Chủ đề tích hợp Ngữ văn 7 - Học kì 1
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
-Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề tích hợp Ngữ văn 7 - Học kì 1
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NGỮ VĂN 7 ( KI I) PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ . A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ . - Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I. - Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực. -Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động. -Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. B. THỜI GIAN DỰ KIẾN : Tuần Tiết Bài dạy Ghi chú 1 1 Những vấn đề chung về chủ đề Cổng trường mở ra 2 -Mẹ tôi 2 3.4 -Cuộc chia tay của những con búp bê 5 Liên kết trong văn bản 6 Bố cục trong văn bản 7 - Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá 8 Tổng kết, kiểm tra đánh giá chủ đề C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ: I. MỤC TIÊU CHUNG -Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. -Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày; - Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em; - Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập. - Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ 1.1.Đọc- hiểu 1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Hiểu được tính thời sự, tính thiết thực về nội dung của nhóm bài vnhật dụng.Hiểu được nội dung của ba văn bản nhật dụng trong chủ đề: vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong sự phát triển của trẻ thơ. 1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của mỗi văn bản.Nhận biết nghệ thuật sử dụng các phương thức biểu đạt linh hoạt trong văn bản để đạt mục đích giao tiếp. 1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Từ hiểu về nội dung- hình thức văn bản, liên hệ tới các tác phẩm cùng chủ đề, các tình huống có ý nghĩa giáo dục ngoài cuộc sống. ( Đọc vượt dòng) 1.1.4. Đọc mở rộng:tìm đọc một số truyện hiện đại có cùng đề tài, chủ đề.Tìm hiểu trách nhiệm mỗi bản thân với việc thể hiện tình cảm trân quí với những bậc phụ huynh, thầy cô và xã hội. 1.2.Viết: -Thực hành viết: Viết được bài văn tự sự có bộ cục hợp lí, mạch lạc, có liên kết và thể hiện thái đọ, tình cảm của bản thân. 1.3. Nghe - Nói - Nói: kể lại truyện theo h thpống sự biệc, theo bố cục. Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những văn bản được học -Nghe:Tóm tắt kết hợp ghi chép được nội dung trình bày của thầy và bạn. -Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. 2.Phát triển phẩm chất, năng lực 2.1.Phẩm chất chủ yếu: - Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ tình gia đình, tình thầy trò, biết sống hiếu thảo, ân nghĩa,... - Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vươn lên trong học tập để bày tỏ tình cảm với thầy cô, bố mẹ một cách cụ thể và thiết thực. Biết vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường. 2.2. Năng lực 2.2.1.Năng lực chung: -Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. 2.2.2. Năng lực đặc thù: -Năng lực đọc hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, . Có phương pháp tìm hiểu vẻ đẹp tư tưởng của các nhân vật trong văn học. Hiểu bức thông điệp mà nhà văn gợi ra từ cuộc sống. - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học. - Năng lực thẩm mỹ: nhận ra những giá trị thẩm mĩ .Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn. D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP. 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nhận bết về văn bản nhật dụng - Tóm tắt, phân đoạn được các văn bản nhật dụng. -Nhận biết được tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ với từng bước trưởng thành của con. -Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. -Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. - Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện để thấy trách nhiệm của mỗi thành viên trong giữ gìnhạnh phúc gia đình. - Có kĩ năng Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Vận dụng so sánh một số đặc điểm của văn bản - Vận dụng hiểu biết những tình huống liên môn cơ bản như: vai trò của nhà trường, trách nhiệm của học sinh... - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể truyện theo bố cục hoặc ngôi kể mới - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm về đề tài gia đình, nhà trường - Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm. - Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước. - Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống - Hiểu về khái niệm liên kết trong văn bản.Yêu cầu về liên kết trong văn bản. - Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản. - Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm - Nhận biết, chỉ ra bố cục trong văn bản. - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc. - Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. -Kể miệng được một sự việc hoặc bài văn ngắn giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè - Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiến tạo lập văn bản viết, nói. - Viết được đoạn văn tự sự về một sự việc mang tình thời sự. -Viết được bài văn tự sự theo hệ thống sự việc hợp lý. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói (viết) cụ thể. 2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Mức độ thấp Mức độ cao - Thế nào là văn bản nhật dụng? -Tóm tắt cốt truyện, nắm vững nhân vật? Dựa vào nội dung câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê, cùng bàn luận để thực hiện những yêu cầu sau: - Liệt kê những sự việc chính của câu chuyện - Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? - Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao? - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ? - Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật -Thế nào là bố cục văn bản? -Tìm bố cục một văn bản cụ thể? - Thế nào là mạch lạc trong văn bản? -Thế nào là liên kết trong văn bản? - Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn liên quan bài học. -Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào? -Từ văn “ Cổng trường mở ra”, em thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người như thế nào? -Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên. -Nội dung hai đoạn văn có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ? Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của mình.?Chỉ rõ: đoạn văn đã đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức như thế nào? -Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục? - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học. -Em hiểu thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”? -Viết đoạn văn có câu chủ đề: Con phải hiểu việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người và sự phát triển của nhân loại. -Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường.? Cùng trao đổi với bạn bè về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ đoạn văn đó. -Theo em, khi tạo lập văn bản để đảm bảo tính mạch lạc cần lưu ý những gì? -Rút ra những bài học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân. -Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này. -Kết nối: Nêu suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và được sự học tập, vui chơi dưới mái trường. - Xây dựng được nhân vật trong văn tự sự. -Xây dựng được hệ thống sự việc cho bài văn tự sự. - Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống liên quan. - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống GV đặt ra. -Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “Mẹ tôi”. - Qua câu chuyện này, tác giả đã đề cập đến những nội dung nào về quyền của trẻ em? - Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em. Cùng bình luận với người thân/ bạn bè về quyền thực hiện quyền trẻ em. -Hãy sưu tầm và phân tích một ví dụ thực tế để thấy rằng nếu trong khi nói và viết, chúng ta không chú ý đến tính mạch lạc của văn bản thì người nghe, người đọc sẽ không thuận lợi trong việc theo dõi, tiếp nhận nội dung của văn bản . -Các nhóm chuẩn bị bài nói trong khoảng 5 phút với yêu cầu: Nêu cảm nhận của nhóm em khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. - Vẽ tranh, sáng tác thơ, theo chủ đề của truyện - Nhập vai En -ni-cô viết thư cho bố.... - Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống đề ra. - Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. - Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. - Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành). Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, ) Đ. CHUẨN BỊ : - Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... +Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề. - Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề. + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1.Phương pháp và kĩ thuật dạy học: -Kĩ thuật động não, thảo luận - Kĩ thuật trình bày một phút - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình 2.Phương tiện dạy hoc: -Sách giáo khoa, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu... -Bài soạn ( in và điện tử) PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 7 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA ( Lí Lan) Số tiết: 1 (1) Ngày soạn:............................Ngày dạy:............................................ ---------------------- A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS hiểu được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. - Đọc – hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 2.Năng lực: -Giải quyết vấn đề: Phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm. -Năng lực sáng tạo: Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của văn bản. -Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ: cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiện. - Hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp. - Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Tự học: Nghiên cứu kiến thức và làm bài tập ở nhà. 3. Phẩm chất: - Nhân ái:Xác định rõ hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ và mái trường. - Trung thực, trách nhiệm với bản thân và trong công việc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU -Sách giáo khoa, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu... -Kế hoạch bài học (in - điện tử) - Tư liệu, hình ảnh - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Trao đổi trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ sau: *. Trong đêm trước ngày khai trường , tâm trạng của người mẹ và đứa con khác như thế nào? NGƯỜI MẸ CON *. Em hiểu gì về mỗi nhân vật? C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Hoạt động nhằm khởi động -kết nối kiến thức thực tế với bài học, tạo hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh - Nội dung: HS tham gia hát, lắng nghe, trả lời câu hỏi ..... -Sản phẩm:Tất cả HS nắm được yêu cầu cần thực hiện- chia sẻ được hiểu biết của bản thân. Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. (1) Hát theo băng hình “ Ngày đầu tiên đi học”? (2) Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ? B2.HS chia sẻ ý kiến cá nhân. B3.Tổ chức cho HS nhận xét. B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: -Câu trả lời của học sinh Trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “Cổng trường mở ra” của Lý Lan. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC -Mục tiêu: HS tìm hiểu để thấy được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng. -Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin SGK, sử dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ khám phá tác phẩm và liên hệ cuộc sống. -Sản phẩm:Học sinh khai thác kênh chữ trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân. I.TÌM HIỂU CHUNG Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1.-HS đọc chú thích ( SGK 18) (1)Tác giả VB này là ai? Em biết gì về tác giả? (2)Em hãy cho biết nội dung VB? (3)Theo em, vì sao đây là VB nhật dụng? B2.HS thực hiện nhiệm vụ B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận. B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận. 1. Tác giả: Lí Lan. - Là nhà văn nữ đa tài. - Dịch bộ truyện nổi tiếng Harry Poster (tập 5) sang tiếng Việt. 2. Tác phẩm: - Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở VN ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. - “Cổng trường mở ra” là VB nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ của gia đình, nhà trường và trẻ em. GV giới thiệu : GD có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội ở Việt Nam ngày nay , Giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xx hội . “Cổng trường mở ra” là một văn bản nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà ttrường và trẻ em. II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN II.Đọc - Hiểu văn bản Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1.(1) GV nhận xét, hướng dẫn và đọc mẫu một đoạn. Gọi HS đọc . - Em hãy đọc thầm chú thích SGK ? (2) Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản? (3) Nêu những nội dung chính của văn bản? B2.HS thực hiện nhiệm vụ B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. 1.Đọc - tìm hiểu chú thích: -Kiểu văn biểu cảm. - Có ba nội dung chính: +Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con. + Nỗi nhớ của mẹ về ngày khai trường năm xưa. + Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ. Tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền .Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày đến trường của con vào học lớp Một. 2. Phân tích a. Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con. *. Trong đêm trước ngày khai trường Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG NHÓM B1. B2.HS tiến hành thảo luận trong nhóm. B3.Tổ chức cho HS báo cáo kết quả,- đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. Dự kiến sản phẩm của học sinh NGƯỜI MẸ ĐỨA CON + Lo lắng, thao thức, suy nghĩ triền miên. + Không tập trung được vào việc gì cả. + Nhìn con ngủ. Mẹ sắp lại sách vở cho con + Lên giường và trằn trọc...không lo nhưng vẫn không ngủ được. - Mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình.: Bâng khuâng, xao xuyến. .. + Vô tư, nhẹ nhàng, thanh thản. + Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sửa, ăn một cái kẹo. + Gương mặt thanh thoát.. Người mẹ giàu tình yêu thương con và đức hi sinh... Ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng... Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả THẢO LUẬN CẶP ĐÔI B1(1) Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? (2) Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? B2.Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. B3.Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. B4. GV tổng hợp ý kiến, kết luận kiến thức:=> Hồi tưởng- Đã hàng chục năm trôi qua thế mà buổi sáng đầu tiên ấy cứ khắc ghi như in trong tâm trí của người mẹ - “Sự khắc ghi vượt thời gian”. * Lí do người mẹ không ngủ được: - Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. - Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời. - Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. - Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản ... - Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu. Trong đêm không ngủ được mẹ lo nghĩ về con, mẹ nhớ ngày khai trường xưa của mẹ. Ngày ấy bà ngoại dắt tay mẹ đến trường và sáng mai đây mẹ lại nắm tay dắt con đến trường. Đó là qui luật tuần hoàn của thời gian. Mẹ mong rằng trong góc nhỏ tâm hồn con sẽ ghi lại cảm xúc về ngày đầu tiên và con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Sau này sẽ có lúc con chợt nhớ lại và cảm thấy xúc động. Con giờ đây chính là hình ảnh của mẹ ngày ấy. Tâm trạng của mẹ chính là tâm trạng của bà ngày xưa. b. Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. (1) Câu văn nào trong bài nói lên vai trò quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? - Gọi HS trình bày và nêu ý hiểu về câu văn đã chọn. (2) Kết thúc văn bản, người mẹ nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra „ +Giải thích từ : Can đảm? Thế giới này?Thế giới kì diệu? +Thế giới kì diệu ” mà người mẹ nói đến là gì? (3)Từ văn bản: Em nhận thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người như thế nào? B2.HS thực hiện nhiệm vụ B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch hàng vạn dặm sau này „ ->Giáo dục không được quan tâm : xã hội kém phát triển, đất nước không đi lên hoà nhập à trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu. + Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn. + Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển. + Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp - Thế giới của ánh sáng tri thức. - Nơi nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, nhân cách. - Nơi tình bạn, tình thầy trò ấm áp, cao đẹp. - Nơi chắp cánh ước mơ, khát vọng bay bổng. - Nơi được ca hát, vui chơi... - Câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. 3. Tổng kết: Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. - Khái quát nội dung văn bản? ** Trong bài có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang nói với ai? Cách viết này có tác dụng gì? - Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản? B2.HS thực hiện nhiệm vụ B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK *Nội dung : - Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con ; - Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và đối với xã hội . * Nghệ thuật : - Lựa chọn hình thức tự bạch ( Nhìn con như nói với con nhưng thực chất nói với chính mình)là nổi bật tâm trạng, tình cảm sâu kín... - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Ghi nhớ : SGK trang 9 - Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp. - Người mẹ đang tâm sự với ai? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc thoại nội tâm. - Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP -Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa tìm hiểu được; áp dụng kiến thức để làm các bài tập nhằm củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng. - Nội dung: Hệ thống bài tập tự luận. - Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. (1) Có bạn cho rằng, có nhiều ngày khai trường những ngày khai trường vào lớp một có dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời mỗi con người. Em có đồng ý không? Vì sao? (2)Cho HS đọc đoạn “Thực sự bước vào”. (?) Theo em, trước tình cảm sâu nặng của người mẹ thì bổn phận làm con phải làm gì để đền đáp công ơn của mẹ? (?) Em biết những câu ca dao, tục ngữ nào nói về mẹ? B2.HS thực hiện nhiệm vụ. B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. - Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt. - Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa. - Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô. * - Biết ơn, kính trọng, hiếu thảo... - Chăm chỉ học hành, giúp đỡ bố mẹ.... * Công cha như núi Thái Sơn... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. - Nội dung:Hs phát hiện tình huống/ Giải quyết tình huống liên quan đến bài học. - Sản phẩm:Báo cáo kết quả thực hiện trên lớp và các yêu cầu. Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bài tập viết ngắn (trang 18) Viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) kể về ngày khai trường đầu tiên của mình ( khi vào lớp một)? Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. Chuyển giao nhiệm vụ theo bài tập SGK. B2. Tổ chức cho HS thực hành : Viết vào vở.. B3. Tổ chức báo cáo kết quả,trao đổi, rút kinh nghiệm. HS đánh giá kết quả sản phẩm của bạn theo yêu cầu bài tập B4- GV tổng hợp ý kiến. - Đoạn văn tự sự. Đảm bảo hình thức đoạn. Có câu chủ đề. -Nội dung: Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường. - Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách. - Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao? - Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào? - Ngôi trường có gì khác so với ngày thường. - Các bạn của em như thế nào? Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. Chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập B2.HS thực hiện nhiệm vụ B3.Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức. Bài làm của hoch sinh. PHIẾU BÀI TẬP 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1) En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ... (Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả) (2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!..... Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! (Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả) a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên. b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ? c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn. ĐỊNH HƯỚNG - THAM KHẢO a.Nội dung đoạn 1: Người bố giảng dạy cho En-ri- cô về vai trò của việc học tập. Nhan đề: Vai trò của việc học. Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ b. Nội dung của hai đoạn văn trên trong văn bản Những tấm lòng cao cả có nét giống với văn bản Cổng trường mở ra là đều đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường và tình thương yêu sâu sắc của gia đình dành cho con cái. c. Thêm câu chủ đề cho mỗi đoạn (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày ;
File đính kèm:
- chu_de_tich_hop_ngu_van_7_hoc_ki_1.doc