. Cũng từ đó, dân trong vùng gọi núi nơi chàng trai nằm xuống là núi Ông Trịnh, còn núi nơi người con gái qua đời là núi Thị Vải. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Chủ đề Khát vọng sống tự do, bình đẳng của con người trong xã hội phong kiến 2. Cốt truyện Sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện : a . Không có chàng trai nào thắng được Thị Vải, võ đài đành dẹp bỏ. b . Ngày xưa, có một phú ông chỉ có một người con gái tên là Thị Vải. c . Ba ngày sau khi về nhà, Trịnh bỏ đi mất, Thị Vải đi tìm rồi cũng không thấy về. d . Sau khi phú ông mất, Thị Vải thay cha quản lí ruộng đất, coi sóc mọi việc trong nhà. e . Sau đó mấy ngày, người ta tìm thấy xác chàng Trịnh ở một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. g . Thị Vải được cha cho theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai. h . Trong số người ở, có anh lực điền tên Trịnh giỏi giang, siêng năng, thật thà, những công việc quan trọng trong nhà đều giao cho chàng. i . Từ đó, dân trong vùng gọi núi nơi chàng trai nằm xuống là núi Ông Trịnh, còn núi nơingười con gái qua đời là núi Thị Vải. k . Khi Thị Vải đến tuổi trưởng thành, phú ông cho lập võ đài kén rể. l . Một hôm, Thị Vải cùng Trịnh đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một con suối nhỏ chắn ngang, trời mưa quá lớn, lội qua không được, Trịnh đành cõng nàng lội qua suối. * Nhận xét: Các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian: Sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau. - Các sự việc gắn kết, liền mạch , được sắp xếp hợp lí. 3. Yếu tố kì ảo: Nhân vật chàng Trịnh, nhân vật Thị Vải. Vai trò: + Giải thích tên gọi: Núi ông Trịnh, núi Thị Vải + Khắc họa số phận đáng thương, bất hạnh của con người dưới định kiến bất công, hẹp hòi trong xã hội cũ. + Thể hiện khát vọng sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc của con người trong xã hội phong kiến. Em có đồng tình với cách giải quyết số phận của hai nhân vật như lời đồn đoán ở cuối truyện hay không? Vì sao? Nêu thông điệp cuộc sống mà truyện kể muốn gửi gắm đến người đọc. III. TỔNG KẾT Câu chuyện bộc lộ niềm cảm thương đối với hai nhân vật và ước mơ xóa bỏ những định kiến xã hội bất công, hẹp hòi. Hướng về cuộc sống lành mạnh, công bằng, con người được sống tự do, hạnh phúc, đạt được ước mơ. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Đọc và trả lời câu hỏi bài: Sự tích sông Ray ( SGK ngữ văn địa phương)
File đính kèm:
- chu_de_1_truyen_co_dan_gian_tinh_ba_ria_vung_tau.ppt