Dạy học theo chủ đề Ngữ văn 8

VĂN BẢN TRUYỆN KÍ

TÍCH HỢP : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

( Chủ đề gồm 7 tiết, từ tiết 1 đến tiết 7)

A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.

- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh được giá trị của tác phẩm truyện kí việt Nam, nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề và bố cục của một văn bản

-Tích hợp kiến thức Tìm hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.

 

doc 243 trang phuongnguyen 30/07/2022 20600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học theo chủ đề Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học theo chủ đề Ngữ văn 8

Dạy học theo chủ đề Ngữ văn 8
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
VĂN BẢN TRUYỆN KÍ 
TÍCH HỢP : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
( Chủ đề gồm 7 tiết, từ tiết 1 đến tiết 7)
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I. 
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh được giá trị của tác phẩm truyện kí việt Nam, nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề và bố cục của một văn bản
-Tích hợp kiến thức Tìm hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
- Hai tác phẩm truyện kí được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về Tập làm văn
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tuần
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
6
1
Giới thiệu chung về truyện kí
Tìm hiểu tác phẩm truyện kí : Tôi di học
2
Tìm hiểu tác phẩm truyện kí : Tôi di học
 ( tiếp )
3,4
Tìm hiểu truyện kí : Những ngày thơ ấu và đoạn trích “ Trong lòng mẹ “
7
5
Tích hợp :
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
6
Tích hợp :
- Bố cục của văn bản
7
- Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện kí , nắm được chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản nói chung, của hai truyện kí được học nói riêng, nắm được bố cục của văn bản và cách trình bày văn bản có tính thống nhất, có bố cục rõ ràng 
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: 
- Nắm được chủ đề, bố cục, nội dung và nghệ thuật của văn bản
1.2.Viết: 
-Thực hành viết: Viết được bài văn đoạn văn có tính thống nhất vê chủ đề, có bố cục hợp lí
1.3. Nghe - Nói
- Nói: kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật 
-Nghe: Tóm tắt được nội dung trình bày của gv và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh. 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực Tìm hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Thế nào là truyện kí, một số thể loại truyện kí
Truyện ngắn “ Tôi đi học” và hồi kí “những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là hai truyện kí tiêu biểu trong giai đoạn 1930 - 1945
- Nắm được được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm 
- Hiểu đặc điểm của thể loại truyện kí giai đoạn 1930 - 1945
 - Hiểu, cảm nhận tâm hồn trong sáng, thơ ngây của tuổi thơ qua hai tác phẩm
- Đọc – hiểu tác phẩm truyện kí
- Kể lại nội dung, cốt truyện
- Chỉ ra nghệ thuật tiêu biểu của hai tác phẩm
- Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm.
- Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Chủ đề, của văn bản.
- Bố cục của văn bản 
Hiểu về tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Căn cứ chia bố cục của văn bản
- Tìm chủ đề
- Tìm bố cục
- Viết được đoạn văn bài văn có tính thống về chủ đề giữa các câu, các đoạn, các phần.
- Viết bài văn có bố cục hợp lí
2. Câu hỏi định tính và định lượng: 
Bài tập trắc nghiệm, Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
E. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1, 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN KÍ
TÌM HIỂU TRUYỆN KÍ : TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nắm được một số lí luận chung về truyện kí
- Thấy được truyện ngắn “ Tôi đi học” là truyện kí tiêu biểu trong văn học nhà trường.
- Nắm được chủ đề, bố cục của tác phẩm
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trông buổi tựu trường đầu tiên.
- Hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng những tình cảm trong sáng khi nhớ về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
- Hiểu được vai trò của gia đình và nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
4. Phát triển năng lực: Tự học, phát triển ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, tư duy...
Hoạt động : Khởi động 
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
H: Điền tên tác giả và thể loại cho những tác phẩm dưới đây :
1. Sống chết mặc bay..............................
2. Cốm - một thứ quà của lúa non............
3.Mùa xuân của tôi................................
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian: 
- Phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, bình giảng nhận xét.
- Kĩ thuật: Tia chớp, động não, hoạt động nhóm, .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
Chia nhóm cho HS thảo luận theo nội dung của PHT 
Em hiểu thế nào là truyện kí ?
Em biết những thể loại nào của truyện kí ?
Truyện kí xuất hiện từ khi nào ?
Đề tài của truyện kí ?
Thảo luận nhóm
Trình bày két quả
Nhận xét, bổ sung
A. Giới thiệu chung về truyện kí
- Chỉ thể loại truyện và kí
- Truyện kí gồm những sáng tác văn xuôi nghệ thuật : Truyện(Tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn) tiểu thuyết, hồi kí, bút kí, phóng sự...
- Thời gian xuất hiện: Từ đầu thế kỉ XX 
- Trong văn học Việt Nam, truyện kí chia làm nhiều thời kì : 
+ Trước 1930
+ Từ 1930- 1945
+ Từ 1945 - 1975
+ Sau 1975 
- Mỗi thời kì có thành tựu riêng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu
- Các văn bản thuộc thể loại truyện kí trong chương trình Ngữ văn lớp 8 : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc đề nằm trong giai đoạn sáng tác từ 1930- 1945
- Đề tài : Con người và xã hội những năm 1930 - 1945.
Hướng dẫn h/s đọc, tìm hiểu chú thích. 
H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh ?
GV bổ sung thêm tư liệu về tác giả
H: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
*Gv: Cho h/s giải đáp chú thích 2, 6, 7 . 
 - Gv nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, hơi buồn, lắng sâu; chú ý giọng nói của nhân vật ''tôi'', người mẹ và ông đốc.
- Gv đọc mẫu, Gọi 2-3 h/s đọc tiếp, gọi HS khác nhận xét.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 3’:
+ Văn bản thuộc thể loại gì? 
+Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
+Nhân vật chính, ngôi kể?
H: Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?
H: Nêu cảm nhận chung của em về văn bản ?
H. Tìm bố cục của văn bản?
- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Nghe
- 3-4 h/s đọc 
Hs nhận xét cách đọc
- Tìm hiểu chú thích
- Thảo luận nhóm: Xác định thể loại, phương thức biểu đạt, nhân vật chính, ngôi kể của văn bản
- Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
- HS tự bộc lộ
 3 phần 
B. Tìm hiểu truyện kí : TÔI ĐI HỌC ( Thanh Tịnh )
I - Đọc và tìm hiểu chung
 1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở Huế.
- Vừa làm thơ, vừa viết văn, nhưng thành công nhất là truyện ngắn.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Được truy tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007.
2. Tác phẩm :
- Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập ''Quê mẹ '' (1941).
- Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi.
3 . Đọc 
Từ khó: 2,6,7
4. Tìm hiểu chung
- Thể loại: truyện ngắn mang đậm chất hồi kí.
- Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Nhân vật chính: tôi
- Ngôi kể: theo ngôi thứ I . 
- Bố cục : 3 phần 
+ Trên con đường đi tới lớp: Từ Buổi mai hôm ấy -> trên ngọn núi.
+ Trước khi vào lớp: Từ Trước sân trường ->được nghỉ cả ngày nữa.( Gồm 2 đoạn nhỏ:Trên sân trường Mĩ Lí và lúc gặp ông đốc trường ).
+ Khi đã vào lớp: Đoạn còn lại.
H: Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi được khơi nguồn từ những dấu hiệu nào?
H: Những kỉ niệm đó được diễn tả theo trình tự ntn?
Cảnh vật xung quanh đã gợi lên trong lòng tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên (tiết trời cuối thu, lá rụng; mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ)
