Chương trình tập huấn sử dụng SGK Lịch sử và địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm biên soạn
SGK môn Lịch sử và Địa lí 6 bộ KNTTVCS?
A. Tuân thủ định hướng GDPT và tiêu chuẩn SGK mới; biên soạn theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực; chú trọng “Kết nối tri thức với
cuộc sống”.
B. Kế thừa SGK hiện hành và tiếp thu điểm mới từ SGK của các nước
tiên tiến trên thế giới.
C. Được biên soạn theo hướng hỗ trợ GV đổi mới hiệu quả phương pháp
tổ chức các hoạt động dạy - học.
D. Đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức khoa học cho
học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình tập huấn sử dụng SGK Lịch sử và địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình tập huấn sử dụng SGK Lịch sử và địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN SỬ DỤNG SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm biên soạn SGK môn Lịch sử và Địa lí 6 bộ KNTTVCS? A. Tuân thủ định hướng GDPT và tiêu chuẩn SGK mới; biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; chú trọng “Kết nối tri thức với cuộc sống”. B. Kế thừa SGK hiện hành và tiếp thu điểm mới từ SGK của các nước tiên tiến trên thế giới. C. Được biên soạn theo hướng hỗ trợ GV đổi mới hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động dạy - học. D. Đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức khoa học cho học sinh Câu 2. Điểm mới nổi bật của SGK Lịch sử và Địa lí 6 gồm: A. Cách tiếp cận, phương pháp biên soạn, cấu trúc, trình bày, thiết kế, in ấn, B. Cách tiếp cận và thiết kế in ấn. C. Cấu trúc SGK và phương pháp biên soạn. D. Hiện đại, theo mô hình SGK của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Câu 3. Trong cách tiếp cận của SGK Lịch sử và Địa lí 6 có điểm mới nổi bật là A. Thống nhất cách tiếp cận theo hướng tích hợp nội môn và liên môn, học lịch sử - địa lí thế giới và khu vực để hiểu rõ lịch sử - địa lí Việt Nam và địa phương. B. Mỗi phân môn có cách tiếp cận độc lập theo đặc thù của môn Lịch sử hay Địa lí. C. Phân môn Địa lí rất chú trọng giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. D. Gồm tất cả các điểm trên. Câu 4. Cấu trúc từng chương, bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 có đặc điểm là A. các bài gồm các phần: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. B. các bài gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng. C. bám sát chương trình Lịch sử và Địa lí 6, các bài đều được xây dựng theo một cấu trúc, gồm: mục tiêu, mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. D. Cấu trúc các chương, bài trong mỗi phân môn có sự khác nhau do đặc thù riêng của từng phân môn. Câu 5. Bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung bài học được phân chia thế nào? A. Vẫn theo kết cấu bài học truyền thống: kênh chữ, kênh hình, câu hỏi, bài tập. B. Nội dung bài học được phân chia thành 2 tuyến: Tuyến chính (nội dung chính của bài) và tuyến phụ (thông tin bổ sung, mở rộng,). C. Nội dung bài học được phân chia thành 3 tuyến: tuyến chính, tuyến phục, câu hỏi và bài tập. D. Nội dung bài học của mỗi phân môn được xây dựng linh hoạt theo yêu cầu, đặc thù riêng của từng phân môn. Câu 6. Phương pháp tổ chức dạy học nào được chú ý triển khai khi dạy học SGK Lịch sử và Địa lí 6? A. Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức học trên lớp. B. Phương pháp nghiên cứu tình huống và hình thức trải nghiệm thực tế. C. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. D. Tăng cường phương pháp dạy học ngoài lớp học, tham quan, trải nghiệm thực tế. Câu 7. Trong mỗi bài học, phần Mở đầu nhằm mục đích A. kết nối với điều HS đã biết, nêu tình huống có vấn đề nhằm kích thích tư duy của HS. B. “làm ấm” không khí lớp học, tạo hứng thú cho HS để chuẩn bị vào bài học mới. C. Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập HS cần giải quyết. D. Gồm tất cả các ý trên. Câu 8. Nội dung tuyến phụ trong các bài học Lịch sử và Địa lí 6 có vai trò gì? A. Minh họa cho tuyến chính, nội dung chính . B. Là một nội dung cần khai thác kĩ để hình thành kiến thức, phát triển năng lực cho HS. C. Cung cấp thông tin mở rộng, bổ sung, hoặc có tính liên môn, kết nối nhằm làm rõ hơn nội dung chính. D. Giúp cho nội dung SGK sinh động, phù hợp với xu hướng biên soạn SGK của thế giới. Câu 9. Kênh hình và tư liệu viết trong các bài học phần Lịch sử có vai trò như thế nào? A. Là nội dung chính của bài học, GV căn cứ vào đó tổ chức hoạt động phù hợp cho HS chủ động rút ra những kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng làm việc với tư liệu, góp phần phát triển năng lực môn học. B. Là phần minh họa, bổ sung cho nội dung chính của bài học, GV hướng dẫn HS tham khảo. C. Kênh hình chỉ là hình ảnh minh họa, các tư liệu viết là tư liệu đọc thêm, mở rộng. D. Có khi là minh họa cho nội dung chính, có khi lại là một phần của nội dung chính. Câu 10. Hoạt động Luyện tập trong SGK Lịch Sử và Địa lí 6 nhằm mục đích gì? A. Ôn luyện tri thức. B. Liên hệ thực tiễn. C. Ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng. D. Tìm hiểu nội dung bài học. Câu 11. Hoạt động Vận dụng trong SGK Lịch Sử và Địa lí 6 nhằm mục đích gì? A. Vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tế. B. Tìm hiểu nội dung bài học. C. Rèn luyện kĩ năng. D. Ghi nhớ những điều đã học. Câu 12. Qua video tiết dạy minh họa “Hy Lạp và La Mã cổ đại” có thể rút ra kinh nghiệm nào? A. Nên tuân thủ các bước lên lớp theo trình tự cấu trúc các phần của bài học như trong SGK. B. Kết hợp những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện trường, lớp, đối tượng HS. C. Giáo viên phải luôn luôn lắng nghe, quan sát, khai thác triệt để cách xử lí của học sinh để phân tích và rút ra cách thức giao tiếp phù hợp trong tình huống cụ thể. D. Tất cả các phương án trên. Câu 13. Phương pháp dạy học nào cần đặc biệt chú ý vận dụng khi khai thác SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Phần Địa lí? A. Phương pháp dạy học theo nhóm. B. Phương pháp đặc thù của phân môn Địa lí (khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ, sơ đồ,...). C. Phương pháp dạy học dự án . D. Phương pháp dạy học truyền thống. Câu 14. Tính vận dụng, liên hệ với thực tế của phần Địa lí được thể hiện qua A. Các hoạt động, câu hỏi để khai thác kiến thức. B. Các nhiệm vụ trong phần vận dụng. C. Các nhiệm vụ trong phần luyện tập D. Tất cả các phương án trên. Câu 15. Qua video bài dạy minh họa Chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả, điểm nào sau đây thể hiện được tính mở và dễ dàng trong khai thác và sử dụng sách? A. Có nhiều câu hỏi và bài tập. B. Các mục, đơn vị kiến thức rõ ràng, nội dung thông tin kênh chữ, kênh hình hợp lí. C. các câu hỏi ở các mục định hướng tổ chức các hoạt động dạy học. D. Cả A và B. Câu 16. Khi lập kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không? A. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV. B. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, còn không nhất thiết phải theo đúng SGV vì SGV là tài liệu tham khảo. C. GV có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS. D. GV cần căn cứ vào chương trình nhà trường, yêu cầu của tổ chuyên môn.
File đính kèm:
- chuong_trinh_tap_huan_su_dung_sgk_lich_su_va_dia_li_6_ket_no.pdf