Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6

II. NỘI DUNG:

1. Tên sáng kiến (giải pháp): Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6.

2. Mục tiêu của sáng kiến (giải pháp): Chuyên đề đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh từng bước cụ thể khi làm bài văn tự sự và miêu tả, có kèm theo các ví dụ minh họa:

 + Lưu ý học sinh đọc kĩ đề và cách xác định đúng yêu cầu của đề bài, đúng đối tượng cần nói đến trong bài văn, nhằm tránh lạc đề.

 + Hướng dẫn học sinh lập ý, lập thành dàn bài, sắp xếp ý cùng với một số chú ý khi tiến hành, khuyến khích các em nên lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh.

 + Hướng dẫn học sinh các cách liên kết đoạn, những từ ngữ dùng để liên kết, kết hợp các biện pháp tu từ, sử dụng từ ngữ, đặt câu khi làm bài.

 + Khuyến khích học sinh nên đọc lại bài viết sau khi đã hoàn thành nhằm phát hiện lỗi để sửa chữa kịp thời.

 + Trong tiết trả bài viết, giáo viên đưa ra cách chữa những lỗi học sinh thường mắc phải để các em thấy rõ thiếu xót, lỗi của mình và khắc phục ở các bài viết tiếp theo.

 

doc 13 trang phuongnguyen 26/07/2022 3480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Hàm Giang, ngày 9 tháng 4 năm 2021
BÁO CÁO
Sáng kiến, giải pháp trong công tác
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
1. Họ và tên: Trịnh Thị Trinh
2. Năm sinh:10/5/ 1978
3. Chức vụ, đơn vị công tác: Dạy lớp- Trường THCS Hàm Giang.
4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Ngữ Văn.
II. NỘI DUNG:
1. Tên sáng kiến (giải pháp): Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6.
2. Mục tiêu của sáng kiến (giải pháp): Chuyên đề đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh từng bước cụ thể khi làm bài văn tự sự và miêu tả, có kèm theo các ví dụ minh họa:
 + Lưu ý học sinh đọc kĩ đề và cách xác định đúng yêu cầu của đề bài, đúng đối tượng cần nói đến trong bài văn, nhằm tránh lạc đề.
 + Hướng dẫn học sinh lập ý, lập thành dàn bài, sắp xếp ý cùng với một số chú ý khi tiến hành, khuyến khích các em nên lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh.
 + Hướng dẫn học sinh các cách liên kết đoạn, những từ ngữ dùng để liên kết, kết hợp các biện pháp tu từ, sử dụng từ ngữ, đặt câu khi làm bài.
 	+ Khuyến khích học sinh nên đọc lại bài viết sau khi đã hoàn thành nhằm phát hiện lỗi để sửa chữa kịp thời.
 + Trong tiết trả bài viết, giáo viên đưa ra cách chữa những lỗi học sinh thường mắc phải để các em thấy rõ thiếu xót, lỗi của mình và khắc phục ở các bài viết tiếp theo.
3. Mô tả nội dung của sáng kiến (giải pháp): Chuyên đề chủ yếu nghiên cứu các biện pháp dạy học môn Ngữ văn 6, phần tập làm văn (văn miêu tả và văn tự sự), chuyên đề có các nội dung trọng tâm như sau:
 - Phần mở đầu: Bao gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, mục đích và phương pháp nghiên cứu chuyên đề.
- Phần nội dung: gồm có 
 + Quan sát và tìm ra thực trạng của học sinh về việc học môn Ngữ văn và chất lượng bài viết của học sinh lớp 6 tại đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân, những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 tại trường.
 + Những biện pháp giải quyết cụ thể: hướng dẫn học sinh rõ ràng theo các bước làm bài, kèm theo các ví dụ minh họa làm rõ biện pháp được đưa ra. 
- Phần kết luận: Nêu ý nghĩa và khả năng áp dụng của chuyên đề đối với việc dạy và học phân môn tập làm văn cũng như đối với chất lượng Ngữ Văn 6 của trường.
4. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong công tác giảng dạy học sinh ở bộ môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Hàm Giang và các trường trong huyện. 
5. Thời gian áp dụng : Sáng kiến được thực hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 .
