Chương trình tập huấn sử dụng SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi 1. Sự khác biệt cơ bản giữa SGK Ngữ văn 6, bộ sách

Kết nối tri thức với cuộc sống, với SGK Ngữ văn 6 theo Chương

trình giáo dục phổ thông năm 2006 là gì?

Trả lời: SGK Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống,

được biên soạn theo mô hình SGK phát triển năng lực với một số điểm

nổi bật sau:

a. Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học cũng

như các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung thông qua các hoạt động

đọc, viết, nói và nghe.

b. Thiết kế hệ thống bài học dựa trên sự kết nối chặt chẽ về chủ đề

và thể loại (loại) của văn bản (VB).

c. Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong cùng một bài

học; tích hợp kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học với hoạt động

đọc, viết, nói và nghe

pdf 11 trang phuongnguyen 26/07/2022 4600
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình tập huấn sử dụng SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình tập huấn sử dụng SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chương trình tập huấn sử dụng SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM, TỰ LUẬN 
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN SỬ DỤNG SGK NGỮ VĂN 6 - 
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 
Phần môṭ 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
 Câu hỏi 1. Sự khác biệt cơ bản giữa SGK Ngữ văn 6, bộ sách 
Kết nối tri thức với cuộc sống, với SGK Ngữ văn 6 theo Chương 
trình giáo dục phổ thông năm 2006 là gì? 
 Trả lời: SGK Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, 
được biên soạn theo mô hình SGK phát triển năng lực với một số điểm 
nổi bật sau: 
 a. Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học cũng 
như các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung thông qua các hoạt động 
đọc, viết, nói và nghe. 
 b. Thiết kế hệ thống bài học dựa trên sự kết nối chặt chẽ về chủ đề 
và thể loại (loại) của văn bản (VB). 
 c. Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong cùng một bài 
học; tích hợp kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học với hoạt động 
đọc, viết, nói và nghe. 
 Câu hỏi 2. SGK Ngữ văn 6 đã thực hiện việc kết nối tri thức 
với cuộc sống như thế nào? 
 Trả lời: Trước hết, để học SGK Ngữ văn 6, HS phải huy động các 
hiểu biết, trải nghiệm về cuộc sống của chính các em. Sách xây dựng 
hệ thống các chủ đề và lựa chọn các ngữ liệu gần gũi với đặc điểm tâm 
sinh lí, vốn sống của HS và đặt ra các nhiệm vụ học tập phù hợp với 
các em. Những hoạt động HS cần thực hiện, những câu hỏi HS cần trả 
lời trong Ngữ văn 6 đều đòi hỏi các em huy động những gì đã biết, đã 
trải qua để có được kiến thức, kĩ năng mới, chẳng hạn làm quen với 
một người bạn mới, chia sẻ tình cảm với người thân, giúp đỡ một 
người tình cờ gặp, xúc động trước một sự việc, đều góp phần quan 
trọng vào việc giúp các em thực hiện hiệu quả các hoạt động đọc, viết, 
nói và nghe. Mối liên hệ giữa những vấn đề đặt ra trong bài học với 
những kinh nghiệm sống của HS giúp các em không chỉ hiểu sâu sắc 
hơn VB đọc mà còn có chất liệu thực tế để thực hành viết, nói và nghe. 
 Đến lượt mình, những kiến thức và kĩ năng mới có được từ việc 
đọc, viết, nói và nghe sẽ giúp HS giải quyết những vấn đề trong đời 
sống của chính các em, nhất là kĩ năng đọc sách và tự học, kĩ năng viết, 
kĩ năng trao đổi, tranh luận và thuyết phục. 
 Câu hỏi 3. Các bài học trong SGK Ngữ văn 6 được triển khai 
theo nguyên tắc nào? 
 Trả lời: Ngữ văn 6 thiết kế hệ thống bài học theo hệ thống chủ đề 
và thể loại, loại VB, bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của HS. 
Sách có 10 bài học. Tên bài thể hiện phần nào chủ đề (trừ bài 10 là một 
dự án đọc sách). Các VB được lựa chọn làm ngữ liệu trong mỗi bài vừa 
có nội dung gắn với chủ đề vừa có đặc điểm của thể loại, loại VB trọng 
tâm của bài đó. Cụ thể: 1. Tôi và các bạn (thể loại chính: truyện); 2. Gõ 