- Tìm hiểu trình tự diễn tả
+ Trên con đường đi tới lớp: 
+ Trước khi vào lớp: 
+ Khi đã vào lớp: 
II - Tìm hiểu chi tiết
1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn
- Trình tự thời gian (Từ hiện tại nhớ về quá khứ).
- Trình tự không gian
 GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 3 phút:
Nhóm 1: tìm những chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường.
Nhóm 2: tìm những chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi ở trường.
Nhóm 3: tìm những chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi ở trong lớp học.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Cho hs phân tích tâm trạng của nhân vật tôi qua các chi tiết đó.
H:Trong câu văn :"Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.", cảm giác quen mà lạ của nhân vật "tôi" ở đây có ý nghĩa gì?
H: Chi tiết "Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa" có ý nghĩa gì ?
H: Chi tiết nhân vật tôi "ghì thật chặt"hai quyển vở mới và "muốn thử sức mình "tự cầm bút thước, gợi cho em hiểu gì về nhân vật tôi?
H: Cảnh tượng sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ...có ý nghĩa gì ?
H : Biện pháp nghệ thuật so sánh: so sánh lớp học với đình làng có ý nghĩa gì ?
H : Khi miêu tả những cậu học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả đã dùng hình ảnh nào? Em đọc được gì từ hình ảnh đó?
- Gv : Nói về tâm trạng các cậu học trò nhưng thật ra là nói về tâm trạng của chính mình, tác giả như một con chim non đang chập chững bước vào đời còn rụt rè, bỡ ngỡ, sợ sệt nhưng cũng thể hiện một khát vọng lớn lao, cao cả.
H: Em cảm nhận gì về thái độ của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu đi học?
H : Dòng chữ Tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì? 
Gv: Dòng chữ chậm chạp , nguệch ngoạc đầu tiên trên trang giấy trắng tinh là niềm tự hào, khao khát trong tuổi thơ của con người và dòng chữ cũng thể hiện rõ chủ đề của truyện ngắn này .
Thảo luận
- Phân tích, cảm nhận qua các chi tiết
+ Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường; tự thấy mình như đã lớn lên, con đường làng không còn dài rộng như trước ...
+ Cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
+ Nhân vật "tôi' có chí học tập ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém
+ Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta. Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
so sánh lớp học với đình làng: nơi thờ cúng tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn -> Phép so sánh này diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả với mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học
+Tìm chi tiết: Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
-> Miêu tả thật sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học: bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ. Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
- Trình bày cảm nhận:
+ Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em
+ Ông đốc: người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung.
+ Thầy giáo trẻ: thân thiện, gần gũi.
Cách kết thúc truyện rất tự nhiên và bất ngờ . Dòng chữ '' Tôi đi học'' như mở ra một thế giới, một khoảng không gian mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ. 
2. Cảm xúc của nhân vật tôi.
a, Tâm trạng và cảm giác nhân vật ''tôi'' trên con đường tới trường.
- Con đường ... quen đi lại ... lần này tự nhiên thấy lạ.
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi
-  cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
- Muốn thử sức cầm cả bút thước
=> Tâm trạng hồi hộp và cảm giác rất tự nhiên (tự thấy mình như đã lớn) của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường.
b. Tâm trạng và cảm giác nhân vật ''tôi'' trước khi vào lớp.
* Trên sân trường Mĩ Lí.
- Sân trường Mĩ Lí dày đặc cả người
- Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
-> bỡ ngỡ, lạ lẫm, lo sợ
* Trước lớp học