6. Hiệu quả của sáng kiến (giải pháp): Từ khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào trong công tác giảng dạy, tôi thấy học sinh ngày càng hứng thú và thích học phân môn tập làm văn hơn.
 	* Chất lượng môn Ngữ Văn năm học 2019 -2020. 
Lớp
TSHS
 Giỏi
 Khá 
 Trung bình
Yếu-Kém
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
6/1
34
3
8,82%
18
52,94%
11
32,35%
2
5,88%
6/2
34
3
8,82%
17
50%
14
41,18%
/
6/5
35
4
11,76%
8
23,53%
19
55,88%
4
11,42%
TC
103
10
9,70%
43
41,74%
44
42,71%
6
5,82%
	-Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi thì việc dạy và học, đã đạt được kết quả khả quan, học sinh nắm vững kiến thức hơn và yêu quý môn ngữ văn hơn, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Dưới đây là kết quả đạt được qua thống kê chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn 6 ở HKI năm học: 2020– 2021 như sau: 
Lớp
TSHS
 Giỏi
 Khá 
 Trung bình
Yếu-Kém
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
6/2
45
3
6,66 %
12
26,66%
28
62,22%
2
4,44%
6/5
44
3
6,81%
14
31,81%
24
54,54%
3
6,81%
6/6
35
2
5,71%
6
17,14%
25
71,42%
2
5,71%
TC
124
8
6,45%
32
25,80%
77
62,09%
7
5,64%
 XÁC NHẬN 
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO
 Trịnh Thị Trinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Hàm Giang, ngày 9 tháng 4 năm 2021
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6. 
`2. Mục tiêu của sáng kiến (giải pháp): 
-Đặc trưng của vùng sâu, vùng đông người dân tộc thì học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ văn bản, khó tiếp thu kiến thức do ít sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt hàng ngày. Điều này dẫn đến việc xây dựng một bài tập làm văn là vấn đề khá khó khăn đối với các em. Một số học sinh ở khối 6 chưa biết viết một đoạn văn thông thường, không viết được một bài văn tự sự, miêu tả đúng với yêu cầu của đề bài, trong những bài viết 2 tiết các em chỉ viết vài dòng là xong, thậm chí viết một đơn xin phép nghỉ học cũng không đúng. 
-Tìm ra thực trạng của học sinh trong việc làm văn và đưa ra một số biện pháp, cách làm để hướng dẫn học sinh làm bài văn theo các bước, đúng bố cục và đạt theo yêu cầu của đề bài.
3. Mô tả nội dung sáng kiến (giải pháp): Sáng kiến chủ yếu nghiên cứu các biện pháp dạy học môn Ngữ văn 6, phần tập làm văn (văn miêu tả và văn tự sự). 
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình thực hành một bài viết về tác phẩm tự sự ,miêu tả: từ khâu mở bài, thân bài đến kết bài, từ cách tìm ý,lập dàn bài rồi đến viết cả đoạn, các đoạn rồi viết thành bài, để từ đó giáo viên nâng dần kĩ năng viết văn cho các em. Để viết tốt, viết hay, giáo viên cần giúp học sinh có ý thức yêu thích học bộ môn ngữ văn để từ đó các em có tâm thế, có thái độ tốt khi chiếm lĩnh tri thức của tác phẩm văn học.
4. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong công tác giảng dạy học sinh ở bộ môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Hàm Giang
5. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 .
6. Hiệu quả của sáng kiến (giải pháp): Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng bài viết của học sinh, các em đã nắm được các bước cơ bản,có bố cục và liên kết các đoạn văn trong một bài khá chặt chẽ, hợp lí. Áp dụng các biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng bài văn của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn 6 mà tôi đang phụ trách, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn khối 6 của đơn vị trong hoc ki I năm học: 2020 – 2021, cụ thể: chất lượng bộ môn cuối học kì I đạt tỷ lệ 86 % học sinh từ trung bình trở lên, tăng 30% so với chất lượng khảo sát đầu năm. 
Lớp
TSHS
 Giỏi
 Khá 
 Trung bình
Yếu-Kém
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
6/2
45
3
6,66 %
12
26,66%
28
62,22%
2
4,44%
6/5
44
3
6,81%
14
31,81%
24
54,54%
3
6,81%
6/6
35
2
5,71%
6
17,14%
25
71,42%
2
5,71%
TC
124
8
6,45%
32
25,80%
77
62,09%
7
5,64%