cửa trái tim (thể loại chính: thơ); 3. Yêu thương và chia sẻ (thể loại 
chính: truyện); 4. Quê hương yêu dấu (thể loại chính: thơ); 5. Những 
nẻo đường xứ sở (thể loại chính: kí); 6. Chuyện kể về những người anh 
hùng (thể loại chính: truyền thuyết); 7. Thế giới cổ tích (tập trung vào 
truyện cổ tích); 8. Khác biệt và gần gũi (loại VB chính: nghị luận); 9. 
Trái Đất – ngôi nhà chung (loại VB chính: VB thông tin); 10. Cuốn 
sách tôi yêu (dự án đọc sách). 
 Hệ thống chủ đề trong cả bộ sách được sắp xếp từ gần gũi (bản thân, 
gia đình, bè bạn: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim) đến rộng lớn (xã hội, 
quê hương, đất nước: Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, 
Những nẻo đường xứ sở); từ những câu chuyện đời xưa (Chuyện kể về 
những người anh hùng, Thế giới cổ tích) đến những vấn đề của cuộc 
sống hiện tại (Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung). Tuy 
tên các bài học dựa vào tên chủ đề (nội dung), nhưng các VB được lựa 
chọn và cách khai thác thì không chỉ dựa vào chủ đề mà còn dựa vào 
đặc điểm thể loại, loại VB của VB được lựa chọn. Các thể loại, loại VB 
được phân bố đan xen để bảo đảm HS không phải học một thể loại, loại 
VB trong hai bài liên tục. 
 Câu hỏi 4. Cấu trúc của mỗi bài học được xây dựng như thế 
nào? 
 Trả lời: Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 được dự kiến hoàn thành 
trong khoảng 12 – 16 tiết. Các bài đều có cấu trúc thống nhất, trừ bài 
10 (Cuốn sách tôi yêu) có mạch riêng và thời gian tổ chức hoạt động 
dạy học khác biệt. Các bài học trong Ngữ văn 6 được tổ chức theo 
mạch hoạt động chính gồm các phần: Đọc – Viết – Nói và nghe. Có 
phần mở đầu bài học nhằm giúp GV và HS nắm được định hướng 
chung và yêu cầu cần đạt của bài học, tạo cảm hứng khám phá bài học, 
đồng thời trang bị cho HS một số tri thức ngữ văn để các em có công 
cụ đọc hiểu VB một cách hiệu quả, sau đó vận dụng vào việc tạo lập 
VB. 
 Mạch nội dung chính của các bài học bám sát yêu cầu cần đạt theo 
quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 
2018. Những yêu cầu cần đạt này được thực hiện thông qua các hoạt 
động chính của mỗi bài học: đọc, viết, nói và nghe. Các hoạt động này 
được kết nối chặt chẽ với nhau. Hoạt động đọc giúp HS nắm được nội 
dung VB, đặc điểm của thể loại, loại VB, huy động vốn sống, trải 
nghiệm để hiểu VB. Từ những kiến thức, kĩ năng, vốn sống, trải 
nghiệm có được từ việc đọc, HS được hướng dẫn viết kiểu VB tương 
đương, theo một quy trình cụ thể, bài bản. Hoạt động nói và nghe được 
tổ chức trên cơ sở sản phẩm của hoạt động đọc hoặc viết. Như vậy, 
việc lấy hoạt động đọc làm cơ sở, cung cấp chất liệu cho các hoạt động 
viết, nói và nghe có thể xem là một điểm nhấn quan trọng của Ngữ văn 
6. 
 Câu hỏi 5. Ngữ liệu trong SGK Ngữ văn 6 được lựa chọn căn cứ 
vào những tiêu chuẩn nào? 
 Trả lời: Ngữ liệu trong SGK Ngữ văn 6 trước hết phải tuân thủ quy 
định về ngữ liệu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 
2018, cụ thể là ngữ liệu cần bảo đảm: 
– Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực 
theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. 
– Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm – 
sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học; bảo đảm mục tiêu giáo 
dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với 
tâm lí học sinh. 
– Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu VB 
và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ. 
– Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; 
thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc 
gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân 
thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến 
những giá trị phổ quát của nhân loại. 
Tuân thủ quy định chung đó, Ngữ văn 6 đã lựa chọn ngữ liệu rất kĩ 
càng, vừa đáp ứng yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học vừa bảo đảm sự 
cân bằng giữa VB của tác giả Việt Nam (chiếm phần lớn, khoảng 80%) 
với VB của tác giả nước ngoài (một tỉ lệ nhỏ, khoảng 20%), giữa VB 