- Nghe gọi đến tên, tôi tự nhên giật mình và lúng túng.
- người tôi tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ.
=> tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học. 
c, Tâm trạng của nhân vật tôi trong lớp học. 
- Một mùi hương lạ xông lên. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng cảm thấy lạ và hay; nhìn bàn ghế chỗ ngồilạm nhận là vật riêng của mình; nhìn người bạn chưa hề quen biết nhưng lòng không cảm thấy xa lạ chút nào 
=> vừa ngỡ ngàng vừa cảm thấy gần gũi, tự tin.
3. Thái độ, cử chỉ của người lớn.
Quan tâm, gần gũi, thân thiện, yêu thương
H: Nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
H: Trong sự đan xen của các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm theo em, phương thức nào là nổi trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của truyện ngắn Tôi đi học ?
H: Em học được gì về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn Tôi đi học ?
H: đọc ghi nhớ ?
H: Tình cảm nào được khới gợi và bồi đắp khi em học xong truyện ngắn Tôi đi học?
Tổng kết về nội dung, nghệ thuật
Liên hệ cảm xúc
III. Ghi nhớ
1. Nghệ thuật
- Kể theo dòng hồi tưởng.
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Sự đan xen của các phương thức tự sự, miêu tả biểu cảm. Nổi trội là phương thức biểu cảm
->chất trữ tình của truyện.
- Nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
2. Nội dung 
-Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong ký ức của mỗi người.
Ghi nhớ (SGK/9)
Hoạt động3: Luyện tập
- Thời gian: 3 phút
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
- Làm bài tập sách giáo khoa.
- HS suy nghĩ làm bài tập.
III. Luyện tập .
Bài 1/ SGK: 
Hoạt động4: Vận dụng
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
H: Theo em ngày đầu tiên đi học có vai trò như thế nào trong cuộc đời của mỗi con người? Hãy viết đoạn văn từ 3-5 câu nói về ấn tượng của em về ngày đầu tiện đi học của mình?
- HS suy nghĩ trình bày và viết đoạn văn
Bài 2: viết đoạn văn
Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: trực quan
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
H: Em đã học một tác phẩm âm nhạc nào nói về ngày khai trường. Hãy trình bày sơ lược về bài hát đó?
GV cho học sinh nghe bài hát: Tiếng trống ngày khai trường.
- HS suy nghĩ trình bày
- Nhớ tác phẩm văn nghệ có liên quan đến bài học
Bước 4. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ, làm bài tập 2/ SGK. 
- Nghiên cứu trước bài: Trong lòng mẹ
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TIẾT 3,4: VĂN BẢN
TRONG LÒNG MẸ
 (Trích "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm hồi kí.
- Xác định được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Hiểu tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với mẹ
- Chứng minh được đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc hiểu một văn bản hồi kí.
- Phân tích nhân vật.
- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ:
- Trân trọng tình mẫu tử, cảm thông với những số phận bất hạnh.
4.Hình thành và phát triển năng lực: Hợp tác, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp Tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tập truyện "Những ngày thơ ấu''; Thiết kế bài giảng trên Power Point, Máy chiếu, máy vi tính. Ảnh tác giả Nguyên Hồng.
- Học sinh: Soạn bài, đọc tác phẩm "Những ngày thơ ấu".
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
I.Ổn định tổ chức lớp ( 1ph):VS, sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ (5ph): 
Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học?
III. Bài mới (38ph):
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNGKHỞI ĐỘNG
Trong văn bản “ Tôi đi học” không chỉ cho ta cảm nhận được cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường mà văn bản còn cho ta thấy tình mẫu tử ( trong bài bàn tay của người mẹ được 5 lần nhắc tới). Như vậy có thể nói tình mẫu tử là thiêng liêng bất diệt.
Hãy kể tên những tác phẩm viết về tình mẫu tử.
HS trình bày
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (37ph)
+ Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản của bài học
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não
- Nhóm 1 trình bày cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng?
- Cho HS quan sát chân dung NV Nguyên Hồng.
GV chốt KT
? Nêu xuất xứ của đoạn trích “ Trong lòng mẹ”?
? Em hiểu gì về thể loại của văn bản?
- GV hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc; GV nhận xét.
? VB có thể chia làm mấy phần? Xác định giới hạn, ND từng phần?
* Yêu cầu HS theo dõi P1 của VB
? Hãy tìm những chi tiết nói về cảnh ngộ của bé Hồng? Em có nhận xét gì về cảnh ngộ của bé?
? Trong truyện bà cô có mối quan hệ thế nào với Hồng?
Nhóm 2 trình bày
 Và điền thông tin vào bảng bằng cách trả lời câu hỏi sau: Trong cuộc trò chuyện bà cô đã có những lời nói cử chỉ thế nào?Bé H đã phản ứng ra sao?
Lời nói, cử chỉ của bà cô
Phản ứn
 của bé Hồng
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt.
? Theo em mục đích của bà cô trong cuộc trò chuyện này là gì?
?NV đã sử dụng NT gì để xây dựng bức chân dung của bà cô? Cũng như tâm trạng của bé Hồng?
 ?Qua đó em hiểu gì về bà cô và bé H là chú bé thế nào?
? Nếu là bé H em sẽ phản ứng ra sao?
? Những đặc sắc NT được NV sử dụng ở đoạn truyện là gì?
? Những đặc sắc NT ấy làm nổi bật ND gì của đoạn truyện?
Nhóm 1 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
 Trình bày
- Trả lời
- Đọc
- Nhận xét
- Trả lời
- Theo dõi
- Phát hiện
- Trình bày
- Trả lời
Nhóm 2 trình bày
Các nhóm khác nhận xét
- Trả lời.
- Trình bày
- Nghe
- Trả lời
- Suy nghĩ, trả lời
- HS bộc lộ suy nghĩ
I/ Đọc và tìm hiểu chung.
1/ Tác giả:
- Nguyễn Nguyên Hồng(1918 - 1982)
- Quê ở Nam Định nhưng lớn lên ở Hải Phòng.
- Sự nghiệp:
+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.
+Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.
+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.
+ Năm 1996, NH được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH-NT.
- Các TP chính: 
+ "Bỉ vỏ" - 1938; 
+ "Những ngày thơ ấu" - 1938; 
+ "Cửa biển": 4 tập...
2/ Tác phẩm.
a. Xuất xứ:
- Hồi kí "Những ngày thơ ấu"- (1938) ghi lại quãng đời tuổi thơ cay đắng của tác giả.
- Đoạn trích "Trong lòng mẹ" thuộc chương IV của tác phẩm.
b. Thể loại:
- Hồi kí (tự truyện) là thể văn ghi chép lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người kể, chứng kiến hay tham gia.
c. Đọc, hiểu chú thích
d. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu ....người ta hỏi đến chứ. 
->Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
- P2: Còn lại.->Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô:
a. Cảnh ngộ của Hồng: 
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.
- Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc.
- Bố mất, mẹ đi tha hương, Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng
->cô độc, bất hạnh, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
b. Cuộc trò chuyện của bé Hồng và bà cô
- Quan hệ: là cô ruột của Hồng
Lời nói, cử chỉ của bà cô
Phản ứng của bé Hồng
-. Cười, hỏi có muốn vào T. Hóa chơi với mẹ không?
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt, nhìn tôi chằm chặp
- Vỗ vai tôi cười, ngân dài 2 tiếng em bé
- Tươi cười kể về hoàn cảnh khổ sở của mẹ Hồng.
- Đổi giọng, vỗ vai nhìn tôi nghiêm nghị, tỏ ý thương xót thầy tôi.
* Mục đích: châm chọc, nhục mạ, cố ý reo giắc hoài nghi để H khinh miệt mẹ
* NT: tương phản, tăng cấpà bản chất bà cô là người đàn bà độc ác, lạnh lùng, thâm hiểm, xấu xa
=>Tác giả vạch trần, tố cáo, phê phán hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình máu mủ trong XH nửa TDPK
- Toan trả lời có (nghĩ đến vẻ mặt rầu rầu, sự hiền từ của mẹ và cảnh thiếu thốn tình thương)
- Cúi đầu k đáp ( nhận ra ý nghĩ cây độc, nét mặt cười rất kịch của cô).
- Cười đáp lại k muốn vào vì mẹ sẽ về ( hiểu rắp tâm tanh bẩn của cô muốn chia rẽ hai mẹ con)
- Im lặng cúi đầu, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
- Nước mắt ròng ròng, đầm đìa, chan hòa cằm, cổ.
+ 2 tiếng em bé xoắn chặt tâm can tôi, tôi cười dài trong tiêngs khóc.