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 a. Cơ sở lý luận : 
 Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của phân môn văn và tiếng Việt. Dạy tập làm văn ở THCS là dạy cho học sinh nắm văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường, cụ thể ở lớp 6 thì học sinh phải xây dựng được văn bản tự sự và miêu tả,còn đối với học sinh lớp 9 phải xây dựng được văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, nghị luận, kết hợp các biện pháp tu từ và xây dựng đối thoại, độc thoại, biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học the yêu cầu của đề bài.. Dạy tập làm văn là dạy cách hiểu từng loại văn bản, cách xây dựng văn bản, rèn luyện những thao tác, những cách thức, bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
 b. Cơ sở thực tiễn: 
 Đặc trưng của vùng sâu, vùng đông người dân tộc thì học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ văn bản, khó tiếp thu kiến thức do ít sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt hàng ngày. Điều này dẫn đến việc xây dựng một bài tập làm văn là vấn đề khá khó khăn đối với các em. Một số học sinh ở khối 6 chưa biết viết một đoạn văn thông thường, không viết được một bài văn tự sự, miêu tả đúng với yêu cầu của đề bài, trong những bài viết 2 tiết các em chỉ viết vài dòng là xong, thậm chí viết một đơn xin phép nghỉ học cũng không đúng. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục bộ môn Ngữ Văn của học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em có được những kĩ năng cần thiết và những lưu ý khi làm bài, cũng như giúp các em có thể hoàn thành tốt một bài văn theo yêu cầu.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát, đánh giá
Nhìn nhận lại thực trạng công tác giáo dục bộ môn Ngữ Văn của học sinh khối 6, trường THCS Hàm Giang năm học 2019 – 2020 và kết quả kiểm tra chất lượng giữa kì của khối 6 năm học 2020 – 2021.
Đưa ra một số biện pháp để học sinh học tốt phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn cho học sinh khối 6 của trường trong năm học 2018 - 2019.
III. Giới hạn chuyên đề:
 Giúp học sinh biết cách viết một đoạn văn và xây dựng được một bài văn đúng yêu cầu của đề trong chương trình Ngữ văn 6 tại trường.
IV. Kế hoạch thực hiện:
 - Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2020: Thu thập thông tin từ học sinh, số lượng và tỷ lệ đạt qua kiểm tra chất lượng đầu năm.
 - Tìm các nguyên nhân cụ thể khiến bài viết của các em chưa đạt về số lượng và chất lượng.
 - Đưa ra một số biện pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bài viết của học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn.
 - Từ tháng 10 năm 2020 : áp dụng các biện pháp đã đưa ra vào công tác giảng dạy phân môn tập làm văn trong các lớp 6/2, 6/5,6/6.
 - Tổng hợp kết quả qua bài viết, so sánh kết quả chất lượng đầu năm với kết quả đạt được sau khi áp dụng chuyên đề. (chất lượng bộ môn cuối năm).
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
 Qua quá trình giảng dạy, quan sát, điều tra kết quả học tập của học sinh và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở trường THCS Hàm Giang và một số đồng nghiệp dạy cùng khối ở một số đơn vị bạn trong địa bàn huyện nhà, tôi rút ra kết luận đa số học sinh lớp 6 chưa nắm được các bước làm một bài văn, cụ thể như sau: 
 1.Về kiến thức: Học sinh chưa nắm vững bố cục, chưa nắm vững đặc trưng của từng dạng bài văn và các bước làm bài cơ bản.
 2.Về kỹ năng: Việc sử dụng từ ngữ chưa đúng nghĩa, liên kết câu và liên kết đoạn văn chưa thuần thục, lập luận chưa lưu loát.
II. Cơ sở thực tiễn: 
 Muốn học sinh nắm được các kiến thức, các kỹ năng đã nêu ở trên thì người thầy cần khắc sâu các kiến thức sau mỗi tiết học, hình thành cho học sinh các kỹ năng nhận dạng, kỹ năng phân tích đề bài, lập ý và lập dàn bài, kỹ năng viết bài... Từ những lý do trên tôi đưa ra một số biện pháp “Giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 6". Mà tôi đã áp dụng vào lớp 62, 65, 66 tại trường.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn :
1. Thực trạng:
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi phát hiện học sinh của mình còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là khả năng hành văn của các em rất yếu, thực trạng của lớp tôi đang phụ trách như sau: (bảng tổng hợp kết quả bài viết – văn kể chuyện)
Lớp
TSHS
8 - 10đ
6,5 - < 8
5 - < 6,5
3,5 - < 5
0 - < 3,5
TB trở lên
TS
TL
6/2
45
2
4
14
10
15
20/45
6/5
44
2
3
18
10
11
23/44
6/6
35
1
3
16
10
5
20/35
Tổng 
cộng
124
5
10
48
30
31
63/124
2. Những mâu thuẫn:
a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm sâu sát, nhiệt tình của bộ phận chuyên môn ở trường, phòng Giáo dục & Đào tạo.
 - Được phân công giảng dạy đúng theo chuyên ngành đào tạo.
 - Trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy.
 - Luôn có sự góp ý, giúp đỡ lẫn nhau giữa các giáo viên cùng tổ, cùng chuyên môn.
b. Khó khăn: Xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
 Nguyên nhân khách quan:
 - Phần lớn học sinh là người dân tộc Khmer, ít sử dụng tiếng Việt hàng ngày.
 - Một số học sinh mất căn bản về cách sử dụng từ ngữ, xây dựng câu, đoạn, bài văn, chưa biết cách liên kết câu với câu, đoạn với đoạn.
 - Xác định đối tượng chưa sát với yêu cầu của đề bài dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của đề.
 - Không có thói quen lập dàn bài, trước khi viết chưa làm bài trong giấy nháp, không đọc lại bài sau khi làm xong ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết: thiếu ý, sót ý hoặc sắp xếp ý chưa phù hợp.
- Thời gian trong tiết luyện nói quá hạn chế nên khó khăn trong việc tổ chức cho tất cả học sinh tập nói. Điều đáng chú ý là học sinh còn có thói quen sử dụng văn nói vào văn viết.
Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên chưa tạo cho các em có thói quen lập dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh.
- Chưa theo dõi sâu sát và hướng dẫn những đối tượng học sinh còn yếu trong bộ môn đang phụ trách.
- Kinh nghiệm giảng dạy vẫn còn hạn chế, chưa tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn Văn.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
1.Đưa ra qui trình dạy một kiểu bài làm văn:
 - Tim hiểu chung về kiểu bài văn (miêu tả, tự sự).
 - Tìm hiểu đề, tìm ý.
 - Lập dàn ý.
 - Dựng đoạn và liên kết đoạn văn.
 - Tập nói miệng (luyện nói).
 - Làm bài viết, trả bài.
2. Nêu lên phương pháp cụ thể tương ứng với từng bước:
 Bước 1: Tìm hiểu chung về kiểu bài văn:
 Đây là bước mở đầu khi học bất cứ thể loại văn bản nào. Bước này gồm các mẫu văn được chọn trong chương trình Ngữ văn 6 là chủ yếu. Thông qua các mẫu văn đó, giáo viên căn cứ vào hệ thống câu hỏi trong SGK cho học sinh tìm hiểu các bài văn mẫu rồi rút ra đặc điểm chung của loại văn đó.
Ví dụ 1: Để tìm hiểu loại văn tự sự giáo viên có thể đưa bài “ Thánh Gióng” làm ví dụ, yêu cầu học sinh tìm sự việc trong truyện, cho biết truyện kể về ai? ở thời nào? Diễn biến của sự việc, kết quả ra sao? Có ý nghĩa gì?
 Sau đó yêu cầu học sinh liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Từ thứ tự đó nêu lên đặc điểm chung của văn bản tự sự.
Ví dụ 2: Để tìm hiểu về loại đơn từ, giáo viên có thể chuẩn bị các mẫu đơn cho học sinh xem từ đó rút ra nhận xét về hình thức trình bày cũng như đặc trưng về ngôn từ của đơn. Chẳng hạn như: đơn xin phép nghỉ học, đơn xin nhập học, đơn xin chuyển trường..vv
Bước 2: Tìm hiểu đề và tìm ý:
 Tìm hiểu đề là thông qua hệ thống đề văn cho trước. Giáo viên chọn một số đề, giúp học sinh tìm hiểu nội dung, giới hạn và thể loại mà đề ra yêu cầu. Nhờ bước này mà học sinh có thể xác định chính xác đối tượng (cần được miêu tả hay kể) theo yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề.
