Chuyên đề Một số phương pháp dạy văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6
I. Lý do chọn đề tài
Theo GS.Đinh Gia Khánh: “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49).
Văn học dân gian trong nhà trường là một kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn, việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Các em chưa quen với việc soạn ở nhà và việc tích cực chủ động học trên lớp và làm thế nào để nhớ hết được chúng là rất khó mà kiến thức của khối THCS môn ngữ văn lại nhiều nội dung. Đòi hỏi người giáo viên nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học Văn hiện nay. Giáo viên giảng bài nhưng học sinh chưa có sự chuẩn bị thì tiếp thu cũng không mấy đạt hiệu quả. Bởi thế người giáo viên cần có những phương pháp phù hợp tìm ra giải pháp mới làm cho học sinh học tập tiếp thu một cách tích cực, hứng thú hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số phương pháp dạy văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6
CHUYÊN ĐỀ (Một số phương pháp dạy văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh lớp 6) I. Lý do chọn đề tài Theo GS.Đinh Gia Khánh: “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49). Văn học dân gian trong nhà trường là một kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn, việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Các em chưa quen với việc soạn ở nhà và việc tích cực chủ động học trên lớp và làm thế nào để nhớ hết được chúng là rất khó mà kiến thức của khối THCS môn ngữ văn lại nhiều nội dung. Đòi hỏi người giáo viên nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học Văn hiện nay. Giáo viên giảng bài nhưng học sinh chưa có sự chuẩn bị thì tiếp thu cũng không mấy đạt hiệu quả. Bởi thế người giáo viên cần có những phương pháp phù hợp tìm ra giải pháp mới làm cho học sinh học tập tiếp thu một cách tích cực, hứng thú hơn. II. Thực trạng yêu cầu: 1. Ưu điểm: - Trong đời sống, con người sẽ có những tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong giao tiếp và văn học dân gian cũng đóng góp một phần lớn trong việc giúp học sinh bộc lộ những những tư tưởng, tình cảm đó. - Khi học văn học dân gian sẽ giúp các em biết yêu thương con người , yêu cái thiện , có tư tưởng đúng đắn, nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách toàn diện hơn.. - Học sinh sẽ yêu thích những câu chuyện dân gian, sẽ học hỏi được rất nhiều điều mà tác giả dân gian nhắn nhủ về tình yêu thương con người, về đạo lí làm người. 2. Hạn chế: - Văn bản văn học dân gian rất nhiều thể loại mỗi văn bản có những đặc điểm hình thù riêng của nó.Vì thế để nhớ và hứng thú học nó là đều vô cùng khó khăn với các em. III. Nội dung chuyên đề: - Mục đích của chuyên đề: + Giúp học sinh tiếp thu nhanh các loại truyện dân gian, có thể kể được truyện dân gian, hứng thú học tích cực và yêu thích nó hơn Bởi thế cho nên tôi đã nghiên cứu sáng kiến về một phương pháp: "Một số phương pháp dạy văn bản văn học dân gian tạo hứng thú cho học sinh lớp 6" nhằm giúp các em có định hướng tốt hơn khi học văn làm nền tảng vững chắc cho các lớp sau. - Các bước trong chuyên đề: a. Chuẩn bị: + Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài giảng, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập với các hình thức đa dạng phong phú: nghe – nói – đọc – viết - Thể hiện được mục tiêu bài giảng: Về kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Nội dung kiến thức: Chính xác khoa học, nổi bật trọng tâm. - Thể hiện được sự tích hợp: Phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống - Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nhóm, cá nhân... + Học sinh phải đọc và soạn bài trước ở nhà. Các em sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho, có thể tra cứu internet, qua tư liệu, sách vở,... b. Các biện pháp cụ thể: b1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghe - nhìn giúp học sinh tiếp cận văn bản hứng thú hơn: - Mỗi một loại truyện dân dân đều có hình ảnh minh họa nên việc cho học sinh nghe - nhìn truyện đọc trước khi vào bài là vô cùng lí thú kích thích sự tò mò ham học ở học sinh.Ví dụ cho học sinh nghe truyện kể bé nghe: truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh... trước khi vào học nội dung bài mới. Sau đó, GV có thể hỏi “Em vừa nghe xong