- Cổ họng nghẹn ứ khóc không ta tiếng
+ Muốn cắn, nhai, nghiến những cổ tục đày đọa mẹ→
NT nói quá cho thấy sự căm tức cao độ của bé Hồng với cổ tục PK mâ đại diện là bà cô.
* NT: Tăng cấp, lời văn dồn dập, sử dụng liên tiếp các ĐT mạnh, h/ ảnh so sánh thể hiện sinh động, chân thực diễn biến tình cảm của bé H: im lặng nhẫn nhịnà đau đớn bật khóc, à uất ức căm giận, tình cảm trào dâng k kìm nén được 
=>Bé H thông minh, nhạy cảm, tâm hồn sáng trong và giàu tình yêu thương mẹ, có niềm tin mãnh liệt vào mẹ
- Yêu cầu HS theo dõi P2.
Nhóm 3 trình bày tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ và sống trong lòng mẹ
? Nhận xét gì về NT diễn tả cảm xúc của NV trong đoạn truyện này?
GV chốt KT
GV yêu cầu nhóm 4
Trình bày cảm xúc của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
- Gọi HS đọc câu văn kết
? Nêu ý nghĩa của câu văn kết?
( HS khá giỏi)
- Niềm hạnh phúc được gặp mẹ trong cảm giác sung sướng vô bờ bến khiến những điều xấu xa mà bà cô định reo giắc vào tâm hồn thơ dại của H đã bay biến. Cuối cùng tình mẫu tử đã chiến thắng mọi âm mưu xấu xa và thâm hiểm của bà cô.
? Thông qua cuộc gặp gỡ này em hiểu gì về bé Hồng?
? Nêu những thành công về NT của NH trong đoạn trích?
? Nêu ND của đoạn trích?
- Gọi HS đọc GN/ sgk
Nhóm 3 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
-Trình bày
Nhóm 4 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
- Trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
2. Cuộc gặp gỡ giữa bé H và mẹ
a. Lúc mới gặp mẹ
* Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ:
- Đuổi theo, gọi bối rối: mợ ơi!
à Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ
- NT: so sánh độc đáo
* Khi nhận ra mẹ:
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi
- Ríu chân khi trèo lên xe.
- Òa khóc nức nở.
à Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
- NT: SD liên tếp các T. Từ; các từ cùng trường nghĩa “ khóc, nức nở, sụt sùi”.
b. Khi ở trong lòng mẹ
- Hành động: đùi áp đùi mẹ; đầu ngả vào đầu mẹ.
- Cảm xúc: ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ: phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.
àCảm giác hạnh phúc, sugn sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Gương mặt tươi sáng
+ Đôi mắt trong
+ Nước da mịn, gò má hồng
à Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé H.
=>Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ
III. Tổng kết
1. NT: 
- MT tâm lý NV tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc
- H/ ảnh so sánh độc đáo
2. ND
* Ghi nhớ/ sgk 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu : Luyện tập kiến thức
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
Thaỏ luận nhóm 4
? Tại sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ?
GV chốt KT
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
IV. Luyện tập
 1. NH là NV của phụ nữ và nhi đồng:
- Viết nhiều về PN và nhi đồng.
- Dành cho họ tấm lòng chứa chan thương yêu và thái độ nâng niu, trân trọng.
+ Diễn tả nỗi cơ cực mà PN và nhi đồng phải gánh chịu.
+ Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của PN và nhi đồng.
	HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10PH)
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
-
? Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về mẹ của mình
- Đọc
- Làm bài
 HS viết đoạn văn
IV. CỦNG CỐ
Cảm xúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ, và sống trong lòng mẹ.
V .HDVN (1ph):
- Học thuộc ND bài học.
- Soạn bài "Trường từ vựng”.
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Ngày soạn: .........................
Ngày dạy: .........................
Tiết 5 
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
2. Kỹ năng	
- Trình bày một văn bản (nói, viết) bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: 
- Có ý thức xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
2. Kỹ năng	
- Trình bày một văn bản (nói, viết) bảo đảm tính thống nhất về chủ

File đính kèm:

  • docday_hoc_theo_chu_de_ngu_van_8.doc