- Đối với loại văn miêu tả, giáo viên có thể đưa ra các dạng đề sau:
+ Tả người: miêu tả người thân, bạn thân hay thầy cô mà em yêu mến.
+ Tả cảnh: cảnh sân trường, ngôi nhà của em, hay cây mai vàng,.
Ví dụ: Hãy miêu tả cây mai vàng vào dịp tết.
+ Thể loại: văn miêu tả
+ Đối tượng miêu tả: cây mai. 
+ Giới hạn: miêu tả vào dịp tết xuân về (hoa mai nở rộ)
 Tìm ý là quá trình cụ thể hóa yêu cầu nội dung của đề. Trong văn tự sự tìm ý là tìm các sự việc xảy ra và diễn biến của sự việc.
Ví dụ: Để kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” ta dựa vào 8 sự việc diễn ra liên tiếp:
1. Söï ra ñôøi cuûa Gioùng.
 2. Gioùng bieát noùi vaø ñoøi ñaùnh giaëc.
 3. Gioùng lôùn nhanh nhö thoåi.
 4. Gioùng bieán thaønh traùng só.
 5. Gioùng ñaùnh tan giaëc.
 6. Gioùng bay veà trôøi.
 7. Vua laäp ñeàn thôø vaø phong danh hieäu.
 8. Nhöõng daáu tích coøn laïi.
Bước 3: Lập dàn bài:
 Dàn bài là nội dung chính của bài văn, là hệ thống các ý lớn, các khái niệm, nhận xét và kết luận của người viết về vấn đề sẽ giải quyết. Dàn bài cũng thể hiện năng lực hệ thống hóa và khái quát hóa của người viết dưới những tiêu đề ngắn gọn.
 Tổ chức cho học sinh lập dàn ý để tìm được nhiều ý, sau đó cho các em sắp xếp ý thành hệ thống hợp lí và cân đối cho từng phần để học sinh khi làm bài không bị chệch hướng, không xa đề. Đây là bước quan trọng không thể thiếu khi làm bài viết. Giáo viên cần phải tập cho học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 Có thể hướng dẫn học sinh lập dàn bài theo 2 loại: dàn bài đại cương và dàn bài chi tiết. Dàn ý phải thể hiện rõ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài, mỗi phần thể hiện rõ các ý theo yêu cầu của một kiểu bài văn. 
Ví dụ: đối với một bài văn tả cảnh, bố cục gồm có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu cảnh được tả (cảnh gì?ở đâu?...)
+ Thân bài: tập trung miêu tả cảnh chi tiết theo một thứ tự (trên dưới, xa gần..)
+ Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ về cảnh được tả. (nhận xét, đánh giá của người viết)
 Trong khi lập dàn ý, giáo viên nên khuyến khích học sinh có sự sáng tạo, thể hiện những suy nghĩ riêng, một trật tự riêng khi làm bài. Một điều quan trọng nữa, giáo viên nên cho học sinh dự kiến những dẫn chứng cần thiết để minh họa các ý trong bài viết, tránh nhầm lẫn, vội vàng khi bắt tay vào làm bài.
Bước 4: Dựng đoạn và liên kết đoạn văn:
 Sau khi có dàn ý, bước tiếp theo là tổ chức cho học sinh dựng đoạn văn từ các ý và liên kết đoạn văn với các phương pháp quy nạp, diễn dịch hay móc xích, tổng phân hợp. Giáo viên có thể lưu ý cho học sinh hiểu thêm về đặc điểm và yêu cầu của đoạn văn và liên kết đoạn văn.
 Mỗi ý chính có thể viết thành một đoạn văn. Sau đó dùng những quan hệ từ (nhưng, tuy nhiên, vì thế, nên,..)để liên kết các đoạn văn lại với nhau theo trình tự trước sau hợp lý, vì như vậy sẽ giúp cho câu văn và nội dung không bị rời rạc. Giáo viên cần nhắc nhỡ học sinh trong việc dùng từ sao cho đúng nghĩa và đặt câu phải rõ ràng, chú ý ở những chổ dấu chấm, dấu phẩy sao cho phù hợp với đặc điểm ngữ pháp và nội dung cần diễn dạt.
Bước 5: Tập miệng (luyện nói)
 Tập miệng trong tập làm văn là để rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt, trình bày một vấn đề (hoặc một ý của bài văn) bằng lời nói tại lớp.
 Vì mỗi loại văn chỉ có 1 tiết hoặc tối đa 2 tiết luyện nói trước khi làm bài viết nên nhiều học sinh yếu về khả năng diễn đạt bằng lời trên lớp, vì thế giáo viên cần phải linh hoạt trong giờ luyện tập này trên cơ sở nắm vững đặc điểm và yêu cầu của văn nói để tiết học được sinh động hơn. Khi tập nói giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết dùng từ ngữ, kiểu câu, điệu bộ để biểu hiện nội dung được trình bày, tránh vẻ đơn điệu. Trong tiết này, giáo viên cần chú ý gọi những học sinh yếu lên nói, sau đó gọi học sinh khá giỏi nhận xét và bổ sung, khuyến khích các em tập nói.