câu chuyện nào? Và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện theo lời văn của mình giúp phần nào rèn kĩ năng nói cho học sinh. Giáo viên nhờ hỗ trợ phương tiện kênh hình dùng hình ảnh trực quan sinh động chiếu tranh về các nhân vật, sự việc để học sinh quan sát và dùng lời văn giới thiệu về nhân vật đó. Ví dụ: chiếu tranh nhân vật Thạch Sanh hay Thánh Gióng... để học sinh nhìn tranh giới thiệu GV có thể hỏi: Qua tranh em hãy giới thiệu những chiến công của Thạch Sanh ? Hay Câu hỏi khác về Thánh Gióng “ Hình ảnh trên giúp em hiểu gì về nhân vật Gióng?” B2. Phương pháp tích hợp liên môn: Việc tích hợp liên môn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút các em không gây nhà chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.Những nội dung tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác mà các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nữa. Từ đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú. Ở trong truyện truyền thuyết có bài “Sự Tích Hồ Gươm” Giáo viên có thể tích hợp môn lịch sử gợi nhắc cho các em nhớ về nhân vật lịch sử là “Lê Lợi” là thủ lĩnh, là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (ở Thanh Hoá” và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh giặc Minh xâm lược kéo dài mười năm “nếm mật nằm gai”, “căm giặc nước thề không cùng sống” ở nửa đầu thế kỉ XV Hay có thể tích hợp với môn GDCD trong thể loại ngụ ngôn truyện: Ếch ngồi đáy giếng; thầy bói xem voi; Chân, tay, tai, mắt, miệng. Thông qua câu truyện ngụ ngôn mang tính chất giáo huấn để dạy học sinh về bài học đạo đức “Khiêm tốm”, “Sống giản dị”, “Yêu thương con người” (lớp 7), “Siêng năng, kiên trì”, “Sống chan hoà với mọi người” (lớp 6) VD: Trong bài “Ếch ngồi đáy giếng” giáo viên có thể đặt câu hỏi “ Tại sao con Ếch lại bị con Trâu giẫm bẹp? Theo em, mỗi người chúng ta cần phải có lối sống như thế nào? Trang bị những đức tính gì cho mình? Hay bài “ Em bé thông minh” liên hệ nhắc bài học công dân 6 bài “Siêng năng, kiên trì”. Ông bà ta có câu “ Cần cù bù thông minh” , nếu các em có sự siêng năng kiên trì sẽ giúp em có được sự thông minh như “Em bé” trong truyện không ? B3. Phương pháp thực hiện theo hướng tích cực có trải nghiệm sáng tạo: Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nổ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đối với các loại truyện dân gian, văn bản nào cũng đều có những vấn đề được đề cập đến một cách hữu ích, có thể đưa ra những phương pháp cho HS trải nghiệm như sau: - Phương pháp giải quyết vấn đề: GV có thể đưa ra vấn đề cho học sinh trải nghiệm. VD ở Truyện cổ tích Thạch Sanh GV đặt vấn đề “Trong truyện Thạch sanh, Thạch Sanh đã trải qua những lần thử thách nào? Qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu gì? - Phương pháp sắm vai: Ở phương pháp này giúp học sinh thực hành ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định. Và kịch bản để học sinh biểu diễn đó là từ các câu truyện dân gian. VD giáo viên sẽ cho học sinh sắm vai các nhân vật Trong truyện “Em bé thông minh” để tái hiện lại sự việc mà nội dung trong truyện đề cập đến. - Phương pháp làm việc nhóm: GV chia lớp ra các nhóm nhỏ để làm việc. hoạt động này sẽ giúp hs trong nhóm trao đổi, giúp đỡ làm việc để hoàn thành nhiệm vụ. Trong bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng, Em hãy tìm những lần ông lão ra gặp cá vàng mấy lần và sự thay đổi của biển cả thể hiện điều gì ? 3.3. Khả năng áp dụng của chuyên đề: - Chuyên đề trên được đưa trước tổ triển khai ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm và được BGH, các thầy cô trong tổ đóng góp để hoàn thiệ chuyên đề năm học 2018-2019 - Giải pháp này mang tính khả thi cho các giáo viên dạy ngữ văn 6 cùng khối ứng dụng trong phạm vi các trường THCS trên địa bàn thành Phố Rạch Giá và trong cả tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Đa số học sinh đều rất hứng thú khi học văn bản văn học dân gian, cảm thấy dễ hiểu bài hơn.. Tôi so sánh được kết quả giảng dạy như sau: Năm Lớp Sĩ số Yêu thích môn học Chưa yêu thích SL (%) SL (%) 2017-2018 6/1 45 25 55.6 20 45,4 2018-2019 6/3 42 37 88,1 5 11,9 KÍ DUYỆT CỦA TỔ Người thực hiện chuyên đề Tạ Thị Thanh Lê Trần Thị Thu Hà
File đính kèm:
- chuyen_de_mot_so_phuong_phap_day_van_hoc_dan_gian_tao_hung_t.docx