viết về các vùng miền, địa phương khác nhau, giữa VB thuộc các thể 
loại, loại VB khác nhau. 
 Tuy chương trình chỉ quy định chung về các thể loại, loại VB, 
không nêu rõ tỉ lệ, nhưng Ngữ văn 6 đã tính toán kĩ tỉ lệ các thể loại, 
loại VB trong các bài học, trong đó truyện chiếm tỉ lệ lớn hơn cả: 4/ 9 
bài (trong đó có 2 bài dành cho truyện dân gian) (không tính bài 10 có 
tính chất tổng hợp về thể loại, loại VB), sau đó là thơ: 2/ 9 bài, kí: 1/ 9 
bài, VB nghị luận: 1/ 9 bài, VB thông tin: 1/ 9 bài (có một phần VB 
thông tin được học trong bài 6). Tỉ lệ các thể loại, loại VB được phân 
bổ như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu của chương trình vừa phù hợp 
với khả năng tiếp nhận của HS lớp 6. 
Phần hai 
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN 
 Chọn câu trả lời đúng (A, B, C hay D). Mỗi câu hỏi chỉ có một 
câu trả lời đúng. 
 Câu hỏi 1. Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội 
dung nào khác? 
 A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, 
bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố 
Hán Việt 
 B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, 
hướng dẫn ôn tập, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, 
bảng tra cứu yếu tố Hán Việt 
 C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, 
hướng dẫn ôn tập, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, bảng tra cứu 
yếu tố Hán Việt 
 D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đề tham khảo, 
bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố 
Hán Việt 
 Câu hỏi 2. Các bài học trong SGK Ngữ văn 6 được thiết kế như 
thế nào? 
 A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau. 
 B. Có 10 bài học, trong đó có 9 bài có cấu trúc giống nhau. 
 C. Có 10 bài, trong đó mỗi tập có một bài có cấu trúc khác biệt. 
 D. Có 10 bài học, tùy ngữ liệu chính thuộc thể loại, loại VB nào 
mà cấu trúc bài thay đổi. 
 Câu hỏi 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với 
nhau như thế nào? 
 A. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một thể loại hay 
loại VB. 
 B. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về thể loại hay 
loại VB. 
 C. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc thể loại hay loại VB chính 
của bài. 
 D. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các thể loại hay loại VB đa 
dạng, linh hoạt. 
 Câu hỏi 4. Ngữ liệu trong Ngữ văn 6 thuộc các thể loại, loại VB 
nào? 
 A. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí, kịch), VB nghị luận, VB thông 
tin 
 B. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí), VB nghị luận, VB thông tin 
 C. VB văn học (truyện, thơ, du kí, kịch), VB nghị luận, VB thông 
tin 
 D. VB văn học (truyện, thơ, du kí), VB nghị luận, VB thông tin 
 Câu hỏi 5. Mục tiêu CƠ BẢN của hoạt động Khởi động trước 
khi đọc VB trong các bài học của Ngữ văn 6 là gì? 
 A. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng từ bài học cũ để học bài 
học mới. 
 B. Giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm đã có vào việc học 
VB mới. 
 C. Giúp HS ôn tập bài cũ, kết nối bài học cũ với bài học mới. 
 D. Giúp HS có hứng thú để khám phá VB mới. 
 Câu hỏi 6. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi 
mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 6? 
 A. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau 
khi đọc. 
 B. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt 
của bài học. 
 C. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB. 
 D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo 
thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận 
dụng. 
 Câu hỏi 7. Mục tiêu phát triển kĩ năng đọc VB truyện được 
thực hiện chủ yếu ở những bài nào? 
 A. Bài 1, bài 3, bài 6, bài 7 
 B. Bài 1, bài 4, bài 6, bài 7 
 C. Bài 1, bài 3, bài 7, bài 10 
 D. Bài 1, bài 5, bài 6, bài 7 
 Câu hỏi 8. Trong Ngữ văn 6, việc chú trọng phát triển kĩ năng 
tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động 
nào? 