 Giáo viên cần đưa ra một số bài văn tham khảo tương ứng với từng thể loại văn để học sinh tham khảo cách viết, cách sử dung từ trong các bài văn ấy.
 Bước 6: Làm bài viết, trả bài:
 Đây là bước cuối cùng của một quá trình từ nắm lý thuyết đến rèn các thoa tác và kĩ năng làm văn đến khi có được bài văn hoàn chỉnh. Có 2 hình thức làm bài viết: làm tại lớp và làm ở nhà.
 - Làm bài viết tại lớp: không khí và môi trường lớp học kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh nhưng bị hạn chế về thời gian.
 - Làm bài viết ở nhà: Không hạn chế về thời gian nhưng học sinh thường có tâm lý ỷ lại. 
 Trả bài là bước quan trọng để học sinh thấy và sửa những lỗi mắc phải khi làm văn. Trong tiết này, giáo viên phải vạch ra những lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, việc xác định yêu cầu của đề một cách rõ ràng, cụ thể. Như vậy học sinh dễ dàng thấy được lỗi của mình và có hướng sửa lỗi theo sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là bước quan trọng đối với học sinh và cả giáo viên, nếu giáo viên không thấy và không đưa ra những lỗi mắc phải của học sinh trong từng bài viết thì học sinh sẽ không biết mình sai ở chổ nào, cần sửa những gì và có thể những lỗi này sẽ tiếp tục xuất hiện trong những bài viết tiếp theo.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy:
 Trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn, tôi đã cố gắng hướng dẫn học sinh từng bước cơ bản để các em hoàn thành tốt một bài văn theo yêu cầu của đề bài. Đa số học sinh đã nắm được các bước cơ bản, bố cục bài văn và liên kết các đoạn văn trong một bài khá hợp lí. Việc đưa ra các biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng bài văn của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn tôi đang phụ trách. 
II. Khả năng áp dụng: 
 Chuyên đề đã được áp dụng ở lớp 64; 67 ; năm học 2014-2015 tại trường THCS Hàm Giang. Kết quả cho thấy số học sinh tiến bộ trong quá trình làm văn đã được tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Tổng hợp kết quả của bài viết số 7 (văn miêu tả)
Lớp
TSHS
8 - 10đ
6,5 - < 8
5 - < 6,5
3,5 - < 5
0 - < 3,5
TB trở lên
TS
TL
6/2
6/5
6/6
Tổng 
cộng
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
 Trong quá trình dạy học và ôn thi, tôi nhận thấy để làm được thành thạo các bước làm bài thì học sinh bên cạnh việc nắm vững các bước làm bài phải nắm được cách liên kết đoạn văn, sử dụng thành thạo từ ngữ. Trong quá trình học, học sinh cần luyện tập nhiều để rèn kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm làm bài cho bản thân.
 Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
* Hướng phát triển :
 Bổ sung các biện pháp giải quyết để chuyên đề có thể áp dụng giảng dạy ở tất cả các khối trong chương trình Ngữ Văn THCS.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập 1,2
2. Sách Phương pháp dạy học tiếng Việt , tập làm văn.
 Hàm Giang, ngày tháng năm 2020
Người viết
Trinh Thị Trinh 
Nhận xét của
Hội đồng khoa học giáo dục
1/ Cấp cơ sở:
	+Tổ:.
(Tổ trưởng, ký tên)
	+HĐ thi đua trường:
(Thủ trưởng, ký tên, đóng dấu)
2/Cấp huyện hoặc thành phố: 
	+Xếp loại:____________(..đ)
 XÁC NHẬN 	 TM.HĐSKKN
 (người chấm, ký và ghi rõ họ tên)
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO TRÀ CÚ
TRƯỜNG THCS HÀM GIANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chuyên đề: « Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 6 ở trường THCS Hàm Giang»
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Ngữ Văn
Họ và tên người thực hiện: Trịnh Thị Trinh
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp.
Hàm Giang, ngày 8 tháng 5 năm 2015

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_hoc_sinh_hoc_tot_p.doc