 A. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt 
năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10. 
 B. Thực hành đọc VB thứ 4 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt 
năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10. 
 C. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học, đọc mở rộng 
suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10. 
 D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu 
thích. 
 Câu hỏi 9. Trong SGK Ngữ văn 6, HS cần thực hành viết 
những kiểu bài nào? 
 A. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến 
về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; 
thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt 
một VB. 
 B. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày 
ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; 
thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện dân gian; viết biên bản; tóm tắt 
một VB. 
 C. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến 
về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật 
lại một sự kiện; kể lại một truyền thuyết; viết biên bản; tóm tắt một 
VB. 
 D. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày 
ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh 
sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; 
tóm tắt một VB. 
 Câu hỏi 10. Trong SGK Ngữ văn 6, kĩ năng viết của HS được 
rèn luyện thông qua những hoạt động nào? 
 A. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài. 
 B. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết đoạn văn hoặc VB theo 
kiểu bài. 
 C. Viết ngắn trước khi đọc, viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết 
VB theo kiểu bài. 
 D. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài, viết 
tóm tắt kết quả trao đổi. 
 Câu hỏi 11. Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham 
khảo là gì? 
 A. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực 
hành theo. 
 B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng 
sáng tạo. 
 C. Giúp HS khai thác để sử dụng các thông tin, ý tưởng mà tác giả 
đã dùng trong bài. 
 D. Giúp HS học cách tác giả triển khai VB đáp ứng yêu cầu đối với 
kiểu bài. 
 Câu hỏi 12. Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt 
vào sách phải bảo đảm tiêu chí nào? 
 A. Bảo đảm trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng 
Việt một cách hệ thống. 
 B. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở 
lấy kiến thức văn học làm trọng tâm. 
 C. Bảo đảm phục vụ hiệu quả cho việc phát triển kĩ năng đọc hiểu 
VB và tạo tiền đề cho việc phát triển các kĩ năng viết, nói và nghe. 
 D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 
 Câu hỏi 13. Nội dung của hoạt động nói và nghe trong mỗi bài 
được thiết kế dựa vào nguyên tắc nào? 
 A. Kết nối với nội dung viết. 
 B. Dựa vào chủ đề của bài học. 
 C. Kết nối với nội dung viết hoặc đọc. 
 D. Linh hoạt theo từng bài học. 
 Câu hỏi 14. Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính 
tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào? 
 A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu 
quả cao. 
 B. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn 
đề được đặt ra. 
 C. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến 
của người nói. 
 D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây 
dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe. 
 Câu hỏi 15. Nhận định nào sau đây là đúng? 
 A. Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống khác hoàn 
toàn với Ngữ văn 6 cũ (theo Chương trình năm 2006). 
 B. Bài dạy được quay clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy 
trình được thực hiện trong các bài dạy đó. 
 C. Với Ngữ văn 6, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều 
phương pháp và hình thức dạy học khác nhau. 
 D. Ngữ văn 6 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa 
trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_tap_huan_su_dung_sgk_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc.pdf